Tarot Huyền Bí Blog thủ thuật
10/10 1500 bình chọn

Archive by date

Phân Tích Phiên Bản Paul Marteau 1930 - Phần 01: THE FOOL

item-thumbnail
Tiểu dẫn: Trong hệ thống Tarot de Marseille, bộ Tarot de Nicolas Conver đóng vai trò rất quan trọng vì nó là bộ duy nhất được kế thừa bởi các nhà phát hành sau này. Có thể kể ra: phiên bản Paul Marteau 1930, Camoin Jodoromsky 1997, Tarot de Milleminium 2000, Tarot de Frornoy... Đặc biệt là phiên bản chuẩn 1930 với tên Ancien Tarot de Marseille. Đa số các bộ khác đều được phân tích chủ yếu trong các chuyên khảo, thì bộ này chủ yếu được phân tích ở sách cơ bản và thông dụng. Vì vậy, việc phân tích nó cũng là một điểm đáng chú ý. Loạt bài này có mục đích giới thiệu một cách nhìn tương đối tổng quát về các lá bài của phiên bản này.

Ghi chú: Các bài viết sau đây là kết quả từ sự cộng tác giữa Hoàng Hiền (viết chính) và tác giả blog. Bài viết chủ yếu mang quan điểm của Hoàng Hiền. Gửi lời cảm ơn đến cộng tác viên Hoàng Hiền vì đã đóng góp cho cộng đồng Tarot Việt Nam những bài viết bổ ích.


Phần 01: LE MAT
(The Fool)

Nhiều người gọi lá bài không đánh số này là lá bài số Không hoặc cũng có người gọi là lá bài Hai mươi hai. Xét tất cả trong 22 lá bài Arcana chính của bộ bài Tarot, lá Le Mat bao giờ cũng bí hiểm nhất và mang những ý nghĩa biểu tượng hấp dẫn.

Thứ nhất, về ý nghĩa con số gán cho lá bài. Trong trường hợp khi gọi lá Chàng Khờ là con số Không, dường như đó là sự lặp lại của một vòng chu kì khép kín mà con số XXI (Thế giới) chính là điểm kết thúc của cuộc hành trình đi tìm chân lý. Con số Không trong văn hóa của cả phương Đông và phương Tây biểu trưng cho sự hư vô, là sự khởi thủy, mới bắt đầu, hoàn toàn trống rỗng, giống với cái tên của lá bài – Chàng Khờ, ám chỉ sự khởi nguyên của con đường thụ pháp. Con số Không của lá bài này phù hợp với cách hiểu về Cuộc phiêu lưu của Chàng Khờ (The Fool’s jouney) ám chỉ sự tiến bước tới tri thức của chàng ngốc trên con đường tìm hiểu thế giới.

Tuy nhiên, nếu đặt lá bài này vào vị trí phía sau lá bài XXI (Le Monde – Thế giới), tức coi đây là lá bài số hai mươi hai, thì theo cách giải thích về ý nghĩa con số hai mươi hai ở trước đó. Con số này nằm sau con số Hai mươi mốt – con số hoàn mĩ, điều đó đồng nghĩa với việc sau khi kết thúc một chu trình hoàn hảo, tất cả sẽ quay trở về với sự khiêm nhường, tự nhận thức và bắt đầu một chu trình mới tiến bộ hơn. Như vậy, cho dù là số Không hay số Hai mươi hai, một điều có thể khẳng định chung rằng, hình tượng của lá bài Chàng Khờ chính là sự hướng tới con đường tiếp thu trí thức, tìm kiếm chân lý không bao giờ dừng lại và luôn luôn tiến bước.

Hình ảnh đó càng được thể hiện cụ thể qua hình ảnh lá bài. Chàng trai trong lá bài đội một chiếc mũ không vành màu vàng, chiếc áo có phần thân màu đỏ nhưng thắt lưng, hai phần vai áo rộng lại mang màu vàng, ống tay áo và quần màu xanh dương, chân đi đôi giày vải màu đỏ. Chàng ta tay phải chống một chiếc gậy màu vàng trên nền đất cũng mang màu vàng nốt, tay trái cầm một cây gậy nhỏ màu trắng treo một chiếc đãy mềm nhẽo như không đựng gì. Chàng ta bị rách một miếng vải quần phía sau và có một con chó đi theo kéo anh ta lại thế nhưng không hề bận tâm, chàng vẫn cứ tiếp tục tiến về phía trước. Những hình ảnh trên dễ khiến những người bình thường nghĩ rằng đây là một kẻ điên, thế nhưng trong mắt những nhà triết học, những nhà giả kim học thì đó lại là biểu hiện của một bậc Sư phụ.

Chàng Khờ mặc một chiếc áo ngắn màu đỏ, trong phần giải thích ý nghĩa màu sắc, nó ám chỉ một tri thức bí mật đang được ẩn giấu. Chiếc thắt lưng màu vàng trung gian bó buộc chiếc áo như một sự thu hẹp tự do một cách tự nguyện. Thắt lưng là biểu tượng mang tính vật chất hóa của lời cam kết, lời thề; trong thời xa xưa, dải thắt lưng có ý nghĩa thụ pháp thiêng liêng, trở thành một biểu hiện vật chất tôn vinh sức mạnh và quyền lực của người đeo nó. Trong Kinh Thánh, thắt lưng cũng là biểu hiện của sự liên kết chặt chẽ, sự gắn bó bền chặt theo cả hai nghĩa: liên kết trong phước lành và ngoan cố trong lời nguyền ( trích: Thánh vịnh). Còn người Do Thái khi cử hành lễ Vượt Qua, thì theo lệnh của chúa Yahve, ai ai cũng phải đeo thắt lưng.[1.47, 876] Hình ảnh Chàng Khờ như một người du hành, việc anh ta đeo thắt lưng nghĩa là sẵn sàng đối đầu với mọi hiểm nguy. 

