Tarot Huyền Bí Blog thủ thuật
10/10 1500 bình chọn

[So Sánh Hai Lá Bài] Two Swords và Eight Swords trong bộ Rider-Waite Tarot

item-thumbnail

Điểm giống nhau giữa Two Swords và Eight  Swords, nếu nhìn theo hình ảnh chuẩn Rider Waite, thì đều vẽ hình một người bị bịt mắt với những thanh kiếm. Cả hai lá bài đều diễn tả trạng thái "tĩnh": ở yên, không thể "chuyển động". Vậy chúng khác nhau như thế nào ?



Dĩ nhiên, với bộ kiếm đại diện cho suy nghĩ, giao tiếp, thì cụm từ "không thể chuyển động" phải hiểu theo nghĩa bóng.




Điểm khác nhau giữa Two Swords và Eight  Swords, cụ thể hơn là điểm khác nhau giữa sự "tĩnh" của Two Swords và Eight  Swords, thể hiện ở hành động rất khác biệt trong hai lá bài: một lá chủ động cầm kiếm, bắt chéo chúng lại. Một lá hoàn toàn bị động, bị bao vây giữa những thanh kiếm.


1. Two Swords :



Rất nhiều bạn hiểu Two Swords là lá bài của sự chọn lựa và đưa ra quyết định: Nhân vật trong hình đang cầm hai thanh kiếm, và đang đưa ra QUYẾT ĐỊNH xem nên CHỌN thanh nào. Điều này khiến cho lá Two Swords trở nên na ná với lá Two Wands. (Nói thêm chút về lá Two Wands: Đây là lá bài thúc giục, ca ngợi lòng can đảm và sự đam mê, khi bỏ lại "lãnh thổ" của mình phía sau để "đầu tư năng lượng" vào một cuộc "viễn chinh" mới. Nhân vật trong lá Two Wands đứng trước một "quyết định" lịch sử (mà sẽ khiến ông ta trở nên vĩ đại), ông ta "chọn" một cây gậy, hướng về phía trước với nó, bỏ cây còn lại phía sau lưng. Thuộc bộ gậy chủ về năng lượng, hành động và nhiệt huyết, lá Two Wands mang nặng tính chất chọn lựa (hoặc thúc giục chủ thể phải đưa ra chọn lựa), bởi vì năng lượng của bộ gậy (tâm huyết, đam mê...) vốn là thứ không thể san sẻ cho nhiều đối tượng.


Ở đây, chủ thể trong lá Two Swords không hề chọn cầm một thanh kiếm, hay bỏ thanh kiếm kia đi, mà cầm cả hai thanh kiếm ngang hàng với nhau, đối xứng nhau. Do đó, nói lá Two Swords thể hiện quyết định hay lựa chọn là chưa thỏa đáng.



Lá bài này ko nói đến việc quyết định/ lựa chọn, mà nó đề cập đến một giai đoạn TRƯỚC KHI phải đưa ra quyết định/ lựa chọn. Với danh pháp "peace restored" trong Book T, lá Two Swords thể hiện một khoảng thời gian "đình chiến", một THỎA HIỆP TẠM THỜI (để cân nhắc và suy nghĩ) trước khi sóng gió lại nổi lên lần nữa.



Hình dung đơn giản: Hai thanh kiếm đang đánh nhau (tượng trưng cho xung đột về ý tưởng, ý định, suy nghĩ, lời nói, tranh luận...) Chủ thể trong hình (đóng vai trò trọng tài) đặt hai thanh kiếm thành dấu bắt chéo, biểu tượng cho sự tạm dừng. Dải băng bịt mắt ngụ ý sự công tâm, không thiên vị bên nào (google thêm từ khóa justice + blindfold). Đây là một "thỏa thuận ngừng bắn" tạm thời giữa hai bên. Chủ thể dĩ nhiên đang cân nhắc nên cho bên nào win.. Nhưng sâu hơn nữa, đây là lá bài của sự kiểm soát tình huống (kiểm soát xung đột, dù chỉ là tạm thời).


Chủ thể trong lá bài hoàn toàn CHỦ ĐỘNG tách các bên xung đột ra, không cho chúng choảng nhau và kiểm soát tình hình đình chiến tạm thời đó. Hai kiếm đang "tĩnh", nhưng đây là trạng thái tĩnh chủ động, có mục đích, có sức mạnh.

2. Eight  Swords:


Ngược lại, cũng là "tĩnh", nhưng Eight  Swords hoàn toàn bị động, bị ép buộc, bị trở thành nạn nhân. Chủ thể trong lá Eight  Swords cũng mang một dải băng bịt mắt, nhưng ngoài ra còn bị trói tay, điều này gợi ý rằng chủ thể BỊ bịt mắt (để không thấy rõ ràng mọi thứ), chứ không phải TỰ bịt mắt (để tránh ngoại cảnh làm cho nhiễu loạn mà mất đi sự công tâm) như trong lá Two Swords.

Rõ ràng hơn, đây là lá bài của sự đánh bẫy, sự mắc kẹt không mong muốn giữa những thanh kiếm, chứ không còn là lá bài chủ động "đình chiến" giữa những xung đột về ý nghĩ, lời nói nữa...

Cũng nên nhớ rằng, vì là kiếm, nên cái bẫy trong Eight of Swords không là gì khác ngoài "dư luận": những lời bàn tán, thị phi, những suy nghĩ trái chiều, sự chỉ trích... Eight  Swords diễn ta một tình huống mà người ta e ngại "di chuyển" (ngụ ý cho sự thay đổi, vượt qua, vượt lên dư luận...) bởi vì sợ những thanh kiếm (tin đồn, lời lẽ đánh giá...) có thể hướng thẳng vào mình và làm mình thương tổn.

Quay trở lại một chút với chi tiết dải băng bịt mắt. Chúng ta đã đồng ý rằng: dải băng trong lá Eight  Swords khiến chủ thể không nhìn rõ thục tế, không biết đi lối nào để vượt qua vòng vây của Eight  Swords mà ko bị thương. Nó là một "dụng cụ" giam hãm chủ thể. Ở trong lá Two of Swords, ĐÔI KHI dải băng này cũng có cùng tính chất như vậy. 

Ngoài việc thể hiện sự công tâm, dải băng này đôi khi cũng mang tính "chối bỏ nhìn nhận thực tại", là khi chủ thể trong lá Two Swords cứ lần lữa, không muốn (hoặc không thể) đưa ra quyết định cuối cùng sau thời gian đình chiến. Đó là tâm lý chần chừ, hòa hoãn, cứ muốn kéo dài trạng thái treo này mãi mãi. Trong một vài trường hợp, chủ thể trong lá Two Swords đang TỰ mình giam hãm chính mình trong sự thiếu quả quyết và trốn tránh vấn đề của chính bản thân. Như vậy, ngược lại với lầm tưởng rằng lá bài này mang ý nghĩa "đưa ra quyết định" lúc ban đầu, đôi khi lá Two Swords lại thể hiện một trạng thái "không thể quyết định" được. 

Ví dụ minh họa cho hai lá bài:

- Giả sử bố bạn muốn bạn làm luật sư, mẹ bạn lại muốn bạn làm bác sĩ. Cả hai đều có những lý lẽ và không ngừng lôi kéo bạn đứng về phía mình. Bạn - dĩ nhiên là người đưa ra quyết định sau cùng - nhưng hiện tại bạn chưa thể quyết định được gì. Bạn muốn tạm ngừng cuộc "kéo co" này lại, đưa ra tuyên bố với cả hai bên bố mẹ "Đừng nói thêm gì cả, hãy cho con thời gian để suy nghĩ". Đây là tình huống điển hình của Two Swords.

- Cũng như vậy, bố muốn bạn làm luật sư, mẹ muốn bạn làm bác sĩ (bởi vì đó là những nghề danh giá trong xã hội). Nhưng bản thân bạn lại chỉ muốn làm dancer chẳng hạn. Bạn biết đây là một nghề có nhiều điều nhạy cảm, và những đánh giá khắt khe của xã hội (và của gia đình) với nghề này khiến bạn bị tổn thương, không dám đạp lên tất cả để theo đuổi ước mơ. Bạn mắc kẹt trong những tranh cãi trái chiều giữa gia đình, và trong cả những đấu tranh tư tưởng của bản thân..., lúc này, bạn đang ở trong hoàn cảnh của Eight  Swords.
 Ngọc Nguyễn, thành viên Tarot Huyền Bí, quản trị trang Ghi Chép Tarot, một người nghiên cứu tarot tại Hà Nội.
Đọc tiếp »

Học Biểu Tượng trong Bộ Waite Tarot - THE HIGH PRIESTESS

item-thumbnail
Đề Nghị: Trước khi đọc bài, vui lòng xem qua những chú ý về cách viết tại đây.

Lá này được Waite gán cho mẫu tự Gimel. Gimel trong tiếng Do Thái có nhiều hàm nghĩa riêng biệt. Đối với người Do Thái, tự dạng của mẫu tự này thể hiện một người giàu có đang chạy sau khi bố thí cho một người nghèo (hơi phức tạp để giải thích, xem hình bên dưới). Từ Gimel xuất phát nghĩa từ gemul, có nghĩa là gia ân bao gồm cả phần thưởng lẫn hình phạt, mà theo Torah, cả hai đều dẫn đến sự cữu rỗi linh hồn để thông linh cùng thiên chúa. Sự gia ân này tùy thuộc vào cách chọn của con người đối với thiện và ác. Ở lá này, sự gia ân chính là tri thức, tri thức này được sử dụng như thế nào không phụ thuộc ở bản chất lá bài. Lá bài chỉ hàm nghĩa sự gia ân thuần khiết, trao tặng và không phân xử. Điều này đặc biệt rõ ở khuôn mặt nhìn thẳng, trực diện và nghiêm nghị của nữ tư tế. Sự lựa chọn hành xử sau khi nhận được tri thức sẽ diễn ra ở thế giới vật chất này, nhưng sự gia ân cuối cùng chỉ được phán xét ở thế giới được hứa (miền đất hứa trên trời, thiên đàng, miền đất của chúa trời...). Hình ảnh người giàu có chạy liên quan đến sự tự do hành xử và kết quả của gia ân, từ chạy trong tiếng Do Thái "ratz" có liên quan đến từ "ratzon" nghĩa là số phận, định trước, tối cao. Cần phân tích kỹ chi tiết này hơn bất kỳ chi tiết nào khác của lá bài vì đây là chìa khóa dễ lầm lẫn nhất. Lá này thương được giảng giải là bí mật, huyền bí, học thức, tri thức... đúng nhưng chưa đầy đủ. Cần nhấn mạnh sự gia ân cuối cùng, kết quả của sự tự do hành xử. Lá này ám chỉ sự truyền trao quyền năng nói chung nhưng tác động không thể biết trước của quyền năng này tùy theo hành xử của người được trao tri thức sau đó. Đây chính là ý nghĩa trong chú giải ngắn: "Secrets, mystery, the future as yet unrevealed;". Không cần nhấn mạnh đến sự huyền bí, bí mật hoặc tương lai không được khải thị mà đơn giản rằng đó là kết quả của việc hành xử hiện tại sau khi được trao cho tri thức (hay quyền lực nói chung).


