Tarot Huyền Bí Blog thủ thuật
10/10 1500 bình chọn

Archive by date

Ý Nghĩa Lá Bài Wheel of Fortune Trong Light Prisma Vision Tarot: Cuộc Chiến Định Mệnh.

item-thumbnail

“Đứng trước số mệnh, không thể nói trước được ai thắng, ai thua, cũng không thể định nghĩa được thế nào là thắng, thế nào là thua ” - Kelly Trần.


 

Wheel Of Fortune trong Light Vision Tarot.
Wheel of Fortune truyền thống gắn liền với hình ảnh bánh xe số phận. Nó được đặt ở vị trí trung tâm của bầu trời. Con rắn, tượng trưng cho những điều xấu xa, kéo bánh xe đi xuống. Người đầu chó, thần Anubis- người canh giữ linh hồn, là lực kéo bánh xe quay lên. Con nhân sư, biểu tượng của tri thức, đứng trên đầu bánh xe, giữ cho bánh xe ở trạng thái cân bằng trong sự đối nghịch giữa sự kéo bánh xe đi xuống con rắn – những điều xấu xa và sự kéo bánh xe đi lên của thần Anubis – những điều tốt đẹp.


Wheel Of Fortune trong Rider-Waite Tarot.

Là hình ảnh đại diện của sự vòng quay số phận nên bánh xe chuyển động không ngừng nghỉ. Nhưng, không vì thế mà nó sẽ đi chệnh hướng, ngiêng về bên nào. Bởi vì, nó được đặt trong giá tứ trụ, được tạo bởi bốn hình tượng ở bốn góc lá bài. Bốn hình tượng ấy chính là bốn biểu trưng của bốn cung hoàng đạo cố định của bốn nguyên tố.

Thiên thần có cánh là đại diện cho cung Bảo Bình, cung kiên định thuộc nguyên tố Khí. Con đại bàng là đại diện cho cung Bọ Cạp, cung kiên định thuộc nguyên tố Nước. Con sư tử có cánh là đại diện cho cung Sư Tử, cung kiên định thuộc nguyên tố Lửa. Con bò có cánh là đại diện cho cung Kim Ngưu, cung kiên định thuộc nguyên tố Đất.

Bốn hình tượng này, mắt hướng về bánh xe số phận, tay hoặc chân đều để lên quyển sách mở, biểu tượng của giáo lý, tri thức. Hình ảnh quyển sách nhấn mạnh rằng sự kiên định, vững chãi đến từ tri thức. Từ đó, nó tạo nên giá đỡ hoàn hảo, đảm bảo cho sự chuyển động đúng hướng của bánh xe số phận.

Trong Light Vision Tarot/ Prisma Vision Tarot, thông điệp: “ Sự cân bằng, không thể nói trước được điều gì” của Wheel of Fortune vẫn được giữ nguyên. Tác giả chỉ mang đến một cách thể hiện khác cho lá Wheel of Fortune , thông qua cuộc chiến chưa thể phân bại giữa cặp đôi tương quan Công và Rắn.

Trong bất kì nền văn hóa nào, phương Đông hay phương Tây, con rắn mang trong mình sự đối lập, là sự xấu xa và cũng là sự tốt đẹp . Nó chính là biểu tượng của sự hỗn loạn và trật tự; cái chết và sự tái sinh; là biểu tượng của nước và biểu tượng của lửa; sự bảo vệ, che chở và sự đe dọa, tàn phá; tri thức và mông muội …

Trong các nền văn hóa cổ như Ai Cập, Hi Lạp, Ấn Độ, …, rắn chính là con vật linh thiêng, đại diện cho sự cao quý. Rắn, trong văn hóa Ai Cập, là con vật thần, linh thiêng, là sự bất tử, tái sinh và vĩnh cửu. Rắn chính là vị thần bảo hộ của người Ai Cập.Nó được chọn làm vật trang trí trên vương miện của Pharaoh, đồ trang sức của Paraoh.

Trong thần thoại Hi Lạp, rắn là những con quái vật hung tợn, thách thức những vị anh hùng của đất nước Hi Lạp thần thánh như con rắn Hydra trong mười hai chiến công của Heracles, nữ thần đầu rắn Medusa, Typhon,… Nhưng con rắn cũng chính là biểu tượng của tri thức, tái sinh thông qua hình tượng cây gậy Esculape. Trong một lần tình cờ, Esculape đập chết một con rắn bằng cây gậy của mình. Một con rắn khác dùng thảo dược cứu sống cho con rắn đã chết. Từ đó, hai con rắn quấn lấy nhau trên cây gậy gỗ cây nguyệt quế của Esculape. Sau nay, cây gậy ấy chính là biểu tượng của ngành y.

Trong văn hóa Ấn Độ, người ta tôn sùng rắn đến mức nghĩ đến văn hóa dân gian Ấn Độ là nghĩ ngay đến hình tượng con rắn. Nó gắn liền chặt chẽ đến đời sống tâm linh cũng như cuộc sống thường nhật của người Ấn Độ. Trong đời sống tâm linh, Naga là tên vị thần rắn trong Ấn Độ giáo. Họ có hẳn một ngày lễ Nag Panchami để bày tỏ tấm lòng thành kính với rắn. Còn trong đời sống thường nhật, một phần người dân Ấn Độ mưu sinh bằng việc bắt rắn hay biểu diễn màn thôi miên rắn nổi tiếng.
Thần rắn NaGa

Trong văn hóa cổ thì rắn chính là con vật linh thiêng, vị thần bảo trợ, đại diện cho những điều tốt đẹp, phúc lành. Chỉ khi bước vào Kinh Thánh, con rắn mới mang trong mình một hình ảnh khác, đối lập với hình ảnh trong văn hóa cổ. Nó chính là đại diện cho những điều xấu xa, cám dỗ. Bởi nó đã dụ dỗ Eva ăn trái cấm, quả cây nhận thức. Sau đó, Eva còn nói Adam cùng ăn trái cấm nữa. Rồi, mắt họ được khai mở, nhìn thấy sự trần trụi của bản thân mà kiếm lá che thân thể. Rắn thì xấu xa và cám dỗ. Nhưng, sự xấu xa, cám dỗ này xuất phát từ sự khát khao trí thức. Con rắn chỉ là hình tượng, thực thể đại diện mà thôi.

Rắn dụ dỗ Eva và Adam ăn trái cấm.

Nói tóm lại, rắn là một biểu tượng cổ, lâu đời. Nó mang trong mình sự đối lập. Nó vừa là cái tốt, cũng vừa là cái xấu. Nó cũng là biểu tượng của sự hỗn loạn, cũng là biểu tượng của sự trật tự. Cũng như hình tượng rắn, hình tượng con công cũng là biểu tượng của sự hỗn loạn, sự tái sinh trong các nền văn hóa. Điểm khác biệt duy nhất là ý nghĩa của hình tượng công chỉ mang một nghĩa thuần nhất, đơn giản, cao sang hơn hình tượng con rắn tầm thường, kém hình tượng rắn một vài nghĩa.

Trong các nền văn hóa, Công chính là hình tượng của vua chúa, sự cao quý tột bậc. Nó đẹp bởi màu lông nổi bật lên giữa khung cảnh xung quanh nó. Trong thần thoại Hy Lạp, công chính là biểu thị lòng biết ơn của nữ thần Hera với người trăm mắt Argus. Trong văn hóa phương Đông, công chính là biểu tượng của sự cao quý. Chỉ có tầng lớp quan lại cao cấp mới được dùng lông công trong quan phục của mình.


Nhìn nhận theo một cách khác, công chính là hình mẫu của chim phượng hoàng kinh điển. Trong văn hóa cổ, phượng hoàng chính là biểu tượng của sự luân hồi, tái sinh. Khi sắp chết đi, phượng hoàng sẽ tự tìm lấy một nơi yên tĩnh, tự kết cho mình một cái tổ bằng đủ thứ cỏ thơm, quý. Khi đến lúc, nó sẽ tự hỏa thiêu tấm thân già cỗi của mình. Từ đống tro tàn cũ, một chú phượng hoàng non được sinh ra. Nó là sự tiếp nối trường tồn, không bao giờ chấm dứt, lưu giữ và truyền lại những giá trị văn hóa từ đời này sang đời khác.

Quay trở lại với cuộc chiến giữa Công và Rắn trong lá Wheel of Fortune. Cuộc chiến này không đơn thuần là cuộc chiến của hai con vật. Nó còn là cuộc chiến cân bằng của số phận, cuộc chiến của cái xấu và cái tốt, cuộc chiến giành quyền lực của vị vua cao quý và kẻ tôi đòi thấp hèn.

Con công chính là hình tượng của vị vua cao quý, những điều tốt đẹp, phúc lành. Dù cuộc chiến hỗn loạn là vậy, nó vẫn giữ vẻ mặt bình thản, giữ vững tư thế ngẩng cao đầu, đầy thách thức, cao ngạo trước sự hung tợn của con rắn. Nó cũng thể hiện sự trật tự, lề lối, nguyên tắc trong bất kì tình huống nào.

Trái với con công, con rắn mang trong mình sự đối trọng, hỗn loạn, dữ tợn, thấp hèn, mánh lới. Trong khoảng nhìn lớn, cuộc chiến này là cuộc chiến giữa rắn và công. Vì hai con rắn cùng hợp sức lại với nhau để đấu với con công. Con rắn bên dưới chịu để con công cắp lấy nhằm phân tán sự tập trung của con công với con rắn bên trên. Nó khiến con công nghĩ rằng con công đang chiếm ưu thế khi cắp được kẻ thù, đã chiếm được thế thượng phong. Con rắn bên trên, nhờ sự hi sinh của bạn mình, dữ tợn đe dọa con công. Vẻ mặt của con công vừa ngạc nhiên, vừa hoảng hốt nhưng cũng bình tĩnh. Vẻ mặt ấy chính là đang tự hỏi bản thân: “Tại sao mình đã khiến con rắn đau mà nó vẫn có thể dữ tợn như vậy.”.

Trong khoảng nhìn hạn hẹp, cuộc chiến này cũng là cuộc chiến hỗn loạn, tranh giành của hai con rắn với nhau. Chúng cuốn xoắn vào nhau đến mức không thể phân biệt được phần thân nào của con rắn nào nữa. Con rắn bên dưới thì cuốn vào con bên trên. Nó nghĩ rằng nó đang cắn thân của con rắn bên trên. Trong khi, kì thực, nó lại tự cắn chính mình. Vô hình chung, hình ảnh này biểu thị vòng tuần toàn khép kín, tưởng hại được người , nhưng lại đang tự hại chính mình.

Là sự phát triển ý nghĩa cao hơn con rắn bên dưới, con rắn bên trên thể hiện sự rối loạn hơn nữa. Vì thế mà thân thể con rắn này còn xoắn rối rắm hơn nữa, đến mức rất khó có thể nhận ra nổi đường thân của nó. Sự rối này không phải bất lợi của con rắn. Thậm chí, nó lại là điều kiện hoàn hảo, điểm tựa hoàn hảo cho nó. Nó biểu trưng cho sự rối ren, hỗn loạn, ác độc. Nó đem cái sự ấy mà đối lại với sự rõ ràng của con công. Đây chính là hình tượng cuộc chiến chuẩn mực nhất, bóng tối- con rắn đối chọi với ánh sáng- con công.