Đôi chân của người lữ hành là đôi giày màu đỏ. Hình ảnh đôi giày hiếm xuất hiện rõ ràng trong các lá Arcana chính, mang giày màu đỏ lại chỉ có mình lá bài Chàng Khờ. Tác giả Jean Servier nhận xét trong cuốn “Những Cửa của tháng Năm” rằng: “Đi giày mà bước tức là chiếm lĩnh đất”. Tác giả dẫn những đoạn văn trong Kinh Thánh: Thời xưa, ở Israel có tục, mỗi khi thanh toán, trao đổi, để hợp thức hóa mọi công việc, mỗi bên rút dép ra và trao cho bên kia. Ở đây, cử chỉ đó nhằm xác nhận một hợp đồng trao đổi. Đặt chân xuống một thửa ruộng hay ném dép xuống đó thể hiện sự chiếm hữu, sỡ hữu chỗ đất ấy. Vậy giày dép là biểu trưng cho quyền sở hữu. Đôi giày cũng nhắc chúng nhớ đến vị thần Hermes trong thần thoại Hy Lạp, vị thần mang trong mình nhiều sứ mệnh, đôi giày có cánh của thần chính là quyền sở hữu hợp pháp đối với mọi miền đất nơi mà thần có mặt. Như vậy, đôi giày đỏ của Chàng Khờ cũng là sự sở hữu: sở hữu trí tuệ, sở hữu những tri thức bí truyền mà con người không ai hay biết. Theo cách sắp xếp các Arcana chính của Tarot de Marseille, lá bài Chàng Khờ xếp sau lá bài XXI (Thế giới) như sự hiển nhiên cho việc chàng ta nằm bên ngoài thành trì của cuộc đời. Chính vì không thuộc về thế giới này và tiếp tục bước đi trên con đường thụ pháp dù đã trải qua một chu trình hoàn hảo, Chàng Khờ thực chất đã mang trong mình một lượng tri thức dồi dào, phong phú nhưng lại khiêm nhường và trở về con số Không.

Hành động chống cây gậy màu vàng của chàng cũng mang ý nghĩa của hành trình đi tìm chân lý. Trong số tất cả các lá Arcana lớn, chỉ có mình lá Chàng Khờ là chống gậy. Cây gậy là vật chống của những người chăn cừu, người hành hương. Chính lẽ đó khiến nó còn là biểu tượng của người đỡ đầu, người thầy cần thiết cho quá trình thụ pháp, tượng trưng cho sức sống của con người. Cây gậy xuất hiện nhiều trong các thần thoại, là biểu trưng cho vũ khí, quyền lực và ma thuật. Trong Thiên Chúa giáo, cây gậy của người chăn cừu đã được cách điệu thành cây Pháp trượng của các Giám mục; trong huyền thoại Do Thái, đó là cây gậy màu nhiệm của Moise trong hành trình đi tìm miền đất Hứa của dân tộc Israel. Cây gậy mang màu vàng, màu sắc của chân lý siêu nghiệm, của tri thức thần thánh. Trong khi đó, chiếc gậy trên vai anh ta cùng với chiếc đãy trông như trống rỗng mang đến sự bí ẩn của hành trình khai tâm thụ pháp bởi lẽ màu trắng của gậy là màu của thần khải, của thiên ân, của sự biến đổi làm đánh thức và vượt lên trên ý chí; đó là màu của sự Hiền minh nhất. Trong thần thoại của người Celtes, màu trắng tích cực là màu dành riêng cho giới tăng lữ, giáo sĩ. Màu trắng đó cũng là màu của sự tổng hòa màu sắc, là màu của Chúa trời. Cũng theo như truyền thống của đạo Hồi, gắn liền với thâm trầm, sâu kín của con người là màu trắng, đó là màu của ánh sáng nội tâm, là điều bí ẩn, huyền bí cơ bản trong tư duy.

Hình ảnh con chó đang kéo Chàng Khờ lại cũng mang rất nhiều ý nghĩa bởi lẽ biểu tượng “Chó” xuất hiện trong tất cả các nền văn hóa và mỗi sự xuất hiện lại có những ý nghĩa khác nhau. Con chó ở đây có lẽ thể hiện cho cái tính “con” vẫn còn tồn tại, cái tính “thú” trong mỗi người luôn tìm cách ngăn trở con người đến với con đường đi tìm chân lý. Ở Đạo Hồi, con chó là hình ảnh của tất cả những gì xấu xa, đê tiện nhất trong thế gian; chó là biểu tượng của sự tham lam, phàm ăn, bị xem như một loài vật nhơ bẩn. Hình ảnh con chó gắn với những biểu tượng xấu xa, tội lỗi của quỷ dữ cũng xuất hiện nhiều trong thần thoại của những dân tộc Trung Á và Đông Âu sống dọc sông Volga. 

Tóm lại, chó là một biểu tượng với nhiều bình diện đối nghịch, nhưng đáng ngạc nhiên là, khi nhìn vào các biểu tượng của giả kim học, ta lại thấy hình ảnh con chó bị chó sói xé xác biểu thị cho sự tẩy rửa vàng, giai đoạn áp chót của Công trình vĩ đại. Dường như điều đó để ám chỉ việc giải quyết mâu thuẫn theo hướng biện chứng: tức là nhà hiền trết hoặc thánh nhân tự xé xác mình, hy sinh bản thân để cuối cùng đạt được cái đỉnh điểm của thắng lợi tinh thần. Hình ảnh con chó sẽ một lần nữa xuất hiện trong lá bài La Lune (Mặt trăng) cũng với những biểu tượng tương tự về loài vật canh giữ của địa ngục.

Việc Chàng Khờ cứ tiếp tục bước đi mặc kệ sự lôi kéo trở lại của con chó cũng dường như mang ý nghĩa tương tự như vậy. Hình ảnh chàng hiện lên như một kẻ điên, thế nhưng ta phải biết rằng, trong kinh Phúc Âm nói: Sự anh minh của loài người là điên rồ trong mắt Chúa và sự hiền minh của Chúa là điên rồ trong mắt con người: đằng sau từ điên ẩn giấu từ siêu nghiệm. Trong số những người điên, có một loại điên đó là: Con người hy sinh tất cả để có được sự hiền minh, là người được khai tâm thụ pháp mẫu mực. Đấy không phải ai khác mà chính là Chàng Khờ của bộ bài Tarot và chàng ta vẫn cứ tiếp tục đi trên những miền đất chưa khai phá của tri thức, nằm ở phía bên kia thành quốc của loài người.

