Tarot Huyền Bí Blog thủ thuật
10/10 1500 bình chọn

Archive by date

Tarot và Chiêm Tinh Học : Tổng Quan

item-thumbnail
1. Giới Thiệu

Nhận thấy sự liên hệ giữa th, nhất là các cung hoàng đạo và tarot rất được các thành viên tarot để tâm nghiên cứu, nhưng vì có quá nhiều tài liệu trái ngược nhau được lưu hành trên mạng, nên sự trình bày các vấn đề này có thể khá thiếu sót. Nhằm giúp các thành viên có được cái nhìn tổng quan và rõ ràng về chủ đề này, tôi viết một bài nhỏ để tổng hợp lại các kiến thức quan trọng nhất. Trước hết, tôi trình bày các kiến thức cơ bản chiêm tinh/thiên văn cần thiết: Ký hiệu hành tinh, Ký hiệu Hoàng đạo, và Vũ Trụ Đồ. Kế đó, tôi trình bày quan hệ giữa Tarot và Chiêm Tinh một cách tổng quát. Cuối cùng là các hệ thống tương ứng giữa tarot và thiên văn.

2. Các Ký Hiệu Hành Tinh (Planet)

Các ký hiệu thiên văn ngày nay sử dụng được xác lập đầy đủ nhất vào kỳ trung cổ của Byzantine. Trước đó theo Otto Neugebauer trong cuốn A history of ancient mathematical astronomy, ký hiệu mặt trăng và mặt trời (old sun symbol) đã được xuất hiện đầu tiên ở trong các sách lá của Hi Lạp cổ đại. Ký hiệu mặt trời của Hi Lạp không giống với ký hiệu ngày nay. Biểu tượng Mercury, Venus, Jupiter, và Saturn có lẽ xuất hiện muộn hơn chừng một vài thế kỷ. Các biểu tượng này đặc trưng rõ của văn hóa Hi Lạp khi họ gán tên các hành tinh này với tên các vị thần của họ. Otto cho rằng Jupiter và Saturn có biểu tượng là hình giản tiện của chữ cái đầu tên của vị thần theo tiếng Hi Lạp, còn Mercury là hình caduceus. A. S. D. Maunder thì giải thích rằng họ đã dùng các dụng cụ có tính biểu tượng của các vị thần. Mercury với biểu tượng caduceus (biểu tượng rắn quấn cây trượng), Venus gắn liền với bộ vòng cổ ; Mars gắng liền với cây giáo; Jupiter với hình ảnh cái ghế, Saturn với hình một lưỡi hái, Mặt trời, vòng tròn với tia sáng phát ra Mặt trăng với một lưỡi liềm đính kèm. Điều này càng được khẳng định với mô hình Vũ Trụ Đồ Bianchini (Bianchini's planisphere) vào thế kỷ thứ 2 sau công nguyên. 

Các biểu tượng này biến đổi dần và được hoàn thiện ở mô hình Vũ Trụ Đồ của Johannes Kamateros' vào thế kỷ 12 trong cuốn Compendium of Astrology. Trong mô hình này, mặt trời biến đổi thành hình vòng tròn với các ray xe, Mars có thêm cái khiên sau cái giáo, Jupiter có thêm ký hiệu Zeta (chữ cái đầu của Zeus, vị thần tương đương với Jupiter), các ký hiệu còn lại biến đổi gần như hiện nay, trừ một vài ký hiệu chữ thập bị biến mất. Ký hiệu mặt trời hiện đại chỉ xuất hiện vào kỷ nguyên ánh sáng thế kỷ 16. 

 Uranus và Neptune ra đời khá muộn. Uranus, Uranus, do giáo sư Lalande năm 1784. Một biểu tượng dạng khác, Uranus, đề xuất bởi J. G. Köhler và Bode, giới thiệu tính biểu trưng của platinum, được ẩn dụ là sự kết hợp của biểu tượng sắt, ♂, và biểu tượng vàng, ☉. Biểu tượng của Neptune thì do  "Bureau des Longitudes" đề xuất với biểu tượng cây đinh ba. Biểu tượng Pluto, cũng như Uranus, có hai biểu tượng được dùng. Một là hình ảnh đơn giản của chữ PL (2 chữ đầu của Pluto), được thông báo vào tháng năm 1930. Biểu tượng được dùng ngày nay do Paul Clancy đề xuất dựa trên hình ảnh của Mercury với hình ảnh cung biến đổi vòng quanh.

Sau khi Giuseppe Piazzi tìm thấy Ceres, một hội đồng thiên văn đã đồng chọn hình ảnh vòng cổ khuyết làm biểu tượng. Biểu tượng Pallas, với hình ảnh cái thương của nữ thần Athena, do Baron Franz Xaver von Zach đề xuất và giới thiệu trong  Monatliche correspondenz zur beförderung der erd- und himmels-kunde. Còn Karl Ludwig Harding, người tìm ra Juno, gán biểu tượng ngôi sao trên đầu giáo cho tiểu hành tinh này.  Biểu tượng của Vesta do Eleanor Bach, nhà tài trợ của chương trình Big Four asteroids với tác phẩm Ephemerides of the Asteroids. Biểu tượng này là sự đơn giản từ biểu tượng, Vesta, do nhà toán học người Đức Carl Friedrich Gauss  đề xuất với hình ảnh ngọn lửa cháy trong đền thờ.  Biểu tượng Chiron, một chìa khóa với chữ K để tưởng nhớ người tìm ra Charles T. Kowal được đề xuất bởi nhà thiên văn Al Morrison.

Ngoài ra còn lý luận của L Blake Finley về giá trị biểu tượng: Vòng tròn biểu thị tinh thần, Lưỡi liềm biểu thị tâm hồn, Chữ thập biểu thị vấn đề thực tế và Mũi tên biểu thị hành động hoặc chỉ đạo.

Ta sẽ bàn về sự tương ứng giữa các hành tinh với Tarot ở phần sau.


