Tarot Huyền Bí Blog thủ thuật
10/10 1500 bình chọn

Bí Ẩn Nicolas Conver

item-thumbnail
Tiểu dẫn: Trong hệ thống Tarot de Marseille, bộ Tarot de Nicolas Conver đóng vai trò rất quan trọng vì nó là bộ duy nhất được kế thừa bởi các nhà phát hành sau này. Có thể kể ra: phiên bản Paul Marteau 1930, Camoin Jodoromsky 1997, Tarot de Milleminium 2000, Tarot de Frornoy... Đặc biệt là phiên bản chuẩn 1930 với tên Ancien Tarot de Marseille. Đa số các bộ khác đều được phân tích chủ yếu trong các chuyên khảo, thì bộ này chủ yếu được phân tích ở sách cơ bản và thông dụng. Vì vậy, việc phân tích nó cũng là một điểm đáng chú ý. Loạt bài này có mục đích giới thiệu một cách nhìn tương đối tổng quát về các lá bài của phiên bản này. Tiêu đề cuốn sách được tác giả Tarot Huyền Bí đề xuất. Chùm bài viết thuộc dự án Ebook (Bản Lite) cho Tarot, tựa sách: BÍ ẨN NICOLAS CONVER

Phát hành dự kiến: 10.2015.

Bản Điện Tử (Bản Lite: 22 ẩn chính): download miễn phí tại [chưa có thông tin] 
Sách Giấy (Bản Full: 78 lá): Phân phối độc quyền bởi LT Tarot Shop.


Bí Ẩn Nicolas Conver. Ảnh: Phillippe NGO

Các bài viết sau đây là kết quả từ sự cộng tác giữa Hoàng Hiền (viết chính) và tác giả Tarot Huyền Bí (hướng dẫn). 


Nội Dung Trực Tuyến Đọc Trên Website


Từ The Hanged Man đến The World - Con Đường Hành Pháp (đang viết)
Nicolas Conver - Một Cái Tên, Một Huyền Thoại (đang viết)


Lá Bài Tarot Bài Viết Lá Bài Tarot Bài Viết
Le Mat (The Fool - Kẻ Khờ)


Le Bateleur (The Magician - Pháp Sư)
La Papess (The Papess - Nữ Giáo Hoàng) L'Impeatrice (The Empress - Nữ Hoàng)
L'Empereur (The Emperor - Hoàng Đế) Le Pape (The Pope - Giáo Hoàng)
L'Amoureux (The Lovers - Tình Nhân) Le Chariot (The Chariot - Kỵ Xa)
La Force (The Strength - Sức Mạnh) L'Hermite (The Hermit - Ẩn Sĩ)
La Roue De Fortune (The Wheel Of Fortune - Vòng Quay Số Phận) La Justice (The Justice - Công Lý)
đang viết đang viết
đang viết đang viết
đang viết đang viết
đang viết đang viết
đang viết          đang viết


Hoàng Hiền, khoa Lịch Sử, đại học Quốc Gia Tp.HCM, một người nghiên cứu tarot tại Tp.HCM. 

Phillippe Ngo, tác giả Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot tại Pháp.
Đọc tiếp »

Phân Tích Phiên Bản Paul Marteau 1930 - Phần 12: THE STRENGH

item-thumbnail

Tiểu dẫn: Trong hệ thống Tarot de Marseille, bộ Tarot de Nicolas Conver đóng vai trò rất quan trọng vì nó là bộ duy nhất được kế thừa bởi các nhà phát hành sau này. Có thể kể ra: phiên bản Paul Marteau 1930, Camoin Jodoromsky 1997, Tarot de Milleminium 2000, Tarot de Frornoy... Đặc biệt là phiên bản chuẩn 1930 với tên Ancien Tarot de Marseille. Đa số các bộ khác đều được phân tích chủ yếu trong các chuyên khảo, thì bộ này chủ yếu được phân tích ở sách cơ bản và thông dụng. Vì vậy, việc phân tích nó cũng là một điểm đáng chú ý. Loạt bài này có mục đích giới thiệu một cách nhìn tương đối tổng quát về các lá bài của phiên bản này.

Ghi chú: Các bài viết sau đây là kết quả từ sự cộng tác giữa Hoàng Hiền (viết chính) và tác giả blog. Bài viết chủ yếu mang quan điểm của Hoàng Hiền. Gửi lời cảm ơn đến cộng tác viên Hoàng Hiền vì đã đóng góp cho cộng đồng Tarot Việt Nam những bài viết bổ ích.


Phần 12: LA FORCE
(The Strengh)


Kết thúc con đường thụ pháp đầu tiên chính là lá bài mang tên Sức mạnh, Arcana chính số Mười một. Cái tên của lá bài tưởng chừng như thật bạo lực và thiên về tính vật chất nhưng hoàn toàn ngược lại. Sức mạnh (XI) là lá bài của tinh thần vượt trên mọi tinh thần.
Con số Mười một nằm phía sau con số Mười của sự hoàn hảo. Số Mười một  làm dư thừa sự viên mãn của số Mười, vốn là biểu tượng của một chu kì hoàn chỉnh.

Ta có thể thấy, hình ảnh người thiếu nữ trong lá bài mặc chiếc váy dài màu xanh, ống tay áo phồng màu vàng, khoác áo choàng đỏ, đội chiếc mũ rộng vành giống như lá bài Ảo thuật gia (I). Người thiếu nữ đó đang dùng hai tay của mình khống chế hàm của con sư tử. Thật kì lạ khi người thể hiện ý nghĩa Sức Mạnh lại không phải một người đàn ông lực lưỡng như những anh hùng trong truyền thuyết mà chỉ là một cô gái yểu điệu, dịu dàng. Thế nhưng việc khuất phục vị chúa tể sơn lâm chính là bằng chứng cho thấy Sức mạnh của nàng. 