Ghi chú: Jean Servier (1918 – 2000) là một nhà sử học kiêm dân tộc học người Pháp, ông cũng là giáo sư nhân chủng học và xã hội học của Khoa Nhân văn trường Montpellier. Các công trình của ông chủ yếu nghiên cứu các yếu tố không tưởng và bí truyền của vùng Địa Trung Hải. Gần cuối đời, ông giành thời gian nghiên cứu về truyền thống Israel.
Đọc tiếp »

Học Biểu Tượng trong Bộ Waite Tarot - THE MAGICIAN

item-thumbnail
Đề Nghị: Trước khi đọc bài, vui lòng xem qua những chú ý về cách viết tại đây.


The Magician được đánh số 1, số một là sự khởi đầu. Hãy nhớ câu đầu tiên trong kinh thánh bắt đầu từ mẫu tự Beth, mẫu tự được Waite gáng cho lá này. Đây là xuất phát điểm. Chữ Beth có liên hệ trong ngôn ngữ Sanskrit bằng từ Bhu, có nghĩa là "to be, to exist", "được tồn tại". Từ "build" trong tiếng Anh được xem là dẫn xuất nguồn gốc từ chữ Bhu này. Tương ứng ngữ nghĩa trong Hebrew là từ ברא Bara, tức là Beth-Reish-Aleph, là ba chữ cái đầu tiên của từ Bereishit (từ đầu tiên trong kinh thánh Cựu ước), có nghĩa “to create”, "khởi tạo, sáng tạo", tự sáng tạo tức là tự tạo ra bản thân mình. Beth còn là gì nữa? Trong tiếng Do Thái, Beth là khái niệm ám chỉ căn nhà, là nơi trú ngụ; nhưng nó còn ám chỉ những vật sở hửu của mình, chính mình, những vật phụ thuộc mình (trâu bò gia súc, nhà cửa, vợ và nô lệ). Nó còn ám chỉ đền thờ, nơi đáng tin, niềm tin và nơi đặt niềm tin. Beth ám chỉ cái gì đó nội tại, cái gì đó dạng như của riêng mình, là nền tảng của bản thân mình. Đó là ý nghĩa của chữ "self-confidence, the Querent, if male" ("tự tin vào bản thân mình, là bản thân người hỏi, nếu là nam") trong chú giải của Waite. Chú ý trong chú giải này là người chủ duy nhất của bản thân là người đàn ông, chứ không phải phụ nữ, như đã chú thích ở trên, phụ nữ và nô lệ cũng được đánh giá như đồ vật phụ thuộc. Waite mô tả về nó như sau: "with smile of confidence and shining eyes."; dịch "miệng cười tự tin và đôi mắt sáng". 

Trên đầu của magician có biểu tượng vô cực (Infinitif). Waite viết "Above his head is the mysterious sign of the Holy Spirit, the sign of life, like an endless cord, forming the figure 8 in a horizontal position", dịch "Phía trên đầu là dấu hiệu bí ẩn của Chúa Thánh Thần, dấu hiệu của cuộc sống, giống như một sợi dây vô tận tạo hình số 8 nằm ngang". Dấu hiệu vô cực này là đề xuất của Papus, sau này được Waite kế thừa. Dấu hiệu vô cực được hình thành vào thế kỷ 17 từ khái niệm "Alpha and Omega", ám chỉ khởi đầu và kết thúc. Trong bản chữ cái Hi Lạp cổ, chữ cái bắt đầu là Alpha và kết thúc ở Omega. Trong đại số sau này, người ta thường dùng chữ Omega để ám chỉ số vô cùng tận. Điều này cũng liên quan thiên chúa giáo rất nhiều. Khái niệm "Alpha và Omega" xuất phát từ sách Khải Huyền 1:8, 21:6, và 22:13 "I am the alpha and the omega"; một cách xưng của chúa Jesus. Vì vậy, dấu vô cùng này không phải ám chỉ năng lượng vô cùng tận của nhà giả thuật mà ám chỉ sự vĩnh cửu và quyền lực tối tượng của Chúa Thánh Thần. Ý tương liên hệ giữa sự vô tận và thiên chúa có lẽ bắt nguồn từ nhà toán học Descartes (người sáng tạo ra hệ trục tọa độ Đề - Các) sách "La Méditation III" nguyên văn tiếng Pháp như sau : "Par le nom de Dieu j’entends une substance infinie, éternelle, immuable, indépendante, toute connaissante, toute puissante, ... "; dịch "Tên của Thiên Chúa, tôi hiểu rằng đó là vô hạn, vĩnh cửu, bất biến, độc lập, biết tất cả, mạnh mẽ hơn tất cả, ..."; "il n’y a rien que je nomme proprement infini, sinon ce en quoi de toutes parts je ne rencontre point de limites, auquel sens Dieu seul est infini. " dịch " Không có gì mà tôi cho là vô hạn thật sự, tất cả trên đời này đều hữu hạn, chỉ duy nhất Thiên Chúa là vô hạn mà thôi". Dấu hiệu này chính là ám chỉ rằng, điều duy nhất mà nhà giả kim thực hiện là sự đón nhận ban phúc từ bên trên, từ đấng thiên chúa duy nhất. Từ đó để hiểu rõ được ý trong chú giải của Waite: "self-confidence, will;". Ngoài ra biểu tượng này còn liên quan đến rất nhiều truyền thống tôn giáo khác như Waite trình bày: "With further reference to what I have called the sign of life and its connexion with the number 8, it may be remembered that Christian Gnosticism speaks of rebirth in Christ as a change "unto the Ogdoad." The mystic number is termed Jerusalem above, the Land flowing with Milk and Honey, the Holy Spirit and the Land of the Lord. According to Martinism, 8 is the number of Christ". Bên dưới là hình ảnh "Alpha và Omega" trong một sách cổ. 