Tên La Mã Hi LạpKhái niệm
Sun Sol
Apollo
Ἥλιος (Helios)
Ἀπόλλων (Apollo)
Thần Mặt trời
Thần của Tiên Tri và Bói Toán

Moon Diana
Luna
Ἄρτεμις (Artemis)
Σελήνη (Selene)
Nữ thần Mặt Trăng
Mercury Mercury ʽἙρμῆς (Hermes)Thánh Giả
Venus Venus Ἀφροδίτη (Aphrodite) Nữ thần tình yêu
Mars Mars Ἀρης (Ares)Thần Chiến Tranh
Jupiter Jupiter Ζεύς (Zeus) Chúa tể thần thánh, cha của bầu trời
Saturn Saturn Κρόνος (Cronus)Thần Nông Nghiệp
Uranus Caelus Ουρανός (Uranos)Thần Bầu Trời
Neptune Neptune Ποσειδῶν (Poseidon)Thần Biển Cả
Pluto Pluto Πλούτων (Pluton)/Ἅιδης (Hades)Thần Địa Ngục

3. Các Ký Hiệu Cung Hoàng Đạo

Việc phân chia ra cung hoàng đạo là sự sáng tạo của người Babylon vào khoảng thế kỷ 7 trước công nguyên. Các cung hoàng đạo ngày nay xuất hiện lần đầu trong cuộn giấy MUL.APIN khoảng1000 năm trước thiên chúa. Một số biểu tượng có lẽ ra đời sớm hơn từ thời cổ babylon vào thời đồ đồng. Hệ thống này du nhập vào Hi Lạp và được sử dụng rộng rãi khoảng thế kỷ 4 trước công nguyên. Chữ Zodiac cũng phát xuất từ tiếng Latin zōdiacus, có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp ζῳδιακὸς κύκλος (zōdiakos kuklos), có nghĩa là vòng quay động vật ("circle of animals").

Kế thừa hệ thống đó là văn hóa huyền học Hellenistic (hệ thống huyền học Địa Trung Hải,  là sự phức hợp nhiều nền văn hóa đông tây đặc trưng là Hi Lạp , La Mã và Ai Cập, xuất hiện từ khi Ai Cập giao thương buôn bán với người Hi Lạp và sau đó trở thành thuộc quốc của Đế Chế La Mã) vào khoảng năm 50 trước công nguyên, xuất hiện những tài liệu cổ nhất có cách chia 12 cung (Bia Dendera Zodiac). Đặc biệt quan trọng là Ptolemy với tác phẩm Tetrabiblos được coi là nền tảng của mọi huyền học châu âu về thiên văn học. Cấu trúc của zodiac được mô tả chính xác lần đầu trong sách Almagest thế kỷ thứ 2 sau công nguyên của Ptolemy.

Cũng vào đầu công nguyên này, kiến thức của Babylon được đem vào kinh thánh Hebrew. E. W. Bullinger nhận định sự xuất hiện của zodiac trong Sách Ezekiel và Sách Khải Huyền những biểu tượng: Lion đại diện cho Leo, the Bull đại diện cho Taurus,  Man đại diện cho Aquarius. Cấu trúc hội đồng 12 người đặt tên theo zodiac của người Do Thái, đã truyền cảm hứng cho hội đồng 12 người ở hầu hết các hội kín và nhất là Tam Điểm. Ernes.L.Martin tìm thấy sự bố trí hội đồng trong chương Tabernacle của Sách Số ( Book of Numbers) theo thứ tự của Zodiac, với Judah, Reuben, Ephraim và Dan biểu trưng cho các cung Leo, Aquarius, Taurus và Scorpio.
Ký Hiệu  Hệ Sidereal
Hệ Tropical Hệ IAU
Aries.svg Aries April 15 - May 15 March 21 - April 20 April 19 - May 13
Taurus.svg Taurus May 16 - June 15 April 21 - May 21 May 14 - May 16
Gemini.svg Gemini June 16 - July 15 May 22 - June 20 June 20 - July 20
Cancer.svg Cancer July 16 - August 15 June 21 - July 22 July 21 - August 9
Leo.svg Leo August 16 - September 15 July 23 - August 22 August 11 - September 15
Virgo.svg Virgo September 16 - October 15 August 23 - September 22 September 16 - October 30
Libra.svg Libra October 16 - November 15 September 23 - October 22 October 31 - November 22
Scorpio.svg Scorpius November 16 - December 15 October 23 - November 21 November 23 - November 28
Ophiuchus zodiac.svg Ophiuchus Không có tương ứng November 29 - December 17
Sagittarius.svg Sagittarius December 16 - January 14 November 22 - December 21 December 18 - January 17
Capricorn.svg Capricorn January 15 - February 14 December 22 - January 20 January 18 - February 15
Aquarius.svg Aquarius February 15 - March 14 January 21 - February 19 February 16 - March 11
Pisces.svg Pisces March 15 - April 14 February 20 - March 20 March 12 - April 18















4. Vũ Trụ Đồ (Celestial spheres)

Cấu trúc cổ nhất của Vũ Trụ Đồ được tìm thấy ở tác phẩm Hi Lạp của nhà thiên văn Anaximander vào thế kỷ 6 trước công nguyên. Vũ trụ đồ theo anaximander là : trái đất ở trung tâm, vòng mặt trời xa trái đất nhất, kế đó là vòng mặt trăng, gần nhất là vòng các sao. Học trò của ông là Anaximenes bắc đầu phân chia các sao thành các nhóm sao theo quy luật. Ông cũng đề xuất chu kỳ cho vòng quay của các spheres, là các quả cầu thủy tinh chứa các nhóm sao hoặc hành tinh quay quanh trái đất theo hình tròn. Ông tin rằng các sphere này được đính cố định trên một quả cầu bao quanh trái đất làm bằng pha lê. Khái niệm này duy trì đến thời cô pec nic mới bị thay đổi. Eudoxus, học trò của Platon, đề xuất một mô hình gần với mô hình huyền học hiện nay. Ông chia thành 7 planet, mỗi planet tác động đến 3 hay 4 sphere chứa các sao: Moon và Sun có 3 sphere,  5 planet còn lại có 4 sphere, vậy tổng là 27 spheres với 7 planet. Callipus sau đó đề xuất mô hình tương tự: 7 planet, Sun, Moon, Mercury, Venus, và Mars có 5 spheres, còn Jupiter và Saturn có 4 spheres, tổng cộng là 33 spheres và 7 planet. Mô hình này có lẽ là nguyên nhân con số 33 trở thành con số thiêng liêng đối với thiên văn học. Trong sách Metaphysics, Aristotle đề xuất thêm 55 hoặc 47 speres nội thành dành riêng cho trái đất, còn các sphere trước đó gọi là sphere ngoại thành.