“Hai đánh một, chẳng chột cũng què”. Dù cao sang, quanh minh chính đại đến đâu, con công đơn thương độc mã không thể đối chọi nổi với hai con rắn lòng dạ đen tối kia. Nó cần đồng minh để tạo sự cân bằng, tương quan lực lượng trong cuộc chiến này. Chính vì điều đó, một con công khác xuất hiện. Con công này thể hiện sự công bằng của số phận. Lực lượng giữa bóng tối và ánh sáng là cân bằng với nhau trong cuộc chiến của số phận, của định mệnh. Không bên nào có thể hơn bên nào cả. Bánh xe của số phận chỉ có thể chuyển động khi có những lực lượng đối trọng nhau.

Trong hành trình của Gã Khờ, Wheel of Fortune được xếp sau The Hermit. Ở thời điểm này, vị ẩn sỹ già đã ngộ ra được chân lý của cuộc sống sau cả quá trình chuyên tâm suy nghĩ, vượt qua cuộc hành trình thử thách đầy gian khổ. Ông ấy, giờ mới hiểu rằng, chẳng có gì có thể ngăn nổi định mệnh. Có nhiều chuyện, không thể cứ muốn là được, không bao giờ theo ý mình được. Cứ toan tính thật nhiều vào. Nhưng, đến thời điểm then chốt, tất cả hóa thành hư không bởi số mệnh.

Ngược về bảy lá, Wheel of Fortune ứng với lá The Empress. Điểm chung của hai lá này là không có quy luật nào cả. The Empress là tình yêu không điều kiện, không quy tắc, buông lơi của người mẹ. Còn Wheel of Fortune là sự buông lơi, không quy luật của The Fool trong thế giới nội tâm của mình. Rõ ràng, The Fool không có quyền chọn được hoàn cảnh số mệnh. Gã không thể điều chỉnh được vòng quay số mệnh của mình. Gã chỉ có thể thuận theo nó, có quyền chọn thái độ tích cực nhất có thể dối với hoàn cảnh số mệnh của mình mà thôi.

Wheel of Fortune được đánh số 10 trong Tarot. Số 10 được tạo ra bằng việc ghép số 1 và số 0. Vừa vặn, số 1 chính là con số của The Magician, sự định hướng rõ ràng. Số 0 là con số của The Fool, sự hỗn loạn. Kết hợp lại, nó là sự rõ ràng trong hỗn loạn; hỗn loạn trong rõ ràng. Nó là sự tranh chấp của hai đối lực tương quan. Không có bên này chiếm ưu thế cả. Nó chỉ ra rằng định mệnh là sự kết hợp của những thứ định hình được và không thể định hình được. Dưới góc độ thông thường, số 10- định mệnh chính là thang điểm cao nhất cho sự hoàn hảo, tuyệt đối nhất.

Wheel of Fortune đại diện cho sao Mộc, ngôi sao của may mắn, lạc quan. Tất nhiên, may mắn là niềm vui, thì chẳng cần đến lạc quan. Nhưng, nói đến số phận là nhắc đến sự may rủi trong đời. Chuyện gì xảy ra cũng có hai mặt tốt xấu, hên xui đi liền với nhau. Thành ra chuyện vui không hẳn đã là vui, mà nó còn tiềm ẩn vài điều buồn trong đó. Chuyện buồn cũng không hẳn là xấu, nó còn tiềm ẩn vài điều vui trong đó.

Nói một cách ngắn gọn, Wheel of Fortune mang đến một thông điệp rằng: “Số phận là một thứ rất khó nắm bắt. Quy luật của nó không phải là kẻ mạnh thì thắng, kẻ yếu thì thua. Nó là nhân quả, sự cân bằng, luật bù trừ. Khi bánh xe bị kéo đi xuống thì luôn có một lực lượng tương quan, đối nghịch khác kéo bánh xe đi lên. Con người có thể tính toán chi tiết mọi chuyện để mưu cầu lợi ích tối đa cho bản thân mình. Nhưng, những tính toán đó là vô nghĩa trước vòng quay của số phận.”

Về cá nhân, Wheel of Fortune thể hiện con người phó mặc cho số phận. Một mặt, họ không chịu an phận với sự sắp đặt của số phận dành cho mình . Thậm chí, họ dám đối đầu, kiên quyết chống lại sự khắc nghiệt, an bài của số phận. Họ đấu tranh hết sức mình với số phận. Giống như việc số phận muốn họ theo đuổi, đi theo con đường đã được định sẵn. Nhưng, họ không muốn đi theo con đường ấy. Họ chỉ muốn đi theo con đường khác, xuất phát từ nguyện vọng của chính bản thân họ. Nhưng tiếc rằng, sau cả quá trình tranh đấu ấy, họ vô thức hoặc bắt buộc phải theo đuổi con đường mà số phận đã định sẵn, dành sẵn cho họ.

Mặt khác, họ cũng là người chấp nhận buông xuôi theo số phận ngay từ đầu. Hoặc họ hiểu rất rõ rằng, dù có đấu tranh thế nào, quyết liệt đến đâu thì cũng chẳng thể nào đối chọi lại được với số phận. Hoặc, họ không có định hướng rõ ràng về tương lại, về điều họ muốn trong đời. Mọi việc, mọi quyết định đều nghe theo lời khác, thả mình buông xuôi theo vòng quay của số phận.

Về tài chính, Wheel of Fortune thể hiện sự thuận theo tự nhiên. Ở thời điểm được nói đến, bạn đang có những khúc mắc trong kế hoạch tài chính của bản thân mình. Và bạn đang tìm hướng giải quyết cho nó. Cái chính là bạn tìm mãi không ra cách giải quyết. Wheel of Fortune chính là câu trả lời bạn đang tìm kiếm. Trong tương lai gần, giải pháp sẽ tự nhiên đến trong sự không ngờ tới của bạn. Giải pháp này cũng có thể là tốt hoặc không tốt theo cách bạn nghĩ. Nhưng, dù thế nào thì nó cũng sẽ đến, giải quyết vấn đề tài chính của bạn. Hiểu theo một cách khác, Wheel of Fortune báo hiệu việc bạn sẽ có thêm một khoản tài chính bất ngờ nào đó. Hoặc bạn sẽ mất đi một khoản tiền cho việc phải chi tiêu đột xuất, không báo trước.

Về anh chị em, Wheel of Fortune thể hiện một sự thay đổi bất ngờ. Nếu đang có khúc mắc với anh chị em của mình thì vấn đề này sẽ được giải quyết bằng yếu tố bất ngờ xuất hiện. Nó hoặc tháo gỡ nút thắt mâu thuẫn giữa mọi người với nhau, hoặc làm sáng tỏ những điều chưa được hiểu rõ của mọi người. Ngoài ra, Wheel of Fortune cũng thể hiện một sự thay đổi theo hướng xấu đi trong mối quan hệ anh chị em của bạn. Nó xuất phát từ một vài hiểu lầm, vấn đề thường nhật. Bạn không thể tránh được chuyện này. Lời khuyên dành cho bạn nên giải quyết những khúc mắc này ngay khi nó vừa xuất hiện.

Về tình yêu, Wheel of Fortune thể hiện yếu tố bất ngờ trong chuyện tình yêu. Nếu độc thân, bạn sẽ có cơ hội gặp được một đối tượng tiềm năng. Bạn sẽ chú ý đến sự tồn tại của họ. Cuộc gặp gỡ này sẽ thay đổi rất nhiều cuộc sống độc thân của bạn. Họ có thể là người bạn tìm kiếm, một nửa đích thực của bạn. Hoặc người này chỉ là một phút say nắng của bạn. 

Nếu đang yêu, Wheel of Fortune chỉ ra một bước ngoặt quan trọng trong mối quan hệ của hai bạn. Nó thay đổi hoàn toàn mối quan hệ hiện tại của hai bạn. Một mặt, mối quan hệ sẽ tiến lên bằng sự cam kết mạnh mẽ, nghiêm túc từ cả hai bên. Mặc khác, lá bài chỉ ra một bước lùi trong mối quan hệ của hai bạn. Tự bản thân bạn hoặc người đó nhận ra điểm không phù hợp của đối phương với nhu cầu của bản thân. Từ đó, hai bạn muốn có một cái kết, điểm dừng trong mối quan hệ này.


Về công việc, Wheel of Fortune báo hiệu một sự thay đổi trong công việc của bạn. Một mặt, nó là điềm báo một công việc mới, cơ hội mới dành cho bạn. Nếu đang tìm kiếm việc làm thì bạn sẽ nhanh chóng tìm được công việc cho mình. Nó có thể là công việc mà bạn mơ ước. Nó cũng có thể là công việc đủ tốt, đảm bảo tương lai cho bạn. Nếu bạn đã có công việc thì hãy chuẩn bị sẵn tinh thần để đón chờ điều sắp đến. Hoặc bạn sẽ gặp may mắn bất ngờ trong công việc. Tự nhiên mọi chuyện sẽ tốt đẹp, trôi chảy, suôn sẻ bất ngờ. Hoặc, bạn sẽ gặp phải khó khăn từ trên trời rơi xuống. Thế nên, hãy chuẩn bị sẵn sàng nhiều phương án cho những tình huống có thể xảy ra.

Về tình bạn, Wheel of Fortune báo hiệu bước ngoặt trong mối quan hệ bạn bè của bạn. Về mặt tích cực, tình bạn của bạn sẽ tốt lên. Với người bạn hiện tại, tình bạn của hai bạn sẽ tốt đẹp hơn hiện tại, gắn bó thăm thiết hơn nữa. Với người bạn cũ, bạn sẽ có cơ hội gặp lại, nối lại liên lạc với người bạn này. Từ đó, tình bạn sẽ thêm phát triển và gắn bó hơn trước đây. Về mặt tiêu cực, Wheel of Fortune cũng chỉ ra tình bạn của bạn có nguy cơ đổ vỡ. Nguyên nhân vì một sự hiểu lầm, một sự kiện nào đó khiến hai bạn không tìm được tiếng nói chung. Hoặc, bạn của bạn đang chuẩn bị tạo sự bất ngờ dành cho bạn.


Xem toàn bộ bài viết trong cuốn Light Prisma Tarot: Ánh Sáng Tiên Tri của Lệ Trần.

Lệ Trần, thành viên Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở Đài Loan. Quản trị viên của Light Vision Tarot Việt Nam và trang Light Vision Tarot Fan Club. Bài viết mang quan điểm của tác giả.
Đọc tiếp »

Trải Bài Tarot Cổ Điển của Long Phan & Philippe Ngo

item-thumbnail
Trong cuốn sách này, Long Phan và tôi đã tổng hợp và hiệu đính hơn mười phương pháp trải bài tarot cổ điển đã từng được các nhà huyền học cấp cao trong giới tarot sử dụng. Những trải bài này, ngày nay đã rơi vào dĩ vãng và ít khi được nhắc đến vì phải cạnh tranh với những phương pháp hiện đại đơn giản hơn rất nhiều. Nhưng không phải vì thế mà những phương pháp này trở nên kém hiệu lực, và nó vẫn tiếp tục được sử dụng bởi các nhà tarot huyền học. Và hầu như, khi một tarot reader đạt một trình độ đủ cao, tôi tin là họ sẽ lại quay về tìm những trải bài cổ điển vô cùng kỳ diệu và phức tạp này để nghiên cứu. Cuốn sách có thể coi là một nỗ lực trong việc hỗ trợ những tarot reader chuyên nghiệp để hiểu hơn về những trải bài cổ điển huyền học. 