Hình ảnh hoa hồng tôi đã trích ở phần trước nên sẽ không nhắc lại nhiều. Hoa hồng này không phải là biểu tượng của tình yêu. Trong kabbalah, hoa hồng đại cho Malkuth (được mô tả bằng hình ảnh hoa hồng cấp I). Shechina, có nghĩa là đặc tính thần thánh, được mô tả bằng hình ảnh một hoa hồng có màu đỏ- trắng đại diện cho lý trí và tình cảm. Màu trắng cho tình cảm, màu đỏ cho lý trí. Ở lá này, các hoa hồng đều màu đỏ ám chỉ rằng trong lá này lý trí được đặt trên hết (khác hoàn toàn với lá Fool ở bài trước). Nhà giả kim là một nhân vật của lý trí, ông thực hiện nhiệm vụ một cách kiểm soát. Chú ý hình ảnh hoa hồng ở trên đầu. Hai phần của bông hồng tạo thành cụm 6:4. Gematria của 64 là ALHQEIA tức là sự thật tuyệt đối. Nó cũng là gematria của DIN (4+10+50=64), "công lý, phán xét". Chú ý ở cạnh bàn, một trong 3 ký hiệu ở cạnh bàn là DIN. Cụm 6:4 có tổng là 10, tức là 10 seph của Tree of Life. Hãy nhớ đến quy tắc của 3 đức tin: Adam, Chava, Noah. Gematria của Adam và Chava bằng với Gematria của Noah và bằng 64 (Adam + Cheva = 45 + 19 = 64; Adam = ADM = 40+4+1=45; Cheva = ChVH = 8+6+5=19; Noah = NVCh = 50+6+8=64). Adam, Cheva, Noah tin tuyệt đối ở chúa trời, vì vậy cũng tin tuyệt đối vào đức tin của bản thân, và tuyệt đối tin vào khả năng của bản thân. Tất cả đặc tính thiên liêng của lý trí, sự kính sùng thiên chúa đều có biểu hiện ở lá bài này. Đó chính là ý nghĩa của "self-confidence, will; the Querent" trong chú giải của Waite.

Sự kết hợp hình ảnh hoa hồng và hoa lyly ở dưới mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Waite đã viết như sau "Beneath are roses and lilies, the flos campi and lilium convallium, changed into garden flowers...". Đây là hình ảnh được trích từ Vulgate Bible, trong Song of Songs 2:1, nguyên văn “I am the Rose of Sharon, the lily of the valleys. As a lily among the thistles, so is my love among the thistles, so is my love among the maidens”, dịch "Ta là hoa tường vi của Sa-rôn, hoa huệ của thung lũng. Bạn tình ta ở giữa đám con gái. Như bông huệ ở giữa gai gốc". Dẫn chứng đáng coi trọng nhất là từ các tài liệu nghi lễ của Golden Dawn như "Cipher Document", trong phần "Zelator Initiation", tại dòng số 12-13 chính là cụm "Rose of Sharon. Lily of Valle". Một dẫn chứng khác từ sách của hội Thập Tự Hoa Hồng là cuốn "Brotherhood of the Rosy Cross" đưa ra chỉ dẫn tham khảo từ sách Isiah 35:1 - “The desert shall blossum as the Rose.” Ý nghĩa của cụm này trong Golden Dawn ngày nay không còn được rõ nghĩa. Robert Schuler trong tác phẩm “W. B. Yeats: Artist or Alchemist?” còn nhấn mạnh rằng, đối với thuật giả kim trung cổ, hoa lyly và hoa hồng được xem là biểu tượng của mặt trăng và mặt trời, màu đỏ và màu trắng, là biểu tượng của sự biến đổi hóa học qua sự cháy. Hình ảnh có mặt hoa lyly và hoa hồng là biểu tượng biến đổi giữa hai thế giới sống và chết, chết và hồi sinh. Từ đó để hiểu hơn ý nghĩa của Waite: "sickness, pain, loss, disaster, snares of enemies". Cái đau đớn, thất bại và thua thiệt của Waite không hàm chứa sự sụp đổ mà hàm chứa sự biến đổi tất yếu. Lá bài ẩn cả yếu tố "tốt" (hoa hồng) lẫn "xấu" (hoa Lily); nhưng không phải là tích cực hay tiêu cực, mà đó là sự biến đổi tất yếu để đạt cái trạng thái cân bằng. Trong cuốn di khảo của W. B. Yeats, nhà huyền học, nhà văn đạt giải Nobel năm 1923 và là thành viên của Golden Dawn, "The Collected Works of W. B. Yeats" (nhà xuất bản Finneran, ed., Vol 1 - The Poems, Macmillan, 1989), ta tìm được cách nhận định về hình ảnh này như “A weariness comes from those dreamers, dew-dabbled, the lily and rose, Soon far from the rose and the lily and fret of the flames would we be, Lilies of death-pale hope, roses of passionate dream.”, dịch "... hoa lyly là hi vọng của cái chết, hoa hồng là giấc mơ của sự sống đam mê". Ta thấy được ý nghĩa của lily là ám chỉ cái chết, còn hoa hồng ám chỉ sự sống. Hoa lyly là hi vọng của chết, và hoa hồng là giấc mơ của sống; có nghĩa là hoa ly ly ám chỉ cái chết nhưng chưa chắc xấu (vì có Hi vọng), còn hoa hồng ám chỉ sự sống nhưng chưa chắc tốt (chỉ là giấc mơ). Điều này giống như trong hình ảnh âm dương của châu Á. Cái chết là niềm hi vọng, và cái sống chỉ là giấc mơ. Vì vậy, khi phân tích lá này với các yếu tố tiêu cực, cần nhấn mạnh yếu tố biến đổi tất yếu của cuộc sống. Sở dĩ tôi nhấn mạnh cách nhìn của Yeats vì trong hồi ký của Waite khi thiết kế lá này đã có nói như sau: "we have had other help from one who is deeply versed in the subject."; dịch "chúng tôi đã nhờ sự giúp đỡ của một chuyên gia trong lĩnh vực này [thuật giả kim]" (Bản thảo của Waite "Occult Review"; cuốn số 10, trang 307-317, trong phần “The Tarot: A Wheel of Fortune”). Mà ta biết rằng, trong Golden Dawn, không ai rành rẽ về thuật giả kim, đồng thời lại có mối quan hệ lân cận với Waite hơn Yeats (Yeats là nhà văn nhưng lại chuyên nghiên cứu về thuật giả kim và là một học giả nổi tiếng trong lĩnh vực này). Vì vậy cần cố gắng phân tích chính xác ý nghĩa trong chú giải của Waite : "sickness, pain, loss, disaster, snares of enemies", "mental disease, disgrace, disquiet"; mà tôi cho rằng khá nhiều bạn suy diễn sai.