Thời kỳ trung cổ, gần như ảnh hưởng bởi sách Sáng Thế Ký nên người ta bắt đầu thêm vào các vị thần cho từng tầng, đồng thời thêm vào khái niệm Firmament (dãi phân cách tầng trời). Các thế kỷ sau đó, người ta bắt đầu gắng Zodiac vào tầng trời để đại diện cho tháng (theo cách tính lịch của người Do Thái), các hành tinh biểu tượng các ngày trong tuần. 


5. Quan Hệ Tarot và Thiên Văn

Quan hệ giữa Tarot và Thiên Văn thông qua  hai con đường chủ yếu: quan hệ giữa Tarot hệ Pháp - Ý và Thiên Văn, và quan hệ giữa Tarot hệ Golden Dawn và Thiên Văn. 

Tarot hệ Pháp Ý mà điển hình là 2 bộ Tarot de Marseille của Pháp và bộ Minchiaste của Ý. Ban đầu, người ta đã cố ý đưa hệ thống thiên văn Zodiac vào bộ Minchiaste (từ lá số 24 đến 35 là 12 lá Zodiac), thứ tự như sau: Libra, Virgo, Scorpio, Aries, Capricorn, Sagittarius, Cancer, Pisces, Aquarius, Leo, Taurus, Gemini .Sau đó ở bộ Tarot de Marseille có sự biến đổi : sự biến mất hoàn toàn của 12 lá nay, và sự xuất hiện của 3 lá Star, Moon, Sun. Ba lá này lại có sự hiện diện của Zodiac, lá Star có biểu tượng Virgo, Aquarius, lá Moon có biểu tượng Cancer, Aries và Capricorn, lá Sun có biểu tượng Gemini, ngoài ra lá World có biểu tượng Leo và Taurus. Điều này thật sự khó giải thích. Vì số lượng biểu tượng không đầy đủ nên khó có thể căn cứ để áp dụng cho toàn bộ bài tương ứng với Zodiac. Về mặt biểu tượng, tôi cho rằng đây là hiện tượng rút gọn biểu tượng, tuy nhiên rút gọn với biểu tượng nào thì tôi chưa thấy có tài liệu nào nhắc đến và bản thân tôi cũng không có kiến giải nào. Chú ý một chút ta có thể nhận ra lá Justice mang hình ảnh Libra, lá Temperance có thể liên tưởng hình ảnh Pisces, lá Chariot mang hình ảnh Sagittarius... Rất nhiều nhà huyền học nghiên cứu theo hướng này để đưa ra cấu trúc tương ứng, tuy nhiên phần nhiều dự trên 22 lá chính của bộ Tarot de Marseille, và những lý luận có phần nào thiếu chặc chẽ, và liên quan chủ yếu đến lịch sử biểu tượng.

Ngược lại, hệ thống Anh-Mỹ với Golden Dawn có một lý luận khá chặc chẽ. Họ gạt bỏ hoàn toàn việc nghiên cứu biểu tượng thông qua việc đặt tương ứng chữ cái Hebrew và Tarot. Họ sử dụng sự tương ứng Tarot - Hebrew và Hebrew - Thiên Văn Học để làm nền tảng. Tương ứng Tarot - Hebrew có thể kể ra như Hệ thống của Golden Dawn xếp lá Fool số 1 và lần lượt các lá kế theo, ngoài ra còn hệ thống Mellet ngược lại của Golden Dawn, Hệ thống của Levy, của Crowley, của Sitcsky, của Cohen, của Gray. Tạm thời ta chấp nhận hệ thống đầu của Golden Dawn. Tương ứng Hebrew - ThiênVăn Học thì phức tạp hơn. Sách chủ yếu tham khảo là SeferYetzirah. Sách này có khoảng hơn chục ấn bản còn giữ được. Mỗi ấn bản đều nhắc đến sự liên kết này nhưng chưa bao giờ liệt kê rõ chính xác thứ tự tương ứng. Theo Allen Hulse, đây là bí ẩn lớn nhất của bộ sách này. Những ấn bản sau và các tài liệu lý luận sau này bổ sung thêm nhưng đều có những sai khác nhất định. Những phiên bản này dành cho hành tinh  (planet) được biết bao gồm: phiên bản chính thức của Golden Dawn chủ yếu là Mathers và Crowley, một phiên bản chỉnh sửa của Foster Case, phiên bản của Kircher và Meyer, phiên bản của Stenring, phiên bản của Ptolemy, phiên bản của người Ấn. Các bản trên dùng để chú giải vũ trụ đồ được thể hiện tương ứng với Hebrew. Còn trường hợp của Zodiac thì thứ tự vòng có lẽ khộng thay đổi, tuy nhiên, đâu là cung đầu tiên và đâu là cung cuối cùng ? Hiện có vài phiên bản như sau: phiên bản bắt đầu từ Aquarius và phiên bản bắt đầu từ Aries. Nếu chấp nhận thuyết Aquarius thì mặc nhiên chấp nhận khởi đầu của chu kỳ bắt đầu từ mùa đông, còn nếu chấp nhận thuyết Aries thì chấp nhận khởi đầu chu kỳ từ mùa xuân. Golden Dawn chọn thuyết thứ 2. Một vấn đề khác là thời gian của chu kỳ: một là hệ Sidereal dùng trước thời Ptolemy và hệ Tropical dùng sau thời Ptolemy. Golden Dawn và hầu hết ngày nay sử dụng hệ Tropical. Tuy nhiên, các học giả tôn sùng hệ thống cổ Ai Cập và Ấn Độ vẫn chọn hệ Sidereal là chủ yếu. Còn hệ IUA có lẽ chủ yếu dùng trong khoa học hơn là huyền học.