Nữ tư tế mặc trên người bộ đồ có nhiều chi tiết đáng phân tích. Waite viết như sau: "She has the lunar crescent at her feet, a horned diadem on her head, with a globe in the middle place, and a large solar cross on her breast.", tạm dịch "Cô có mặt trăng lưỡi liềm ở chân, một chiếc vương miện có sừng trên đầu, với một quả địa cầu ở vị trí giữa, và một cây thánh giá mặt trời trên ngực.". Trên y phục của nữ tu, ba yếu tố mặt trời, mặt trăng, trái đất đều hội đủ. Hình ảnh nữ tu với mặt trời ở ngực, mặt trăng dưới chân, đầu đội mũ được Waite nhắc đi nhắc lại rất nhiều trong các tác phẩm của mình điển hình như trong Alchemists through the Ages, trang 36, Waite viết: "The woman of the future will be clothed with the sun and Luna shall be set beneath her feet. The blue mantle typifies the mystical sea.". Với Waite, hình ảnh này dường như cố định và cách thể hiện này mô tả rõ nhất biểu tượng của một nữ tư tế. Nữ tu đội mũ sừng, một mặt là sự tôn sùng đối với Bacchos, vị thần bảo trợ cho tiên tri của La Mã. Mũ sừng còn là biểu hiện của tính á thần, và tính khải thị của con người trần tục; tập tục đội mũ sừng được bắt đầu bởi Alexander Đại Đế và sau đó được duy trì qua các hoàng đế Hephaestion, Leonnatus, Nearchus, Peucestas, Ptolemy...(được dẫn trong lịch sử các vương miện). Mũ sừng còn là mũ đội của Isis, vì thần tiên tri của thần thoại Ai Cập. Chú ý chữ thập Solar Cross không hề liên hệ gì đến các khái niệm đức tin của Thiên Chúa Giáo (một tầng nghĩa Thiên Chúa Giáo với liên hệ này sẽ được phân tích ở phần sau). Chữ thập này còn gọi là Sun Cross hay Celtic Cross là biểu tượng của tiên tri trong văn hóa Celtic (mà Waite là một trong những chuyên gia, chắc hẳn ông đã bị ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố tiên tri Celtic như kiểu spread Celtic Cross). Hình ảnh mặt trăng nổi bật bởi ý nghĩa ba trùm của nó lên toàn lá bài. Mặt trăng là biểu tượng của Isis, một nữ thần tối cao của văn hóa Celtic, đại diện cho sự tôn sùng trí tuệ và tiên tri. Lá này nhấn mạnh đến yếu tố đón nhận tiên tri. Nhân vật nữ tu không phải một nữ thần hiện hữu mà là một đại diện, một thể hiện trần tục của sức mạnh siêu nhiên, một bà đồng Pythia. Tôi dùng chính từ mà Waite dùng : một Shekinah, một đền phụng sự mà nhân vật chỉ là một bà đồng, một biểu thị. Bà đồng không trực tiếp cho ta tri thức hoặc tiên tri, mà chính sức mạnh vô hình của Shekinah làm điều đó. Nữ tu là một kẻ trông đền, không phải chủ nhân thật của ngôi đền. Lá nữ tu là một chất dẫn của tri thức và tiên tri chứ không phải là nguồn gốc của tri thức và tiên tri. Đây là cách tiếp cận đúng đắn nhất cho lá này. Đa số các mem tarot đều dẫn lá này thành nguồn gốc của tri thức, thực ra thì không phải vậy.

Waite đã rất khó khăn để chỉ ra điều này, nhưng với cách viết đầy ẩn ý, rõ ràng ông đang tự làm khó cho đọc giả và cho chính bản thân ông. Ông muốn thể hiện rằng nữ tu vừa là người phục vụ đấng và là chính đấng ấy. Bà ta là nguồn gốc tri thức, nhưng chỉ là chất dẫn, người hầu của đấng tri thức, nhưng đồng thời là biểu hiện toàn vẹn nhất và đầy đủ nhất và duy nhất của đấng tri thức. Hãy coi cách ông biểu đạt ý tưởng này. Trích "She is, in fine, the Queen of the borrowed light, but this is the light of all", dịch "Bà ta là một nữ hoàng của ánh sáng vay mượn, nhưng là ánh sáng của tất cả", nữ tu vừa là chất dẫn, kẻ phụng sự có được ánh sáng nhờ vào ân điển của bề trên, nhưng cũng đồng thời là ánh sáng của tất cả vì chỉ duy nhất nữ tu là đại diện cho đấng bề trên. Ông thể hiện rõ hơn "Mystically speaking, the Shekinah is the Spiritual Bride of the just man, and when he reads the Law she gives the Divine meaning.", dịch "Một cách nói huyền bí, Shekinah là cô dâu linh thiêng của con người, và khi con người đọc luật, thì cô ta sẽ nói ra lời tiên tri". Cần phân biệt ba đối tượng: Shekinah, nữ tu, con người. Shekinah là đấng tri thức, con người là kẻ cầu hỏi tri thức, nữ tu là cầu nối ("cô dâu"). Một mặt, cô dâu là biểu hiện của Shekinah, vừa là chính Shekinah. Mặc khác, cô dâu là hiệp ước ("luật") giữa con người với thánh thần, nên cô ta cũng mang tính chất con người, tức là kẻ phụng sự của Shekinah. Waite cũng nói : "She has been called occult Science on the threshold of the Sanctuary of Isis, but she is really the Secret Church,...", dịch "cô ta là khoa học huyền bí trước ngưỡng cửa của đền Isis, nhưng cô ta cũng chính là ngôi đền bí mật thật sự..."; hình ảnh nữ tu là đại diện của khoa học huyền bí, ngồi trước ngưỡng cửa của đền thờ tức ám chỉ người phụng sự, nhưng lại đồng thời chính là bản thân cũng là đại diện duy nhất của ngôi đền huyền bí, người nữ tu vừa là chất dẫn vừa là chủ nhân. Dù vậy, nữ tu mãi mãi cũng chỉ trước ngưỡng cửa chứ không bao giờ trở thành chủ nhân tối thượng của đền thờ, điều này ám chỉ đến giới hạn tri thức mà tôi sẽ phân tích thêm ở đoạn kế. Nói một cách đơn giản nữ tu "vừa là người phụng sự, vừa là chủ nhân của phụng sự". Vì vậy, nếu nói về nhà thờ, thì lá này không hề ám chỉ đến Chúa mà ám chỉ về Kinh Thánh; nếu là thu chi kinh doanh, thì lá này không ám chỉ chuyên gia kế toán mà ám chỉ chuyên gia môi giới; nếu hỏi về tình duyên, thì lá này không ám chỉ một chuyên viên tư vấn mà ám chỉ một bà mối mai....

Hình ảnh 2 cây cột trắng và đen đại diện cho J và B như Waite đã dẫn: "She is seated between the white and black pillars--J. and B.--of the mystic Temple, and the veil of the Temple is behind her: it is embroidered with palms and pomegranates.", dịch "Cô ta ngồi giữa 2 cây cột trắng và đen gọi là J và B của ngôi đền huyền thoại, bức màn ở sau lưng cô ta là hình ảnh cọ và lựu". Nhưng phân tích này là chưa đủ. Đây là hình ảnh mật ngữ của Waite mà hầu hết các tài liệu đều thiếu sót. Hầu như các tài liệu chỉ đề cập đến phần nổi của hình ảnh: ngôi đền huyền bí được nói đến là đền Solomon, và hai cây cột này có tên là Joachin và Boaz. Ngôi đền Solomon là ngôi đền đầu tiên tại Jerusalem và được nhắc đến như là công trình vĩ đại nhất về sự sùng kính thiên chúa. Điều quan trọng nhất của Đền Solomon là ở chỗ, đây là nơi đặt Hòm Giao Ước (Ark of Covenant), chứa các bản vàng khắc lời giao ước vĩ đại của Thiên Chúa và dân Isarael - Xem thêm bài Tarot và Giao Ước ( phần 1 và phần 2 ) để hiểu thêm về vấn đề này. Chú ý rằng cả hội Golden Dawn và Tam Điểm đều có đền thờ với 2 cột Jachin và Boaz, đây là mô típ quang trọng đặc biệt tham chiếu trực tiếp từ đền Solomon. Kinh Thánh còn dẫn ra rằng cột được trang trí ở đầu bằng hình ảnh bông hoa (Kings-1 7:19  “the capitals surmounting the pillars were flower-shaped”); điều này giải thích mô típ hình cánh hoa trên cột J&B trong lá bài. 

Gematria được lồng ghép một cách hết sức kín đáo trong mô típ của hai cột. Jachin = yod (10) + kaph (20) + yod (10) + nun (50) = 90, còn Boaz = beth (2) + ayin (70) + zayin (7) = 79. The Jachin màu trắng (meaning Yah establishes) đại diện cho Vua Solomon, còn Boaz màu đen (meaning strength) đại diện King David. Waite đã đặt giá trị cột Jachin lên cột Boaz, và ngược lại đặt giá trị cột Boaz lên cột Jachin. Quan sát kỹ hình vẽ cột Jachin trong lá bài. Cột Jachin được trang trí bằng 5 nhóm sóng: 2 trên và 3 dưới. 2 trên có 3 lằn sóng (2x3=6), 3 dưới có 3 lằn sóng (3x3=9) mà Boaz = 6*9 = 69. Cột Boaz phức tạp hơn, và rõ ràng là Waite đã rất cố công trong cách thể hiện. Vì trong hệ thống Do Thái không có số 0 nên việc thể hiện số 90 của cột Jachin là không thể. Mặc khác, Waite cũng không muốn thể hiện quá lộ liễu ý tưởng của lá bài. Quan sát hình vẽ cột Boaz. Cột Boaz được trang trí gồm 4 nhóm sóng: 2 trên và 2 dưới và ở giữa là 1 tam giác không có các đường sóng. Tam giác là gì ? Là biểu tượng của Trinity, là hệ ba ngôi, là sự cân bằng, là sự hoàn hảo, chính là số 0. Trinity là gì ? Là 1 và 2 đối nghịch nhau, tuy là hai cái nhưng là một thống nhất, tuy hai mà một, tuy một mà hai; và cái thứ 3 là sự cân bằng, bền vững, không phải một, cũng không phải hai. 2 nhóm sóng bên trên, mỗi bên 3 sóng, tuy hai mà một, tức là 2x3 ~ 1x3 = 3. Còn 2 nhóm sóng bên dưới, mỗi bên 3 sóng, là cái thứ 3 cân bằng, tức là 2x3 = 6. Hai nhóm sóng (3+6=9) trong một trinity hoàn hảo (tức số 0 ) trong đó 9*0 = 90, mà Jachin = 90. Một chú ý nữa về 2 cột: đây là đại diện của yếu tố nhị nguyên nam-nữ trong Do Thái Giáo. Theo kinh thánh Sáng Thế Ký 4:19-23, trưởng nam đại diện cho tính nam là Lamech, trưởng nữ đại diện cho tính nữ là Adah, và Adah là vợ của Lamech (sự liên kết tính nam-nữ), mà Gemetria của Lamech là 90 (Lamech viết là LMK = lamed (30) + mem (40) + kaph (20) = 90), còn gemetria của Adah là 69 (Adah viết là ADH = ayin (70) + daleth (4) + heh (5) = 79); hay nói cách khác Lamech-tính nam = Jachin, Adah-tính nữ = Boaz. Nhắc lại một chút kiến thức về Ba Ngôi Trinity, đây là một khái niệm cổ được chấp nhận ở Thiên Chúa Giáo và Chính Thống Giáo với thuật ngữ Ba Ngôi Nhất Thể gồm Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần, vừa là 3, vừa là duy nhất một.