Bốn hoa lily đại diện cho 4 nguyên tố, 4 trạng thái trong giả kim. Bốn hoa lily theo cụm 3:1 ám chỉ sự hình thành của thế giới từ 3 sang 1. Sách Zohar chỉ rõ, thiên chúa tạo ra con người từ 3 (Lửa- Nước- Khí) đến 1 (Đất). Nhìn vào Tree of life, ta cũng thấy rõ: 3 yếu tố lửa nước khí đóng thành cặp ở phía trên, còn đất ở tận dưới. Bảy hoa hồng đại diện cho 7 hành tinh (thực ra không hoàn toàn, nó đại diện cho 7 chất đặc trưng đại diện cho 7 hành tinh trong thuật giả kim). 7 hoa hồng này chính là vàng (mặt trời), bạc (mặt trăng), đồng (Venus), sắt (Mars), kẽm (Jupiter), thủy ngân (Mercury), chì (Saturn). Một cách giải thích khác về 4 hoa lyly: đó còn đại diện cho 4 quy trình trong thuật giả kim. Bốn quy trình đó là nigredo, albedo, citrinitas, rubedo; mỗi quy trình chính là một sự biến đổi. Vì vậy, lá bài này không chỉ làm ám chỉ người thực hiện giả kim mà còn ám chỉ sự biến đổi giả kim, sự biến đổi của thế gian, và nhân vật trong lá bài là người nắm quy tắc của sự biến đổi đó, chính sự nắm rõ quy tắc đó mới là chủ đề chính của lá bài. Một số phân tích liên hệ giữa cách ăn mặc của nhà giả kim: trong trắng ngoài đỏ. chính là ám chỉ sự biến đổi từ quy trình albedo sang quy trình rubedo (từ trắng sang đỏ); hoặc quy trình biến đổi albedo nằm trong quy trình biến đổi rubedo. Tuy nhiên, lý luận này, tôi cho rằng chưa thuyết phục vì bộ bài ban đầu do Waite thiết kế, vốn không có màu. Tuy nhiên, không không rõ lần xuất bản kế tiếp vì sao lại có màu, và do ai chỉ định (thông tin cần kiểm chứng thêm). 

Ta bàn về tư thế của the magician: một tay đưa lên, một tay đưa xuống; đó là biểu tượng của thuật ngữ "As above, as below". Đây là khái niệm huyền học và giả kim rất thông dụng và được chú ý rất nhiều. Waite nói về nó như sau : "In the Magician's right hand is a wand raised towards heaven, while the left hand is pointing to the earth. This dual sign is known in very high grades of the Instituted Mysteries; it shews the descent of grace, virtue and light, drawn from things above and derived to things below. The suggestion throughout is therefore the possession and communication of the Powers and Gifts of the Spirit"[chiếm 1/5 dung lượng nói về lá bài này]. Điều đó chứng tỏ đây là một yếu tố quang trọng trong lá bài này. Tôi lượt dịch : "Trong tay phải của Magician là một cây đũa lên hướng lên trời, trong khi tay trái chỉ vào mặt đất. Dấu hiệu kép này được biết đến như bí ẩn cao nhất của huyền học; đó là nguồn gốc của đức tin, ân sủng và ánh sáng, rút ra từ trên và thu được ở dưới. Sự thành đạt[đề nghị] này được thông suốt là nhờ sở hữu và thông linh với các quyền lực và ẩn sủng từ chúa thánh thần". Biểu tượng này được Waite xem là "bí ẩn cao nhất của huyền học" và điều này là hoàn toàn xứng đáng. Biểu tượng này xuất phát từ "Emerald Tablet", còn được biết với tên "Smaragdine Table, Tabula Smaragdina, The Secret of Hermes" là một văn bản cổ [có thể xem là đầu tiên] về thuật giả kim, là văn bản chính thức tuyệt đối đúng, được cho là do Hermes Trismegistus (còn gọi là "Hermes the Thrice-Greatest") viết, và là nền tảng cơ bản của huyền học Hellenistic, giả kim thuật, huyền học thần bí ... Ý nghĩa của "As above, as below" nằm trong câu thứ 2 của tác phẩm này. Trong các bản dịch, người ta thường đánh giá cao bản dịch của Isaac Newton, nhà vật lý, huyền học, giả kim, và thần học người Anh, và tất nhiên cũng là người đưa ra luật vạn vật hấp dẫn mà chúng ta học ngày nay. Cá nhân tôi cho rằng phần dịch của Newton khá dễ hiểu: "That which is below is like that which is above that which is above is like that which is below to do the miracles of one only thing.", dịch "Luật gì tồn tại ở dưới thì cũng tồn tại bên trên, luật gì tồn tại bên trên thì cũng tồn tại bên dưới, điều thể hiện sự kỳ diệu của một luật duy nhất". Nhà giả kim trong lá bài là người được soi sáng, là người hiểu và thực hiện luật duy nhất đó. Nhà giả kim vừa là người ra luật, vừa là người thực hiện luật, và chính là luật. Nhà giả kim có trong người mọi tri thức, và mọi nguyên liệu, để có thể tự thực hiện được luật. Đó không chỉ là người thụ hưởng, mà còn là người hỗ trợ, là người cổ vũ, là người khởi xướng. Đó là ý nghĩa chính yếu của chú giải "Physician, Magus" mà tôi thấy các bạn ít khi sử dụng để diễn giải. Đó đơn giản là nguồn lãnh đạo, là nguồn tri thức, là nguồn tài vật [sẽ phân tích thêm ở hình ảnh 4 dụng cụ: tiền, gậy, kiếm, ly]. Một cách khác, lá này ám chỉ linh hồn của một sự kiện, hay sự việc cụ thể. 