6. Thứ Tự Các Hành Tinh (Planet) trong vũ trụ đồ

Thứ tự của 7 hành tinh là một trong những quy tắc cổ xưa nhất của chiêm tinh học. Ngày nay, đa số mọi người chấp nhận nó một cách máy móc mà ít khi nào tự đặt câu hỏi: "Vì sao nó lại thế ?". 

Trước tiên là tên gọi được dùng: sao Thổ là Saturn, sao Mộc là Jupiter, sao Hỏa là Mars, sao Kim là Venus,  sao Thủy là Mercury. Bao gồm các hệ thống của Ptolemy, Kircher và Meyer, Stenring, Indian, Golden Dawn. Thứ tự này là cấu trúc cơ bản để nhận định sự tương tác giữa các tầng trời và tác động đến các cung Zodiac.

Thứ tự   Ptolemy   Kircher, Meyer Stenring Indian Golden Dawn

1B Sao Thổ Mặt Trời       Mặt Trời     Sao Thủy     Sao Thủy

2G Sao Mộc Sao Kim Mặt Trăng Mặt Trăng Mặt Trăng

3D Sao Hỏa Sao Thủy Sao Hỏa Sao Kim Sao Kim

4K Mặt trời
Mặt Trăng Sao Thủy Mặt Trời Sao Mộc

5P Sao Kim Sao Thổ Sao Mộc Sao Mộc Sao Hỏa

6R Sao Thủy Sao Mộc Sao Kim Sao Hỏa Mặt Trời

7Th Mặt Trăng Sao Hỏa Sao Thổ Sao Thổ Sao Thổ



7.  Thứ tự lịch theo Zodiac

Vài điều lưu ý ban đầu: Lịch của người Do Thái giống với người Lưỡng Hà, tức là sử dụng mặt trăng để canh lịch. Nó hoàn toàn khác với Lịch người Hi Lap -  La Mã sử dụng mặt trời. Vì vậy, các tính toán của các bạn dựa trên Zodiac của người La Mã (tức là lịch Julian hiện tại, tất nhiên có nhiều vấn đề phức tạp hơn nữa, nhưng ta sẽ bàn trong bài khác) sẽ không phù hợp với  mô tả thần thánh của người Do Thái. Nếu sử dụng Tarot theo chỉ dẫn của Golden Dawn thì đây là sai lầm chết người !

Theo Hebrew Theo Julian Zodiac
Nisan - Tháng 1 Mar - Tháng 3 Aries
Iyar - Tháng 2 Avr - Tháng 4 Taurus
Sivan - Tháng 3 Mai - Tháng 5 Gemini
Tammuz - Tháng 4 Jun - Tháng 6 Cancer
Av - Tháng 5 Jul - Tháng 7 Leo
Elul - Tháng 6 Aou - Tháng 8 Virgo
Tishre - Tháng 7 Sep - Tháng 9 Libra
Chesvan -Tháng 8 Oct - Tháng 10 Scorpio
Kislev - Tháng 9 Nov - Tháng 11 Sagittarius
Tevet - Tháng 10 Dec - Tháng 12 Capricorn
Shvat - Tháng 11 Jan - Tháng 1 Aquarius
Adar - Tháng 12 Feb - Tháng 2 Pisces

8. Kết Luận

Vấn đề chiêm tinh và tarot còn nhiều thứ để bàn, tuy nhiên đây có thể coi như bài tóm tắt khá đầy đủ các học thuyết tồn tại tính tới thời điểm này. Hi vọng nó sẽ cung cấp cho các thành viên nghiên cứu tarot những nền tảng cần thiết.


Phillippe NGO, tác giả Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp.
Đọc tiếp »

Bàn Về Phép Diễn Giải Số Học Thần Thánh Gematria

item-thumbnail

1. Giới Thiệu

Nếu đọc các sách bí thư Do Thái mà không hiểu về Gematria thì sự huyền bí của chữ Hebrew sẽ không thể thấu đáo. Nhận thấy các sách lý luận về Tarot của các thành viên hội Bình Minh Ánh Kim thường sử dụng Gematria như là phương pháp cơ bản nhất để phân tích tarot. Vì vậy,  tôi viết ra bài giảng ngắn này để giúp các thành viên nghiên cứu tarot hiểu rõ hơn về phương pháp Gematria.
Người Do Thái cho rằng mỗi từ, chữ được sáng tạo ra đều do Thượng Đế. Họ cho rằng ẩn chứa trong từng câu giáo huấn, từng câu chữ của kinh thánh đều có mang một con số huyền bí bên trong. Sự sùng bái các con số này không chỉ riêng Do Thái, mà hầu như các nền văn hóa đều có. Từ Pitagor của Hi Lạp, đến Phục Hi đều có bàn luận về những con số huyền nhiệm. Bài này chỉ xét riêng trường hợp của Do Thái.

2. Gematria, Temurah và Notarikon.

Gematria (Phép cộng trị): nguồn gốc chữ này là sự kết hợp của Geo-metria và Gramma-metria.Geo nghĩa là trái đất, Gramma nghĩa là chữ cái, metria là đo đạc. Ý tưởng của chữ này là việc diễn đạt các câu, chữ, từ, chương của các lời giáo huấn (của Abraham, của Jesus ...) bằng các giá trị số để nhờ đó diễn giải kinh thánh cũng như các thần chú. Gematria xuất hiện lần đầu trong văn bản "32 điều luật" hay còn biết dưới tên tên Bariatha of R. Eliezer ben R. Jose, the Galilean vào năm 200 sau công nguyên. Trong 32 điều luật này có điều số 29: Gematria là phương pháp hợp pháp đề chú giải kinh thánh.  

Temurah (Phép hoán vị): là phương pháp Gematria trong đó sắp đặt lại vị trí các mẫu tự để tạo thành từ khác. Các thay đổi này phải tuân theo một quy tắc nhất định để có thể tạo thành mật ngữ (Cryptogram) hoặc để giải mã lại các mật ngữ. Hai quy tắc cổ điển nhất là bảng mẫu tự AthBSh và ALBM.