Gematria trên cột J&B
Một chú ý nữa  Jachin + Boaz = 90 + 79 = 169 = 13^2. Số 13 liên quan đến nhiều vấn đề nhất là về tính nhất thể của Thiên Chúa HaShem, tức là yod-hey-vav-hey (YHVH), tên chính thức của Chúa, cái mà Kinh Thánh Tiếng Việt dịch là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu. Sáng Thế Ký 2:4 "This is the account of the heavens and the earth when they were created. When HaShem God made the earth and the heavens". HaShem có gematria là 2x13=26. Nếu 12 là số tròn đầy đủ thì 13 là số không thể với tới, vì đó là số của đấng ngự trị vượt qua sự tròn đầy, là sự không tưởng đối với người phàm. Tổng của Jachin và Boaz = 169 = 13^2, chính là sự sùng tín đối với đấng tối cao. HaShem là đấng tự hữu hằng hữu cũng là đấng duy nhất một One như lời của Shema Yisrael: "Hear, O Israel: the Lord our God, the Lord is one" trong Kinh Thánh Deuteronomy 6:4. One hay gọi là Echad (viết là DHA = 4+8+1=13) có gematria là 13. HaShem is One tức là  13x2 ~ 13, tức là tuy hai mà một của ba ngôi Trinity và là ba ngôi nhất thể (13x2+13 = 39 = 13x3 là ba ngôi, nhưng tương đương 13 là nhất thể). Chú ý một trích dẫn được nhắc rất quan trọng trong sách 1 John 4:8 "He that loveth not knoweth not HaShem; for HaShem is love.". Love hay Ahavad (viết là AHBH = 1+5+2+5 =13) có gematria là 13; HaShem is Love, tức là 13x2 ~ 13, tức là tuy hai mà một của ba ngôi Trinity và cũng là ba ngôi nhất thể. Hình ảnh số 13 này nhắc đến một thuộc tính quan trọng của tiên tri, đó là tính không thể vượt qua. Bất kể tài giỏi đến đâu đi nữa, cũng không thể vượt qua giới hạn của thiên chúa. Bằng tình yêu (Love), thiên chúa trao cho con người khẳ năng tiên tri, nhưng luôn nhớ rằng ai mới thật sự Tự Hữu Hằng Hữu, ai mới thật sự Duy Nhất Một ? Những kẻ phàm trần, một khi gần đến đích hoàn mỹ của số 12 thường tự huyễn hoặc về sự tối cao của bản thân mà quên rằng số 13 mãi mãi không thể với đến được, mãi mãi là số thần thánh mà bất kỳ người phàm nào ham muốn đạt được, và tự phụ đạt được đều dẫn đến sự thất bại, đau khổ, chết chóc. Đây mới chính là ý nghĩa thực sự của số xui xẻo 13. Điều này ứng với bản chú giải của Waite: Passion, moral or physical ardour, conceit, surface knowledge (Niềm đam mê, nhiệt huyết tinh thần hay thể xác, tự phụ, bề mặt kiến thức) mà đa số thấy khó hiểu khi đặt chung điểm tích cực "đam mê, nhiệt huyết " và điểm tiêu cực "tự phụ, bề mặt kiến thức" đi với nhau. Biểu hiện của số 13 sẽ còn gặp ở những phần phân tích phía dưới.

Cấu trúc đồ hình Tree Of Life trên lá bài này là ý tưởng từ học giả Philip Carter, thành viên của  hệ thống Tam Điểm Úc là Center for Fraternalism (Website chính thức tại đây). Ngoài ra còn nhiều học giả khác đã bàn rất nhiều về cấu trúc này. Tuy nhiên, tôi đã hiệu chỉnh riêng một phiên bản với vài thay đổi về cách bố trí nhằm phù hợp với lời giải thích của Waite.  Xem hình bên dưới. Chú ý là các nút đánh số theo thứ tự của Sephirot từ 1 đến 10, 11 là vị trí của Daat. Các đường dẫn màu xanh (path) chỉ mang tính minh họa thôi chứ không đầy đủ. Toàn bộ các từ khóa bên trên của Waite đều dẫn đến cấu trúc Tree Of Life trong lá bài này. Không phải ngẫu nhiên mà Waite nói đây là lá bài quang trọng nhất và thần thánh nhất trong hệ thống 22 lá Arcana Major ("There are some respects in which this card is the highest and holiest of the Greater Arcana."). Sơ đồ bên dưới được hình thành từ các vị trí chứa biểu tượng linh thiêng (quả cầu ở mũ, vị trí chữ thập mặt trời, quyển Tora, mặt trăng) và 7 quả lựu trên bức màng. Bảy quả lựu đại diện cho các sephirot thứ 1,2,3,4,5,7,8; mặt trăng đại diện cho sephirot thứ 10, sách Tora đại chiện cho sephirot thứ 9, chữ Thập Mặt Trời đại diện cho sephirot thứ 6,  quả cầu trên mũ đại diện cho sephirot thứ 11. Hình ảnh cây cọ trên bức màng cũng được lấy từ hình ảnh trong sách Kinh Thánh như 1Kings 6:33-35, 1Kings 7:36 nói rằng hình ảnh của cây cọ được khắc trên cửa vào phòng thờ Holy of Holies trong đền. Hình ảnh này theo O'Neil là tham chiếu từ nhà huyền học Levi, trong cuốn Ritual of High Magic, chương 22. 

Hình ảnh bức màng phía trước, che mặt biển ở phía sau được rút từ hình ảnh hồ nước tẩy rửa trong Kinh Thánh 1 Kings 7:23-26 "And he made a molten sea, ten cubits from the one brim to the other: it was round all about, and his height was five cubits: and a line of thirty cubits did compass it round about...", phục vụ trong lễ tẩy rửa quan trọng của người Do Thái. Hình ảnh mặt nước ở phía sau bức màng là tương ứng với đường biên Veil of Parakeeth. Quan sát và so sánh vị trí các nút sephirot trong sơ đồ Tree Of Life và sơ đồ tương ứng trên lá bài. Đường mặt nước tương đương vị trí Veil of the Parakeeth, chia Tree Of Life thành 2 phần: phần trên gồm các sephirot 1,2,3,4,5,6; phần dưới gồm 7,8,9,10. Các phân tích ở lá này cần nhắc đến khái niệm Triad (bộ ba). Các sephirot 1,2,3 tạo thành tam giác trên cùng gọi là Supernal Triad, các sephirot 4,5,6 tạo thành tam giác ở giữa gọi là Ethical Triad, các sephirot 7,8,9 tạo thành tam giác dưới cùng gọi là Lover Triad. Veil of Ain phân chia giữa hư không - ánh sáng và Supernal Triad, Veil of Abyss phân chia giữa Supernal Triad và Ethical Triad ngay vị trí của Daat, Veil of Parakeeth phân chia giữa Ethical Triad và Lover Triad. Tại sao Waite lại nhấn mạnh Veil of Parakeeth chứ không phải bất cứ Veil nào khác ? Là vì Parakeeth có nghĩa là "nhớ lấy ngươi là ai" (- "remember who you are"), đây là đường biên của cái có thể nhận thức được, và cái thần thánh không thể nhận thức. Đây là ranh giới giữa cái số 12 tri thức đầy đủ và số 13 tri thức không thể với đến. Nó gợi nhớ đến giới hạn tri thức đã phân tích ở các phần trên. Đường biên Veil of Parakeeth còn là đường biên của Higher Triad và Lower Triad. 


Sơ đồ Tree Of Life

Vì sao lựu lại tương ứng với các sephirot?  Lựu là bằng chứng về miền đất hứa trên chuyến hành trình của Moses. Lựu được nhắc đến như biểu hiện của sự sùng tín và tiên tri, nó được thêu trên bộ lễ phục dành cho Kohen Gadol, chức danh cao nhất đại tư tế High Priest của Do Thái Giáo, còn được biết với tên "Robe of the Ephod" như sách Kinh Thánh Exodus 28:33-34 đã dẫn. Có 200 quả lựu được khắc thành phù điêu trên 2 cột Jachin và Boaz theo như Kinh Thánh Book of Kings 7:13-22. Quả lựu còn được biết đến với số lượng hạt không đổi 613, một con số thần thánh của người Do Thái tương ứng với 613 Mitzvot - Điều răn của chúa trời trích từ sách Torah, còn được biết với cách gọi là "Law of Moses" (Torat Mosheh, תורת משה), "Mosaic Law", "Greater Law", "Secret Law", "Sinaitic Law," hay đơn giản là "The Law". Chú ý là trong lá này, Waite cũng đã nhắc đến The Law: "...when he reads the Law she gives the Divine meaning...", dịch "khi hắn đọc bộ Luật thì cô ta sẽ báo lời tiên tri...". Bộ Luật này chính là quyển sách có chữ Tora trên tay của nữ tu; và bộ luật này chính là quyển sách tiên tri mà Waite đề cập đến: The Torah. The Torah chính là sách Kinh Thánh của Do Thái Giáo, tương ứng với 5 cuốn đầu tiên của Kinh Thánh Thiên Chúa Giáo: Sáng Thế Ký, Xuất Hành Ký, Levi Ký, Dân Số Ký, Đệ Nhị Luật Ký, nằm trong Kinh Cựu Ước. Vì vậy, quyển sách Tora trên tay nữ tu không đâu xa lạ, chính là ám chỉ Kinh Thánh Cựu Ước. Chú ý rằng từ đồng âm Torah = Tora và là đảo ngữ của Taro = Tarot, mà tôi đã có lần nói đến trong bài nguồn gốc của từ Tarot. Một đặc điểm gematria nữa là cụm "613 Mitzvot" có từ Mitzvot vốn viết đầy đủ là Taryag mitzvot, mà gematria của Taryag (TaRYaG) cũng đúng bằng 613. Số 613 còn liên quan một điểm nữa, đó là dãy khăn nút cầu nguyện (tzitzit) của người Do Thái. Dãy nút này liên hệ với 613 lời răn bằng sự kết hợp của gematria của từ tzitzit là 600, mỗi băng có 8 dãy lụa, mỗi 2 dãy lụa có 5 thắt, tổng là 8 + 5 = 13, và 600 + 13 = 613 điều răn, như theo ghi chép của nhà hiền triết Shlomo Yitzhaki (Thế kỷ 10). Ta gặp lại con số 13 hoàn hảo thần thánh.