Hình ảnh con rắn cắn đuôi có lẽ được nhiều bạn tìm đọc và nghiên cứu rồi, nên tôi cũng không quá đi sâu và nhấn mạnh. Đây cũng là một hình ảnh đặc trưng huyền học gọi là Ouroboros. Ý nghĩa của nó thực sự không khác nhiều so với ý nghĩa của biểu tượng vô cực. Người ta thường dùng tráo đổi 2 biểu tượng này. Dù vậy ý nghĩa của Ouroboros có phần đầy đủ hơn. Nó tượng trưng cho những thứ mang tính chu kỳ vĩnh cửu khép kín: sự sống tiếp nối cái chết, và sau đó cái chết tiếp nối tái sinh. Đó là ý tưởng về sự vận động, liên tục thành một vòng tròn bất tận. Trong giả kim, nó đại diện cho sự biến đổi vòng tròn của 4 quy trình mà trong đó sự nối tiếp tạo nên bất tử. Hình ảnh đầu tiên của Ouroboros có lẽ nằm ở cuốn "The Chrysopoeia of Cleopatra" ra đời vào thế kỷ thứ 2 ở Alexandria với thuật ngữ cũng rất nổi tiếng trong huyền học "one is the all" (Xem hình bên trên). Vấn đề lý luận về giả kim hoặc các lý thuyết huyền học rất phức tạp, ở chừng mực hiểu biết trong giới hạn của bộ bài tarot thì chỉ cần hiểu tương đối như vậy là đủ. Hình ảnh thắt lưng Ouroboros thực ra lấy từ quy cách của hội Tam Điểm. Thắt lưng Ouroboros là nghi lễ truyền thống dành cho các cấp bậc tư tế cấp cao của hội. Vì Waite cũng là thành viên, nên ông đem vào lá bài này chăng ? [Vậy thì nhân vật The Magician phải có cấp bậc 27/33 =))]. Ward trong cuốn "An Interpetation of our Masonic Symbols" cũng nhắc về điều này. Hình ảnh vô cực ở trên đầu của the Magician có lẽ xuất phát từ tác phẩm Allegoria Della Vita Umana của Guido Cagnacci (xem hình bên dưới, chú ý cành hoa trắng-đỏ và cái vòng Ouroboros trên đầu).


Allegoria Della Vita Umana của Guido Cagnacci 

Ta phân tích đến hình ảnh cái bàn và bộ dụng cụ. Hình ảnh bộ dụng cụ gậy, ly, kiếm, tiền chắc khá quen thuộc; các bạn chắc đều hiểu rõ cả rồi. Bốn dụng cụ này đại diện cho 4 thế giới, 4 nguyên tố, ... mà nhà giả kim phải dùng qua trong quá trình biến đổi. Waite chú thích khá rõ: "On the table in front of the Magician are the symbols of the four Tarot suits, signifying the elements of natural life, which lie like counters before the adept, and he adapts them as he wills". Tôi tập trung phân tích hình ảnh cái bàn mà đa số các diễn giải đều thiếu sót. Trên cạnh bàn có 3 ký hiệu đáng chú ý: biểu tượng mặt nước, biểu tượng xác ướp, và biểu tượng chim ưng của thần Horus. Phía dưới chân bàn còn có biểu tượng DIN. Biểu tượng mặt nước có lẽ gắng với tính chất của lá bài the magician. The Magician được gán với sao Mercury (đại diện cho Nước), đồng thời là đại diện cho thần Hermes. Một điểm cần lưu ý nữa là hình ảnh con rắn và hình vô cực luôn gắng liền với hình ảnh thần Hermes. Hình ảnh xác ướp ám chỉ sự tái sinh sau khi chết, là vòng tái sinh của nhà giả kim, điều này liên hệ với hình ảnh Ouroboros bên trên. Một số lý luận khác cho rằng đây là hình ảnh của thần Osiris. Osiris là thần cai quản địa ngục và cũng là thần cai quản sự bất tử và là biểu tượng của sự tái sinh. Điều này liên quan đến truyện cổ về thần: Osiris bị chết do Set giết, Isis đã ghép từng phần thân thể của Oriris và Osiris tái sinh lại lần nữa; do đó Osiris đai diện cho sự tái sinh vĩnh cửu của sống và chết, ngày và đêm... với ý tưởng lập lại của Ouroboros. Biểu tượng Horus hình chim ưng là biểu tượng của sự dẫn dắt, biểu tượng của người lãnh đạo (mà tôi đã phân tích một phần ở biểu tượng "As above, as below" phần trên). 

Vấn đề cuối cùng là biểu tượng DIN ( trong tiếng Hebrew là nun-yod-daleth) và có nghĩa là "phân xử, phán xét" và có gematria là 64 [Như đã phân tích ở phần phân tích 6:4 bên trên]. Nghi vấn được đưa ra bởi O'Neill: Din là tên Sephira Geburah, mà lá này chỉ về path chứ không phải seph. Vì vậy sự xuất hiện của biểu tượng này là khá khó hiểu. Ông đưa ra 2 giả thiết: một là trong sách "Holy Kabballah", Waite gáng cho Geburah giá trị vàng, tức là cuối quá trình giả kim (hoặc tương ứng quy trình citrinitas), vì vậy DIN ám chỉ rằng Magician đã đạt mốc cuối cùng của nhận thức; hai là DIN ám chỉ sự hoàn chỉnh trong đức tin thông qua việc sử dụng sự "cân bằng" của thiên nhiên một cách thụ động, như dẫn trích Kinh thánh Jobs 36:31. Cả hai giả thiết đều gượng ép, tuy nhiên giả thiết 1 khả dĩ hợp lý trong trường hợp này, như tôi đã phân tích ở phần trên.

Đây là một trong những lá bài ưu thích của tôi. Hiếm có hình ảnh nào lại tập trung cao độ tính biểu tượng trong giả kim thuật như lá bài này. Waite giống như nhiều nhà huyền học khác trong hội Thập Tự Hoa Hồng, thường viết với nhiều ẩn dụ. Khác với Mathers, hay Crowley thường ghi rõ ràng trong tác phẩm của mình các chỉ dẫn cần thiết; Waite thì giống Levy và Wirth không bao giờ viết ra rõ ràng mà luôn bắt người đọc suy nghĩ tìm hiểu thêm. Ở lá bài này, trong phần giải thích, Waite không hề nói gì đến tính biểu tượng của Ouroboros, cũng không hề nhắc gì đến biểu tượng "As above, as below", càng không giải thích về Gematria dày đặc trong lá bài. Vì vậy, đọc Pictoral Key of Tarot của ông, mà không tìm hiểu sâu hơn về biểu tượng học, thì thực ra chẳng hiểu gì cả. Tất cả đều phải bắt người đọc tìm thấy, và chỉ khi nào tìm thấy, thì mới hiểu được chính xác điều Waite muốn trình bày. 

Cuối cùng, hãy xem lại toàn bộ chủ giải của Waite về lá bài này: Skill, diplomacy, address, subtlety; sickness, pain, loss, disaster, snares of enemies; self-confidence, will; the Querent, if male. Reversed: Physician, Magus, mental disease, disgrace, disquiet.

Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp.
Đọc tiếp »

Tản mạn về phim Sherlock Holmes: A Game of Shadows

item-thumbnail

Cách đây không lâu, bạn tôi Lusman (admin Tarot Vietnam) có gửi cho tôi trailer của bộ phim Sherlock Holmes: A Game of Shadows (Phần II), vì trong phim có xuất hiện bài Tarot ở vài phân đoạn. Phim này hiện vẫn đang chiếu trong các rạp ở Việt Nam, và cũng là chủ đề khá hot. Vì vậy, tôi tản mạn vài dòng giới thiệu về bộ Tarot được nói đến trong phim cũng như vài kiến thức lặt vặt liên quan.

Phim xuất chiếu vào ngày 16/12/2011 tại Mỹ. Phim được đạo diễn bởi Guy Ritchie, sản xuất bởi Joel Silver, Lionel Wigram, Susan Downey, và Dan Lin. Đây là phần II của series phim Sherlock Holmes, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Sir Arthur Conan Doyle. Tác giả kịch bản của phim là hai vợ chồng Kieran Mulroney và Michele Mulroney. Phim lấy cảm hứng từ tác phẩm cuối của  Conan Doyle  "The Final Problem" (Phi Vụ Cuối Cùng), với cái chết của Holmes và Moraety dưới thác nước. Phía dưới là đoạn trailer của phim: chú ý phút 30.



Phân cảnh xuất hiện bài tarot là khi Holmes tìm đến thầy bói người Gypsy tên Simza (do Noomi Rapace thủ vai) để thông báo về lá thư của anh trai cô. Anh trai cô đã đi theo người đứng đầu tổ chức đen. Holme tìm đến để cảnh báo và tìm kiếm người anh trai của Simza. Trong phân cảnh này, Simza lại không phải là người rút bài và bói, mà chính Holmes rút và lý giải về lá thư và về thân thế của cô. Đoạn hội thoại có thể nói là hơi khó hiểu, không rõ là nói về vấn đề chính xác gì, vì căn bản không có câu hỏi hay nghi vấn ở đây. Hình ảnh lá bài xuất hiện khá đột ngột và kịch tính. Hình bên dưới là các lá bài lấy từ bộ phim.




Điểm thú vị thứ nhất là bộ này được sử dụng bởi một Gypsy. Tôi khá hứng thú với cách biên kịch này vì đa số các phim rất ít khi thể hiện mô tiếp người Gypsy một cách rõ nét như phim này. Từ cách ăn mặc, cách gọi chuyện đến các biến cố, và phần nào cả tính cách nữa, đều toát lên vẻ gypsy đầy đủ. Phần nhiều người Gypsy sống du mục, và chủ yếu làm khuân vát và các việc lặt vặt. Ít có người gypsy nào có học vị cao. Hầu hết truyền thống tarot đều gáng cho người Gypsy như là hậu duệ huyền học của Hellenistic địa trung hải, dù điều này không thể chứng mình rõ ràng. Hình ảnh người gypsy hành nghề bói toán có lẽ rất xa xưa và hiển nhiên là họ dùng lá bài làm bói toán không phải quá mới mẻ. Nhưng lá bài họ dùng là bộ Gypsy Card mà ngày nay ít khi thấy nhắc đến. Gypsy Card là bộ bài gồm 40 hay 48 lá bài có các biểu tượng hình học đơn giản. Đến thế kỷ 19 và 20 thì hầu như họ đều dùng bộ bài 32 lá hoặc 52 lá kiểu bài tây. Các giải đoán của họ còn tìm thấy trong hệ thống giải nghĩa của Lenormand và hệ thống Sybille de Paris của nhà in Grimmaud. Phía dưới là hình ảnh các Gypsy bói toán được ghi lại bởi các họa sĩ.


"The Fortune Teller" (1841) của họa sĩ Mikhail Ivanovich Skotti

Bộ bài dùng ở trong bộ phim này là thuộc nhóm Tarot de Marseille. Tôi nhận ra ngay đây là bộ Tarot phiên bản của Osward Wirth năm 1889. O.Wirth: tên đầy đủ Joseph Paul Oswald Wirth sinh năm1860 mất năm 1943, nhà huyền học, thành viên hội kín thập tự hoa hồng (Ordre kabbalistique de la Rose-Croix), học trò và thư ký của Stanislas de Guaita, sáng lập viên của hội kín cùng với Joséphin Péladan. Các tác phẩn để lại của ông đều trở thành kinh điển: Le Symbolisme hermétique dans ses rapports avec l'alchimie et la Franc-maçonnerie, Le Symbolisme astrologique, và đặc biệt là Le Tarot des imagiers du Moyen Âge. Chính trong tác phẩm này, nay đã trở thành tư tưởng chủ đạo trong suốt thế kỷ 20 tại Pháp, và trở thành chuẩn mực của mọi tham chiếu đến Tarot. 


Bộ bài được thực hiện cùng với Guaita, giáo chủ của Thập Tự Hoa Hồng. Đặc điểm của bộ này là sự kết hợp của chữ Hebrew được vẽ chung với lá bài (ngoài ra còn có Tarot Papus cũng tương tự). Hình ảnh của bộ bài tuân thủ khá tốt mô típ của bộ Marseille nhưng với hình ảnh trao chuốt hơn. Một cải cách của ông trong thời kỳ này là thay đổi ở lá The Magician, trong đó các biểu tượng giả kim được thay bằng 4 đầu hình kiếm, ly, tiền, gậy; và hình thức này đã được A.E.Waite tiếp thu trong bộ Waite của ông. Bộ Tarot Wirth ra đời năm 1889 (gần 20 năm trước khi bộ Waite ra đời) chỉ gồm 22 lá Major Arcana. Sau đó được A.G.Muller vẽ thêm cho đủ 78 lá. Bộ gốc xuất bản 1889 chỉ gồm 100 bộ, hiện còn giữ được khoảng 10 bộ, trong đó có một bộ của nhà sưu tập người Nhật (là bản tham chiếu trên Internet hiện nay). Bộ của AGM hiện chỉ xuất bản một lần duy nhất 1976, và không tái bản một lần nào cho đến nay. Hiện tôi đã sưu tập được một bộ của AGM sản xuất năm 1976 ở Switzerland. Hình dưới đây là bộ Tarot Wirth mà tôi sưu tập được, bố trí theo như trong phim.


