Tarot Huyền Bí Blog thủ thuật
10/10 1500 bình chọn

Cuộc Đối Thoại Về Tarot Giữa Những Nhà Huyền Học - Chương I: The Fool

item-thumbnail

Sau buổi tối giới thiệu đầu tiên, tôi mời từng người uống trà, Mathers bắt đầu mở lời đầu, sau khi nhắp ngụm trà đầu tiên:
- Giờ chúng ta nói về The Fool trước hay sẽ nói về The Magician trước ?
Westcott nhìn chậm rãi:
- Ý anh là chúng ta nên nhìn nhận tarot ở góc độ người Pháp hay người Anh hả ? Người Pháp luôn xếp The Magician lên trước, còn tôi vẫn thích The Fool lên trước.
- Người Pháp không ngu ngốc, ít nhất là Levy thì không. The Magician lên trước vì nó số 1, The Fool cổ điển thì không có số, không phải sao ? - Mathers tiếp tục.
- Còn những ai nước đôi thì vừa để số 0 ở The Fool như người Anh, vừa xếp nó sau cùng bộ Ẩn Chính (Major) như người Pháp, tôi đang nói về ai đấy nhỉ ? - Westcott mỉa mai.
- Tôi có lý do riêng của mình, Westcott, vui lòng tôn trọng nó. - Mathers nhấp thêm một ngụm trà, hắng tiếng.
Ai cũng biết là Westcott nói về cuốn The Tarot xuất bản năm 1888 của Mathers. Các xếp thứ tự nước đôi này khiến cho Mathers làm hài lòng của phe Pháp lẫn Anh.
- Hay chúng ta bắt đầu từ Ace of Wands, như ai đó nhỉ ? Mathers nhấp thêm một ngụm rồi nói.
- Ít ra tôi vẫn tuân thủ quy cách người Anh, đúng không anh Mathers ? Westcott thủng thẳng đáp. Liber T của tôi vẫn để số 0 và vẫn đề nó đầu tiên.
- Ai đồng ý The Fool sẽ được bàn đầu tiên, bất kể nó xếp ở đâu trên bộ bài, chúng ta chẳng thể cứ cãi mãi về cái vụ đấy. Biểu quyết nhé ? Waite lên tiếng.
- Đồng ý. Crowley nãy giờ không nói gì, giờ mới mở miệng. Jones gật đầu, còn Case nhìn Jones rồi cũng gật theo.
- Cứ vậy, Mathers cười. Westcott cũng nhìn rồi cười."Thống nhất".
Tất cả cùng đồng ý, nhưng vì tình trạng căng thẳng hồi nãy, cả đoàn rơi vào tình trạng im lặng. Waite bước từ cửa sổ vào gần Mathers rồi nói:
- Tôi bắt đầu trước vậy, tôi vẫn đồng ý với quan điểm cố hữu của người Pháp, The Fool hẳn là gắng liền với sự ngốc nghếch.
Tiến sĩ Papus lên tiếng:
- Hành động không suy tính trước.
Case bổ sung:
- Hành động nông nổi không cân nhắc kỹ lưỡng, sự ngu ngốc.
Westcott kết thúc:
- Hành động ngu ngốc theo nghĩa chung nhất ! Không phản đối.
Crowley dường như là người duy nhất phản đối:
- Tôi cho là chúng đi quá sâu vào ngữ nghĩa của từ, The Fool với tôi là sự tự do, sáng tạo, can đảm giữ vững lập trường.
- Tôi phản đối hẳn luận điểm này, Tiến sĩ Papus lên tiếng nói rõ.
Case dung hòa: "Tôi cũng cho là nó bao gồm cả nghĩa của Crowley, nhưng tôi có sự phân biệt. Sự độc đáo mới mẻ, sự cả gan bạo dạn, có xu hướng đập phá thánh tượng, liều lĩnh tìm kiếm những sự thật tối cao. Lá bài này lật đổ những nhận thức cố định vững chắc. Nó làm xáo trộn những thói quen, phá hủy những sự thể hiện theo lối mòn, thôi thúc sự cải cách điều chỉnh. Do đó, khi lá bài này xuất hiện trong một trải bài Tarot, nó biểu hiện cho những sự điều chỉnh cải tổ bất thình lình, và thường ám chỉ sự ập đến không lường trước của những tình cảnh hỗn loạn. Về mặt tinh thần, lá bài này mang nghĩa tích cực". Case nói tiếp."nhưng mà về mặt vật chất, tôi cho là nó có s điên rồ, lập dị, hành động nông nổi không cân nhắc kỹ lưỡng, sự ngu ngốc, hoặc thậm chí là điên loạn".
"Tôi đồng ý với Case", Westcott giải thích tiếp: "Quan điểm của tôi là nếu câu hỏi về mặt tâm linh, tinh thần, thì The Fool có nghĩa là ý tưởng, ý nghĩ và tư duy, những điều mà vượt qua cả giới hạn thông thường. Nhưng nếu là câu hỏi về mặt vật chất thì nó mang ý nghĩa là hành động điên rồ, ngu ngốc, lập dị, hơn nữa là điên cuồng".
Waite trầm ngâm rồi tỏ vẻ bất lực, "vậy ra chỉ có tôi và Papus là cùng suy nghĩ nhỉ, tôi không cho là The Fool mang những giá trị tích cực này, kể cả tâm linh. The Fool nên là sư ngốc nghếch, điên dại, hay hành động ngông cuồng, sự say sưa, điên cuồng, mê sảng. Các quý ngài có thể coi sự say sưa, là một đặc tính tốt, nếu muốn.".
"Cả tôi nữa", Mathers lên tiếng, "tôi cũng không đồng ý. Vậy tôi, Waite, và Papus phản đối luận điểm này".
Tôi buộc phải lên tiếng để dàn hòa:
- Tôi sẽ ghi lại tất cả, chúng ta không cần phải có thắng thua ở đây. Chúng ta chỉ đừng lại ở mức tìm hiểu quan điểm của nhau đã. Phần tranh luận để sau.
- Tôi muốn bổ sung một vài luận điểm khác, mọi người có thể giơ tay nếu đồng ý, được chứ ? Waite bình tĩnh.
- Các anh nghĩ sao về tính lơ đễnh, cẩu thả, sự thiếu vắng, tính vô ý, tính thờ ơ, lãnh đạm, sự vô dụng, hư danh ? Waite tiếp tục.
- Tôi có quan điểm gần giống, sự do dự, tính không ổn định. Mathers là người duy nhất giơ tay. Những người còn lại trầm tư.
Crowley đứng lên tiến về giữa rồi nói từng từ một:
- Ai phản đối luận điểm này, giơ tay.
Crowley vừa nói vừa giơ tay, Case giơ tay theo. Westcott nhắp ngụm trà rồi thủng thỉnh đưa tay lên, tỏ vẻ đồng tình. Kế đến là Papus.
Waite nhìn một lượt rồi gật gù:
- Tôi đặt nó vào nghĩa ngược, còn Mathers, anh nghĩ sao ?
- Tôi cũng đưa nó vào nghĩa ngược. Vậy là rõ quan điểm rồi nhỉ ?
- Tôi không dùng nghĩa ngược, Westcott lắc đầu.
- Tôi cũng không, tiến sĩ Papus lắc lắc ngón tay.
Tôi ngó đồng hồ, ghi chép lại những dòng cuối cùng, rồi mở miệng. "Vậy tối nay kết thúc ở đây, ngày mai tiếp tục lá kế".


Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp.
Đọc tiếp »

Cuộc Đối Thoại Về Tarot Giữa Những Nhà Huyền Học - Lời Nói Đầu

item-thumbnail

Cuộc Đối Thoại Về Tarot Giữa Những Nhà Huyền Học là một cuộc đối thoại giả tưởng trong một bối cảnh giả tưởng, mà tất cả những nhà huyền học về tarot đã gặp gỡ nhau, bất chấp khoảng cách không gian và thời gian. Trong cuộc đối thoại đó, họ đã nói về tarot, ở từng lá bài, tranh luận một cách công bằng và học thuật về ý nghĩa của chúng. Họ sẽ nói một cách công tâm nhất quan điểm của mình về ý nghĩa từng lá bài, biểu tượng và hình ảnh của chúng cũng như cách họ nhìn nhận về huyền học trong tarot.

Sáu nhà huyền học trong cuộc đối thoại này là những người đặt nền tảng cho tarot hiện đại:
• Waite, viết tắt của Arthur Edward Waite (1857 –1942), nhà huyền học người Anh, thành viên Hội Tam Điểm Anh (St. Marylebone Lodge No. 1305, London), thành viên hội kín Thập Tự Hồng Hoa (The Societas Rosicruciana in Anglia), hội chủ của hội kín Bình Minh Ánh Kim (Order of the Golden Dawn), tác giả của nhiều cuốn sách kinh điển A New Encyclopaedia of Freemasonry : Their Rites, Literature, and History (1921), Emblematic Freemasonry. (1925). Tác giả cuốn The Pictorial Key To Tarot (1911).
• Mathers, viết tắt của Samuel Liddell MacGregor Mathers (1854 - 1918), nhà huyền học người Anh, thành viên Hội Tam Điểm Anh, thành viên hội kín Thập Tự Hồng Hoa (The Societas Rosicruciana in Anglia), sáng lập viên của hội kín Bình Minh Ánh Kim (Order of the Golden Dawn), tác giả của nhiều bản dịch huyền học cổ thuộc loại kinh điển The Book of Abramelin (thế kỷ 14), The Kabbalah Unveiled (1684), Key of Solomon (thế kỷ 14.), The Lesser Key of Solomon (thế kỷ 17), và Grimoire of Armadel (thế kỷ 17). Tác giả cuốn The Tarot (1888).
• Crowley, viết tắt của Aleister Crowley, tên thật Edward Alexander Crowley (1875 –1947), nhà huyền học người Anh, thành viên hội kín Thập Tự Hồng Hoa (The Societas Rosicruciana in Anglia), hội chủ của hội kín Bình Minh Ánh Kim (Order of the Golden Dawn), sáng lập viên của hội kín Đền Thánh Phương Đông (Ordo Templi Orientis hay O.T.O.), sáng lập viên của triết phái Thelema. Tác giả của rất nhiều sách ma thuật và thần bí học, thường biết biết dưới tên nhóm sách Libri & Equinox. Tác giả của cuốn Book Of Thoth (1944).
• Case, viết tắt của Paul Foster Case (1884 –1954), nhà huyền học người Mỹ, thành viên của hội kín Bình Minh Ánh Kim (Order of the Golden Dawn), sáng lập viên của hội kín Builders of the Adytum (B.O.T.A), tác giả của nhiều cuốn sách kinh điển The True and Invisible Rosicrucian Order (1927), Correlations of Sound & Color (1931), The Highlights of Tarot (1931), The Book of Tokens (1934) . Tác giả của nhiều cuốn luận giải tarot như The Highlights of Tarot (1931), Tarot Fundamentals (1936), Tarot Interpretations (1936), The Tarot: A Key to the Wisdom of the Ages (1947).
• Papus, bút danh của

Hãy nghe họ giới thiệu về chính mình.


Đọc tiếp »
Tiếp Tục
Trang chủ