Waite nói về cuộn sách như sau "The scroll in her hands is inscribed with the word Tora, signifying the Greater Law, the Secret Law and the second sense of the Word. It is partly covered by her mantle, to shew that some things are implied and some spoken.", dịch "cuộn sách trong tay bà ghi chữ Tora, chính là ám chỉ Luật Lớn, Luật Bí Mật và tầng nghĩa thứ hai của Từ Ngữ. Nó được bao phủ bởi những tầng nghĩa bảo vệ, và chỉ thể hiện các chân ngôn qua những ẩn ngữ". Vì sao Tora là Luật Lớn, vì đây là Luật duy nhất do Thiên Chúa tự mình khải thị; vì sao Tora là Luật Bí Mật, vì đây là Luật được hiểu qua các ẩn ngữ, vì sao Tora là tầng nghĩa thứ hai của Từ Ngữ, vì luận giả Luật cần áp dụng các phép Gematria. Điều này cần liên hệ với câu đầu tiên của Tạo Thư Sepher Yetzirah 1:1 trong đó khải thị của Chúa Trời thông qua ba sách: Sepher (qua chữ viết), Sephar (qua con số), Sippur (qua giao tiếp) - Xem thên về Gematria tại đây. Xem thêm về Sepher Yetzirah tại đây (tôi vẫn chưa hiệu đính toàn bộ, mới chỉ hiệu đính được phần thứ nhất). Tầng nghĩa thứ hai chính là ám chỉ cách khải thị thứ hai trong ba cách, đó là Sephar, qua phép số Gematria. Tôi luôn nhắc các bạn rằng muốn hiểu rõ về Golden Dawn cần hiểu rõ về Kabbalah, muốn hiểu rõ về Kabbalah cần hiểu rõ về Gematria. Đây chính cách hiểu chú giải "mystery, wisdom, science" của Waite mà khá nhiều sách hướng dẫn lầm. Lá này ám chỉ sự khải thị, tiên tri của đấng bên trên thông qua các bí thư một cách bí mật nhiều tầng nghĩa chứ không khải thị một cách minh bạch, đơn giản. Sự khải thị này cần sự tìm tòi, nghiên cứu để nhận ra được chân ngôn của Đấng Chúa Trời. Nó khác với các kiểu ý giải hiện nay của lá này về khoa học, bí mật, hoặc các quan niệm bất khả tri. Nó là sự yêu cầu tìm tòi trong các chỉ dẫn, giải nghĩa các ẩn ngữ để tìm ra chân ngôn. Nó không phải là sự ngăn trở, phủ định mọi tìm hiểu, với lời dối rằng chẳng bao giờ đạt được tri thức, hiểu được chân ngôn của Đấng Tối Cao như hầu hết các sách Tarot hiện nay. Điển hình là 78  degree of Wisdom của Pollack, tôi dẫn trích từ cuốn này về lá bài "The divinaotory meanings of the High Priestess deal first with a sense of mystery in life, both things we do not know, and things we cannot know". Điều này thể hiện rõ trong quan niệm của Waite về tri thức, khác với các học giả theo chủ nghĩa hoài nghi đang chiếm ưu thế vào thời kỳ này, Waite nói riêng và hội Golden Dawn nói chung có khái niệm rất rõ ràng về khả năng đạt được tri thức của con người thông qua các nghiên cứu về huyền học. Tất nhiên, tri thức này là vô biên với con người để hiểu được đấng tối cao, nhưng có giới hạn về lý thuyết với tri thức hoàn mỹ của đấng tối cao. Điều này tôi sẽ phân tích ở phần trước.

Sơ đồ Tree Of Life trên lá bài

Lá này cũng như lá trước The Magician, Waite lại chơi trò chơi cũ, nhưng với mức độ phức tạp hơn. Hàng loạt những thuật ngữ và tên gọi được nêu ra, nhưng không có một giải thích nào rõ ràng. Đoạn kế tiếp sau đây được xem là khó hiểu nhất trong toàn bộ 22 lá Major, và hầu như các sách giải đều né phần giải thích này, hoặc nói cực kỳ chung chung. Trích dẫn: "She has been called occult Science on the threshold of the Sanctuary of Isis, but she is really the Secret Church, the House which is of God and man. She represents also the Second Marriage of the Prince who is no longer of this world; she is the spiritual Bride and Mother, the daughter of the stars and the Higher Garden of Eden. She is, in fine, the Queen of the borrowed light, but this is the light of all. She is the Moon nourished by the milk of the Supernal Mother...According to Kabalism, there is a Shekinah both above and below. In the superior world it is called Binah, the Supernal Understanding which reflects to the emanations that are beneath. In the lower world it is MaIkuth--that world being, for this purpose, understood as a blessed Kingdom that with which it is made blessed being the Indwelling Glory.", dịch "Cô ta được gọi là Khoa Học huyền bí trước ngưỡng cửa của Đền Isis, nhưng cô ta cũng chính là Ngôi Đền Bí Mật thật sự, Nhà của Chúa và người. Cô ta biểu hiện cho Lần Cưới Thứ Hai của Hoàng Tử, người mà không còn tồn tại nữa; cô ta là tinh thần của Cô Dâu và Người Mẹ, cháu của các vì sao và Vườn Thiên Đàng. Cô ta là Nữ Hoàng của ánh sáng vay mượn, nhưng là ánh sáng của tất cả. Cô ta là Mặt Trăng được nuôi bởi dòng sữa của Mẹ Tối Cao... Theo Do Thái, đây là Shekinah của trên và dưới. Ở trên gọi là Binah, Đấng Thấu Hiểu Tối Cao, phản ánh hóa thân bên dưới. Ở bên dưới, gọi là Malkuth, thế giới này, được xem như là được ban phước bởi đấng Trị Vì Bên Trên...". Hàng loạt các mật ngữ được đưa ra và cực kỳ phức tạp. Cái gì gọi là Sanctuary of Isis ? Secret Church ? House of God and man ? Second Marriage of the Prince? Daughter of the stars? Bride and Mother? Higher Garden of Eden? Queen of the borrowed light? Moon by the milk of Supernal Mother ? Supernal Understanding ? Kingdom ? Indwelling Glogy ? Để giải thích toàn bộ điều này là hết sức phức tạp, dẫn đến nhiều khái niệm và tư liệu huyền học.

Đầu tiên,  phân tích ba khái niệm liên quan đến Đền Thờ (Temple), Waite viết "She has been called occult Science on the threshold of the Sanctuary of Isis, but she is really the Secret Church, the House which is of God and man" Sanctuary of Isis (Đền Isis) liên quan đến truyền thuyết Isis. Isis là vợ và là chị của Osiris, đã phục sinh Osiris sau khi Osiris bị Set giết. Điều này liên quan đến quan niệm tái sinh trong tôn giáo. Osiris (hình tượng nam) tái sinh thông qua Isis (hình tượng nữ).  Đây chính là thể hiện của khái niệm "vừa là người phụng sự, lại là chủ của phụng sự" như đã nói ở phần trên.Thế nào là Secret Church (Nhà Thờ Bí Mật) ?  Waite dùng chữ Secret Church là nhắc đến quan niệm của các phái thuộc thuyết Gnostisme ra đời vào thế kỷ thứ 2, nói về quan hệ giữa Jesus-Madeleine, trong đó Madeleine được xem là vợ của Jesus (mấy ông làm  triết tiếng Việt dịch là thuyết Ngộ Đạo, nghe như đang nói về thuyết nào đó của châu Á ~.~). "Secret Church" được dẫn xuất từ sách Tin Mừng Apocrypha, sách Kinh Chính của Thuyết Gnostisme. Apocrypha có nghĩa là "bị che giấu, bí mật"(apo+kryptein, apo là luôn luôn, kryptein là che giấu), vì vậy, nhà thờ và các giáo phái Gnostic được xem như Nhà Thờ Bí Mật. Waite ám chỉ đến Madelaine với vai trò tương đương Isis. Madelaine là vợ và cộng sự của Jesus, và là người nhân chứng quan trọng nhất trong cả 2 quá trình Thống Khổ (Passion of Christ) và Phục Sinh (Resurrection of Christ). Giống như Isis, bà là hiện thân của người đồng hành trong quá trình Thống Khổ (Jesus chết), và là người chứng nhận cho quá trình Phục Sinh (Jesus tái sinh), đây là quan điểm đặc biệt của thuyết Gnostisme. Vai trò này giống như phân tích ở trên "vừa là người phụng sự, lại là chủ của phụng sự". Một cách diễn giải khác, có liên quan đến cấu trúc của sephirot số một Kether trong Tree Of Life. Kether là vương miện, đôi khi được các học giả Do Thái gọi là Temple of Light ("đền ánh sáng"), và ánh sáng này là ánh sáng thần thánh, không có màu, không cảm nhận được, là một ánh sáng không có thực, ánh sáng hư vô. Mặc khác, trong bí thư Zohar, Kether còn được gọi là "bí mật nhất của mọi bí mật "("the most hidden of all hidden things"). Vì vậy, Kether còn có thể coi là "Hidden Temple of  Light- Ngôi đền Ánh Sáng Bí Mật", và dẫn đến khái niệm của "Secret Church". "House of God and man" là thuật ngữa ám chỉ Temple of Solomon, đây là nơi giao tiếp của Chúa Trời và Người. Và sau này, kế thừa vai trò của Temple of Solomon chính là các nhà thờ (Church). Xâu chuỗi các mối liên kết lại, ta thấy Waite diễn đạt duy nhất một khái niệm: Holy Temple, đền thờ của Thánh Thần. Đền Thờ Isis, Secret Church, House of God and Man cũng chính là Temple of Light, Hidden Temple of Light, Temple of Solomon ... Đền thờ là nơi kết nối, giống như vai trò của nữ tu, nhưng ngôi đền cũng chính là biểu hiện của Đấng Tối Cao. Ngôi đền (cũng như nữ tu) không phải là thánh thần, nhưng thánh thần chỉ thể hiện duy nhất qua Ngôi đền. Tất cả nhưng khái niệm này đều hướng đến sự tiên tri, đón nhận khải thị từ đấng bề trên, mà lá bài này vừa là công cụ của thánh thần, vừa chính là biểu hiện của thánh thần.

Tiếp đó, ta giải thích câu "She represents also the Second Marriage of the Prince who is no longer of this world;". Thế nào là Second Marriage of the Prince (Hôn Nhân Thứ Hai Của Hoàng Tử)? Đây là một mật ngữ của Waite mà tôi tốn khá nhiều thời gian để tra cứu và thảo luận. Không có quá nhiều chú dẫn liên quan đến thuật ngữ này. Second Marriage of the Prince ám chỉ Aphrodite, và với người hôn phu thứ hai là Mars. Aphrodite tượng trưng cho sắc đẹp và có hai người chồng, một là Anchises, và hai là Ares. Sắc đẹp là biểu trưng của sephirot số 6 Tiphareth. Ares, thần Chiến tranh, tức là Mars, biểu trưng ở sephirot số 5 Geburath, và là người không còn ở thế giới này vì người là chủ cai quản địa ngục.