Notarikon (Phép giản lượt): có nguồn gốc từ chữ latin Notarius nghĩa là tốc ký. Đây là phương pháp Gematria trong đó có sự đơn giản hóa một chữ bằng các mẫu tự đại diện. Thường là các ký tự đầu chữ, ký tự đầu âm tiết. Kết quả là ta có một chữ ngắn rút gọn gồm các mẫu tự. Vd như 7 mẫu tự đầu tiên trong sách Sáng Thế Ký (Book of Genesis) là BBAAHVH, có tổng là 22, được xem là số huyền diệu mô tả vũ trụ..Kết quả ngược của phép này cực kỳ quan trọng trong Tarot. Nó cho phép ra rút ra một câu hay chữ có ngữ nghĩa từ một cụm đơn. Vì mỗi ký tự của Hebrew tương ứng một lá Tarot nên ta có thể từ một câu hay chữ dùng Notarikon quy đổi thành cụm đơn.

3. Quy Tắc Số của Mẫu Tự

- Có 22 mẫu tự cơ bản Hebrew. Một từ được đọc từ Phải sang Trái.
- Tiếng Hebrew một từ được viết bằng các phụ âm chứ không có nguyên âm. Vd Adam được viết là MDA (ADAM có các chữ phụ âm là ADM, vì Hebrew viết ngược nên được viết là MDA)
- Trị số của 1 từ là tổng trị số các mẫu tự. Vd Adam trong tiếng Hebrew được viết là MDA = M + D + A = 40 + 4 + 1 = 45.
- Ngoài 22 mẫu tự còn có 5 mẫu tự chót Sofit. Mẫu tự K có mẫu tự chót là Kf, tương tự M có Mf, N có Nf, P có Pf và Tz có Tzf. Trong trường hợp chữ cuối rơi vào các mẫu tự K M N P Tz thì nó có thêm dạng mẫu tự chót, nên nó sẽ có 2 trị số. Vì Hebrew đọc ngược nên mẫu tự chót tương ứng mẫu tự đầu. Vd: MDA = M + D + A = 40 + 4 + 1, hay = Mf + D + A = 600 + 4 + 1 = 605.
- Khi mẫu tự được viết lớn thì nó có giá trị nhân lên 1000 lần. Vd A = 1, thì A lớn = 1000. Thường là đầu chương hay đầu đoạn sẽ xuất hiện các mẫu tự lớn.


4. Các Mẫu Tự của Hebrew, Phiên thành tiếng Latin và Giá trị gốc

Heb     Trị    
Heb      Trị      
Heb       Trị
א A 1 י I 10 ק Q 100
ב B 2 כ K 20 ר R 200
ג G 3 ל L 30 ש Sh 300
ד D 4 מ M 40 ת Th 400
ה H 5 נ N 50 ך  Kf 500
ו V 6  ס S 60 ם  Mf 600
ז Z 7 ע O 70 ן  Nf 700
ח Ch 8 פ P 80 ף  Pf 800
ט T 9 צ Tz 90 ץ  Tzf 900

22 Mẫu tự này chia làm 3 nhóm ngữ âm: 

Nhóm Mẫu Tự Mẹ (Mother Letter or Matrix Letter): Sh , A và M. Nó biểu trưng cho dạng ngữ âm chung của hệ chữ cái. Mẫu tự dạng phát thanh (Aspirates) là Aleph, mẫu tự dạng câm (Mutes) Men, mẫu tự dạng âm xì hơi (Sibilants) Shin. Nó thể hiện quan niệm: 3 ngôi nhất thể hay Trinity.

Nhóm Mẫu Tự Kép (Double Letter): gồm B, G, D, K, P, R, và Th. Những mẫu tự này có 2 cách phát âm. Nếu có dấu chấm ở giữa gọi là Dagesh thì nó phát âm mạnh, nếu không có thì nó phát âm yếu. Nếu có Dagesh nó tượng trưng cho nam tính, nếu không có, nó tượng trưng cho âm tính. Nó thể hiện tính nhị nguyên của lý luận Kabalah. 7 cặp này thể tính chất thiêng liêng của số 7: 7 ngày, 7 cổng trời, 7 hành tinh...

Nhóm mẫu tự đơn (Simple Letter) : gồm 12 mẫu tự còn lại. Những mẫu tự này chỉ có duy nhất một cách phát âm. Nó thể hiện sự thần bí của con số 12: 12 cung hoàng đạo, 12 tháng ...

5. Các Phép Gematria

Dưới đây, tôi sẽ phân tích chữ Adam (nhân loai) theo các phép diễn giải Gematria gọi là Mispar (Phép cộng trị) để đọc giả dễ dàng so sánh cách tính. Kế nữa là các phép Temurah (Phép hoán vị). Còn phép Notarikon (Phép giản lượt) thường dùng cho một câu hay đoạn trong kinh thánh mà tôi sẽ chưa bàn trong bài này. Các phép này được sử dụng rộng rãi trong các sách huyền bí về Do Thái. Theo một nghiên cứu của đại học Oxford thì ngta thống kê có tổng cộng 175 phép biến đổi Gematria đã được sử dụng trong các sách luân lý của Do Thái.