Nếu so sánh với những lá bài hình nữ giới nắm điểm nhấn chủ đạo như Nữ tư tế (II) hay Nữ hoàng (III), người thiếu nữ trong lá bài Sức mạnh có trang phục khá đặc biệt: đó là màu xanh lam được phủ bên ngoài màu đỏ, gương mặt trẻ trung, khỏe khoắn của một trinh nữ. Ta nhận ra rằng: Nếu lá bài Hiền triết (VIII) là một ông lão với trang phục phối sắc như Nữ hoàng tức tượng trưng cho những con người hiểu biết nhưng ẩn giấu tri thức của mình, thì người thiếu nữ Sức mạnh (XI) lại phối màu quần áo giống với Hoàng Đế (IV) hay Giáo hoàng (V). Điều đó có nghĩa là tri thức không hoàn toàn là đủ, sức mạnh của cá nhân phải được thể hiện ra bên ngoài. Có điều, ở đây, sức mạnh được thể hiện là từ một trinh nữ xinh đẹp, dịu vẻ nữ tính, một sức mạnh không hề thiên về vật chất hay cơ bắp như hình ảnh của Samson , vua David  hay Heracules  mà là sức mạnh của tinh thần trong sạch của một người con gái. 

Biểu tượng trinh nữ mang một ý nghĩa thiêng liêng trong nhiều thần thoại và tôn giáo. Những người trinh nữ thường sở hữu một sức mạnh tinh thần vĩ đại. Trong thần thoại Hy Lạp, những nữ thần như Hestia, Athena, Artemis  đều khước từ sự ái ân và giữ cho bản thân luôn trong sạch, vì lẽ đó các nàng có được những sức mạnh lớn lao. Trong đạo Hồi, trinh tiết là ánh sáng bất khả xâm phạm, soi sáng những ai được Thượng đế kén chọn. Còn như trong Thiên Chúa giáo, Đức mẹ Maria khi thụ thai chúa Jesus vẫn còn là một thiếu nữ đồng trinh. Các thiếu nữ tôn thờ những vị nữ thần trinh tiết hay những bà đồng tiên tri ở đền Pythire  (Hy Lạp)... đều là những biểu tượng của sự hy sinh suốt đời, để cứu chuộc tội lỗi của con người. Họ cũng giống như những á thần được tôn thờ và đem lại cho con người sự phù hộ thành công.

Như vậy, người thiếu nữ trong lá bài Sức mạnh mang trong người một linh lực thiêng liêng. Dường như sự khuất phục của con sư tử dưới bàn tay nàng chính là do sự không thể cưỡng lại vẻ dịu dàng và tế nhị; một sức mạnh còn hiệu quả hơn nhiều so với vũ lực tàn bạo của các anh hùng. 

Hình ảnh con sư tử từ lâu đã là biểu tượng cho sự hùng mạnh, tối cao, là vua của các loài thú. Sư tử xuất hiện trên nhiều gia huy của các hoàng tộc châu Âu cũng như là nắm đấm cửa của các biệt thự gia đình quý tộc. Quốc kỳ của Iran trước kia nhiều thời kì cũng mang hình sư tử đội vương miện bởi Ali, con rể của nhà Tiên tri Mohamad được tôn vinh là sư tử của thánh Allah. Sức mạnh hung tàn của con vật dữ tợn đó dễ dàng bị khống chế bởi sự nữ tính của người trinh nữ. Nó không bị giết chết theo cách thể hiện sức mạnh của giới đàn ông. Chỉ đơn giản là giữ chặt hàm để nó mất đi cái thế mạnh của mình, vô hiệu hóa con sư tử. Nó hoàn toàn bị thuần phục bởi sức mạnh tinh thần và lòng dũng cảm, hành động tự tin vào bản thân. Đó mới chính là chân lý của một Sức mạnh thực sự.

Để đạt được chân lý này của Sức mạnh, lá bài Tarot số Mười một này là biểu tượng của sự Thanh khiết tuyệt đối bởi chỉ có sự trong sạch thuần khiết mới tạo nên một tinh thần hòa vào sức mạnh vĩ đại. Biểu tượng nữ tính khống chế sự thú tính của con vật, giữ cho nó vẫn sống và nâng cao phẩm chất của nó lên chính là sự thành công trong việc sử dụng sức mạnh của tinh thần và vô thức để chống lại dục vọng tiêu cực cá nhân, hiện thực hóa những điều tốt đẹp nhất của bản thân.

Chính Sức mạnh tinh thần đạt đến độ thuần khiết đó gần với những ý thức thần thánh nhất sẽ là động lực làm quay Bánh xe May mắn (X) theo chiều hướng tích cực. Hình ảnh thiếu nữ khống chế sư tử là sự thành công của con đường tinh thần chế ngự những bản chất xấu xa. Người thiếu nữ là kết quả của việc tự chủ bản thân, chống lại những điều tà ác, dựa vào lý trí và ý chí đạt đến thành quả cao nhất trong quá trình thụ pháp. Sức mạnh (XI) là cái ngoại lực mạnh mẽ được thể hiện hết ra bên ngoài, là sự chủ động cuối cùng của con người trước khi bước vào con đường « thần giao » thụ động, hướng nhiều về thế giới tâm linh và biến đổi thế giới khách quan thành những giá trị tâm hồn; là con đường cải hóa người thành thần theo hướng vô thức tích cực.

Xét trên bình diện tâm lý mà lá bài đề cập, nó cho thấy sự đơn độc của con người trong cuộc chiến chống lại cái tiêu cực của bản thân thế. Nhưng chính trong sự đối đầu khó khăn, căng thẳng đó, những giá trị sức mạnh thuộc về tinh thần, thuộc về cái hướng thiện cùng lòng dũng cảm chính là những chân lý giúp con người vượt qua những khó khăn của sự sa đọa đạo đức và vươn tới những điều tốt đẹp. Nó thể hiện sự chủ động trong mọi sự chủ động, là cái tự lực bản thân hướng đến điều thiện mỹ, là cái con người từng bước nỗ lực hướng tới con đường tiếp cận thần thánh. 

Ghi Chú:

Samson là một nhân vật trong kinh Thánh, tương truyền là pháp quan của Israel, nổi tiếng vì có sức khỏe vô địch bởi thánh ân ban cho mái tóc dài. Một trong những chiến công của Samson chính là đấu vật với con sư tử.

David là vị vua thứ hai của người Do Thái, cha của vua Salomon, có công đánh chiếm vùng Jerusalem và lập kinh đô ở đây. Có sức mạnh đánh bại 3 tên khổng lồ mang lại chiến thắng cho quân Do Thái.

Chiến công đầu tiên của Heracules chính là giết chết con sư tử ở Nemea.