Ta phân tích đến câu "She is, in fine, the Queen of the borrowed light, but this is the light of all.". Thế nào là Queen of the borrowed light (Nữ Hoàng của ánh sáng vay mượn)? Tôi tìm thấy một chú giải về hình ảnh này trong phần "The Veil and its Symbols" do Waite viết như sau "... to Mr. Harold Bayley as another New Light on the Renaissance, and as a taper at least in the darkness which, with great respect, might be serviceable to the zealous ...". Thuật ngữ "as a taper at least in the darkness" được lấy từ trào lưu Waldensians (còn gọi là Waldenses hay Vaudois) do học giả Peter Waldo sáng lập vào thế kỷ thứ 10 với chân ngôn "Lux Lucet in Tenebris" và biểu tượng gồm một ngọn nến đặt trên một quyển Kinh Thánh, được bao quanh bởi bảy ngôi sao (xem hình dưới). Biểu tượng này có lẽ được Waite sử dụng tương đương với hình ảnh nữ tu trong vai trò cây đèn được bao quanh bởi 7 quả lựu trong vai trò 7 ngôi sao, còn cuộn giấy Tora trong vai trò Kinh Thánh (tất nhiên rồi, vì Torah đúng thật là Kinh Thánh mà!). Waite viết trong chỉ dẫn như sau "The vestments are flowing and gauzy, and the mantle suggests light--a shimmering radiance", dịch "Bộ áo lễ buông xuống và mỏng, và từ lớp áp này làm lộ ra ánh sáng phát ra từ bên trong, một vẻ đẹp trong sáng lung linh."; có nghĩa là ánh sáng này phát ra từ nữ tu, nữ tu chính là ngọn đèn soi sáng. Lý luận này còn có thể giải thích thuật ngữ Secret Church (Nhà Thờ Bí Mật). Trào lưu Waldensians bị giáo hội xem như phù thủy và đã xử tử tất cả những người theo trào lưu này. Vì vậy, những người này rút vào bí mật và nơi hoạt động của trào lưu này được xem là Secret Church. Rất nhiều học giả nghiên theo giả thiết này khi giải thích thuật ngữ "Secret Church", điển  hình như  Harold Bailey, Margaret Starbird ( trong cuốn “Relics of the Hidden Church”), Corinne Heline (trong cuốn "The Bible & the Tarot" và "Mystic Masonry and the Bible"), Piers Anthony (trong cuốn "Planet of Tarot triology - God of Tarot, Vision of Tarot and Faith of Tarot"), Robert Wilson (trong cuốn "Gypsies")...

Kế đến, ta xem xét câu "she is the spiritual Bride and Mother, the daughter of the stars and the Higher Garden of Eden."; "She is the Moon nourished by the milk of the Supernal Mother.". Các thuật ngữ Bride and Mother, Supernal Understanding, Moon by the milk of Supernal Mother cần liên hệ đến cấu trúc Tree Of Life. Thế nào là Higher Garden of Eden (Vườn Eden Cao Nhất)? Higher Garden of Eden là mật ngữ xuất phát từ sách Tamud. Các học giả Do Thái tin rằng có 2 vườn Eden. Một là Lower Gan Eden, nơi có nhiều hoa và muôn thú kỳ diệu, gọi là vườn địa đàng, nơi này có trên trần gian và có thể nhìn thấy được bởi người phàm. Hai là Higher Gan Eden, nơi chỉ có các vị bất tử sống, nơi không thể nhìn thấy bởi người phàm và như sách Kinh Thánh Enoch, những người ở đây mặc bằng ánh sáng, ăn bằng cây sự sống ("clothed with garments of light and eternal life, and eat of the tree of life"- Enoch 58,3) và ở gần chúa, được gọi là vườn thiên đàng. Như đã dẫn ở trên, đường biên Veil of Parakeeth là ranh giới giữa Higher Triad và Lower Triad, đường biên này cũng chính là ranh giới của Higher Eden và Lower Eden. Điều này liên quan đến khái niệm Shekinah. Waite giải thích như sau "According to Kabalism, there is a Shekinah both above and below".  Shekinad là thuộc tính thần thánh, dành cho các sinh linh sống ở vườn thiên đàng và địa đàng. Supernal Mother hay Nature Mother là danh hiệu cao quý dành cho sephirot Binah, còn Bride là danh hiệu của Malkuth. Sách Bahir (còn gọi là Book of the Brightness do đại hiền triết Nehunya ben HaKanah viết) viết như sau : “For you shall call Understanding a Mother.”. Binah là người mẹ, được gáng cho thuộc tính nữ của thượng đế; sách do thái trích "Binah yeterah natun l'nashim" ("an extra measure of Binah was given to women"). Bản thân Binah cũng được chia thành 2 phần: Imma Ila'ah ("the higher, supernal", "người vĩ đại") và tevunah ("comprehension, understanding", "thấu hiểu"). Imma Ila'ah chính là Supernal Mother còn tevunah chính là Understanding Mother. Cả hai cùng đứng chung trong danh xưng "mother", "mẹ". Waite viết thêm : "In a manner, she is also the Supernal Mother herself--that is to say, she is the bright reflection. It is in this sense of reflection that her truest and highest name in bolism is Shekinah--the co-habiting glory". Binah vừa là mẹ của muôn loài, vừa là mẹ của chính Binah, vừa là mẹ vĩ đại - Supernal Mother, vừa là mẹ thấu hiểu - Understanding, là vinh quang đồng thời, vinh quang kép (Waite dùng từ "co-habiting glory"). Còn Malkuth được biết dưới tên Shekinah, là ám chỉ của Bride ( và sephirot Tiphareth ám chỉ Bridegroom), và là biểu tượng của Blessed Kingdom. Câu "According to Kabalism, there is a Shekinah both above and below" phải được hiểu là Shekinah ở trên chính là Binah, còn Shekinad ở dưới chính là Malkuth. Vườn thiên đàng nằm ở Binah, vườn địa đàng nằm ở Malkuth. Lá này ám chỉ mối quan hệ đặc biệt giữa Binah và Malkuth. Waite viết "In the superior world it is called Binah, the Supernal Understanding which reflects to the emanations that are beneath. In the lower world it is MaIkuth--that world being, for this purpose, understood as a blessed Kingdom that with which it is made blessed being the Indwelling Glory. ", cái superior world - thế giới tầng cao hay Binah chính là vườn thiên đàng, còn cái lower world - thế giới tầng thấp hay Malkuth chính là vườn địa đàng. Ở trên tham chiếu đến bên dưới : mẹ vĩ đại - chúa trời ban cho con người sự hiểu biết, ở dưới tham chiếu lên bên trên : con người tìm hiểu về chúa trời và ý muốn của người. Chú ý thêm rằng hình ảnh dòng nước cuộn chảy ở lá này và các lá Empress, Emperor, Chariot, Death đều ám chỉ đến 4 dòng sông trên vườn Eden; đọc thêm ở Sáng Thế Ký 2:10. Còn "She is the Moon nourished by the milk of the Supernal Mother." là ám chỉ đến sephirot Yesod. Yesod là sephirot đại diện cho mặt trăng Moon. Yesod là sephirot hội tụ của tất cả các sephirot trước nó để đến được Malkuth, vì vậy nó chính là được nuôi bởi dòng sữa của mẹ vĩ đại. Nó là điểm nối kết duy nhất từ chúa Cha (Kether), chúa Con (Tipharet) đến Vương Quốc (Kingdom - Malkuth). Như Waite dẫn giải "which it is made blessed being the Indwelling Glory"; Indwelling Glory chính là Tipharet - Chúa Con, Chúa Jesus, được Chúa Cha - Kether và Binah - Mẹ vĩ đại, đã đưa xuống trần gian để chuộc lỗi cho con người.


Lá bài này là một trong những lá bài khó nhất. Thứ nhất, với Waite, đây là lá bài quang trọng nhất trong toàn bộ 22 lá ẩn chính Major. Thứ hai, cách viết của Waite trong lá này ít nhiều mang cách giải nghĩa của riêng ông. Thứ ba, ông viết cực kỳ khó hiểu trong lá bài này. Các sách chú giải đến nay hầu như đều né phần này mà chỉ nói chung chung về ý tưởng chứ không đi sâu vào ý nghĩa các thuật ngữ. Bài viết này so với các phần giải thích trong sách tiếng Anh hiện tại còn có phần đầy đủ hơn. Bài tham khảo tương đối đầy đủ cho đến nay là của O'Neil. Trước khi viết bài này, một số thuật ngữ tôi vẫn chưa giải mã xong, cứ làm biếng mà dời lại mãi, thôi ráng làm lần này, một lần cho xong hẳn luôn. Cảm ơn Daniel cho phần giải thích về Bride and Mother; nếu không có bạn, phần bài viết này có lẽ sẽ không thể hoàn thành. 

Nào coi lại chú giải ngắn của Waite về lá này nhé:

THE HIGH PRIESTESS.--Secrets, mystery, the future as yet unrevealed; the woman who interests the Querent, if male; the Querent herself, if female; silence, tenacity; mystery, wisdom, science. Reversed: Passion, moral or physical ardour, conceit, surface knowledge.

Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp.
Đọc tiếp »

Học Biểu Tượng trong Bộ Waite Tarot - THE MAGICIAN

item-thumbnail
Đề Nghị: Trước khi đọc bài, vui lòng xem qua những chú ý về cách viết tại đây.


The Magician được đánh số 1, số một là sự khởi đầu. Hãy nhớ câu đầu tiên trong kinh thánh bắt đầu từ mẫu tự Beth, mẫu tự được Waite gáng cho lá này. Đây là xuất phát điểm. Chữ Beth có liên hệ trong ngôn ngữ Sanskrit bằng từ Bhu, có nghĩa là "to be, to exist", "được tồn tại". Từ "build" trong tiếng Anh được xem là dẫn xuất nguồn gốc từ chữ Bhu này. Tương ứng ngữ nghĩa trong Hebrew là từ ברא Bara, tức là Beth-Reish-Aleph, là ba chữ cái đầu tiên của từ Bereishit (từ đầu tiên trong kinh thánh Cựu ước), có nghĩa “to create”, "khởi tạo, sáng tạo", tự sáng tạo tức là tự tạo ra bản thân mình. Beth còn là gì nữa? Trong tiếng Do Thái, Beth là khái niệm ám chỉ căn nhà, là nơi trú ngụ; nhưng nó còn ám chỉ những vật sở hửu của mình, chính mình, những vật phụ thuộc mình (trâu bò gia súc, nhà cửa, vợ và nô lệ). Nó còn ám chỉ đền thờ, nơi đáng tin, niềm tin và nơi đặt niềm tin. Beth ám chỉ cái gì đó nội tại, cái gì đó dạng như của riêng mình, là nền tảng của bản thân mình. Đó là ý nghĩa của chữ "self-confidence, the Querent, if male" ("tự tin vào bản thân mình, là bản thân người hỏi, nếu là nam") trong chú giải của Waite. Chú ý trong chú giải này là người chủ duy nhất của bản thân là người đàn ông, chứ không phải phụ nữ, như đã chú thích ở trên, phụ nữ và nô lệ cũng được đánh giá như đồ vật phụ thuộc. Waite mô tả về nó như sau: "with smile of confidence and shining eyes."; dịch "miệng cười tự tin và đôi mắt sáng". 