Phép Gematria Cơ bản: 

- Mispar Hechrachi hay Mispar ha-Panim [1]: Phép cộng giá trị số. Tức là cộng giá trị số từng mẫu tự.Vd: ADM = A + M + D = 1 + 4 + 40 = 45. Giá trị số của A = 1, M = 4, D = 45
- Mispar Gadol [2]: Phép cộng giá trị số mẫu tự chót. Tức là cộng giá trị số từng mẫu tự, áp dụng trường hợp cho mẫu tự sofit cuối. Vd: ADM = A + M + D = 1 + 4 + 600 = 605. Giá trị số sofit của A = 1, M = 4, D = Df = 600.   
- Mispar ha-Gadol [3]: Phép trị tên số mẫu tự chót. Tức là áp dụng phép cộng phát âm cho tên của mẫu tự, nhưng áp dụng mẫu tự sofit cuối.
- Mispar Katan hay Mispar Me'ugal [4]: Phép trị số phụ. Tức là bỏ các số 0 ở vị trí tính. Vd: ADM = A + D + M = 1 + 4 + 4 = 9. Giá trị số của A=1, D = 4, M = 40 = 4.
- Mispar Siduri [5]: Phép cộng thứ tự. Tức là cộng giá trị thứ tự của các mẫu tự. Vd: AMD = A + M + D = 1 + 4 + 13 = 18. Giá trị thứ tự của A = 1, M = 4, D = 18.
- Mispar Bone'eh [6]: Phép cộng gộp giá trị mẫu cộng gộp giá trị tăng tiến. Tức là cộng gộp giá trị của mẫu tự trước nó trong từ. Vd: ADM = A + (A+D) + (A+D+M) = 1 + (1+4) + (1+4+40) = 50
- Mispar Kidmi hay Mispar Meshulash [7]: Phép cộng gộp giá trị mẫu tự. Tức là cộng gộp giá trị mẫu tự trước nó trong bảng mẫu tự. Vd: ADM = A + (A+B+G+D) +(A+B+G+...I+K+L+M) = 1 + 10 + 91 = 102
- Mispar P'rati hay Mispar ha-Merubah ha-Prati' [8]: Phép cộng bình phương giá trị mẫu tự trong chữ. Tức là cộng từng bình phương của mỗi giá trị của mẫu tự. Vd: ADM = A^2 + D^2 + M^2 =(1x1) + (4x4) + (40x40) = 1 + 16 + 1600 = 1617
- Mispar ha-Akhor [9]: Phép cộng giá trị vị trí. Tức là giá trị mỗi mẫu tự được nhân với vị trí của nó trong câu hay từ. Phép này hay bị lầm lẫn với Phép 7 vì đôi khi được dùng cùng tên. Vd: ADM = Ax1 + Dx2 + Mx3 = 1x1 + 4x2 + 40x3 = 129
- Mispar Mispari [10] : Phép cộng theo phát âm. Tức là cộng các giá trị mẫu tự là giá trị của cách phát âm của mẫu tự ấy. Vd: A phát âm là AChD nên có giá trị là AChD = A +  Ch + D = 1 + 8 + 4 = 13 nên A = 13, tương tự   D = 278, M = 323. Vậy ADM = A + D + M = 13 + 278 + 323 = 614
- Mispar Shemi [11]: Phép cộng theo tên. Tức là cộng giá trị mẫu tự là giá trị của cách viết mẫu tự đó. Vd: A gọi là Aleph nên viết là ALP = A + L + P = 1 + 30 + 80 = 111, tương tự D gọi là Daleth nên viết là DLTh = 4 + 30 + 400 = 434, M gọi là Men (hay Mem) nên viết là MM = 40 + 40 = 80, hay MN = 40 + 50 = 90. Vậy, ADM = ALP + DLTh + MM = 111 + 434 + 90 =  635 (hay ALP + DLTh + MN = )
- Mispar Ne'elam [12]: Phép cộng theo tên ẩn tự. Tức là giống với Phép 11 nhưng loại bỏ mẫu tự của chính từ ấy. Như A gọi là Aleph nên viết là ALP, bỏ đi mẫu tự A trở thành LP = 30 + 80 = 110. Tương tự, D gọi là Daleth viết là DLTh, bỏ mẫu tự đầu thanh LTh = 30+ 400 = 430, M gọi là Men viết MN bỏ mẫu tự đầu thành N = 50. Vậy ADM = LP + LTh + N = 110 + 430 + 50 = 590
- Mispar Katan Mispari [13]: Phép giản tự, hay cộng thành phần. Tức là mỗi khi giá trị cuối cùng vượt quá 10 thì ngta thực hiện cộng các thành phần trong giá trị đó. Vd: A = 1, D = 4, M = 90 = 9+0 = 9 nên ADM = A + D + M = 1 + 4 + 9 = 14 = 1+ 4 = 5
- Mispar Misafi [14]: Phép cộng thêm. Tức là cộng thêm vào giá trị số của từ bằng số lượng mẫu tự có trong từ ấy.Vd: ADM = A +  D +  M + 3 = 1 +  4 + 40 + 3 = 48
- Kolel [15]: Phép tính số lượng. Tức là số từ trong câu, số mẫu tự trong từ. Nó thường được thêm vào các trị. 

 Các Phép Temurah:

- Atbash (AThBSh) [16]: Phép hoán vị ngược. Tức là đổi mẫu tự có giá trị ngược vào mẫu tự gốc. Mẫu tự A đầu tiên đổi cho mẫu tự Th cuối cùng, mẫu tự B kế tiếp đổi cho mẫu tự kế cuối Sh, và ngược lại. Đồng thời đổi cả giá trị số. Trị số do hoán vị cũng đổi theo ADM = A + D + M = Th + Q + I = 400 + 100 + 10 = 510.
- Albam (ALBM) [17]:Phép hoán vị phân đôi . Tức là đổi mẫu tự có giá trị tương ứng phân đôi vào mẫu tự gốc. Danh sách mẫu tự được chia làm 2 phần bằng nhau (11 mẫu tự cho mỗi phần, Phần 1 từ A đến K, Phần 2 từ L đến Th) . Mẫu tự A đổi với mẫu tự thứ 12 L, mẫu tự kế B đổi với mẫu tự kế 13 M, và ngược lại. Đồng thời đổi cả trị số. Trị sốdo hoán vị cũng đổi theo ADM = A + D + M = L + S + B = 30 + 60 + 2 = 92
- Achbi (AChB) [18]: Phép hoán vị phân đôi đảo. Tức là đổi mẫu tự có giá trị tương ứng phân đôi ngược lại vào mẫu tự gốc. Danh sách chia 2 phần bằngnhau giống như Albam. Nhưng thay vì đổi mẫu tự theo thứ tự thì ta đảo ngược lại.Mẫu tự A đầu tiên đổi với mẫu tự cuối cùng của nhóm là K, mẫu tự thứ 2 đổi với mẫu tự kế cuối của nhóm là I, và ngược lại. Trị số do hoán vị cũng đổi theo ADM = A + D + M = K + Ch + Sh = 20 + 8 + 300 = 328
- Ayak Bakar [19]: Phép hoán vị giảm. Tức là thay thế một mẫu tự bằng mẫu tự khác có giá trị giảm theo thập phân. Giá trị I là 10 thay thế bởi A là 1, giá trị Th là 400 thay thế bởi M là 40, giá trị A lớn là 1000 thay thế bởi Q là 100. Trị số do hoán vị cũng thay đổi. Vd: ADM = A + M + D = A + D + D = 1 + 4 + 4 = 9
- Ofanim (OFNM) [20]: Phép hoán vị chữ cuối. Tức là hoán vị mẫu tự bằng chữ cuối cùng tên của mẫu tự đó.Vd: ADM = Aleph + Daleth + Men = ALP + DLTh + MN = P + Th + N = 80 + 400 + 50
- Akhas Beta [21]: Phép hoán vị nhóm 778. Tức là phân bản chữ cái thành 3 nhóm, nhóm 7 gồm từ A đến Z, nhóm 7 kế gồm từ Ch đến N, nhóm 8 cuối gồm từ S đến Th. Mỗi mẫu tự sẽ bị hoán vị bởi mẫu tự của nhóm kế tiếp cùng vị trí. A vị trí đầu nhóm 7 sẽ thay thế bằng Ch cũng ở vị trí đầu nhóm kế tiếp, N vị trí cuối nhóm 7 kế sẽ hoán vị bằng Sh vị trí gần cuối của nhóm 8 (vì nhóm này hơn nhóm 7 là 1 mẫu tự), Th là mẫu tự số 8 của nhóm 8 do không có sự tương ứng ở nhóm 7 nên sẽ giu74 nguyên. Vd: ADM = A + D + M = Ch + K + Q= 8 + 20 + 100 = 128
- Avgad [22]: Phép hoán vị kế tiếp. Tức là thay thế vị trí mẫu tự bằng mẫu tự kế tiếp trong danh sách. Chiều ngược lại đôi khi cũng được dùng.Vd: ADM = A + D + M = B + H + N = 2 + 5 +50 = 552

Ghi chú: Các phép trên được dẫn giải theo sách của Rabbi Moshe Cordevero (học giả thế kỷ 16), một số phép được David Allen Hulse dẫn giải trong cuốn Key of it All, 1993, nhưng không đề cập đến tên của Mispar cũng như sách trích dẫn. Tôi nêu lên sau đây:
- Phép bình phương thứ tự [23]: Tức là tổng bình phương của giá trị thứ tự của từng mẫu tự.Vd: ADM =A^2 + D^2 + M^2 = 1x1 + 4x4 + 13x13 = 1 + 16 + 169 = 186
- Phép lập phương trị số [24]: Tức là lập phương của giá trị số của từng mẫu tự. Vd: ADM = A^3 + D^3 + M^3 = 1^3 + 4^3 + 40^3 = 1 + 64 + 64000 = 64065
- Phép trị số tarot Levy [25]: Do Eliphas Levi đề xuất. Trị số này chính là trị số thứ tự nhưng với Sh = 0, và Th = 21. Vd: ADM = A + D + M = 1 + 4 + 13 = 18
- Phép trị số tarot Mathers [25]: Do S.L. Mac Gregor Mathers đề xuất. Trị số này kém hơn trị số thứ tự là 1. Vd: ADM = A + D + M = 0 + 3 + 12 = 15.

6. Gematria và khái niệm tượng hình

Giống như tiếng Ai cập hay tiếng Hoa, hệ thống chữ Do Thái cũng xây dựng từ ý tưởng tượng hình. Vì bản thân mỗi mẫu tự đã mang trong nó một tượng hình, mà Mathers đã đề cập trong sách The Kabbalah Unveiled, được dịch từ The Kabbalah Denudata, bằng tiếng Latin do Christian Knorr von Rosenroth dịch lại từ Bí Thư Zohar, Kinh diển của Do Thái Giáo.
Sự phân tích thành tố từng mẫu tự cũng được diễn dịch khái niệm thánh thần. Vd: ADM = A + D + M = Bò Đực + Cửa Cái + Nước. ADM là nhân loại, loài người được sinh ra trong nước (dạ con), mang tính thần thánh (Bò Thần), mang tính nam (Bò đực), và mang tính thống lãnh (Cửa cái).
Bảng Phân Tích Thành Tố của Mathers được nêu ra dưới đây:

7. Liên hệ Gematria và Thiên văn học

Theo sách Lập Thư (Sepher Yetzirah), mỗi mẫu tự tương ứng một khái niệm thiên văn. Một mặt nó cung cấp khái niệm về cấu thành và nguyên lý của từng từ, mặt khác cung cấp sự phân tích về mặt thiên văn bất kỳ câu chữ nào. Mẫu tự Hebrew 22 chữ cái chia làm 3 nhóm. Nhóm khởi nguyên (Chữ Mẹ) : 3 ký tự đầu Aleph, Mem, Shin tượng trưng 3 nguyên tố đầu khởi tạo. Nhóm Hành Tinh (Chữ Kép): tượng trương cho hành tinh và sao gồm 7 mẫu tự, riêng mẫu tự  . Nhóm Hoàng đạo gồm 12 mẫu tự. Vd: ADM = A + D + M = Khí + Sao Kim + Nước. Tức là Adam, nhân loại sinh ra trong nước (Nước), có người mẹ (Sao Kim, nguồn sự sống), có tạo khí (Khí). Nhờ phương pháp phân tích này, người ta có thể phân tích một huấn thị, một đoạn kinh thánh thành các thành phần thiên văn. Theo sách LậpThư, ở tất cả các phiên bản, đều chưa bao giờ thống nhất giữa các hệ thống này. Những ấn bản cổ nhất của bộ Lập Thư đều không đề cập tới thứ tự của 7 hành tinh. Đây có thể là bí ẩn lớn nhất trong các quan hệ chữ cái của kabalah.