Hiệu Đính Các Trải Bài Tarot Cổ Điển của Long Phan và Philippe Ngo.

Cuốn sách là một dự án quan trọng của tôi kéo dài nhiều năm. Trong thời gian đó, tôi đã lần lượt tìm và trích lục lại tất cả những phương pháp cổ điển trong các sách ra đời từ đầu thế kỷ 18 với luận giải của Gebelin cho đến cuối thời kỳ vàng son của Golden Dawn. Các tư liệu đó, một số bằng tiếng Anh, Pháp và Ý được các cộng tác viên của hội dịch và hoàn thành bản dịch trong hai năm ròng. Long Phan và tôi đã dành thời gian để hiệu đính bản dịch, chỉnh sửa và bình phẩm một các xác đáng những yếu tố cấu thành nên các phương pháp. Công việc vẫn đang tiếp tục và hi vọng sẽ kết thúc vào cuối năm 2015 (tính từ ngày lên ý tưởng cho đến nay là hơn 4 năm).



Phát hành dự kiến: tháng 12.2015.


Cuốn sách là một dự án hợp tác giữa Philippe Ngo và Long Phan, một người nghiên cứu tarot tại tp HCM.


TRẢI BÀI TAROT CỔ ĐIỂN
(ANCIENT CLASSICAL TAROT SPREADS)
ISBN-10: 1515266710
ISBN-13: 978-1515266716
Phiên Bản Trực Tuyến (Online Edition): Đọc trực tuyến miễn phí trên website. Phiên bản điện tử miễn phí, có thể chứa toàn bộ nội dung hoặc chỉ một phần nội dung sách. Phiên bản trực tuyến miễn phí, có thể không phải là bản chính thức của sách mà có thể là bản nháp trước khi beta của cuốn sách. Vui lòng không sao chép bất kỳ nội dung nào của chúng tôi đến các trang khác mà không thông qua sự cho phép. 
Phiên Bản Điện Tử (Electronic Edition): Tải về miễn phí trên website. Phiên bản điện tử miễn phí, có thể chứa toàn bộ nội dung hoặc chỉ một phần nội dung sách. Vui lòng không tái phân phối bản điện tử dưới mọi hình thức. Nếu bạn muốn chia sẻ, hãy chia sẽ liên kết (link) giới thiệu sách của chúng tôi.
Phiên Bản Bìa Cứng (Hardcover Edition, Limited Edition): Phân phối độc quyền bởi TAROT BOOK SERIES (tp.HCM). Phiên bản giới hạn dành riêng cho những bạn có thú vui sưu tập sách giả cổ. Sách bìa cứng bọc da, in chữ mạ vàng, nội dung được trang trí cầu kỳ theo phong cách cổ. Mỗi trang đều có trang trí và phần chữ gọn trong trang trí. Một số cuốn có thể được trang trí đính đồng, khắc da hoặc đính đá quý. 


Phiên Bản Bìa Mềm (Softcover Edition, Standard Edition): Phát hành rộng rãi toàn thế giới. Phiên bản chuẩn của sách được thiết kế theo lối hiện đại, dễ đọc, phát hành toàn thế giới. Các bạn có thể mua sách trực tiếp trên hệ thống bán sách trực tuyến Amazon và Book Depository, hệ thống niêm yết sách của Barnes&Noble, hệ thống cho thuê sách Chegg hoặc có thể nhờ các shop trung gian (LT TAROT SHOP hoặc MIRASTORE) vận chuyển về Việt Nam. Sách trên amazon được niêm yết bằng tiếng Anh. Bạn có thể sử dụng tên tiếng anh hoặc ISBN để tìm sách. Giá thống nhất tất cả đầu sách là 14.99$.




ĐỌC TRỰC TUYẾN TRÊN WEBSITE

{nhắp vào liên kết để đọc, chú ý, nội dung trong website là nội dung nháp của cuốn sách, chưa được hiệu đính, có thể khác biệt so với nội dung chính thức của cuốn sách}

Lời Bạt

Lời Mở Đầu

Chương I: 
Chương II: 
Chương III: 
Chương IIII: 
Chương V: 
Phương Pháp Vòng Cấu Trúc của Dr.Papus
Chương VI: 
Phương Pháp Ba Chu Kỳ của S.M.Mathers
Chương VII: 
Phương Pháp Tuần Hoàn Năm của S.M.Mathers
Chương VIII: 
Phương Pháp Vòng Quay Số Phận của Etteilla 
Chương VIIII: 
Phương Pháp Vòng Hoàng Đạo của A.E.Thierens
Chương X:
Phương Pháp Chữ Thập của O.Wirth
Chương XI:
Phương Pháp Khai Mở Khóa của A.Crowley
Chương XII:
Phương Pháp Giấc Mơ Joseph của C.de.Mellet
Chương Kết

Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot tại Pháp. 
Long Phan, thành viên Mật Hội Tarot, một người nghiên cứu Tarot tại tp.HCM.
Đọc tiếp »

Hiệu Đính Các Trải Bài Cổ Điển - Chương IV: Phương Pháp Móng Ngựa của S.L.Mathers

item-thumbnail
A. HIỆU ĐÍNH

Ngay sau đây tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một vài phương pháp bói bài. Người bói có thể áp dụng bất cứ cách nào mà mình thích, hoặc có thể kết hợp các phương pháp lại với nhau.



Dù trong bất kì trải bài nào, thì điều quan trọng nhất chính là người bói cần phải xào bài thật cẩn thận. Có 2 vấn đề cần lưu ý: Thứ nhất: lật ngược một số lá bài trước khi xào và kênh (cắt) bài. Thứ hai, xào kĩ để thay đổi vị trí và thứ tự của các lá bài. Sau đó thì kênh bài. Khi xào và kênh bài, người hỏi nên suy nghĩ thật nghiêm túc về những vấn đề khiến bản thân lo lắng và mong muốn được giải đáp; nếu không những lá bài sẽ không thực sự linh nghiệm. Công đoạn xào và kênh bài nên được thực hiện ba lần liên tục. Người xào bài nên để úp các lá bài xuống. 

Trước hết, hãy xào và kênh bài thật kĩ, như đã hướng dẫn ở trên. Đăt lá đầu tiên lên bàn, ta đặt bên cho vị trí này là B, chia lá thứ hai ở bên cạnh, ta gọi là A (ta đã có 2 “cửa” bài A và B, dựa vào 2 cừa này, ta sẽ chia hết toàn bộ bộ bài.) Sau đó chia lá thứ 3 và 4 ở B, lá thứ 5 ở A; lá thứ 6 và 7 ở B, lá thứ 8 ở A; lá thứ 9 và 10 ở B, lá thứ 11 ở A. Cứ tiếp tục chia hai lá ở B và 1 lá ở A cho đến khi hết bộ bài. Ta sẽ có tụ A gồm 26 lá và tụ B gồm 52 lá.

Bây giờ hãy lấy 52 lá của tụ B lên. Chia lá trên cùng xuống một chỗ trống, ta gọi vị trí đó là cửa D, chia lá tiếp theo ở một vị trí khác gọi là C. (Ta có 2 cửa C và D). Tiếp tục chia lá thứ 3 và 4 ở D, lá thứ 5 ở C; lá thứ 6 và 7 ở D, lá thứ 8 ở C; cứ thế ta chia hết 52 lá. Lúc này ta có 3 tụ bài: Tụ A có 26 lá, tụ C có 17 lá và tụ D có 35 lá.

Ta lại lấy tụ D gồm 35 lá lên, chia lá đầu trên cùng xuống một chỗ trống khác gọi là F, lá tiếp theo ở E (để tạo nên 2 “cửa” E và F.) Ta tiếp tục chia lá thứ 3 và 4 ở F, lá thứ 5 ở E, cứ thế chia hết 35 lá.

Lúc này ta sẽ có tất cả 4 tụ: A có 26 lá, C có 17 lá, E có 11 lá và F có 24 lá. Đặt tụ F sang một bên, những lá bài này sẽ không dung để bói, các lá này được xem như không liên quan tới vấn đề được hỏi. Bây giờ chỉ còn A, C và E.

Trải 26 lá bài ở tụ A úp xuống theo chiều trải từ phải sang trái (lưu ý rằng không được thay đổi trật tự của các lá) để chúng trông giống như hình móng ngựa, lá trên cùng lúc này nằm thấp nhất phía tay phải, và lá thứ 26 nằm thấp nhất phía tay trái. Đọc ý nghĩa của các lá bài từ phải sang trái trước khi giải thích. Khi hoàn thành, ta sẽ có câu trả lời bằng cách liên kết các lá bài lại với nhau như sau: Lấy lá đầu tiên và lá thứ 26, kết hợp ý nghĩa của chúng lại, tiếp theo lấy lá thứ 2 và lá thứ 25, tiếp tục cho đến cặp cuối cùng là lá thứ 13 và 14. Giải nghĩa xong thì đặt A sang một bên, làm tương tự với tụ C và tụ E.

Đây là một phương pháp bói bài cổ xưa được tin rằng rất linh nghiệm.

B. BÌNH LUẬN

a. Nguồn gốc:

Phương pháp này được được tìm thấy trong cuốn The Tarot của S. L. MacGregor Mathers xuất bản năm 1888.

Samuel Liddel MacGregor Mathers, sinh năm 1854, mất 1918. Ông được biết đến như là một trong những người sáng lập ra hội Golden Dawn. Ông vừa là thầy, vừa là kẻ thù của Crowley, tác giả của bộ Thoth. 

Những tác phẩm của Mathers như Book T, The Tarot, Kabbalah Unveiled, The Key of Solomon… luôn có giá trị là chuẩn mực để người ta tham chiếu vào.

Nói như vậy để các bạn có thể thấy rằng, phương pháp trong cuốn sách The Tarot này là một trong những phương pháp cổ điển và có độ tin cậy cao đến mức nào.

Phương pháp rút bài hình móng ngựa (Horseshoe Spread) là một phương pháp cổ điển, phiên bản của nó thường có 6 hoặc 7 lá. Ở đây tác giả đã nâng số lá lên rất nhiều lần, nhưng phương pháp giải kết hợp từng cặp lại với nhau thì vẫn giữ nguyên.

Có vẻ như việc chia số lá bài thành 26, 17, 11 có cùng chung nguồn gốc với phương pháp Thoth của Etteilla.

b. Cơ sở lý luận: 

Tuy tác giả không giải thích nhiều về phương pháp này, nhưng ta có thể nhận thấy rằng, bộ bài cuối cùng sẽ được chia thành 4 tụ, 4 tụ này tương ứng với 4 chữ thần thánh mang tên của Chúa Y H V H, hay ứng với 4 nguyên tố Lửa, Nước, Khí, Đất. Trong đó, chỉ có 3 tụ được dùng để bói, 3 tụ này tương ứng với 3 chữ đầu tiên Y H V, hay ứng với 3 nguyên tố Lửa, Nước, Khí. Trong 4 âm tiết Yod, He, Vav, he thì chữ “he” thứ 2 chỉ là âm gió, trong 4 nguyên tố thì Đất là nguyên tố phụ được thêm vào sau cùng, bởi vậy nên Mather đã bỏ đi tụ cuối cùng trong 4 tụ, xem như trong đó không có chứa đáp án của câu hỏi.