Ba nữ thần trong hệ thống 12 vị thần Olympus trong thần thoại Hy Lạp, sống trinh bạch tuyệt đối gồm có nữ thần lửa Hestia (Vesta – cách đọc La Mã), nữ thần chiến tranh Athena ( Minerva), nữ thần săn bắn Artemis ( Diana)

Đền Pythire: ngôi đền thờ thần Apollon. Các nữ tu đồng thời cũng là những người tiên tri, truyền lại lời sấm của thần Apollon.


Đọc tiếp »

Phân Tích Phiên Bản Paul Marteau 1930 - Phần 11: THE WHEEL OF FORTUNE

item-thumbnail

Tiểu dẫn: Trong hệ thống Tarot de Marseille, bộ Tarot de Nicolas Conver đóng vai trò rất quan trọng vì nó là bộ duy nhất được kế thừa bởi các nhà phát hành sau này. Có thể kể ra: phiên bản Paul Marteau 1930, Camoin Jodoromsky 1997, Tarot de Milleminium 2000, Tarot de Frornoy... Đặc biệt là phiên bản chuẩn 1930 với tên Ancien Tarot de Marseille. Đa số các bộ khác đều được phân tích chủ yếu trong các chuyên khảo, thì bộ này chủ yếu được phân tích ở sách cơ bản và thông dụng. Vì vậy, việc phân tích nó cũng là một điểm đáng chú ý. Loạt bài này có mục đích giới thiệu một cách nhìn tương đối tổng quát về các lá bài của phiên bản này.

Ghi chú: Các bài viết sau đây là kết quả từ sự cộng tác giữa Hoàng Hiền (viết chính) và tác giả blog. Bài viết chủ yếu mang quan điểm của Hoàng Hiền. Gửi lời cảm ơn đến cộng tác viên Hoàng Hiền vì đã đóng góp cho cộng đồng Tarot Việt Nam những bài viết bổ ích.


Phần 11: LA ROUE DE FORTUNE
(The Wheel)


Arcana chính thứ mười của bộ bài Tarot không còn là hình một nhân vật cụ thể nữa mà là hình ảnh một công cụ hay chính xác ở đây là cái bánh xe mà theo như tựa của lá bài, đó là bánh xe của may mắn, của vận mệnh.

Số 10 là con số của sự tổng thể, là sự hoàn thành trọn vẹn, sự quay trở về đơn nhất sau khi triển khai trọn vẹn chu kì của chín con số đầu tiên. Theo những người thuộc trường phái Pythagore, số 10 là con số thiêng liêng hơn cả bởi lẽ nó là biểu tượng của công trình tạo hóa. Số 10 được mô hình hóa bởi hình tam giác đáy là 4 điểm và cứ như vậy nhọn dần lên, mô hình đó được gọi là Tetraktys. Mỗi khi tuyên thệ, những người của trường phái này thường nói : « Tetraktys, khởi nguồn và cội rễ của thiên nhiên vĩnh cửu ». Trong logic của các biểu tượng nói chung, con số 10 phần nhiều mang nghĩa tốt lành, nhất là ở phương Tây (châu Âu), dĩ nhiên cũng có những nền văn hóa coi số 10 là điểm gở nhưng nó không thuộc phạm trù phân tích ở đây.

Như vậy, về mặt ý nghĩa con số, Bánh xe May mắn hiện lên với sự thiêng liêng tựa như vòng chuyển động của số phận và chính con số cũng thể hiện có cái tính vận động của Bánh xe.

Bánh xe May mắn, hay Bánh xe Vận mệnh hiện lên là hình ảnh của một vòng bánh xe màu hồng da, được giữ thăng bằng bởi một giá gỗ màu vàng, trục quay màu trắng gắn với moay-ơ màu đỏ, xung quanh là sau trục nan xe chia thành màu lam lúc sát với moay –ơ và màu trắng ở vòng ngoài. Bám trên bánh xe là hình ảnh con khỉ đang chúc đầu xuống, mặc một chiếc váy bằng vải cứng với hai màu đỏ và xanh lam ; phía đối diện là con chó màu vàng, hướng đầu lên trên mặc chiếc áo xanh lam có vạt đỏ. Con vật ngồi trên đỉnh của bánh xe thật kì lạ, khó mà nhận ra nó là con vật gì. Tuy nhiên, khi đối chiếu với bộ bài Rider –Waite  – một bộ bài có thừa hưởng hệ thống hình ảnh của Tarot de Marseille sẽ thấy rõ ràng hơn, con vật đó là hình ảnh của một con nhân sư. Con nhân sư trong lá bài này toàn thân xanh lam và đôi cánh màu đỏ. Nó mang vẻ mặt và dáng ngồi rất quỷ quái, thản nhiên, trên tay cầm một thanh kiếm và đầu đội vương miện vàng.

Về ý nghĩa của màu sắc, trong lá bài này khá khó để phân định ý nghĩa thực sự của nó. Ta có thể tự dựa vào những ý nghĩa màu có thể đoán định rằng: màu vàng của giá đỡ là màu sắc của thần thánh bởi lẽ Bánh xe May mắn chỉ có thể vận hành nhờ vào sức mạnh của các vị thần. Màu hồng da của bánh xe tượng trưng cho con người, cho sự sống. Đó có lẽ chính là sự thể hiện cuộc sống của con người. Tông màu xanh lam và đỏ trong quân bài này chỉ dùng cho động vật, tựa như yếu tố tinh thần và trí tuệ luôn luôn đi cùng với thể xác cho thấy đó là những thứ chỉ gắn với vật thể sống và tồn tại trên thế giới này.