Trên đầu của magician có biểu tượng vô cực (Infinitif). Waite viết "Above his head is the mysterious sign of the Holy Spirit, the sign of life, like an endless cord, forming the figure 8 in a horizontal position", dịch "Phía trên đầu là dấu hiệu bí ẩn của Chúa Thánh Thần, dấu hiệu của cuộc sống, giống như một sợi dây vô tận tạo hình số 8 nằm ngang". Dấu hiệu vô cực này là đề xuất của Papus, sau này được Waite kế thừa. Dấu hiệu vô cực được hình thành vào thế kỷ 17 từ khái niệm "Alpha and Omega", ám chỉ khởi đầu và kết thúc. Trong bản chữ cái Hi Lạp cổ, chữ cái bắt đầu là Alpha và kết thúc ở Omega. Trong đại số sau này, người ta thường dùng chữ Omega để ám chỉ số vô cùng tận. Điều này cũng liên quan thiên chúa giáo rất nhiều. Khái niệm "Alpha và Omega" xuất phát từ sách Khải Huyền 1:8, 21:6, và 22:13 "I am the alpha and the omega"; một cách xưng của chúa Jesus. Vì vậy, dấu vô cùng này không phải ám chỉ năng lượng vô cùng tận của nhà giả thuật mà ám chỉ sự vĩnh cửu và quyền lực tối tượng của Chúa Thánh Thần. Ý tương liên hệ giữa sự vô tận và thiên chúa có lẽ bắt nguồn từ nhà toán học Descartes (người sáng tạo ra hệ trục tọa độ Đề - Các) sách "La Méditation III" nguyên văn tiếng Pháp như sau : "Par le nom de Dieu j’entends une substance infinie, éternelle, immuable, indépendante, toute connaissante, toute puissante, ... "; dịch "Tên của Thiên Chúa, tôi hiểu rằng đó là vô hạn, vĩnh cửu, bất biến, độc lập, biết tất cả, mạnh mẽ hơn tất cả, ..."; "il n’y a rien que je nomme proprement infini, sinon ce en quoi de toutes parts je ne rencontre point de limites, auquel sens Dieu seul est infini. " dịch " Không có gì mà tôi cho là vô hạn thật sự, tất cả trên đời này đều hữu hạn, chỉ duy nhất Thiên Chúa là vô hạn mà thôi". Dấu hiệu này chính là ám chỉ rằng, điều duy nhất mà nhà giả kim thực hiện là sự đón nhận ban phúc từ bên trên, từ đấng thiên chúa duy nhất. Từ đó để hiểu rõ được ý trong chú giải của Waite: "self-confidence, will;". Ngoài ra biểu tượng này còn liên quan đến rất nhiều truyền thống tôn giáo khác như Waite trình bày: "With further reference to what I have called the sign of life and its connexion with the number 8, it may be remembered that Christian Gnosticism speaks of rebirth in Christ as a change "unto the Ogdoad." The mystic number is termed Jerusalem above, the Land flowing with Milk and Honey, the Holy Spirit and the Land of the Lord. According to Martinism, 8 is the number of Christ". Bên dưới là hình ảnh "Alpha và Omega" trong một sách cổ. 

Hình ảnh hoa hồng tôi đã trích ở phần trước nên sẽ không nhắc lại nhiều. Hoa hồng này không phải là biểu tượng của tình yêu. Trong kabbalah, hoa hồng đại cho Malkuth (được mô tả bằng hình ảnh hoa hồng cấp I). Shechina, có nghĩa là đặc tính thần thánh, được mô tả bằng hình ảnh một hoa hồng có màu đỏ- trắng đại diện cho lý trí và tình cảm. Màu trắng cho tình cảm, màu đỏ cho lý trí. Ở lá này, các hoa hồng đều màu đỏ ám chỉ rằng trong lá này lý trí được đặt trên hết (khác hoàn toàn với lá Fool ở bài trước). Nhà giả kim là một nhân vật của lý trí, ông thực hiện nhiệm vụ một cách kiểm soát. Chú ý hình ảnh hoa hồng ở trên đầu. Hai phần của bông hồng tạo thành cụm 6:4. Gematria của 64 là ALHQEIA tức là sự thật tuyệt đối. Nó cũng là gematria của DIN (4+10+50=64), "công lý, phán xét". Chú ý ở cạnh bàn, một trong 3 ký hiệu ở cạnh bàn là DIN. Cụm 6:4 có tổng là 10, tức là 10 seph của Tree of Life. Hãy nhớ đến quy tắc của 3 đức tin: Adam, Chava, Noah. Gematria của Adam và Chava bằng với Gematria của Noah và bằng 64 (Adam + Cheva = 45 + 19 = 64; Adam = ADM = 40+4+1=45; Cheva = ChVH = 8+6+5=19; Noah = NVCh = 50+6+8=64). Adam, Cheva, Noah tin tuyệt đối ở chúa trời, vì vậy cũng tin tuyệt đối vào đức tin của bản thân, và tuyệt đối tin vào khả năng của bản thân. Tất cả đặc tính thiên liêng của lý trí, sự kính sùng thiên chúa đều có biểu hiện ở lá bài này. Đó chính là ý nghĩa của "self-confidence, will; the Querent" trong chú giải của Waite.

Sự kết hợp hình ảnh hoa hồng và hoa lyly ở dưới mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Waite đã viết như sau "Beneath are roses and lilies, the flos campi and lilium convallium, changed into garden flowers...". Đây là hình ảnh được trích từ Vulgate Bible, trong Song of Songs 2:1, nguyên văn “I am the Rose of Sharon, the lily of the valleys. As a lily among the thistles, so is my love among the thistles, so is my love among the maidens”, dịch "Ta là hoa tường vi của Sa-rôn, hoa huệ của thung lũng. Bạn tình ta ở giữa đám con gái. Như bông huệ ở giữa gai gốc". Dẫn chứng đáng coi trọng nhất là từ các tài liệu nghi lễ của Golden Dawn như "Cipher Document", trong phần "Zelator Initiation", tại dòng số 12-13 chính là cụm "Rose of Sharon. Lily of Valle". Một dẫn chứng khác từ sách của hội Thập Tự Hoa Hồng là cuốn "Brotherhood of the Rosy Cross" đưa ra chỉ dẫn tham khảo từ sách Isiah 35:1 - “The desert shall blossum as the Rose.” Ý nghĩa của cụm này trong Golden Dawn ngày nay không còn được rõ nghĩa. Robert Schuler trong tác phẩm “W. B. Yeats: Artist or Alchemist?” còn nhấn mạnh rằng, đối với thuật giả kim trung cổ, hoa lyly và hoa hồng được xem là biểu tượng của mặt trăng và mặt trời, màu đỏ và màu trắng, là biểu tượng của sự biến đổi hóa học qua sự cháy. Hình ảnh có mặt hoa lyly và hoa hồng là biểu tượng biến đổi giữa hai thế giới sống và chết, chết và hồi sinh. Từ đó để hiểu hơn ý nghĩa của Waite: "sickness, pain, loss, disaster, snares of enemies". Cái đau đớn, thất bại và thua thiệt của Waite không hàm chứa sự sụp đổ mà hàm chứa sự biến đổi tất yếu. Lá bài ẩn cả yếu tố "tốt" (hoa hồng) lẫn "xấu" (hoa Lily); nhưng không phải là tích cực hay tiêu cực, mà đó là sự biến đổi tất yếu để đạt cái trạng thái cân bằng. Trong cuốn di khảo của W. B. Yeats, nhà huyền học, nhà văn đạt giải Nobel năm 1923 và là thành viên của Golden Dawn, "The Collected Works of W. B. Yeats" (nhà xuất bản Finneran, ed., Vol 1 - The Poems, Macmillan, 1989), ta tìm được cách nhận định về hình ảnh này như “A weariness comes from those dreamers, dew-dabbled, the lily and rose, Soon far from the rose and the lily and fret of the flames would we be, Lilies of death-pale hope, roses of passionate dream.”, dịch "... hoa lyly là hi vọng của cái chết, hoa hồng là giấc mơ của sự sống đam mê". Ta thấy được ý nghĩa của lily là ám chỉ cái chết, còn hoa hồng ám chỉ sự sống. Hoa lyly là hi vọng của chết, và hoa hồng là giấc mơ của sống; có nghĩa là hoa ly ly ám chỉ cái chết nhưng chưa chắc xấu (vì có Hi vọng), còn hoa hồng ám chỉ sự sống nhưng chưa chắc tốt (chỉ là giấc mơ). Điều này giống như trong hình ảnh âm dương của châu Á. Cái chết là niềm hi vọng, và cái sống chỉ là giấc mơ. Vì vậy, khi phân tích lá này với các yếu tố tiêu cực, cần nhấn mạnh yếu tố biến đổi tất yếu của cuộc sống. Sở dĩ tôi nhấn mạnh cách nhìn của Yeats vì trong hồi ký của Waite khi thiết kế lá này đã có nói như sau: "we have had other help from one who is deeply versed in the subject."; dịch "chúng tôi đã nhờ sự giúp đỡ của một chuyên gia trong lĩnh vực này [thuật giả kim]" (Bản thảo của Waite "Occult Review"; cuốn số 10, trang 307-317, trong phần “The Tarot: A Wheel of Fortune”). Mà ta biết rằng, trong Golden Dawn, không ai rành rẽ về thuật giả kim, đồng thời lại có mối quan hệ lân cận với Waite hơn Yeats (Yeats là nhà văn nhưng lại chuyên nghiên cứu về thuật giả kim và là một học giả nổi tiếng trong lĩnh vực này). Vì vậy cần cố gắng phân tích chính xác ý nghĩa trong chú giải của Waite : "sickness, pain, loss, disaster, snares of enemies", "mental disease, disgrace, disquiet"; mà tôi cho rằng khá nhiều bạn suy diễn sai.

Bốn hoa lily đại diện cho 4 nguyên tố, 4 trạng thái trong giả kim. Bốn hoa lily theo cụm 3:1 ám chỉ sự hình thành của thế giới từ 3 sang 1. Sách Zohar chỉ rõ, thiên chúa tạo ra con người từ 3 (Lửa- Nước- Khí) đến 1 (Đất). Nhìn vào Tree of life, ta cũng thấy rõ: 3 yếu tố lửa nước khí đóng thành cặp ở phía trên, còn đất ở tận dưới. Bảy hoa hồng đại diện cho 7 hành tinh (thực ra không hoàn toàn, nó đại diện cho 7 chất đặc trưng đại diện cho 7 hành tinh trong thuật giả kim). 7 hoa hồng này chính là vàng (mặt trời), bạc (mặt trăng), đồng (Venus), sắt (Mars), kẽm (Jupiter), thủy ngân (Mercury), chì (Saturn). Một cách giải thích khác về 4 hoa lyly: đó còn đại diện cho 4 quy trình trong thuật giả kim. Bốn quy trình đó là nigredo, albedo, citrinitas, rubedo; mỗi quy trình chính là một sự biến đổi. Vì vậy, lá bài này không chỉ làm ám chỉ người thực hiện giả kim mà còn ám chỉ sự biến đổi giả kim, sự biến đổi của thế gian, và nhân vật trong lá bài là người nắm quy tắc của sự biến đổi đó, chính sự nắm rõ quy tắc đó mới là chủ đề chính của lá bài. Một số phân tích liên hệ giữa cách ăn mặc của nhà giả kim: trong trắng ngoài đỏ. chính là ám chỉ sự biến đổi từ quy trình albedo sang quy trình rubedo (từ trắng sang đỏ); hoặc quy trình biến đổi albedo nằm trong quy trình biến đổi rubedo. Tuy nhiên, lý luận này, tôi cho rằng chưa thuyết phục vì bộ bài ban đầu do Waite thiết kế, vốn không có màu. Tuy nhiên, không không rõ lần xuất bản kế tiếp vì sao lại có màu, và do ai chỉ định (thông tin cần kiểm chứng thêm). 