Tụ A, 26 lá. 26 trong phép diễn giải số học thần thánh (Gematrica) nó được xem là số huyền nhiệm. Vì nó đúng bằng tổng giá trị của 4 chữ cái tạo thành tên chúa Yod = 10, He = 5, Vav = 6, he = 5. 

17 là một con số có ý nghĩa quan trọng trong cuốn Sáng Thế Ký.

11 là một con số huyền nhiệm, được hội Thelema của Crowley xem như là con số linh thiêng.

Mà ta thấy rằng 26 = 78/3. 17 ~ 52/3. 11 ~ 35/3. Vậy mấu chốt của phương pháp này là qua 3 lần chia 3 bộ bài ta sẽ lấy được ra những lá bài mình cần.

c. Ưu và nhược điểm của phương pháp này:

- Ưu điểm: Sử dụng được trong mọi câu hỏi, đặc biệt là những câu hỏi yêu cầu độ chi tiết cao thì càng hữu dụng. Phương pháp này bạn không cần phải nhớ vị trí, ý nghĩa của từng vị trí là gì, bạn chỉ cần biết cách chia bài, gần giống cách chia bài tú lơ khơ, vậy là xong. Giải bài bằng cách kết hợp các lá bài từng đôi một, khi đã làm quen với ý nghĩa của các lá bài rồi, bạn sẽ đọc nó một cách rất nhẹ nhàng và đơn giản.

- Nhược điểm: Quá nhiều lá bài cho một trải bài, nên nó không thích hợp đối với những vấn đề nhỏ, đơn giản. Vì nó sử dụng quá nhiều lá bài, nên để giải xong một case ắt hẳn sẽ ngốn của bạn không ít thời gian. Một vấn đề nổi cộm của phương pháp này là nó không có ý nghĩa của từng vị trí, thậm chí từng hàng của nó cũng không có ý nghĩa nhất định. Như vậy ý nghĩa của nó hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm cũng như kiến thức của người bói.

d. Những lưu ý trong phương pháp này:

Đây lá một phương pháp, theo như lời tác giả, cổ điển. Nhưng nó khác với các phương pháp cổ khác, nó không có lá bài đại diện (Significator, Inquirer…). 

Có 2 vấn đề được nêu ra ở đầu phương pháp này: 1 là đảo ngược một số lá lại để có lá ngược. Phương pháp tạo lá bài ngược này đã được A.E. Waite kế thừa trong cuốn sách Pictorial Key To The Tarot của mình. Vấn đề thứ 2 là xào bài thật kĩ. Trong khi xào và kênh bài phải tập trung suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề cần giải đáp. Đây là vấn đề muôn thuở, nó vừa mang tính thủ tục vừa mang tính tâm linh. Nếu bạn không thành tâm, các lá bài liệu có ứng nghiệm cho bạn?

Xào và cắt bài 3 lần liên tục. Cách xào bài này cũng được A.E. Waite áp dụng trong phương pháp Celtic Cross.

Không có ý nghĩa cho từng vị trí, từng cặp, thậm chí từng hàng của nó. Nhưng thông qua phép Gematrica ta có thể xác định được phần nào.

Số 26 được xem là con số thần thánh, tượng trưng cho Chúa. Vì vậy ta có thể gán cho tụ A 26 lá là những sự kiện được Chúa sắp đặt, mang tính định mệnh. Số 26 ứng Danh từ Yehovah (YHVH) được xuất hiện lần đầu tiên trong Sáng Thế Ký 2:4.

Với con số 17, nó xuất hiện lần đầu trong Sáng Thế Ký 1:4 với từ towb (TVB) mang ý nghĩa “điều tốt đẹp”. Như vậy ta có thể xem xét tụ 17 lá như là những điều thuận lợi, điều tốt đẹp sẽ đến trong vấn đề được hỏi.

Con số 11, ứng với từ “ed” (VAD) xuất hiện lần đầu ở Sáng Thế Ký 2:6 mang ý nghĩa những điều còn che giấu, chưa sáng tỏ, nó cũng mang ý nghĩa những điều muộn phiền. Từ đó ta có thể xem như tụ 11 lá nói về những trở ngại, những điều còn ẩn giấu phía sau vấn đề cần hỏi.

Phương pháp đọc bài bằng cách gom 2 lá lại với nhau theo từng cặp thoạt nghe có vẻ khó, nhưng nếu đọc kĩ phần giải nghĩa trong The Tarot, nó sẽ trở nên khá đơn giản.

Với tụ 17 và 11 lá, lá ở giữa sẽ là trung tâm sự kiện và nó đứng một mình, không bắt cặp với lá nào khác.

C. KẾT LUẬN:

Phương pháp trải bài móng ngựa của S.L. Mathers trong cuốn The Tarot là một phương pháp cổ hoàn toàn có cơ sở để tin cậy. Các bạn có thể áp dụng nguyên mẫu phương pháp này hoặc kết hợp với các phương pháp khác. Cách đọc bài bằng từng đôi một có thể được áp dụng trong nhiều trường hợp, ví dụ như trải bài freestyle 3 lá, 5 lá, 7 lá… Cụ thể nhất thì nó có thể được áp dụng vào phương pháp OOK sẽ được đề cập đến ở các phần sau.

Phương pháp này, với số lượng bài lớn, có thể giải quyết triệt để các vấn đề lớn nhỏ. Nhưng đôi khi lại khá mất thời gian. Vì thế hãy áp dụng tùy trường hợp. Đây là một phương pháp cổ rất đáng tin cậy.

Đọc các chương còn lại của cuốn Hiệu Đính Các Trải Bài Cổ Điển của Long Phan & Philippe Ngo.
Long Phan, thành viên Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở tp.HCM. 
Đọc tiếp »

Hiệu Đính Các Trải Bài Tarot Cổ Điển - Chương III: Hiệu Đính Phương Pháp Phản Biến Dịch (35 Lá) Của A.E.Waite

item-thumbnail
A. HIỆU ĐÍNH.

Sau khi việc đọc bài theo Phương pháp Biến dịch kết thúc, nhưng vấn đề chưa được sang tỏ, hoặc vẫn còn những câu hỏi khác thì chúng ta thực hiện như sau:

Lấy các lá bài chưa được sử dụng trong phương pháp Biến dịch. (35 lá còn lại), đặt thành một tụ trước mặt Querent, lật ngửa lên trên. 35 lá bài sẽ được xào và cắt như trước đó, sau đó được chia thành 6 tụ như sau: 




Tụ I gồm 7 lá.

Tụ II gồm 6 lá, tiếp tục như vậy, tụ III là 5 lá, tụ IV có 4 lá, tụ V có 2 lá và tụ cuối cùng có 11 lá. Sắp xếp các tụ như hình:


Liên tục lấy các tụ và xếp chúng thành 6 hàng, chiều dài không cần thiết phải bằng nhau.

Hàng đầu tiên tượng trưng cho ngôi nhà, môi trường v…v…

Hàng thứ 2 tượng trưng cho người, sự vật, sự việc đang được xem xét.

Hàng thứ 3 tượng trưng cho những thứ đang diễn ra bên ngoài, sự kiện, con người, v…v…

Hàng thứ 4 tượng trưng cho một điều bất ngờ, không được ngờ tới, v…v…

Hàng thứ 5 tượng trưng cho sự chia sẻ, giúp cân bằng với những điều xấu ở các hàng trên.

Hàng thứ 6 thì cần phải trao đổi thêm với Querent để làm sáng tỏ vấn đề, một phần của nó không quan trọng cho lắm.

Những lá bài này nên được đọc từ trái sang phải, bắt đầu từ hàng trên cùng.

Ta có thể kết luận rằng không có phương pháp bói Tarot nào mà không áp dụng được cho những lá bài Tây thông thường, ngoại trừ những lá mặt thêm vào, và trên hết là những lá Ẩn Chính, những lá làm tăng giá trị và độ chính xác của lời tiên tri.

Và đây, để kết thúc mọi vấn đề, tôi còn một số lời – như là lời kết – xa xa hơn một chút. Đó là tôi có cảm giác rằng các lá ẩn chính chứa đựng thuyết huyền bí trong đó. Ở đây không có nghĩa là tôi đã quen với hội kín và hội huynh đệ mà trong đó các học thuyết được xây dựng và có cả những kiến thức Tarot cấp cao. Tôi cũng không nói rằng những học thuyết đó, được gìn giữ và truyền lại, có thể được phát triển một cách độc lập trong các lá ẩn chính. Những học thuyết đó không hề tách rời khỏi Tarot. Các hội kín tồn tại có những kiến thức đặc biệt ở cả hai mảng; kiến thức dựa trên Tarot và những kiến thức ngoài Tarot; cả 2 mảng đều có một gốc chung. Nhưng cũng có những thứ được bảo tồn, không phải trong hội kín hay ngoài xã hội, mà được truyền lại theo một cách khác. Ngoài những cách kế thừa này ra, bất kì ai nghiên cứu huyền học cũng có thể phân chia và kết hợp các lá The Magician, The Fool, The High Priestes, The Hierophant, The Empres, The Emperor, The Hanged Man và The Tower. Sau đó anh ta có thể xem xét lá bài Last Judgement. Chúng chứa những huyền thoại về linh hồn. Những lá ẩn chính khác là những chi tiết – như người ta vẫn thường nói - những biến cố. Có lẽ một người như vậy sẽ bắt đầu hiểu được những thứ sâu xa ẩn sau các biểu tượng, cho dù người đầu tiên sáng tạo ra là ai và cách thức bảo tồn như thế nào. Nếu như vậy, anh ta cũng sẽ hiểu tại sao tôi lại lo lắng cho bản thân, nhưng vẫn bất chấp mạo hiểm để viết về vấn đề bói bài này. 

B. BÌNH LUẬN

a. Nguồn gốc của trải bài:

Trải bài này nằm trong cuốn Pictorial Key To The Tarot của A.E.Waite xuất bản năm 1911. Cuốn sách này có thể được xem là Phúc Âm của giới Tarot. Nếu bạn nói rằng bạn sử dụng Tarot nhưng chưa từng đọc qua cuốn này thì cũng giống như một tín đồ Công Giáo chưa từng biết đến Kinh Thánh vậy.

Trải bài này thực chất là một trải bài phụ nhằm hỗ trợ cho phương pháp biến dịch 42 lá (chính xác là 43 lá cả thảy) ở trong cuốn sách này. Khi phương pháp biến dịch với 42 lá không đem đến kết quả như ta mong đợi, hoặc có những vấn đề chưa được sáng tỏ, ta sẽ tiếp tục đào sâu vấn đề với 35 lá bài còn lại.

b. Cơ sở lý luận:

Như ta đã biết, trải bài này là một trải bài phụ hỗ trợ cho phương pháp biến dịch, vậy nên cơ sở lý luận của trải bài này là dựa vào phương pháp biến dịch. 

Phương pháp này được sử dụng khi không có câu hỏi xác định, khi người hỏi muốn biết chung chung những việc liên quan đến cuộc sống và số phận của họ. Khi những lá bài trước đó không thể cho ta biết kết quả, thì ẩn số nằm trong những lá bài còn lại.