Bộ Tarot Wirth phiên bản AGM năm 1976

Trong phim, bốn lá bài được rút ra bao gồm: The Temperance, The Fool,  The Love, The Devil. Hãy coi đoạn hội thoại giữa 2 người Shelock Homes (Sh) và người đàn bà bói toán Gypsy (Gp). Bản hội thoại này là tôi ghi lại từ bộ phim trình chiếu có phụ đề tiếng Việt, vì vậy độ chính xác có hạn nhất định. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể tin tưởng đươc ở bản dịch này:


Sh: Ah, tôi suy nghĩ về ...
Gp: Hãy nói cho tôi biết khi ngài sẵn sàng 
Sh: Thực ra tôi thích làm người phán hơn ... về tương lai của cô. 
[Rút lá The Temperance ra] 
Sh: Tính tình. Sống nội tâm. Tới đây sẽ có nhiều biến động. Một quý cô, người gần đây đã bắt đầu tìm kiếm niềm an ủi bằng rượu mạnh. Điều an ủi ? Tại sao ? Muốn nhìn thấy không ? 
Gp: Một sự xấu hổ của chàng ngốc ? 
Sh: Oh Vâng, thằng ngốc. 
[Rút lá The Fool ra] 
Sh: Một người đi sai đường do không có kiến thức. 
Gp: Không tệ, nhưng tôi phải làm cho anh suy nghĩ. Anh phải nhìn thấy nó trong mắt của anh. 
[Rút lá The Lovers] 
Sh: Để tôi xem thêm. Sự thật hiển nhiên. Cho thấy một liên minh mạnh mẽ. Nhưng từ ai ? Một người anh trai và một cô em gái, có lẽ thế ? Và tôi thấy một cái tên ah, Rene. 
Gp: Anh muốn gì ? 
[Rút lá The Devil] 
Sh: Ma quỷ. 
Gp: Tại sao lại tham gia trò chơi này ?...
Giờ ta xem xét cách lý luận của Shelock Holmes, so sánh nó với chú giải của Wirth. Hình ảnh lá The Tempence, một thiên thần cầm hai vại nước nóng-lạnh đổ nước qua lại. Wirth lý giải trong sách của mình như sau "nature instable et changement" (kém ổn định và hay thay đổi),"sensible aux influences exterieures" (bị ảnh hưởng bởi biến động bên ngoài), "Mouvement incessant" (bị biến đổi không ngừng). Đây có thể là lý do để Holmes lý luận: sống nội tâm. Tới đây sẽ có nhiều biến động. Hình ảnh bình nước và cô gái trong lá bài có thể là nguyên nhân để Holmes phán đoán rằng "Một quý cô, người gần đây đã bắt đầu tìm kiếm niềm an ủi bằng rượu mạnh". Một sự liên kết vừa mang nghĩa ý tưởng, vừa mang nghĩa thực của hình ảnh trên lá bài. 


Ở lá thứ hai, The Fool, ta thấy có cả 2 lý luận của cô Gypsy và của cả Holmes. Gypsy lý luận rằng "Một sự xấu hổ của chàng ngốc", còn Holmes thì "Một người đi sai đường do không có kiến thức". Wirth lý luận ở lá này như sau: "Aveugle entraine à sa perte" (mù quáng dẫn đến sai lầm), "incapacite de reconnaitre des torts" (không có khả năng nhận ra thiệt hại). Điều này hoàn toàn trùng khớp với ý tưởng của Holmes hơn là lý giải của Gypsy. Lý luận như thế này khá thông dụng và thống nhất trong cả các lý giải của Waite hay Crowley. 


Ở lá thứ ba, The Lovers. Lá này Holmes đã lý giải là "một liên minh mạnh mẽ". Lý luận này hoàn toàn khác với Wirth. Ngay cả các lý luận của Waite hay Crowley cũng không có chú giải nào liên quan đến khái niệm "liên minh". Có lẽ đây là sáng tạo riêng của nhà biên kịch Mulroney, đã biến đổi ý nghĩa từ tình yêu thành liên minh. Cá nhân tôi lại thích sự suy diễn này: bản thân tình yêu (trong trường hợp này là hôn nhân) là một liên minh. Điểm thú vị nữa là ta thường quên mất ý nghĩa hôn nhân trong lá bài. Hình ảnh thông thường của lá bài là 3 người: một nam, một nữ thành cặp và một chủ hôn (Giám mục) và thiên thần tình yêu; vậy lá này nên có tên là "hôn nhân" chứ không phải "tình yêu" vì đã thực hiện xong nghi lễ thành hôn. Kế nữa, ý nghĩa chữ liên minh này đã thoát ra khỏi toàn toàn ý nghĩa của chữ  "tình yêu" nhưng vẫn đảm bảo tính logic trong hình ảnh lá bài. Thật là sự sáng tạo thú vị. 


Ở lá cuối cùng, The Devil, ý nghĩa cơ bản không mấy thay đổi: ma quỷ. Tôi nói thêm về lá bài đặc biệt này. Lá bài này được thiết kế với hình ảnh con quỷ với 2 dòng chữ ở 2 bên cánh tay: "Solve" và "Coagula". Đây là 2 khái niệm thần học và giả kim đặc biệt. Khái niệm này gần giống trùng khớp với khái niệm Âm Dương của châu Á. Khái niệm này được nhắc đến trong sách "Magnum Opus". Solve là Trời, Coagula là đất, hoặc Solve là mặt trời, Coagula là mặt trăng. Sự kết hợp giữa các yếu tố đối lập là nền tảng cơ bản của thuật giả kim. Sự kết hợp này còn là nền tảng lý luận trong nhiều nghệ thuật hắc ám đáng sợ như: ghép linh hồn vào búp bê (búp bê ma); tạo thây ma (xác sống) ... Hình bên dưới là những hình ảnh cổ về Solve và Coagula.




Cuối cùng, là loạt ảnh của bộ Tarot Wirth mà không nhiều thành viên tarot ở Việt Nam biết đến, dù nó khá nổi tiếng ở Châu Âu.























Đọc tiếp »
Trang chủ