Ta bàn về tư thế của the magician: một tay đưa lên, một tay đưa xuống; đó là biểu tượng của thuật ngữ "As above, as below". Đây là khái niệm huyền học và giả kim rất thông dụng và được chú ý rất nhiều. Waite nói về nó như sau : "In the Magician's right hand is a wand raised towards heaven, while the left hand is pointing to the earth. This dual sign is known in very high grades of the Instituted Mysteries; it shews the descent of grace, virtue and light, drawn from things above and derived to things below. The suggestion throughout is therefore the possession and communication of the Powers and Gifts of the Spirit"[chiếm 1/5 dung lượng nói về lá bài này]. Điều đó chứng tỏ đây là một yếu tố quang trọng trong lá bài này. Tôi lượt dịch : "Trong tay phải của Magician là một cây đũa lên hướng lên trời, trong khi tay trái chỉ vào mặt đất. Dấu hiệu kép này được biết đến như bí ẩn cao nhất của huyền học; đó là nguồn gốc của đức tin, ân sủng và ánh sáng, rút ra từ trên và thu được ở dưới. Sự thành đạt[đề nghị] này được thông suốt là nhờ sở hữu và thông linh với các quyền lực và ẩn sủng từ chúa thánh thần". Biểu tượng này được Waite xem là "bí ẩn cao nhất của huyền học" và điều này là hoàn toàn xứng đáng. Biểu tượng này xuất phát từ "Emerald Tablet", còn được biết với tên "Smaragdine Table, Tabula Smaragdina, The Secret of Hermes" là một văn bản cổ [có thể xem là đầu tiên] về thuật giả kim, là văn bản chính thức tuyệt đối đúng, được cho là do Hermes Trismegistus (còn gọi là "Hermes the Thrice-Greatest") viết, và là nền tảng cơ bản của huyền học Hellenistic, giả kim thuật, huyền học thần bí ... Ý nghĩa của "As above, as below" nằm trong câu thứ 2 của tác phẩm này. Trong các bản dịch, người ta thường đánh giá cao bản dịch của Isaac Newton, nhà vật lý, huyền học, giả kim, và thần học người Anh, và tất nhiên cũng là người đưa ra luật vạn vật hấp dẫn mà chúng ta học ngày nay. Cá nhân tôi cho rằng phần dịch của Newton khá dễ hiểu: "That which is below is like that which is above that which is above is like that which is below to do the miracles of one only thing.", dịch "Luật gì tồn tại ở dưới thì cũng tồn tại bên trên, luật gì tồn tại bên trên thì cũng tồn tại bên dưới, điều thể hiện sự kỳ diệu của một luật duy nhất". Nhà giả kim trong lá bài là người được soi sáng, là người hiểu và thực hiện luật duy nhất đó. Nhà giả kim vừa là người ra luật, vừa là người thực hiện luật, và chính là luật. Nhà giả kim có trong người mọi tri thức, và mọi nguyên liệu, để có thể tự thực hiện được luật. Đó không chỉ là người thụ hưởng, mà còn là người hỗ trợ, là người cổ vũ, là người khởi xướng. Đó là ý nghĩa chính yếu của chú giải "Physician, Magus" mà tôi thấy các bạn ít khi sử dụng để diễn giải. Đó đơn giản là nguồn lãnh đạo, là nguồn tri thức, là nguồn tài vật [sẽ phân tích thêm ở hình ảnh 4 dụng cụ: tiền, gậy, kiếm, ly]. Một cách khác, lá này ám chỉ linh hồn của một sự kiện, hay sự việc cụ thể. 

Hình ảnh con rắn cắn đuôi có lẽ được nhiều bạn tìm đọc và nghiên cứu rồi, nên tôi cũng không quá đi sâu và nhấn mạnh. Đây cũng là một hình ảnh đặc trưng huyền học gọi là Ouroboros. Ý nghĩa của nó thực sự không khác nhiều so với ý nghĩa của biểu tượng vô cực. Người ta thường dùng tráo đổi 2 biểu tượng này. Dù vậy ý nghĩa của Ouroboros có phần đầy đủ hơn. Nó tượng trưng cho những thứ mang tính chu kỳ vĩnh cửu khép kín: sự sống tiếp nối cái chết, và sau đó cái chết tiếp nối tái sinh. Đó là ý tưởng về sự vận động, liên tục thành một vòng tròn bất tận. Trong giả kim, nó đại diện cho sự biến đổi vòng tròn của 4 quy trình mà trong đó sự nối tiếp tạo nên bất tử. Hình ảnh đầu tiên của Ouroboros có lẽ nằm ở cuốn "The Chrysopoeia of Cleopatra" ra đời vào thế kỷ thứ 2 ở Alexandria với thuật ngữ cũng rất nổi tiếng trong huyền học "one is the all" (Xem hình bên trên). Vấn đề lý luận về giả kim hoặc các lý thuyết huyền học rất phức tạp, ở chừng mực hiểu biết trong giới hạn của bộ bài tarot thì chỉ cần hiểu tương đối như vậy là đủ. Hình ảnh thắt lưng Ouroboros thực ra lấy từ quy cách của hội Tam Điểm. Thắt lưng Ouroboros là nghi lễ truyền thống dành cho các cấp bậc tư tế cấp cao của hội. Vì Waite cũng là thành viên, nên ông đem vào lá bài này chăng ? [Vậy thì nhân vật The Magician phải có cấp bậc 27/33 =))]. Ward trong cuốn "An Interpetation of our Masonic Symbols" cũng nhắc về điều này. Hình ảnh vô cực ở trên đầu của the Magician có lẽ xuất phát từ tác phẩm Allegoria Della Vita Umana của Guido Cagnacci (xem hình bên dưới, chú ý cành hoa trắng-đỏ và cái vòng Ouroboros trên đầu).


Allegoria Della Vita Umana của Guido Cagnacci 

Ta phân tích đến hình ảnh cái bàn và bộ dụng cụ. Hình ảnh bộ dụng cụ gậy, ly, kiếm, tiền chắc khá quen thuộc; các bạn chắc đều hiểu rõ cả rồi. Bốn dụng cụ này đại diện cho 4 thế giới, 4 nguyên tố, ... mà nhà giả kim phải dùng qua trong quá trình biến đổi. Waite chú thích khá rõ: "On the table in front of the Magician are the symbols of the four Tarot suits, signifying the elements of natural life, which lie like counters before the adept, and he adapts them as he wills". Tôi tập trung phân tích hình ảnh cái bàn mà đa số các diễn giải đều thiếu sót. Trên cạnh bàn có 3 ký hiệu đáng chú ý: biểu tượng mặt nước, biểu tượng xác ướp, và biểu tượng chim ưng của thần Horus. Phía dưới chân bàn còn có biểu tượng DIN. Biểu tượng mặt nước có lẽ gắng với tính chất của lá bài the magician. The Magician được gán với sao Mercury (đại diện cho Nước), đồng thời là đại diện cho thần Hermes. Một điểm cần lưu ý nữa là hình ảnh con rắn và hình vô cực luôn gắng liền với hình ảnh thần Hermes. Hình ảnh xác ướp ám chỉ sự tái sinh sau khi chết, là vòng tái sinh của nhà giả kim, điều này liên hệ với hình ảnh Ouroboros bên trên. Một số lý luận khác cho rằng đây là hình ảnh của thần Osiris. Osiris là thần cai quản địa ngục và cũng là thần cai quản sự bất tử và là biểu tượng của sự tái sinh. Điều này liên quan đến truyện cổ về thần: Osiris bị chết do Set giết, Isis đã ghép từng phần thân thể của Oriris và Osiris tái sinh lại lần nữa; do đó Osiris đai diện cho sự tái sinh vĩnh cửu của sống và chết, ngày và đêm... với ý tưởng lập lại của Ouroboros. Biểu tượng Horus hình chim ưng là biểu tượng của sự dẫn dắt, biểu tượng của người lãnh đạo (mà tôi đã phân tích một phần ở biểu tượng "As above, as below" phần trên). 

Vấn đề cuối cùng là biểu tượng DIN ( trong tiếng Hebrew là nun-yod-daleth) và có nghĩa là "phân xử, phán xét" và có gematria là 64 [Như đã phân tích ở phần phân tích 6:4 bên trên]. Nghi vấn được đưa ra bởi O'Neill: Din là tên Sephira Geburah, mà lá này chỉ về path chứ không phải seph. Vì vậy sự xuất hiện của biểu tượng này là khá khó hiểu. Ông đưa ra 2 giả thiết: một là trong sách "Holy Kabballah", Waite gáng cho Geburah giá trị vàng, tức là cuối quá trình giả kim (hoặc tương ứng quy trình citrinitas), vì vậy DIN ám chỉ rằng Magician đã đạt mốc cuối cùng của nhận thức; hai là DIN ám chỉ sự hoàn chỉnh trong đức tin thông qua việc sử dụng sự "cân bằng" của thiên nhiên một cách thụ động, như dẫn trích Kinh thánh Jobs 36:31. Cả hai giả thiết đều gượng ép, tuy nhiên giả thiết 1 khả dĩ hợp lý trong trường hợp này, như tôi đã phân tích ở phần trên.

Đây là một trong những lá bài ưu thích của tôi. Hiếm có hình ảnh nào lại tập trung cao độ tính biểu tượng trong giả kim thuật như lá bài này. Waite giống như nhiều nhà huyền học khác trong hội Thập Tự Hoa Hồng, thường viết với nhiều ẩn dụ. Khác với Mathers, hay Crowley thường ghi rõ ràng trong tác phẩm của mình các chỉ dẫn cần thiết; Waite thì giống Levy và Wirth không bao giờ viết ra rõ ràng mà luôn bắt người đọc suy nghĩ tìm hiểu thêm. Ở lá bài này, trong phần giải thích, Waite không hề nói gì đến tính biểu tượng của Ouroboros, cũng không hề nhắc gì đến biểu tượng "As above, as below", càng không giải thích về Gematria dày đặc trong lá bài. Vì vậy, đọc Pictoral Key of Tarot của ông, mà không tìm hiểu sâu hơn về biểu tượng học, thì thực ra chẳng hiểu gì cả. Tất cả đều phải bắt người đọc tìm thấy, và chỉ khi nào tìm thấy, thì mới hiểu được chính xác điều Waite muốn trình bày. 

Cuối cùng, hãy xem lại toàn bộ chủ giải của Waite về lá bài này: Skill, diplomacy, address, subtlety; sickness, pain, loss, disaster, snares of enemies; self-confidence, will; the Querent, if male. Reversed: Physician, Magus, mental disease, disgrace, disquiet.

Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp.
Đọc tiếp »

Biểu Tượng trong Bộ Waite Tarot - THE FOOL

item-thumbnail
Đề Nghị: Trước khi đọc bài, vui lòng xem qua những chú ý về cách viết tại đây.



Bắt đầu từ hiểu nghĩa của số 0, số 0 là gì ? Số 0 chính là AIN, chính là không cùng tận, chính là trống rỗng, là "hư vô" theo đúng nghĩa của từ này trong văn hóa Á Đông. Chú ý trong bài tarot, chỉ có lá này được đánh số ả rập, tấc cả lá còn lại đều được đánh số la mã. Nó báo hiệu sự khởi thủy, nhưng là sự khởi thủy hư vô, sự khởi thủy mà trống rỗng. Lá này được Waite gán cho mẫu âm Alef, là sự bắt đầu trống rỗng. Kinh Thánh bắt đầu từ mẫu âm Beth, nhưng chính Alef mới là cái bắt đầu. Beth là cái bắt đầu của cái đã có cái gì đó rồi, tức là khi Chúa Trời đã tạo ra cái gì đó đầu tiên. Nhưng Alet mới cái là đầu tiên nhất, vì bản thân nó chưa có gì cả, chẳng có gì. Nó khác với sự bắt đầu có chuẩn bị. Nó là sự khởi thủy điên rồ, mù quáng. Bất cứ ai dùng lá này để tiên đoán về sự bắt đầu, đều là sai lầm. Waite đã dùng từ rất chính xác "Folly, mania, ...delirium, frenzy" (toàn là từ ám chỉ sự điên rồ: điên rồ, mê sảng, loạn não ...). 