Phương pháp này sử dụng nhiều lá bài nhưng không gán ý nghĩa cho từng vị trí, bởi vậy nên trực giác của người bói trong phương pháp này là rất quan trọng.

c. Ưu và khuyết điểm của trải bài:

- Ưu điểm: Trải bài này là một trải bài bổ trợ nhằm làm sáng tỏ những vấn đề còn chưa được nhìn thấy hết ở trong phương pháp biến dịch. Tuy sử dụng nhiều lá bài nhưng trải bài này khá dễ nhớ và dễ sử dụng, bởi nó cần nhiều trực giác, cảm giác hơn là các kiến thức về thủ tục, biểu tượng v…v…

- Khuyết điểm: Vì nó là một trải bài phụ cho nên ít khi được sử dụng như một trải bài độc lập. Tất nhiên nếu bạn muốn sử dụng nó như một trải bài riêng biệt thì cũng hoàn toàn được. Nhưng với số lượng lá khá lớn, lên tới 35 lá thì đây không phải là trải bài dùng trong trường hợp hạn chế về không gian cũng như thời gian. Vì phương pháp này sử dụng nhiều trực giác, nên đôi khi người bói sẽ lạm dụng nó và dẫn tới sai lầm trong kết quả.

d. Những điểm cần lưu ý:

- Tuy rằng phương pháp 35 lá này được sinh ra để hỗ trợ cho phương pháp biến dịch. Nhưng với cấu trúc của nó, nó hoàn toàn có thể trở thành một trải bài riêng biệt, không cần phải dựa vào phương pháp biến dịch. Trải bài này không chỉ giúp trả lời cho câu hỏi chung mà còn có thể đi sâu và chi tiết. Phạm vi của nó mang tính phổ quát tương đương với phương pháp Celtic Cross. Có thể cho thấy tình trạng của vấn đề, môi trường xung quanh, trở ngại, thuận lợi đối với vấn đề đó. Nó lấp đi những khuyết điểm ban đầu của phương pháp biến dịch.

- Nếu trong phương pháp biến dịch, các hàng không được gán một ý nghĩa nhất định nào. Thì đối với trải bài 35 lá này, mỗi hàng lại có một ý nghĩa tương ứng.

- Xào và cắt bài trong phương pháp này giống với phương pháp biến dịch. Tức là người bói xào bài, người được bói cắt bài, bằng tay trái. Để tạo ra lá ngược thì đảo ngược một số lá bài trong khi cắt. Cần đảm bảo rằng số lá ngược phải ít hơn số lá xuôi. (Đọc thêm trong Phương pháp biến dịch).

- Nếu trong phương pháp biến dịch, các hàng được đọc từ phải qua trái, thì trong phương pháp này, ta đọc từ trái qua phải, bắt đầu từ hàng trên cùng.

- Trong quá trình bói bài cần có sự trao đổi với người được bói để làm sáng tỏ thêm vấn đề.

- Waite cho rằng, tất cả các phương pháp bói Tarot đều được áp dụng cho bài Tây. Các lá ẩn chính chỉ nhằm làm tăng độ chính xác và sáng tỏ thêm vấn đề.

C. KẾT LUẬN.

Phương pháp 35 lá của A.E.Waite tuy chỉ là một trải bài phụ hỗ trợ cho phương pháp biến dịch. Nhưng tính ứng dụng của nó rộng rãi và có phần đi sâu vào chi tiết hơn.

Đọc các chương còn lại của cuốn Hiệu Đính Các Trải Bài Cổ Điển của Long Phan & Philippe Ngo.
Long Phan, thành viên Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở tp.HCM. 
Đọc tiếp »

Sơ Lược Về Kabbalah

item-thumbnail
Kabbalah (theo tiếng Do Thái cổ nghĩa là lưu truyền hoặc truyền miệng) là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp hệ thống mật truyền hoặc những bí thuật được nắm giữ bởi người Do Thái, về sau thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi hơn ở Tây Ban Nha. Kabbalah được dùng để giải thích bản chất của vũ trụ, các khía cạnh trong thần học, và sự sáng tạo của Chúa. Nguồn gốc của Kabbalah dựa trên Tạo Thư - Sefer Yetzirah, trong Tạo thư cho rằng Chúa tạo nên thế giới bằng 32 con đường thông thái, gồm 22 chữ Do Thái cổ và 10 Sephiroth. Trong đó, Sephiroth tiếng Do Thái cổ nghĩa là hiện thân của con số, chúng đại diện cho tất cả các khía cạnh về sự tồn tại.



Mối tương quan giữa Kabbalah và Tarot:

Kabbalah được coi là hệ thống có tương quan mật thiết nhất với Tarot. Trong Tarot, ta thường biết đến bởi hệ thống 22 lá ẩn chính, và 4 bộ với 10 lá ẩn phụ kèm thêm 4 lá Hoàng gia mỗi bộ. Điều này làm ta ngay lập tức nhận thấy chúng có mối liên hệ mật thiết với kết cấu cơ bản của Tree of Life, 22 ký tự Do Thái, 4 Thế giới, và 10 Sephiroth. Kababalah và Tarot được biết đến nhiều hơn bởi các nhà huyền học nổi tiếng. Sau những bài viết phổ biến về Tarot của Etteilla, Eliphas Levi được biết đến như là người đầu tiên đưa ra mối liên hệ giữa Tree of Life và Tarot. Sau đó phải kể đến Aleister Crowley, ông ta có những bài thơ, tiểu thuyết, và các tác phẩm theo cấu trúc tương ứng với Tree of Life – câu thơ 10 hoặc 22 dòng.



Sơ lược về 10 Sephiroth trên Tree of Life:

1. Kether – Vương miện của cây, là nguồn thiêng liêng và điểm khởi đầu của mọi tạo vật. 

2. Chockmah – Lực lượng của cây, năng lượng tính nam. 

3. Binah – Hình dạng của cây với năng lượng tính nữ.

4. Chesed – Mang đặc tính phát triển của tự nhiên, sáng tạo, tình yêu và lòng thương xót. 

5. Geburah – Mang đến sự hạn chế của của tự nhiên, hạn chế sáng tạo, sự sợ hãi, sự nghiêm khắc. 

6. Tiphareth – Điểm kết hợp hài hoà trong trung tâm của vạn vật. 

7. Netzach – Chu kỳ tự nhiên của sự sáng tạo vĩnh cửu, những cảm xúc. 

8. Hod – Lý luận, định nghĩa của sự vật bắt đầu thành hình, cấu trúc của tâm trí và sự phân tích.

9. Yesod – Nền tảng của sự tồn tại, vô thức, tâm lý và tính cách, ước mơ và hình ảnh. 

10. Malkuth – Thế giới hiện thực.

Ứng dụng đơn giản của Tree of Life lên Ace - Ten of Swords:

Cấu trúc cơ bản của 10 vị trí trên Tree of Life hình thành bởi các tam giác 1-2-3, 4-5-6, 7-8-9 với 10 đại diện cho sự kết thúc một chu kỳ để bắt đầu một chu kỳ mới hoàn thiện hơn. Các tam giác có cấu trúc và quy luật tương tự nhau nhưng ý nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau.

Mười vòng tròn Sephiroth tạo thành biểu đồ Tree of Life được đánh số từ 1 đến 10 tương ứng mười lá bài trong bộ Ẩn phụ của Tarot. Lá Ace ứng với số 1, lá 2 ứng với số 2, cứ vậy cho tới lá 10 ứng với số 10. Sự di chuyển từ 1-10 đại biểu cho một chu kỳ của sự sáng tạo. Bắt đầu ở những gì thuần tuý nhất với 1 và hoàn thành ở 10.

Có nhiều cách để sự suy yếu và độ mạnh yếu về năng lượng của 10 vị trí trong Tree of Life. Tuy nhiên, cách đơn giản nhất có thể hiểu với Ace là sự khởi đầu với năng lượng vô hạn, còn lá 10 nói đến sự kết thúc khi mà năng lượng đã không còn.



Ý NGHĨA CỦA BỘ KIẾM TỪ LÁ ACE - TEN

- Kether - Ace of Swords: Với các lá nằm trong tam giác 1-2-3, chúng mang năng lượng tinh thần tinh khiết và đơn giản hơn cả. Chính vì vậy, chúng trở nên thẳng thắn và đòi hỏi cần phải đáp ứng ngay lập tức khi xuất hiện trong các trải bài. Chúng mang lại cho bạn cảm giác rằng: “Này, nhìn tôi đây, tôi có điều cần nói ngay lập tức với bạn.” Đến với các lá Ace, chúng là gốc rễ của tất cả các Suits, nó mang năng lượng mạnh nhất bởi vì sự đơn giản và thuần khiết. Vì vậy khi xuất hiện Ace of Swords trong trải bài, với lực lượng của mình nó ám chỉ về một sự khởi đầu mới cụ thể hơn là một ý tưởng. Một ý tưởng đơn giản nhất nhưng hoàn toàn có thể trở thành một phát minh, một doanh nghiệp, thậm chí là tạo thành một tôn giáo. Ace of Swords mang đến nhiều ý nghĩa tích cực, tuy nhiên tốt hay xấu còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh. Với năng lượng mạnh mẽ của mình, lưỡi kiếm Ace of Swords xuyên thấu và đưa chúng ta tới sự thật, bản chất của vấn đề. Ace of Swords biểu hiện cho trạng thái tinh thần tốt nhất để ứng phó với mọi hoàn cảnh. Có thể lấy ví dụ về hình ảnh của một người trượt tuyết xuống núi, nhanh chóng, không phải suy nghĩ và lập kế hoạch nhiều mà vẫn khéo léo ứng phó với mọi trường hợp như bản năng của mình.

- Chockmah - Two of Swords: Vị trí thứ hai mang đến một cơ hội để phát triển. Có thể hiểu đơn giản rằng, lá Ace là mầm mống của sự khởi đầu thì lá Two mới là lá thực sự đại diện cho sự khởi đầu. Nhìn chung Two of Swords mang theo những tín hiệu tích cực trong trải bài. Tuy nhiên, vì năng lượng của là Two vẫn còn mạnh (chỉ đứng sau lá Ace), nên Two of Swords miêu tả về một trạng thái xung đột, nó có thể là một tình huống rất khó xử trong cuộc sống hoặc ngay trong tâm trí. Một mối quan hệ hay công việc trở nên vô cùng bế tắc. Mọi thứ làm cho chúng ta mắc kẹt trong đó và cuộc sống trở nên ngột ngạt hơn bao giờ hết. Khi lá bài này xuất hiện trong trải bài, nó đưa ra lời khuyên cần phải hành động ngay lập tức, cần phải làm một cái gì đó. Từ những hành động này sẽ dẫn đến những hành động và kết quả khác nhau để thoát khỏi trạng thái hiện tại.

- Binah - Three of Swords: Là một lá bài mang ý nghĩa tiêu cực đầu tiên trong Suit of Swords. Với Three of Swords, nó bắt buộc chúng ta tách biệt khỏi trạng thái của Two of Swords cho dù có thích hay không. Three of Swords chủ yếu nói về sự chia cắt ra khỏi cái cũ để làm điều mới cho dù điều đó là đáng sợ hay vô cùng mờ mịt. Trên thực tế, sự tách biệt này thể hiện rất rõ ràng trong các mối quan hệ tình cảm, nỗi đau xuyên qua cơ thể, trái tim và tâm trí. Nó làm cho ta phải đối mặt với thời điểm đen tối nhất trong cuộc sống và bắt buộc chúng ta phải đối mặt với nó để tìm ra điểm cân bằng cho chính bản thân.