Ở đây, hình ảnh con khỉ và con chó ôm lấy bánh xe đang quay vòng khiến ta không chỉ nghĩ đến ý nghĩa biểu tượng riêng của từng con vật đó. Nó là sự thể hiện của hai mặt tốt xấu trong cuộc đời do hình ảnh của con khỉ thường gắn với sự thông minh, sự thần thông bởi nó là con vật gần với người nhất trong khi đó con chó trong đa số các biểu tượng đều bị gán là con vật của sự đê tiện và xấu xa. Con khỉ chúc đầu xuống và con chó đang hướng đầu lên cho thấy sự đi xuống của cái tốt và sự phát triển của cái xấu. Nhưng do chúng đều nằm trong vòng quay của bánh xe nên sự đi lên của cái này cũng đồng thời là sự đi xuống của chính nó. Con khỉ chúc đầu xuống có nghĩa là nó đang đi lên, và ngược lại, con chó hướng đầu lên cũng có nghĩa là nó đang đi xuống. Dường như đó chính là ý nghĩa hướng thiện của lá bài này. Ngoài ra, nhìn theo góc độ của sự luân hồi, ta cũng có thể thấy, những con vật đó lúc nào cũng lặp đi lặp lại một vòng quay bất tận, tựa chừng như cái quy luật hóa kiếp, quy luật tổng giá trị bằng không, sự thắng lợi và thất bại, sinh ra và chết đi ... những khái niệm trái ngược nhau nhưng phải luôn đồng thời tồn tại mới tạo nên cái ý nghĩa may mắn và bất hạnh của cuộc sống, mới tạo bên được « vận mệnh » cho mỗi cuộc đời. 

Tâm bánh xe là một moay –ơ màu đỏ gắn với trục quay màu trắng. Rõ ràng điều đó chỉ rằng, muốn chuyển động bánh xe quay cần phải có một trí tuệ sáng suốt, siêu việt làm chủ đạo và lực quay được nó là sự truyền thụ của Đức Chúa đối với loài người thông qua những thánh ân mà người ban tặng – ý nghĩa của màu trắng. Trí tuệ màu đỏ đó tác động đầu tiên là đến với màu xanh của tâm hồn, làm cho nó chuyển động rồi mới lại đến cái phần nan màu trắng – tức là đến khi con người đã hoàn toàn đạt được đến sự giác ngộ chân lý. Kì lạ thay, bánh xe chỉ có sáu thanh nan hoa thay vì là tám như những biểu tượng bánh xe thông thường bởi lẽ, những bánh xe đó hoạt động dựa trên nguyên tắc tiến về phía trước, lấy tám phương bốn hướng làm chủ thể cho hành động. Còn Bánh xe May mắn chỉ đứng im một chỗ và xoay vòng luẩn quẩn, con số sáu là con số của cả thiện và ác, chính lẽ đó, nó cùng với cặp hình ảnh khỉ - chó tạo nên sự thăng trầm cho cõi nhân thế.

Con nhân sư đang ngồi kì quái ở trên đỉnh của bánh xe tựa chừng đang cười với vẻ thản nhiên. Hình ảnh nhân sư hiện lên trong thần thoại Ai Cập hay Hy Lạp đều mang trí thông minh và sức khỏe hơn người, nó là con vật kiêu ngạo, bí ẩn và tàn bạo bởi trong bất cứ câu truyện cổ nào, nó cũng là một con quái vật thích thách đố và ăn thịt người. Con vật này trong lá bài Bánh xe May mắn nằm ngoài vòng quay của cuộc đời. Nó nhìn mọi việc bình thản và thích thú bởi lẽ nó là cá nhân siêu việt, vượt lên trên khỏi sự không chế của số phận. Trí tuệ của nó là cặp cánh màu đỏ nâng đỡ thân người, tinh thần màu xanh phủ lên khắp cơ thể che giấu bớt đi sự khôn ngoan và vương miện vàng biểu tượng cho quyền lực thống trị. Nó có thể là người giám sát cũng có thể là cá nhân siêu việt. Một điều mà khó ai có thể khẳng định được.

Bánh xe May mắn là một biểu tượng ẩn dụ phổ biến ở châu Âu cũng giống như phương Đông khi nhắc đến vòng luân hồi vậy. Xét trên bình diện tâm lý và theo logic trật tự các lá bài, lá bài này chính là thể hiện sự chuyển động của quy luật luân phiên theo lối bù trừ, nó là quy luật chung của cả xã hội cũng như của mỗi cá nhân. Bánh xe May mắn có thể thể hiện nhân loại nói chung nhưng cũng là số phận của từng người nói riêng. Rõ ràng, mặc dù mang cái tên may mắn nhưng phần may rủi thể hiện trong lá bài này không nhiều mà đa phần, nó chính là những hình ảnh của công lý nội tại bởi lẽ nếu con người có thể chế ngự được dục vọng cá nhân thì người đó vẫn sẽ được sự bảo trợ của nữ thần Fortuna  – nữ thần may mắn. 

Đọc tiếp »

Từ The Fool đến The Strengh - Con đường Thụ Pháp

item-thumbnail

Tiểu Dẫn: Bài viết được trích lượt từ Luận Án của cộng tác viên Hoàng Hiền, trong chương mục về lịch sử và ý nghĩa của sự hình thành Tarot trong văn hóa châu Âu. Bài viết là cái nhìn bao quát về ý nghĩa lịch sử của Tarot trải qua các thời kỳ khác nhau.


Trước hết, ta có thể khẳng định, bộ bài Tarot là một trò chơi thuộc loại cổ xưa nhất. Trong bài Tarot, các hình ảnh vận dụng cả một thế giới biểu tượng. Không thể nghi ngờ, việc dạy chơi bài này có tính bí truyền, được lưu truyền một cách ít nhiều bí mật qua các thế kỉ. Lúc đầu, bài Tarot được biết như một trò chơi thông thường và đặc biệt phổ biến trong giới quý tộc Italia vào thế kỉ XIV, nhưng sau đó, chính những biểu tượng huyền bí của nó đã tạo nên phong trào bói bài rầm rộ từ thế kỉ XVIII trở đi. Từ đó đến nay, bài Tarot chủ yếu chỉ được xem xét trên góc cạnh bói toán. Đã từng có thời kì bộ bài này bị nghiêm cấm phát hành bởi việc tiên đoán chính xác tương lai tới mức quá nguy hiểm.

Hệ thống biểu tượng trong bài Tarot là sự giao hòa, tổng hợp của nhiều nền văn minh mà đặc trưng nhất trong đó là sức ảnh hưởng của văn hóa Kabbale (Kabala) , Ai Cập, Do Thái, Ấn Độ, Hội Tam Điểm, Kinh Koran, Kinh Thánh, Italia, Pháp, Gypsy , Hebrew  ... với các khái niệm như Cuộc du ngoạn của Chàng Khờ, Biểu đồ Kabbale, Sơ đồ khối không gian tinh thần… Bản thân tôi cũng không thể nào nắm hết được những kiến thức đó, chỉ có thể sử dụng sự góp nhặt cá nhân để phần nào làm rõ những ảnh hưởng của các văn hóa đó trong biểu tượng trên các lá bài Tarot thể hiện. 