Chú ý về hình ảnh 4 nguyên tố khởi thuỷ (tôi dịch từ Four Elements, nhưng dịch chính xác từ này thì lại không thể hiện bản chất của khái niệm này). Hình mặt trời trên cao đại diện cho lửa, núi băng phía sau đại diện cho nước, làn gió thổi bay áo đại diện cho gió, nền đá đại diện cho đất. Lá này là lá đại diện cho sự tổng hòa. Hình ảnh của The Fool chính là hình ảnh thiên chúa theo một nghĩa nào đó. Cái mà trong khái niệm kabbalah là "Arik Anpin", thực thể siêu việt hoàn mỹ của Thiên Chúa. Lá này đại diện cho mẫu tự  nguyên Alef, đại diện cho "Adam Qadmon", với ý nghĩa là con người tương tự thiên chúa. Trong tất cả lá bài, đây là lá duy nhất, hội đủ 4 yếu tố tâm linh này. Một lá khác hội đủ 4 yếu tố này, nhưng với sự thánh hóa, ở lá The World. Một lá bắt đầu từ  "hư vô", một lá kết thúc bằng tất cả vật chất. Tấc cả đều tổng hòa, tấc cả đều linh thiên. Đây chính là ý nghĩa của biểu tượng con rắn cắn đuôi trên bộ bài Waite Tarot. Tôi cá là các bạn không biết hình ảnh con rắn cắn đuôi nằm ở chỗ nào trong bộ bài đấy. Nếu bạn nào tìm được, gửi mail cho tôi, tôi sẽ hướng dẫn toàn bộ những gì mình biết về bộ Waite Tarot. (tất nhiên, những gì thể hiện trong bài này chỉ là một phần kiến thức của tôi thôi, bạn tôi ạ)


Trên người của nhân vật có mặc áo với 10 bánh xe. Không phải 12 chi tiết như tác giả của "The Church of Yahweh" đã chỉ ra (và sau đó được sao chép nhiều đến mức, hầu hết sách về lá này, đều mặc định số 12 với lời giải nghĩa về 12 tháng, 12 zodiac ...). Hình ảnh 10 bánh xe này chính là 10 sephiroth trong Kabbalah. Tôi vẫn chưa tìm được tư liệu cho chi tiết vì sao tác giả dùng hình ảnh bánh xe nan. Có lẽ ảnh hưởng trường phái Blavatsky khi sử dụng hình ảnh bánh xe tây tạng ? (điều rõ ràng là ông ảnh hưởng khá nhiều ở nhà huyền học Btavatsky khi dịch các tác phẩm của bà ra tiếng Anh). Vì vậy 10 bánh xe nan hoa chính là đại diện của vũ trụ theo huyền học kabbalah, và cũng của chính cơ thể của con người, là sự tổng hòa yếu tố thiên chúa trên con người. Hình ảnh con người trong lá này, chính là hình ảnh vũ trụ, sự vận chuyển củachàng trai này cũng chính là sự biến chuyển của vũ trụ, là luật của vũ trụ. Hành trình của chàng trai, chính là hành trình của vì sao, của mặt trời, của vũ trụ. Chú ý rằng Hành trình của chàng khờ (the fool's journey) chỉ được miêu tả chi tiết trong một tác phẩm huyền học năm 1960, tức là ra đời sau bộ bài này, vì vậy, nên tránh đề cập đến vấn đề này, trừ khi bạn có kiến giải vững chắc.


Trên tay của nhân vật cầm theo cành hoa hồng. Hoa hồng này không phải là biểu tượng của tình yêu. Trong kabbalah, hoa hồng đại cho Malkuth (được mô tả bằng hình ảnh hoa hồng cấp I). Vậy Malkuth là gì ? Quay lại bài giảng về Tree of Life mà tôi đã viết tại đây. Trích từ sách Thánh Ca, Songs 2:2 "It is written: 'As a rose among the thorns, so is my beloved amongst the daughters' ". Ai là hoa hồng ? Đó chính là Knesset Yisrael, (xem định nghĩa tại đây). Đó là ngọn nguồn sự sống của người Do Thái. Theo sách Thánh Kinh Zohar phần mở đầu, Shechina, có nghĩa là đặc tính thần thánh *, được mô tả bằng hình ảnh một hoa hồng có màu đỏ- trắng đại diện cho lý trí và tình cảm (không hoàn toàn là khái niệm này, cái này dịch sát phải là suy xét và tình yêu). Màu trắng cho tình cảm, màu đỏ cho lý trí. Trong trường hợp này, bông hoa hoàn tòan màu trắng. Tình cảm đã lấn át lý trí, một sự mất cân bằng. Phù hợp với lời chú giải của Waite:  "...intoxication, delirium...". Thông thường các bạn thường rất ít khi dùng tới 2 từ này trong sách chú giải, vì nó khó hiểu. Nếu các bạn không hiểu về tính chất của hình ảnh hoa hồng trong trường hợp này, tất nhiên không thể hiểu được sát ý của 2 từ này.


* Chữ Shechina thường được dịch tương đương tiếng Anh là Divine Presence, nhưng đây là một khái niệm không có sự tương đương tuyệt đối trong tiếng Việt lẫn tiếng Anh, con người thừa hưởng đặc tính thần thánh, vì vậy tôi không dịch mà giữ nguyên gốc.


Hoa hồng này có còn một nghĩa khác : người song tính thuần khiết (tôi dịch từ chữ androgynous), đó là một dạng con người thuần khiết, không tình yêu, mang cả hình ảnh nam - nữ, và cao quý, gần với hình ảnh Thánh Nữ trong vài tôn giáo trung đông. (Xin phân biệt nó với dạng đồng tính - đừng lầm lẫn). Đó một biểu tượng của toàn bộ các khía cạnh nam tính nữ tính phản ánh bản chất bí ẩn của hiện diện thần linh. Đó là tính nhị nguyên trong Kabbalah. Sách Zohar đã lý giải toàn bộ huyền bí của mình lên hình ảnh hoa hồng. Có thể xem thêm về nghi thức Kiddush trong ngày lễ Shabbat để hiểu hơn về biểu tượng hoa hồng trong văn hóa Kabbalah.


Hình ảnh con chó dưới chân nhân vật có thể tham chiếu đến nhiều nguyên lý. Chó được xem là tạo vật ma quỷ. Ta có thể thấy tính chất xấu xa của nó qua nhiều sách Kinh Thánh. Chó được mô tả như là "ồn ào" theo Sách Psalms 59:7-14, "tham lam" theo Sách Isaiah 56:11, "ngu ngốc" theo Sách Isaiah 56:10, "bẩn thỉu" theo Sách Proverbs 26:11.... Thuật ngữ "con chó" được áp dụng như là một sự xúc phạm đến con người theo quyển I của sách Kings 22:38. Hơn nữa, "con chó" dường như đã được chỉ xúc phạm đối với mại dâm nam như dẫn của Sách Deuteronomy 23:19. Trong Do Thái Giáo, người ta ngiêm cấm chó trở thành vật nuôi theo diễn giải của Or Hayim, một thánh giả của Kinh Torah (1696-1743) ở cuốn Shabbat 151: "No animal overcomes a person unless he appears to the animal as another animal", tạm dịch "một con vật chỉ theo chân con người, chỉ khi nào con người đó là một động vật". Thật khó mà giải thích với hình ảnh con chó dưới chân nhân vật, và có cử chỉ dẫn đường. Vì vậy, nếu lá bài này được diễn tả với hình ảnh thân thiện của chó, hoặc hình ảnh yêu thương giữa chó và người thì kiến giải này là sai lầm.


Mặc khác, hình ảnh của con chó theo chân, ta cũng có thể dẫn từ hình ảnh Kayin (Cain) ở sách Bereishis Rabba 22:8, hoặc Gen 4:1-16 trong sự kiện Chúa cho Cain một con chó để bảo vệ anh ta. Điều này hơi có điểm dị biệt, sự tích này không đồng nhất hoàn toàn ở các sách. Ở đây tôi chỉ đề cập đến giả thiết về con chó trong sự tích này. Sự kiện "con chó" chỉ xuất hiện trong sách Tamud của Do Thái Giáo, trong Thiên Chúa Giáo, đoạn này được dịch là Chúa tạo cho Cain một dấu hiệu. Dấu hiệu ở đây được lý giải là dấu hiệu bởi ngón tay của chúa trời trên trán Cain. Chính dấu hiệu này giúp Cain biến mất dù những người trong tộc tìm kiếm khắp nơi để trả thù cho Abel (Xem thêm về Cain và Abel theo Kinh Thánh tại đây, -- hic, cái nào cũng phải dẫn ra kiểu này, thiệt là mệt). Trích Sáng Thế Ký , Gen 4:15-16: "Then the Lord replied to him, "Therefore,whosoever slayeth Cain vengeance will suffer vengeance seven times over. " And the Lord set a Mark upon Cain, lest any finding him should kill him. Then Cain went out from the Lord's presence and lived in the land of Nod, east of Eden.." Sự kiện này chính là lý do cho lời chú giải của Waite: "...absence, nullity..."


Hình ảnh con chó kế tiếp là trong sách Exodus (11:4-7), khi đức chúa trời giúp Moses rời khỏi Ai Cập " God instructed the dogs living among the Hebrews to be silent. The dogs complied with loving obedience. God was so pleased that He told them that because they had obeyed with such love, He would reward them.". Chính con chó đóng vai trò như kẻ giúp đỡ, bằng cách bỏ qua sự đề phòng của mình, dù đã giúp Moses, nó đã phản chủ của nó. Đây có lẽ là hình ảnh dẫn tới lời chú giải của Waite về sự bất cẩn, hay thờ ơ: "Negligence,... carelessness, apathy...".


Hình ảnh cái túi với hình thêu chim đại bàng ám chỉ điều gì ? Đại bàng trong kabbalah là hình ảnh người dẫn đầu, kẻ thông thái, hoặc thủ lãnh. Nó là sự bảo trợ, một vật hối thúc cho chuyến đi. Chim đại bàng cũng là đại diện của chúa trời, là thiên thần. Đôi cánh thiên thần, cũng chính là đôi cánh đại bàng. Như Kinh Thánh Exod 19:4 đã dẫn "You have seen what I did to the Egyptians, and how I bore you on eagles' wings and brought you to myself". Hoặc từ Rev 12:14 "And to the woman were given two wings of a great eagle,that she might fly into the wilderness, into her place,where she is nourished for a time, and times, and half a time". Chim ưng ở trên cao nhất, gần thượng đế nhất. Nó thấy hết, và biết hết. Nhân vật trong lá bài thu gom kiến thức, trong một cái bị. Đó là chuyến hành trình mà túi kiến thức sẽ tăng thêm. Và hiện giờ, nó nhỏ bé.Và giống như Waite đã chỉ ra: "...apathy, nullity, vanity...". 

Chỉ dẫn của Waite đối với lá bài này: 
Folly, mania, extravagance, intoxication, delirium, frenzy, bewrayment. 
Reversed: Negligence, absence, distribution, carelessness, apathy, nullity, vanity.

Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp
Đọc tiếp »
Tiếp Tục
Trang chủ