- Chesed – Four of Swords: Với các lá Four ở Sephiroth này nhìn chung đều mang ý nghĩa tích cực, là sự sửa chữa và giải quyết các vấn đề của bản thân, vì vậy chúng đề cập đến một thời kỳ ổn định. Tuy nhiên, sự ổn dịnh này là tốt hay xấu còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, vì vậy chúng ta cần phải chú ý khi xuất hiện lá số Four để dự đoán thời điểm thích hợp để hành động ở thời kỳ ổn định này. Riêng với Four of Swords nói về việc án binh bất động, lấy tĩnh chế động. Cần giữ lại những ý kiến, ý tưởng, nếu cần thì rút lại phía sau và chờ đợi tới thời điểm thích hợp hơn. Mặt khác, đây cũng là thời điểm cần sự ổn định bằng cách nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe. Học Thiền, Yoga, hoặc Thái cực quyền cũng là một lời khuyên tốt khi xuất hiện Four of Swords.

- Geburah – Five of Swords: Những lá Five là những thách thức được đưa ra cần phải vượt qua trong cuộc sống. Chúng đưa ra những thử thách khi chúng ta đang ở trạng thái mệt mỏi, cần phải làm nhiều hơn, hành động nhiều hơn để có thể theo kịp mọi thứ. Lá Five mang đến ý nghĩa tiêu cực trong tất cả các Suits. Tuy nhiên, không có lá nào hoàn toàn tốt cũng như hoàn toàn xấu trong Tarot. Giá trị của những lá Five thể hiện trong những mặt tiêu cực của chúng. Điều khác biệt làm nên sự khác biệt. Khi xuất hiện những lá Five trong trải bài, có thể coi đó là một món quà thú vị. Chúng cho ta biết về những thách thức và trạng thái của vấn đề hiện tại. Chính những chi tiết đấy sẽ rất quan trọng và hữu ích khi muốn thay đổi cục diện của thế cờ. Riêng với lá Five of Swords, nó cảnh báo chúng ta về những thay đổi xảy ra sắp tới, cần phải đặc biệt cẩn trọng, cảnh giác với với những người được gọi là bạn bè hay người đáng tin tưởng. Hơn nữa, ta cần đặc biệt cẩn trọng với những gì mình nói, vì chúng có thể gây bất lợi cho chính mình sau này. Ngoài ra, Five of Swords còn nói về những rủi ro do bất cẩn, sự tuyệt vọng, những ý tưởng tự sát, muốn hủy hoại bản thân hay muốn trốn tránh khỏi thực tại.

- Tiphareth – Six of Swords: Trên Tree of Life, Sephiroth 1 hướng sang Phải để tạo thành 2; rồi 3, 4, 5 đều không thể xuất hiện ở cột trung tâm. Với lần đầu tiên xuất hiện ở vị trí trung tâm của 6, năng lượng trên Tree of Life trở nên cân bằng. Ở đây cũng chính là điểm trung tâm của Tree of Life ( chính giữa của trên dưới, phải trái). Chính vì vậy vị trí này có thể coi là điểm hài hòa và tốt đẹp trong cuộc sống. Tất cả các lá Six đều có có những ý nghĩa tốt đẹp trong giải đoán. Với Six of Swords là tín hiệu tốt đẹp hơn cho vấn đề khó khăn trước đó. Đối với một vấn đề nào rắc rối, vô cùng khó hiểu trong cuộc sống hàng ngày. Six of Swords ám chỉ rằng, mọi thứ sẽ trở nên sáng tỏ, rõ ràng hơn. Con đường tiến tới mục tiêu phía trước đã được rộng mở, gió đã nổi, chỉ còn chờ căng buồm ra khơi.

- Netzach – Seven of Swords: Seven được coi là những lá phức tạp và khó giải đoán nhất trong bộ Ẩn phụ. Ở vị trí dưới cùng ở cột bên Phải của Tree of Life, những lá Seven không thể hiện rõ hoàn toàn ý nghĩa tích cực hay tiêu cực. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của các lá Seven, chúng chỉ ra thời điểm để xem xét mọi thứ một lần cuối để bảo đảm tất cả đều ổn. Bản chất của chúng là việc đánh giá và đánh giá lại để biết được những việc đã làm và những việc chưa làm trong một vấn đề khó khăn. Trên thực tế, công việc đánh giá những vấn đề tạo nên sự khác biệt lớn giữa người thành công và kẻ thất bại. Những thứ đơn giản tạo nên điều đặc biệt. Với khả năng thích ứng tốt từ những sự chuẩn bị tốt cho bất kỳ tình huống nào có thể giúp chúng ta tránh khỏi những thất bại đáng tiếc. Đối với Seven of Swords, ta cần phải biết được vị trí của bản thân đang ở đâu trên con đường hiện tại. Luôn có những kế hoạch cụ thể với mục tiêu và đích đến sẽ giúp ích rất nhiều trong vấn đề này. Việc đánh giá lại vấn đề sẽ giúp ta nhận thức được những cạm bẫy để đưa ra những chiến lược hợp lý.

- Hod – Eight of Swords: Với năng lượng lần cuối cùng xuống cột Trái để quay lại cột Trung tâm, những lá Eight nói về sự ổn định đang được thay đổi. Trong trải bài, chúng đề cập đến tình huống cần phải giải quyết trước khi có thể đi tiếp. Với Eight of Swords, đây có thể là một lá bài của sự “tự kỷ” trong giới trẻ hiện nay, bạn mong muốn có một trò chơi của riêng mình với mong muốn giải phóng bản thân khỏi những mô tuýp và tư tưởng cũ kỹ. Eight of Swords đặc biệt đề cập tới vấn đề suy nghĩ tiêu cực luôn được đưa ra đầu tiên trong mọi vấn đề. Điều này xảy ra vì chúng ta đang bị mắc kẹt và bị ràng buộc vào một tình huống nào đó trong cuộc sống. Thực ra khi lá bài này xuất hiện trong trải bài, nó nói rằng chúng ta đã tự trói buộc bản thân chỉ vì mong muốn luôn được sống trong “vùng an toàn”, cảm giác sợ rời khỏi “vùng an toàn” làm chúng ta không thể tự tin bước một bước nữa để đi tiếp. Đôi khi, lá Eight of Swords còn có thể ám chỉ về sự cô độc bởi vì sự nổi tiếng của bản thân.

- Yesod – Nine of Swords: Với Yesod là nền tảng của Tree of Life, đặc điểm của những lá Nine là niềm tin dẫn đến mọi thành công. Mỗi lá Nine đại diện cho một bước nhảy cuối cùng trong chặng đường thành công trong cuộc sống. Nine of Swords nói về việc quá tập trung vào một vấn đề tiêu cực làm mọi thứ trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết. Ở bước nhảy cuối cùng này, Nine of Swords khuyên chúng ta nên thực hiện quyết định để tỉnh giấc khỏi cơn ác mộng của mình. Cần suy nghĩ cho chính mình, yêu bản thân hơn là lo lắng những vấn đề khác. Việc ăn ngủ và tập thể dục để nâng cao sức khỏe là một giải pháp tốt khi xuất hiện Nine of Swords trong trải bài.

- Malkuth – Ten of Swords: Những lá Ten là điểm kết thúc trên Tree of Life đại diện cho sự hoàn thành một chu kỳ hay một vấn đề thực tế trong cuộc sống. Việc này mang đến những lời giải đoán vừa tốt vừa xấu cho những lá Ten. Tuy nhiên, bản chất của những lá Ten là tiềm năng trở thành Ace của chúng, nếu chúng ta có thể thấy được những thông điệp được đưa ra và học hỏi từ chúng. Ten of Swords mang ý nghĩa tiêu cực khi xuất hiện trong trải bài. Nó nói trạng thái tê liệt trong việc kiểm soát các vấn đề trong cuộc sống. Các ý tưởng, suy nghĩ đã trở nên cạn kiệt (năng lượng đã trở nên suy yếu). Mọi thứ đã chắc chắn kết thúc và không còn gì để bàn cãi thêm. Ten of Swords mang đến thông điệp cũng như bài học: Đây là thời gian để lại tất cả mọi thứ và bắt đầu với những ý tưởng mới.

Trung Trần, thành viên Tarot Huyền Bí, thành viên Mật Hội Tarot, một người nghiên cứu Tarot ở Mỹ. Bài viết mang quan điểm của tác giả.
Đọc tiếp »

Tâm Sự Tarot : Lương Tâm Không Bằng Lương Tháng

item-thumbnail
Dịch vụ Tarot thời bấy giờ không nhiều nhưng cũng chả khác cỏ dại sau mưa cơ mà vẫn còn ít hơn cái thời sâu bọ lên làm người như bây giờ. Cái tôi đắn đo khi cầm bộ bài lên không phải là hôm nay kiếm được mấy đồng, cũng không phải là hôm nay giải quyết được vấn đề cho bao nhiêu người. Đó là nỗi niềm lớn dần lên từ ngày tôi đặt bàn tay lên bộ bài lần đầu tiên. Một cảm giác đầy trách nhiệm.


Trước đây tôi là 1 người sưu tập bài thành ra khi đọc bài tôi thường đổi nhiều bộ. Chẳng có gì là ngạc nhiên nếu lý do không phải như cái bạn đang nghĩ trong đầu bây giờ. Tôi có một lý do đặc biệt khác. Vì lý do này mà thường chuyển bài khi xem cho người khác chứ không cùng một bộ.

Nước mắt.

Những trường hợp éo le và bí bách nhất, họ nghe tôi nói về tình trạng hiện tại xong thì gục mặt xuống cái spread trước mặt và...khóc. Các bạn cũng biết đấy, bộ bài cũng chỉ là 1 tờ giấy và khi gặp nước thì nó sẽ... Tôi không muốn những querent khác cầm bộ bài của tôi lên mà nó trông nó mất đi vẻ tươi mới và sạch sẽ. Lúc đó với tôi một bộ bài sáng, đẹp, không có vết bẩn ở góc cạnh sẽ làm cho querent tươi tỉnh hơn là một bộ bài "phồng rộp" vì những giọt nước mắt của người khác cả. Chuyện này nhiều bạn biết, nhiều bạn không biết vì tới giờ tôi mới kể.

Những người xem bài của tôi gần đây nhất chỉ thấy một cỗ bài cũ nát, rách bươm, quằn quèo cong queo. Tôi hay trêu họ rằng là nó tích tụ nhiều oán khí nên nó thế đấy. Và họ nhìn nó bằng con mắt đầy tang thương. Querent quen thì lúc nào cũng nhìn nó đầy khoái trá như thấy 1 món ngon miệng vậy. Ai làm dịch vụ chắc cũng từng biết sự "ghiền bài" của một số khách hàng. Đa phần những người làm dịch vụ "thích" điều đó. Vì sao ?

Tiền !

Một chữ nhẹ tênh mà đi vào lòng mỗi người thì cân lượng khác nhau. Querent tìm đến bạn thì tiền với họ nặng hay nhẹ ? Bạn gặp được querent thì tiền là tờ giấy với chữ số hay là thước đo giá trị vật chất, ánh hào quang, sự nổi tiếng, hay trình độ read của bạn ?