Cho đến nay nguồn gốc của bài Tarot vẫn là một bí ẩn mà chưa một giả thuyết nào đưa ra hợp lý, việc phân định là vô cùng phức tạp. Ta chỉ có thể chắc chắn rằng, bài Tarot lần đầu xuất hiện tại châu Âu vào thế kỉ XIV; những nơi được cho là quê hương của bài Tarot là ở Ai Cập, Ả Rập, Ấn Độ và Italia. Khó có thể xác nhận được đâu là nơi thực sự bắt nguồn cho bộ bài này, nhưng ta có thể khẳng định, bài Tarot hội tụ đủ những yếu tố văn hóa lớn của châu Âu nói riêng và nhân loại nói chung. Hơn thế, việc sử dụng những hình ảnh in trên những miếng bìa mà sau đó chúng được gọi là lá bài (cards) trong các trò chơi, việc bói toán không phải đến bài Tarot mới có mà trước đây nhiều dân tộc cũng đã có những bộ bài của riêng mình như bộ bài Mameluok (Ả rập), Ambras (hiện đang trưng bày ở lâu đài Ambras – Áo), Trionfi (Italia)….  



Một lần nữa, ta có thể thấy rất rõ sau khi đã phân tích các chi tiết trên lá bài, chúng đều là sự tổng hợp một cách có hệ thống các biểu tượng văn hóa lớn, đặc biệt là những nền văn minh lớn của châu Âu. Các hình ảnh đều mang tính logic, có mối quan hệ sâu sắc, rõ ràng và đều thể hiện sự biện chứng trong những lý giải. 

Nếu như coi quãng đường của 22 lá bài là quá trình khai tâm thụ pháp thì 11 lá bài đầu tiên chính là quãng đường đầu tiên: Con đường này đề cao nguyên tắc tính chủ động cá nhân, dựa và lý trí và ý chí. Nó là con đường thích hợp với kiểu Hiền nhân luôn luôn tự chủ hoàn toàn và chỉ trông cậy vào các nguồn lực của bản ngã, không chờ đợi bất cứ sự trợ giúp nào bên ngoài.

Con đường mà 11 lá bài đầu tiên đưa ra chính là sự tiếp nhận bên ngoài bằng ngoại lực chủ động, bằng sự trần thể năng nổ hướng tới tri thức ngược lại với con đường tiếp theo, đó là con đường tiếp nhận sự khai tâm thông qua thần hiệp và thụ động. Việc phân tích chúng sẽ thể hiện những điều đã nói về ý nghĩa của nhóm bài này. Ngoài ra, còn với lá bài Le Mat, đây là một lá bài rất đặc biệt mà vị trí của nó có thể thay đổi tùy theo cách sử dụng. Nó có thể là sự khởi đầu nhưng cũng có thể mang ý nghĩa kết thúc. Chính sự đặc biệt đó đã khiến tôi đặt lá bài này trong số những lá bài cần phân tích của mình.

Tính từ lá bài thứ Ảo thuật gia (I) cho đến lá bài Sức mạnh (XI), ta có thể thấy được những ý nghĩa của những lá bài đều là sự chủ động tìm kiểm kiến thức của con người; vẫn chưa có một thế lực siêu nhiên nào tác động đến quá trình học tập và tiếp thu chân lý đó. Trên con đường này, những khó khăn trong việc lựa chọn tốt – xấu, đấu tranh thiện – ác đều thường xuyên xảy ra, buộc con người ta phải nhận được những lời nhắc nhở, lời chỉ dạy, động lực phát triển và sự chủ động nỗ lực vượt qua. Có như vậy, con đường tiếp theo mới mở ra với những giá trị thiên về sự thân hiệp, thu nhận thụ động, nhìn sâu vào bên trong cái tôi của bản thân sau khi đã thỏa mãn việc nhìn ngắm thế giới bên ngoài, đạt đến cái hiểu biết toàn diện nhất. 




Riêng lá bài Chàng Khờ, như đã nói, đó là một lá bài đặc biệt. Nó có thể là người khởi đầu công cuộc tìm kiếm chân lý nhưng cũng có thể là kết quả của quá trình, khi mà con người nhận ra “những gì mình biết chỉ là giọt nước – những điều chưa biết là cả một đại dương” (Issac Newton) và lại tiếp tục nỗ lực bước tiếp trên con đường thu nhận tri thức của thế giới một cách khiêm nhường, tạo nên một chu kì mới phát triển hơn tựa như những vòng xoáy ốc đi lên, điều này phần nào giống với tư tưởng của chủ nghĩa hiện thực.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, bộ bài này thực sự có một lịch sử lâu đời và sự kết cấu rất chặt chẽ. Hệ thống ý nghĩa biểu tượng từ những con số, hình ảnh, cũng như màu sắc sử dụng đều mang đến những ẩn dụ. Sử dụng phong cách Latin là chủ đạo, tiến hóa dần theo ảnh hưởng của các nền văn hóa khác, bài Tarot tạo nên sự đa dạng trong từng thẻ bài. Văn hóa Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo rất đậm nét trong bài Tarot ngoài ra cũng có những nét văn hóa của Hy Lạp – La Mã, của Pháp, của Italia…  Chính vì lẽ đó mà những ý nghĩa biểu tượng nằm trong từng hình ảnh đều sâu sắc, tưởng chừng như một cuốn sách không có chữ nhưng lại hàm chứa tri thức của cả thế giới.


Ghi Chú:

Thụ pháp: nghĩa gốc là từ teleutai nghĩa là “làm chết” tuy nhiên, ta hiểu theo nghĩa bóng tức là bước vào một thế giới khác, làm biến đổi con người cũ sau khi được tiếp nhận sự thiêng liêng. Cái chết theo nghĩa ở đây là sự biến hóa trong quá trình tái sinh bởi lẽ người ta cho rằng sau cái chết, con người ta sẽ đạt được những tri thức thông tuệ. Trong Ki tô giáo, đó có thể là sự khổ hạnh liên tiếp thông qua thử thách.