Bảng Tương Ứng Thiên Văn Học được nêu ra dưới đây từ sách Lập Thư do Marthers đề xuất:
Chú ý: ngoài bảng liên hệ này do Mathers đưa ra, còn có bảng liên hệ của Plotemy, của Kircher và Meyer, của Stenring. 

8. Liên hệ giữa Tarot và Gematria
Các lá bài của tarot được gán cho từng giá trị của mẫu tự. Điều này đã được nói đến trong nhiều bài trước, nên trong bài này không đề cập tới nhiều hơn. Tôi chỉ đề cập đến mối quan hệ giữa các phép Gematria và tarot:


Thứ nhất, các diễn giải ý nghĩa của các lá tarot hiện nay chính là diễn giải ý nghĩa của từng mẫu tự. Vì vậy nghiên cứu ý nghĩa của các mẫu tự sẽ cho phép ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của lá bài. Mối quan hệ giữa mẫu tự và các khái niệm thần học, thiên văn học được diễn dịch thành mối quan hệ giữa các lá bài tarot và các khái niệm đó. Và bí thư Liber 777 chính là sự diễn dịch này.
Thứ hai, sự kết hợp của các mẫu tự để tạo thành 231 cổng thần bí được trình bày trong sách Sepher Yetzirah chính là nguồn gốc của các ý nghĩa khi kết nối các lá bài. Ý nghĩa của 231 cổng này và mối quan hệ với tarot sẽ được trình bày ở bài khác.
Thứ ba, Gematria cho phép diễn dịch một câu hay từ khóa thành dạng số. Từng câu hay dạng số này có thể diễn dịch sang dạng Tarot theo bảng trên. Và có thể thực hiện điều ngược lại. Do đó, các lá bài tarot kết hợp lại có thể diễn dịch thành một trị số tham chiếu trong các sách bí thư hay lời giáo huấn. Đây cũng là một cách chú giải quan trọng của tarot (giống như bói xâm truyện kiều của Vn vậy)


9.Kết Luận

Sự huyền nhiệm của Gematria là khá rõ ràng. Việc nghiên cứu các dây liên hệ này có thể nói là thú vị. Mối quan hệ của nó và tarot đặc biệt khăn khít, nhất là về các chú giải biểu tượng. Sự khác nhau giữa các bản chú giải tarot chẳng qua là sự khác nhau giữa các luận giải về Gematria. Đây là vấn đề lớn mà trong một bài viết khó thể diễn tả được. Còn rất nhiều khái niệm và lý luận mà ta sẽ bàn rất nhiều ở các bài viết khác.

Cảm ơn chân thành đến Freezer, Wings, KissAngel đã cung cấp tài liệu về chìa khóa Tarot trong sách của David Allen Hulse. Tôi vốn nghĩ các học giả hiện đại thường đưa ra cái nhìn thiển cận hơn các học giả cổ, hoặc là sao chép, hoặc là cải biên các ý tưởng cổ, nên những học giả ra đời muộn hơn 1930 thì tôi thường ít khi tìm đọc. Nhưng học giả Allen Hulse rõ ràng đã có những lý luận đáng kinh ngạc về các vấn đề này.






Nguồn:
Bernstein, Henrietta (April 1984). Cabalah Primer: Introduction to the English/Hebrew Cabalah. Camarillo, CA: Devorss.
Bonner, John (March 2002). Qabalah: A Magical Primer. Boston: Red Wheel/Weiser.
Jones, Charles Stansfeld (Frater Achad) (April 2005). Q.B.L. or The Bride's Reception: Being A Qabalistic Treatise on the Nature and Use of the Tree of Life. York Beach, ME: Red Wheel/Weiser.
Mathers, S.L. MacGregor. The Kabbalah: The Essential Texts From The Zohar. New York: Barnes & Noble Books.
Regardie, Israel (1989). The Golden Dawn: A Complete Course in Practical Ceremonial Magic (Sixth Edition ed.). St. Paul: Llewellyn Publications.
Zalewski, Pat (1993). The Kabbalah of the Golden Dawn (First Edition ed.). St. Paul: Llewellyn Publications. 

Klein, Ernest, Dr., A comprehensive etymological dictionary of the English language: Dealing with the origin of words and their sense development thus illustrating the history and civilization of culture, Elsevier, Oxford, 7th ed., 2000
Davies, William David & Allison, Dale C., A Critical and Exegetical Commentary on the Gospel According to Saint Matthew, Continuum International Publishing Group, 2004
Acres, Kevin, Data integrity patterns of the Torah: A tale of prime, perfect and transcendental numbers, Research Systems, Melbourne, 2004 

Clawson, Calvin C., Mathematical Mysteries: The Beauty and Magic of Numbers, Perseus Books, 1999
Ratzan, Lee, Understanding Information Systems: What They Do and why We Need Them, ALA Editions, 2004
Genesis Rabbah 95:3. Land of Israel, 5th Century. Reprinted in, e.g., Midrash Rabbah: Genesis. Translated by H. Freedman and Maurice Simon. Volume II, London: The Soncino Press, 1983.
Deuteronomy Rabbah 1:25. Land of Israel, 5th Century. Reprinted in, e.g., Midrash Rabbah: Leviticus. Translated by H. Freedman and Maurice Simon. Volume VII, London: The Soncino Press, 1983.
DVD 'Unlocking Da Vinci's Code – Mystery or Conspiracy?', Highland Entertainment, 2004.
Lawrence, Shirley Blackwell, The Secret Science of Numerology – The Hidden Meaning of Numbers and Letters, New Page Books, 2001
Hughes, J. P., Suggestive Gematria, Holmes, 2008

http://en.wikipedia.org/wiki/Gematria
http://en.wikipedia.org/wiki/Biblical_Hebrew_orthography
http://www.soul-guidance.com/houseofthesun/treeoflifetraditional.htm

Phillippe NGO, tác giả Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp.
Đọc tiếp »
Trang chủ