Có một câu chuyện nhỏ mà tôi tình cờ ngồi quán cafe nghe được giữa 2 con người trẻ tuổi nhưng nhân trung âm u màu tối cục :

- Bà biết đứa A không ? Dạo này bạn bè tôi hay xem của nó lắm.
- Giề ? Con đó á ? Xem sai toét. 150k mà. Tôi là 200k / vấn đề. Tuổi gì mà so sánh. Nó toàn chế feedback đấy. Đây tôi cho ông xem feedback của khách tôi khi xem của nó này.... thấy chưa .... tuổi gì...
- Ô, cứng !!!
- Lát khách tôi đến, mai là có thỏi son rồi.
- Kinh, freelancer giàu ** mốt bà dậy tôi phát. Làm giàu không khó !!
- Tích đức cho con cháu đi ông ơi. Khách tôi đến rồi kìa, trật tự nhé.
....

Bài học ở đây là, đã làm dịch vụ thời nay thì hãy nhớ câu đề phía trên :

"Lương tâm không bằng lương tháng"

Giàu rồi thì làm từ thiện sau cũng hông muộn mà, âu cũng là lấy chỗ thừa bù vào chỗ thiếu, nhỉ ?
Colin Leman, một thành viên của Tarot Huyền Bí. Bài viết mang quan điểm của tác giả.
Đọc tiếp »

Ý Nghĩa Lá Bài The Hermit Trong Bộ Bài Light Prisma Vision Tarot: Chiêm Nghiệm Trong Cô Độc.

item-thumbnail
“Sự cô độc cho con người ta cơ hội để nghiền ngẫm về cuộc sống.” - Kelly Trần


The Hermit trong Light Vision Tarot.
The Hermit truyền thống luôn là một vị ẩn sỹ già. Ở con người ông ấy toát lên sự khổ hạnh, đơn độc. Ông ấy đang theo đuổi cuộc hành trình đi tìm chân lý cuộc sống trong sự khắc nghiệt của tự nhiên. Tuy nhiên, xét về một mặt nào đó thì ông ấy không đơn độc một mình. Bởi ông ấy có những người bạn đường luôn kề vai sát cánh với ông ấy.

The Hermit trong Rider-Waite Tarot.

Đó là cây gậy chống bên tay trái. Nó chính là điểm tựa cho vị ẩn sỹ già. Nó giúp ông ấy đứng vững trên nền tuyết lạnh dưới chân. Đó là ngọn đèn được tỏa sáng bằng ngôi sao sáu cánh bên tay phải. Ngọn đèn này chính là ánh sáng tri thức, dẫn đường cho vị ẩn sỹ già trong cái đêm tối mịt mùng, lạnh giá ấy.

Vị ẩn sỹ này đã lên được đến ngọn núi tuyết. Điều đó có nghĩa rằng ông ấy đã đi đến đích của cuộc hành trình của mình. Ông ấy đã đạt điều ông ấy muốn – nghiệm ra được một phần nào đó của cuộc sống rộng lớn này. Nó không có nghĩa là ông ấy sẽ dừng cuộc hành trình của mình lại. Chỉ là ông ấy sẽ tiếp tục theo đuổi một cuộc hành trình khác với mục tiêu cao hơn mà thôi.

Trong Light Vision Tarot/Prisma Vision Tarot, The Hermit vẫn là vị ẩn sỹ đó, nhưng được đặt trong một khung cảnh đêm trăng tròn tĩnh mịch cô liêu. Bên dưới chính là dòng suối chảy không ngừng nghỉ bất chấp những hòn đá lô nhô. Ở phía xa xa, vị ẩn sỹ đang trầm tư trên chiếc cầu nhỏ. Nét khác biệt giữa hai bộ chính là thời điểm mùa của khung cảnh ấy.

Trong Light Vision Tarot, khung cảnh của The Hermit là mùa thu. Chỉ có vào mùa thu, cây cối mới trơ trọi lá, lộ ra những cành cây khẳng khiu, gân guốc. Không có lá, cây giống như đã chết, chẳng còn chút sức sống nào. Dù không có lá, nhưng nhựa sống vẫn chảy tràn trong thân cây, ẩn giấu một sức sống tiềm ẩn, mãnh liệt. Sức sống ấy không nhìn thấy từ bên ngoài. Nó chỉ có thể cảm nhận từ bên trong.

Không phải tự nhiên mà tác giả lại thể hiện khung cảnh mùa thu trong The Hermit. Bởi lẽ, xét về mối tương quan giữa bốn mùa xuân, hè, thu, đông với đời người, có thể coi mùa xuân là lúc con người mới sinh ra đời, tràn đầy trong huyết quản sức sống mới khai mở. Mùa hè là lúc con người đang độ tuổi thanh niên, tràn đầy nhiệt huyết mạnh mẽ trong huyết quản. Mùa thu là lúc con người bước vào độ tuổi trung niên, đã trải đủ cay đắng ngọt bùi trong đời, bước vào giai đoạn chiêm nghiệm cuộc đời mình. Còn mùa đông là lúc con người đã già cỗi, chẳng còn tinh thần tươi mới của tuổi trẻ.

Thế nên, chọn khung cảnh mùa thu là hợp lý cho The Hermit. Vì ông ấy đã trải qua tuổi thanh niên sôi nổi, nếm không ít vị của cuộc sống. Giờ ông ấy không còn trẻ, không có nhiều thời gian để phạm sai lầm thêm nữa. Ông ấy cần tự đúc rút kinh nghiệm qua những điều mình đã gặp, đã trải qua. Từ đó, ông ấy có thể truyền dạy cho những người trẻ một phần nào đó về cuộc sống theo cách nhìn của ông ấy.

Hình ảnh cây cằn cỗi trong The Hermit gợi nhớ đến hình ảnh The Magicial quyền biến, khéo léo vận dụng những kĩ năng của mình vào cuộc sống. Dù tài năng như vậy, nhưng The Magicial vẫn luôn khiêm nhường trước những lời khen, trầm trồ ca ngợi của những người chứng kiến tài năng của ông.

Nó cũng gợi đến hình ảnh The Emperor nghiêm khắc, dùng lý trí, luật lệ của mình dạy bảo The Fool quen được The Empress nuông chiều. Nhưng, ẩn dưới sự nghiêm khắc ấy là thứ tình thương vô bờ bến của người cha dành cho đứa con của mình; cũng giống như thứ nhựa cây vẫn chảy âm thầm, mãnh liệt trong thân cây kia.

Là một sự đối lập tương quan với vẻ cằn cỗi của cây, dòng suối vẫn chảy không ngừng nghỉ dưới chân cầu. Dòng nước nhỏ ấy vẫn chảy dù cho có những tảng đá lô nhô dưới lòng suối cản bước dòng chảy của mình. Hình ảnh dòng suối là biểu tượng của sự thay đổi, thiên biến vạn hóa, linh hoạt của con người để vượt qua khó khăn của cuộc sống, phù hợp với những hoàn cảnh sống khác nhau.

Dòng nước ấy gợi đến hình ảnh The High Priestess nhẹ nhàng, uyển chuyển như dòng nước. Bà ấy dùng trực giác, linh cảm bản năng của mình để cảm nhận mọi việc. Bà ấy không bao giờ cứng nhắc theo, chịu tuân thủ theo bất kì luật lệ nào. Với bà ấy, tất cả đều dùng bản năng, con tim để nhận thức mọi việc.

Nó cũng gợi đến tình yêu bao la của The Empress. Tình yêu của bà chẳng bao giờ có thể cân xem nặng bao nhiêu, đo được thùng đựng, đếm bằng miệng được. Nó là vô hạn, luôn tràn trề đến thứa mứa đối với những đứa con của bà ấy. Tình yêu của The Empress xuất phát từ trái tim, không xuất phát từ lý trí. Thứ tình cảm này không có luật lệ, theo bất kì quy luật nào.

Xa xa kia là ánh trăng tròn vành vạnh. Nói đến trăng tròn là nói đến sự mê hoặc đầy ma mị của tiềm thức. Bởi lẽ, gắn với những đêm trăng tròn là hình tượng người sói. Họ là hình tượng biểu trưng cho phần người và phần dã thú trong mỗi người. Trong những thời điểm như này, họ gần gũi hơn bao giờ hết với bản năng dã thú của mình. Lúc này, họ bỏ qua một bên những luật lệ, chuẩn mực đạo đức của con người; để sống hoàn toàn với bản năng dã thú tiềm ẩn trong con người mình. Dưới sự điều khiển của ánh trăng tròn, con người mới trở về với bản năng sơ khai, nguyên bản của mình.

Âm thanh của dòng suối, của gió chỉ gợi lên sự cô liêu, tĩnh mịch đến cực điểm. Đây là yếu tố ngoại cảnh hoàn hảo, tạo điều kiện tối đa cho người ẩn sỹ đang đứng trên chiếc cầu kia suy tư về điều họ còn băn khăn.

Dòng suối chính là ranh giới mong manh giữa những điều đúng và sai, nên hay không nên, không và có mà vị ẩn sỹ kia cần quyết định nên theo bên nào. Cây cầu nhỏ bắc qua sông chính là con đường độc đạo duy nhất mà người ấy có thể đi. Lúc này, người đó vẫn đang suy nghĩ trước việc nên tiến lên hay lùi lại thật nhanh chóng. Bởi đêm thu thì lạnh, nếu ở quá lâu trong đêm, sương xuống thì họ dễ nhiễm lạnh. Đêm tối luôn đầy rẫy nguy hiểm rình rập. Suy nghĩ về quyết định này của người đó là hình mẫu chung cho những vấn đề mà con người cần dành thời gian suy xét trong cuộc sống hàng ngày.

Vốn dĩ, cuộc sống thường nhật hối hả cuốn con người theo vòng xoáy của nó theo một lịch trình lặp đi lặp lại, không thể nào dứt ra được. Dần dần, họ quên mất đi những điều quan trọng trong cuộc sống của bản thân mình. Chỉ khi rời ra, tự tách mình ra khỏi cái nhịp sống thường nhật ấy, hòa mình vào sự tĩnh mịch của thiên, con người mới có thể hoàn toàn tập trung, không bị sao nhãng. Từ đó, họ mới có thể chiêm nghiệm lại cuộc sống của mình.

Trong Prisma Vision Tarot, khung cảnh của The Hermit lại là đêm hè mát lạnh với tán cây xum xuê lá, ánh sáng xanh chập chờn trên những cụm đá trong lòng suối. Khung cảnh này mang đến một cách hiểu khác dù không quá khác biệt so với khung cảnh mùa thu như nói ở trên.

The Hermit trong Prisma Vision Tarot.

Hiểu theo nghĩa tương quan giữa mùa và độ tuổi của con người, mùa hè chính là chàng thanh niên tràn đầy sức sống, nhiệt huyết, khát khao khám phá trong huyết quản của mình. Ở họ là tinh thần sẵn sàng trải niệm những điều mới, chẳng quan trọng việc được cái gì, mất cái gì. Khi điều quan trọng nhất là họ biết thêm một vài điều gì đó về cuộc sống, không đặt nặng cái giá phải trả để có được.

Nhưng, vị ẩn sỹ này lại lặng yên, chìm đắm trong dòng suy tư của chính mình. Nó chính là sự tập trung cao độ nhất của họ. Bởi, những đốm sáng xanh kia chính là ánh ma trơi, mà cũng có thể là ánh đóm đóm lập lòe trong đêm. Thấy ma trơi thì thường phải sợ. Thấy ánh đom đóm lập lòe thì thường cảm thấy hứng thú. Nhưng, họ vẫn chìm đắm trong sự suy tư của riêng mình, chẳng quan tâm đến sự việc đang diễn ra xung quanh mình.