Gypsy: là cách gọi phổ biến theo hệ Anh ngữ của tộc người Di-gan. Tộc người này có khoảng 15 triệu dân và sống du mục. Họ sinh sống dựa vào bói toán, ma thuật, làm xiếc, nhảy múa… Kiến thức của họ về huyền học và thần học là rất lớn.

Hebrew: Thường được dùng để ám chỉ văn hóa của người Do Thái cổ, đặc biệt là hệ thống bảng chữ cái của họ - một trong những bảng chữ cái cổ nhất hiện nay và còn mang nhiều ý nghĩa biểu tượng tôn giáo.

Kabbale hay Kabala (Kabbalah): Theo tiếng Do Thái nghĩa là “truyền thuyết”. Là học thuyết thần bí và bí truyền của đạo Do Thái. Coi những con số và bảng chữ cái của người Do Thái là do Chúa Trời tạo dựng và là biểu hiện của chính Chúa Trời. Những kí hiệu đó được sử dụng nhiều trong bói toán và ma thuật.

Đọc tiếp »

Tản Mạn Tarot - Một Góc Nhìn Khác

item-thumbnail

Tiểu Dẫn: Bài viết bởi cộng tác viên Hoàng Hiền dựa trên các chỉ dẩn của tác giả Tarot Huyền Bí. Bài viết chủ yếu thể hiện ý nghĩa to lớn của bộ Tarot với góc nhìn lịch sử, văn hóa và nghệ thuật là những góc nhìn mà trước nay người ta thường bỏ quên, mà hầu như chỉ tập trung ở góc độ bói toán và khoa học huyền bí.

Đoạn trích được sắp xếp lại theo cấu trúc của bài viết. Các phần của bài này đều nằm trong luận văn của cộng tác viên Hoàng Hiền về lịch sử hình thành Tarot.  Tiêu đề đo tác giả Tarot Huyền Bí đặt theo chủ đề của phần trích.

Tản Mạn Tarot - Một Góc Nhìn Khác


Nhìn chung, mặc dù bài Tarot được biết đến nhiều trên phương diện bói toán thế nhưng mục đích của nó khi được phát triển chính là đả phá chủ nghĩa kinh viện, đả phá chính quyền tôn giáo trung cổ bởi lẽ việc tạo nên hệ thống hình ảnh đó là sự kết hợp của những nền văn hóa rất đa dạng, phong phú. Những người phát triển bộ bài này tại Pháp không ai khác chính là những nhà thuộc trao lưu Triết học Khai sáng. Họ nhận thấy những nét văn hóa cổ đại mang những nét gần gũi với đời sống và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ nhưng đã bị quên lãng trong một thời gian dài do sự kìm kẹp của Nhà thờ, của triết học kinh viện... mà mãi đến thời kì Phục Hưng, mọi người mới biết đến nhiều những văn hóa lãng quên đó. Bài bói Tarot cũng là một trong những sản phẩm phục chế lại của các nhà biểu tượng học, huyền học và triết học đối trong cuộc chiến chống lại sự cổ hủ của Nhà thờ Thiên Chúa trung cổ, ủng hộ cho phong trào kháng cách tôn giáo ở châu Âu. 

Tarot khởi nguồn chỉ là một trò chơi giành cho giới quý tộc. Nó cũng là tiền thân cho việc phát triển hệ thống bài Tây 54 quân (hình thành dựa trên bộ Arcana phụ). Đóng góp cho lịch sử phát triển trò chơi – giải trí của bộ bài này là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, do chính những ý nghĩa biểu tượng đa dạng đã khiến cho việc tiên đoán thông qua các thẻ bài cực kì linh thiêng, làm biến dạng trò chơi lúc đầu trở thành bói toán. Trong đó, bói bài Tarot gắn bó rất lớn với hình ảnh của những bà đồng người Gypsy và cũng là một hệ thống giải nghĩa tâm linh lớn ở châu Âu, được người phương Tây rất tin tưởng; có thể so sánh với khoa học tử vi ở phương Đông vậy. 

Theo thời gian, sự thay đổi trong các bộ bài cũng góp phần giúp cho các nhà khoa học nghiên cứu về thế giới quan của châu Âu qua các thời kì. Từ trang phục, màu sắc, tuyến nhân vật cho đến cách trải bài, cách giải đoán… chúng không hề cố định mà có sự biến đổi linh hoạt phù hợp với cuộc sống, đặc biệt là trong thời gian cuối trung cổ, đầu cận đại. Ta cũng có thể thấy, sự ảnh hưởng dần của các hệ thống tư tưởng khác nhau, ngoài những nền văn hóa cổ đã bám sâu thành căn bản vững chắc, những bộ bài còn có thêm những yếu tố của các phong trào tư tưởng mới như: phong trào thông thiên học , phong trào kháng cách tôn giáo , phong trào thế giới mới của hội Tam Điểm , tư tưởng giả kim thuật, chủ nghĩa thần bí… Mà từ đó có thể tìm hiểu về lịch sử tư tưởng châu Âu và từng bước ảnh hưởng của chúng đối với nhân sinh quan của xã hội phương Tây qua thời gian.

Ngoài ra, bài Tarot cũng đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều nhà hội họa, nhiều bức tranh nổi tiếng có sự thừa kế ý tưởng từ hình ảnh của bài Tarot. Sự phát triển hình ảnh của các bộ bài trong từng thời kì cũng thể hiện sự tiến bộ trong mỹ thuật kết hợp với nghĩa biểu tượng. Ta cũng phải khẳng định, những lá bài được in rất đẹp nên từng rất hiếm trong một thời gian dài mà thường chỉ được truyền từ đời này qua đời khác. Nhu cầu của bộ bài ngày càng tăng cao đã khiến cho những nhà máy in ấn phải tìm cách phát triển kĩ thuật, bộ Ancien Tarot de Marseille được phổ biến khắp khối châu Âu cũng chính vì lý do này. Không chỉ dừng lại ở mỹ thuật, bài Tarot cũng đã là một biểu tượng thần bí nổi tiếng và là yếu tố xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học, điện ảnh và đặc biệt là ngày càng phổ biến trong trào lưu văn hóa đại chúng (pop culture) hiện đại.

Ngày nay, trào lưu bói bài Tarot ngày càng phát triển mạnh mẽ, không chỉ ở phương Tây mà còn cả ở phương Đông. Nếu như ở phương Tây, người ta đã có rất nhiều nghiên cứu sâu sắc về biểu tượng học của bộ bài này cũng như có những học giả chuyên sâu thì ở phương Đông như một số nước Trung Quốc, Nhật Bản… mới chỉ được tiếp cận qua giá trị bói toán. Tại Việt Nam trong thời gian hiện tại, có rất nhiều hội bói bài Tarot được thành lập và ngày càng phát triển, tập trung rất nhiều những bạn trẻ tham gia và đặc biệt có hứng thú bởi hình ảnh của bài rất đẹp, cách thực hiện dễ dàng, không nhất thiết phải quá cầu kì hơn nữa giải nghĩa rất thiêng và mang những sắc thái huyền bí lạ lẫm với người Á Đông nói chung. Tuy nhiên, những hoạt động của hội này chủ yếu là tự phát, nghiên cứu chỉ đơn thuần là bình diện tâm linh chứ không có hệ thống rõ ràng. Ngoài một số cá nhân có kiến thức khá chuyên môn và có kinh nghiệm giải đoán lá bài, còn lại đa phần chỉ là cách thụ động, bắt chước, chưa nắm vững nghĩa của các lá bài. Chính vì vậy, nhiều người khi bói bài xong cho rằng bộ bài này chỉ nói chung chung, hoàn toàn không có căn cứ khoa học. Đó quả là một sai lầm khó trách khi mà những bạn trẻ tiếp cận bộ bài này đều chưa hiểu hết những giá trị văn hóa, tinh thần mà bộ bài chứa đựng. 

Rõ ràng, trước kia, trong một thời gian dài, chúng ta từng coi việc xem tử vi, ngày giờ xấu – tốt là việc mê tín dị đoan hay các học thuyết của Đạo giáo là duy tâm, là không tưởng. Nhưng bằng chứng hiện nay đã cho thấy, tử vi là một môn khoa học tâm linh chính xác, cụ thể dựa trên những phép tính chuyên môn đòi hỏi một trình độ cao mới hiểu được. Còn như khái niệm về thế giới của Lão Tử cũng đã được đánh giá lại mang tính chất duy vật sơ khai cũng như mô hình nhà nước “vô vi” của ông cũng đã phần nào phảng phất qua các nhà nước “chức năng” ở vùng bán đảo Scadinavi. 

Vậy không có lý do gì để chúng ta tiếp tục hiểu nhầm bài Tarot chỉ đơn giản dùng cho việc bói toán với những ý nghĩa mơ hồ tượng trưng của lá bài. Việc giải đoán bài Tarot cũng là một khoa học kết hợp nhiều biểu tượng lại với nhau để tạo nên mối liên kết giữa con người và những chi tiết lá bài thể hiện. Tôi rất mong nghiên cứu của mình sẽ phần nào giúp cho những bạn trẻ có niềm đam mê, thích thú với bộ bài này nói riêng và với các biểu tượng văn hóa thế giới nói chung có một cái nhìn sâu sắc về những vấn đề muốn tìm hiểu bởi chúng là cả một hệ thống chặt chẽ, móc nối với nhau tạo nên sự đa dạng, tựa như một cuốn bách khoa thư về cuộc đời của con người. Đồng thời cũng mong báo cáo nhỏ của mình có thể thêm chút đóng góp ít ỏi đối với lĩnh vực nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới cũng như biểu tượng học của khoa học nước nhà.

Ghi Chú:

Thông thiên học (Théosophie) là môn khoa học nghiên cứu về tâm linh được bắt nguồn từ nhà hiền triết Ammonius – người sáng lập phái Tân Platon. Đây không phải là tôn giáo như nhiều người nhầm tưởng, thâm nhập vào Việt Nam vào năm 1923.

Kháng cách tôn giáo: khởi phát vào thế kỉ XVI, là nỗ lực cải cách Giáo hội Công giáo Roma, được khởi xướng bởi Martin Luther.

Hội Tam điểm: là thuật ngữ sử dụng để chỉ một tập hợp những hiện tượng lịch sử và xã hội rất khác nhau tạo dựng từ một môi trường hội nhập mà việc tuyển chọn thành viên dựa theo nguyên tắc bổ sung và các nghi lễ gia nhập có liên hệ tới những ẩn dụ về người thợ thủ công. Hội Tam điểm truyền bá một lối giáo dục có tính bí truyền, tiên phong sử dụng những biểu tượng và nghi lễ. Nó khuyến khích thành viên hành động vì sự tiến bộ nhân loại, nhưng để cho mỗi thành viên lựa chọn cách để thực hành điều đó.




Đọc tiếp »

Phân Tích Phiên Bản Paul Marteau 1930 - Phần 10: THE HERMIT

item-thumbnail

Tiểu dẫn: Trong hệ thống Tarot de Marseille, bộ Tarot de Nicolas Conver đóng vai trò rất quan trọng vì nó là bộ duy nhất được kế thừa bởi các nhà phát hành sau này. Có thể kể ra: phiên bản Paul Marteau 1930, Camoin Jodoromsky 1997, Tarot de Milleminium 2000, Tarot de Frornoy... Đặc biệt là phiên bản chuẩn 1930 với tên Ancien Tarot de Marseille. Đa số các bộ khác đều được phân tích chủ yếu trong các chuyên khảo, thì bộ này chủ yếu được phân tích ở sách cơ bản và thông dụng. Vì vậy, việc phân tích nó cũng là một điểm đáng chú ý. Loạt bài này có mục đích giới thiệu một cách nhìn tương đối tổng quát về các lá bài của phiên bản này.

Ghi chú: Các bài viết sau đây là kết quả từ sự cộng tác giữa Hoàng Hiền (viết chính) và tác giả blog. Bài viết chủ yếu mang quan điểm của Hoàng Hiền. Gửi lời cảm ơn đến cộng tác viên Hoàng Hiền vì đã đóng góp cho cộng đồng Tarot Việt Nam những bài viết bổ ích.