Điều đó đủ thấy rằng, họ đang tập trung suy nghĩ cao độ. Không có gì có thể khiến họ phân tâm, dù là điều đáng sợ hay niềm vui thú.Và điều họ đang suy nghĩ rất quan trọng. Nó quan trọng đến mức họ dành toàn tâm toàn ý cho nó.

Trong cuộc hành trình của Gã Khờ, The Hermit được xếp sau lá Strength. Sau chiến thắng vang dội với bản ngã của mình, Gã Khờ nhận thấy rằng bản thân Gã còn rất nhiều điều thiếu sót, còn rất nhiều điều chưa thực sự hiểu về bản thân mình. Rõ ràng, từ sâu trong nội tâm của The Fool vẫn luôn có những điều xấu xa, bên cạnh những điều tốt đẹp. Chúng luôn tranh đấu để giành quyền kiểm soát The Fool. Từ đó, Gã khát khao muốn được hiểu hơn nữa về bản thân mình.

Muốn hiểu được con người nội tại của mình, Gã chỉ có thể tự rèn luyện mình trong khắc khổ, tự tìm lấy một nơi an tĩnh để tự suy ngẫm về cuộc sống, về con người mình. Thật vậy, ở nơi yên tĩnh thì Gã mới không bị xao nhãng bởi những yếu tố xung quanh mình. Chỉ trong lặng yên, gạt bỏ những điều hào nhoáng bên ngoài, The Fool mới nhìn thấu tâm can, bản chất của con người mình. Sau cả quá trình cách biệt với thế giới bên ngoài, suy ngẫm về cuộc sống, The Fool mới tìm thấy được, hiểu thấu về cuộc sống, tìm ra chân lý, tìm thấy ánh sáng dẫn đường cho bản thân Gã.

Mặt khác, lùi về trước bảy lá bài thì The Hermit tương ứng với The High Priestess. Nó là một sự sắp đặt có chủ ý. The High Priestess là sự duy tư, thế giới tri thức quan bên ngoài, là sự dạy dỗ The Fool những điều người khác học hỏi được. Còn The Hermit cũng là sự suy tư của con người, nhưng lại là thế giới tri thức bên trong, tự lĩnh hội được từ bên trong của The Fool.

Xét về mặt số, The Hermit được gắn với số 9. Trong văn hóa phương Tây, tất cả những gì số 9 biểu thị chính là hình ảnh của The Hermit. Đó là nhà tư tưởng lớn, biết cảm thông, đồng cảm với người khác. Nhưng, đi kèm với tấm lòng ấm nóng ấy lại là vẻ ngoài lãnh đạm với sự đời, bàng quang, khô khan.

Văn hóa phương Đông rất coi trọng số 9. Nó là sự lâu dài, mãi mãi, trường tồn, vững chắc, không có gì có thể xô ngã nó. Chẳng tự nhiên mà người ta thường nói 36 kế, 36 binh pháp Tôn Tử, 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, thầy trò Đường Tăng trải qua 9 9 81 kiếp nạn,…

Chiêm tinh của The Hermit ứng với cung Xử Nữ. Là một cung Đất linh hoạt, Xử Nữ thể hiện rất rõ tính chất mềm dẻo, dễ thay đổi của mình thông qua những tính toán của bản thân mình. Nó không giống cung thống lĩnh Ma Kết nguyên tắc, luôn giữ vững lập trường của bản thân. Nó cũng không phải là Kim Ngưu chậm chạp thay đổi. Nó là sự tính toán đầy tính thực tế đến mức thực dụng, thay đổi liên tục để phù hợp với những hoàn cảnh tương ứng.

Nói tóm lại, The Hermit là hình ảnh người ẩn sỹ thu mình lại trước thế giới bên ngoài. Ông ấy tự tách mình ra ngoài vòng quay của cuộc sống để suy ngẫm. The Hermit là sự đối lập giữa tâm trí và vẻ ngoài. Vẻ ngoài của ông ấy là sự vô cảm, lạnh nhạt, thờ ơ, đứng ngoài vòng quay của cuộc sống. Ẩn sau vẻ ngoài ấy là một tâm tư phức tạp, chồng chéo bởi nhiều dòng suy nghĩ, nhiều khả năng có thể xảy ra. Sự xuất hiện của The Hermit là sự đòi hỏi mỗi người phải chuyên tâm, dành thời gian suy nghĩ về những vấn đề đang gặp phải của chính bản thân họ.

Về cá nhân, The Hermit thể hiện kiểu người thầy tu. Họ là người có vẻ ngoài lãnh đạm, không quan tâm đến những chuyện xảy ra xung quanh mình. Thậm chí, họ có phần thu mình vào thế giới riêng của họ, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với mọi người xung quanh. Họ cũng là người rất giỏi trong việc nhìn nhận, đánh giá mọi việc. Họ có thể nhìn ra bản chất, vấn đề cốt lõi của mọi việc. Tuy nhiên, họ lại là người biết rất nhiều, nhưng lại nói rất ít. Những lời họ nói là những đúc kết kinh nghiệm, lời nói có giá trị suy ngẫm cao. Con người đại diện cho The Hermit chính là nhà sư, linh mục,…

Về tài chính, The Hermit là lời nhắc nhở bạn cần suy ngẫm về kế hoạch tài chính của mình. Một mặt, bạn đang theo đuổi những kế hoạch tài chính hào nhoáng, nghe rất cao xa, rất có tiềm năng. Điều bạn thiếu chính là bỏ qua sự hào nhoáng bên ngoài của kế hoạch tài chính đó.

Thay vào đó, bạn cần dành thời gian suy xét kĩ về bản chất, mục đích thật sự của kế hoạch tài chính đó. Từ đó, bạn mới có thể bỏ đi những kế hoạch không thực tế, những điều không cần thiết. Ví dụ như bạn đang lên một danh sách mua sắm đồ. Đó là một danh sách dài và tốn kém trong khi khả năng chi trả của bạn có hạn. Nên bạn cần loại bỏ những thứ không cần thiết trong thời điểm hiện tại, hoặc có thể mua sắm về sau. 

Mặt khác, The Hermit cũng chỉ ra rằng bạn để tâm quá nhiều đến những điều cơ bản, cốt lõi của kế hoạch tài chính của mình. Từ đó, bạn mất đi tầm nhìn xa, lợi ích của kế hoạch tài chính trong tương lai.


Về anh chị em, The Hermit thể hiện quãng lặng trong tình anh chị em. Hiện tại, giữa anh chị em đang có những xung đột. Nó có thể xuất phát từ sự bốc đồng, không chịu nghe lời của người em. Nó cũng có thể là sự áp đặt cứng nhắc của người anh, người chị. Yếu tố quan trọng nhất, bị thiếu trong tình huống này là cái nhìn thấu đáo của mọi người với nhau. Mọi người cần đặt mình vào vị trí của người kia để hiểu, để biết cách nghĩ của họ về hành động của mình. 

Trong trường hợp khác, The Hermit chỉ ra rằng người này đã dành tình cảm rất nhiều cho người kia, hiểu người kia rất nhiều. Nhưng những điều đó lại bị giấu rất kĩ trong lòng. Việc này khiến anh chị em nghĩ rằng người không quan tâm, thờ ờ với mình. Việc cần làm lúc này là thể hiện tình cảm đó bằng lời nói, bằng hành động, chứ không phải bằng những suy nghĩ giấu kín.


Về tình yêu, The Hermit chỉ ra sự tạm dừng của mối quan hệ. Một mặt, hai bạn đã trải qua đủ những cung bậc cảm xúc của tình yêu đôi lứa. Lúc này, hai bạn gần như không còn gì để tìm hiểu về nhau thêm nữa. Cái cảm xúc khát khao ban đầu qua đi. Nó nhường chỗ cho sự tỉnh táo, sự thờ ơ xen lẫn hoài nghi về đối phương của bạn: “Liệu đối phương có thực sự là người bạn cần, sẵn sàng theo người đó cả đời hay không?”. The Hermit chỉ ra khoảng lặng suy tư về việc nên hay không nên tiếp tục mối quan hệ này. Vì đối phương không còn sức hấp hẫn với bạn. Và bạn cũng không còn hứng thú với đối phương nữa. 

Mặt khác, The Hermit thể hiện ước muốn chấm dứt mối quan hệ của hai người của bạn hay đối phương. Bởi lẽ, sau những đam mê ban đầu, hai bên đều trở về với thực tại, đối mặt với những vấn đề thực tế. Những vấn đề này là nguyên nhân chính, tác động mạnh mẽ đến mối quan hệ của hai người.


Về công việc, The Hermit thể hiện sự tách biệt. Đầu tiên, bạn đang tách mình ra khỏi mọi người ở chỗ làm. Dù muốn hay không, mọi người vẫn luôn xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp với nhau trong công việc. Những mối quan hệ đồng nghiệp này dù thân hay sơ đều thúc đẩy công việc chung diễn ra trôi chảy. Nhưng, bạn lại đang tự tách mình ra khỏi tập thể. Điều này khiến bạn đơn độc trong công việc, cản trở công việc chung. 

Thứ hai, bạn cần có những khoảng lặng để suy xét về những vấn đề công việc hiện tại. Vốn dĩ, bạn nhận ra sự bất hợp lý, cảm thấy có gì đó không đúng, không ổn trong công việc của mình. Nhưng bạn lại lờ đi những giấu hiệu cảnh báo đó. Bạn tự nhủ với bản thân mình rằng: “Không có gì đáng ngại cả. Mọi chuyện đều ổn thỏa cả.”. Đây là thời điểm mà bạn cần dành thời gian để xem xét lại những vấn đề, dấu hiệu trong quá trình làm việc của bản thân.


Về tình bạn, The Hermit thể hiện nhiều điều khác nhau. Về yếu tố con người, người được hỏi đến đang tách mình ra khỏi, tránh né sự quan tâm của người kia. Họ không còn tha thiết đến người kia nữa. Tự bản thân họ thấy rằng sự quan tâm đó là gánh nặng, là áp lực đối với họ. Lẽ đương nhiên, họ lảng tránh người bạn của mình. Về yếu tố hoàn cảnh, The Hermit thể hiện tình bạn hiện tại đang có một khoảng cách nhất định giữa hai người. Hoặc tình bạn không được quan tâm đúng mức như nó cần. Hoặc có những hiểu lầm, yếu tố tác động khiến mức độ tình cảm phai nhạt dần đi. 

Về mặt lời khuyên, The Hermit yêu cầu bạn cần suy nghĩ thêm nữa về tình bạn hiện tại. Bạn hoặc cần dành sự quan tâm hơn nữa cho nó nếu bạn đã lơ là; hoặc bớt đi sự quan tâm nếu bạn đã quan tâm quá nhiều. Hoặc bạn cần chấm dứt tình bạn được xây dựng nên sự dối trá, lợi dụng của người kia.

Xem toàn bộ bài viết trong cuốn Light Prisma Tarot: Ánh Sáng Tiên Tri của Lệ Trần.

Lệ Trần, thành viên Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở Đài Loan. Quản trị viên của Light Vision Tarot Việt Nam và trang Light Vision Tarot Fan Club. Bài viết mang quan điểm của tác giả.
Đọc tiếp »
Trang chủ