Phần 10: L'HERMITE
(The Hermit)


Vị Hiền triết già nua chính là quân bài mang con số chín – con số của sự cực dương, số cuối cùng trong loạt những số có một chữ số, đứng trước số Mười. Chính vì không toàn vẹn nhưng lại gần với con số của sự toàn mỹ, con số Chín là biểu hiện cho những điều đẹp nhất. Từ Đông sang Tây trong tất cả các huyền thoại, số Chín đều chung một ý nghĩa tốt lành. Theo Rene Allendy, số chín có vẻ là số của phép phân tích toàn bộ. Nó là biểu tượng của cái vô số trở về với cái đơn nhất, là sự liên kết của cả vũ trụ. Có lẽ chính vì những ý nghĩa đó, mà con người của nhà Hiền triết đại diện cho con số Chín ở đây lại càng thêm phần khẳng định trí tuệ thông hiểu và sự thanh khiết của con người mang trong mình đức hạnh khả ái.

Nhà Hiền triết mặc tấm áo choàng xanh, lớp lót bên trong màu vàng phủ lên chiếc áo dài đỏ, lưng ông hơi còng và chống cây gậy, tay cầm ngọn đèn sáu mặt nhưng chỉ nhìn rõ được ba mặt trong đó ai mặt vàng và một mặt đỏ. Gương mặt tự như đang tìm kiếm điều gì đó trong thinh không mênh mông. 

Nhà Hiền triết xuất hiện sau Nữ thần Công lý, ông chính là cái được đề xuất, hướng dẫn con người ta đi tìm con đường chân lý đúng đắn sau khi đã được nhắc nhở, cảnh báo về việc không được lạm dụng quyền hành, tuyệt đối chớ đảo lộn trật tự thế giới. Ông là người có cách ăn mặc giống với những lá bài như Nữ tư tế (II), Nữ hoàng (III), hay Công lý (VIII); mặc dù những lá bài có hình đại diện trên đều là nữ giới. Có thể nói là bài Hiền triết là lá bài có biểu tượng nam duy nhất mặc theo kiểu màu áo choàng xanh phủ lên màu đỏ, bởi lẽ che giấu đi sự hiểu biết và sức mạnh bằng tinh thần thuần khiết và sự tĩnh lặng thường thuộc về nữ giới hơn là nam. Thế nhưng Hiền triết là con người già nua, ông ta hiểu hết ý nghĩa của cuộc đời này. Tuy nhiên, điểm đáng nhấn mạnh trong hình ảnh của nhà Hiền triết là biểu tượng của chiếc gậy chống và cây đèn sáu mặt.

Từ lá Chàng Khờ cho đến giờ, ta mới gặp lại hình ảnh của cây gậy chống này. Có điều nếu cây gậy của Chàng Khờ màu vàng, màu của sự  đất đai, màu của chân lý siêu nghiệm thì cây gậy của Nhà Hiền triết mang màu hồng da –màu của con người, của sự sống, tri thức của ông gắn liền với đời sống trần tục của nhân loại. Hình ảnh cây gậy vẫn chung ý nghĩa đó là sự chống đỡ, là vật định hướng cho con người ta trên con đường khai tâm thụ pháp. Cây gậy của Nhà Hiền triết là cây gậy dẫn đường của những người hành hương tìm về với cội nguồn, với Đức Chúa thiêng liêng – biểu tượng cao nhất của sự Hiền minh. Nhà Hiền triết với cây gậy của mình, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, cùng với trí tuệ tích lũy, ngài đang đi từng bước chuẩn bị cho sự giác ngộ và sự thần khải của Chúa trời.

Ngọn đèn đang tỏa sáng cũng là biểu tượng cho ánh sáng, sự anh minh xua đi bóng đêm thiếu hiểu biết. Trong hầu hết các dân tộc, ý nghĩa này của ngọn đèn không bao giờ bị lu mờ. Còn đối với sáu mặt của ngọn đèn, giống với ý nghĩa của con số sáu, ta có thể thấy, hình lục giác chính là sự tạo thành từ việc nối các điểm của hình ngôi sao sáu cánh. Ngôi sao đó là có thể hiểu là con dấu của vua Salomon vĩ đại và cũng là biểu tượng cho vũ trụ vĩ mô và con người toàn năng bởi lẽ chỉ khi hai sự đối lập cùng hòa nhập vào với nhau, tạo ra một chỉnh thể thống nhất mới đạt đến sự hoàn hảo nhất và thúc đẩy cho sự phát triển. Cây đèn sáu mặt có ý nghĩa biện chứng như vậy. 

Ngoài ra, cây đèn trên tay Nhà Hiền triết già cũng khiến cho ta liên tưởng tới hnh ảnh của nhà triết học Diogenes  khi cầm ngọn đuốc rực cháy, giữa ban ngày đi tìm “con người” trên phố phường Athen. Chủ nghĩa Hoài Nghi của Diogenes một lần nữa được tái hiện trong Nhà Hiền triết bởi lẽ đạt được tri thức rồi không có nghĩa là không đặt lại vấn đề. Đó là biểu hiện của con người sẵn sàng đương đầu với khó khăn để tìm ra chân lý đích thực. Những hành động kì lạ của người thông thái nhiều lúc khiến cho những con người trần tục không thể nào hiểu được. Ẩn sau sự điên đó lại chính là cái tri thức cao siêu khiến người người thán phục. 

Vị Hiền triết hiện lên lặng lẽ như một ẩn sĩ, một người thầy kín đáo bước trên con đường của sự cẩn trọng. Ông là tượng trưng cho sự không màng dục vọng, là nhà triết học bí hiểm bậc nhất, là bậc hiền nhân thanh khiết. Trên bình diện tâm lý, Hiền triết là lá bài thể hiện cho một tâm hồn ưa thích tìm chân lý, thích làm theo ý kiến cá nhân mình với những hành động khác người, che giấu một tiềm lực to lên bên trọng một cách lặng lẽ.

Ghi Chú:

Diogenes của Sinope, ông sống trong khoảng thời gian từ năm 412 TCN và qua đời vào năm 323 TCN, một nhà triết học nổi tiếng của Hy Lạp và là một trong những người sáng lập nên trường phái Triết học Hoài nghi. Ông coi trọng đức hạnh và coi đó là điều tốt hơn mọi hành động. Những câu chuyện về ông hiện nay chủ yếu chỉ được lưu lại dưới dạng giai thoại.



Đọc tiếp »
Tiếp Tục
Trang chủ