Tarot Huyền Bí Blog thủ thuật
10/10 1500 bình chọn

Dự Đoán Nghề Nghiệp Trong Tarot : Phương Pháp MBTI (Chương I)

item-thumbnail
Giới Thiệu Chung

Trong loạt bài này, tôi sẽ trình bày một số phương pháp để đự đoán nghề nghiệp thông qua Tarot. Hiện tại, theo như tôi được biết, chưa có một khảo cứu chính thức nào cho chủ đề này, ngay cả các khảo cứu tiếng nước ngoài. Vì vậy, tôi tin rằng loạt bài này sẽ cung cấp một lượng kiến thức thú vị hỗ trợ cho cộng đồng tarot Việt.

Xem toàn bộ bài viết trong cuốn Dự Đoán Nghề Nghiệp Trong Tarot của Philippe Ngo.


Dự Đoán Nghề Nghiệp trong Tarot
Phần I: 
Phương Pháp MBTI

Katharine Cook Briggs cùng con gái của bà, Isabel Briggs Myers đã phát triển một hệ thống gồm 16 loại nhân cách. Hệ thống này gọi là chỉ số phân loại Myers-Briggs (Myers-Briggs Type Indication) viết ngắn gọn là MBTI.

MBTI phân loại tính cách dựa trên 4 nhóm cơ bản gọi là dichotomies, mỗi nhóm là một cặp lưỡng phân của 8 yếu tố chức năng, nhận thức:
- Attitudes (Xu Hướng): Hướng ngoại (Extraversion - E) - Hướng nội (Introversion - I)
- Functions perceiving (Chức Năng Cảm Thụ): Giác quan (Sensing - S) - Trực giác (INtution - N)
- Functions judging (Chức Năng Phán Xét): Lý trí (Thinking - T) - Tình cảm (Feeling - F)
- Lifestyle (Lối Sống): Nguyên tắc (Judgment - J) - Linh hoạt (Perception - P)

Từ MBTI, chúng ta có thể rút ra được các ngành nghề tương ứng phù hợp. Bằng cách kết nối giữa Tarot và MBTI, chúng ta thiết lập được kết nối từ Tarot đến Nghề Nghiệp. Bài viết "MBTI trong Tarot" của Philippe Ngo sẽ hướng dẫn cách thức kết nối từ MBTI đến Tarot thông qua các cấu trúc tâm lý và huyền học. Ở bài này, chúng ta chấp nhận hệ thống đó như sau:

MBTI và Tarot. Ảnh: Tarot Huyền Bí.
Sau khi tra bản bên trên để tìm ra giá trị MBTI của lá bài, các bạn có thể truy lục danh sách bên dưới đây, để biết được nghề nghiệp tương ứng với MBTI đó. Dù vậy hãy nhớ rằng, "chính bạn mới quyết định được bạn là ai, chứ không phải bất kỳ ai khác, bất kỳ cái gì khác.". Đừng phụ thuộc vào tarot hay bất kỳ cái gì khác ngoài bản thân mình. Cần tham khảo thật nhiều nguồn, nhưng đừng để nguồn nào quyết định thay mình ! 

Tham khảo thêm: 

Các thông tin dưới đây, mang tính chất tham khảo, được trích từ trang tgm.vn, giới thiệu về các ngành nghề tương ứng với MBTI bên trên. Chú ý, tôi không đảm bảo chất lượng của các nội dung bên dưới đây.

1. Nghề Nghiệp của ENFJ



Đặc trưng nghề nghiệp của ENFJ:

  • Chân thành và nhiệt tình quan tâm đến mọi người.
  • Coi trọng cảm xúc của mọi người.
  • Đánh giá cao cấu trúc và tổ chức.
  • Coi trọng sự hài hòa, và rất giỏi trong việc tạo ra sự hài hòa đó.
  • Đặc biệt giỏi trong việc đối nhân xử thế.
  • Không thích các vấn đề mang tính logic hay cần đến phân tích.
  • Khả năng tổ chức và sắp xếp tốt.
  • Trung thành và trung thực.
  • Sáng tạo và giàu trí tưởng tượng.
  • Thích sự đa dạng và những thử thách.
  • Lấy việc giúp đỡ người khác làm niềm vui cho bản thân mình.
  • Cực kì nhạy cảm với những lời phê bình và xích mích.
  • Cần sự tán thành/ủng hộ của người khác để cảm thấy hài lòng với bản thân.

Nghề nghiệp tiêu biểu với ENFJ:

  • Nhà tư vấn
  • Nhà tâm lý học
  • Công tác xã hội / Cố vấn
  • Nhà giáo
  • Tăng lữ (người tu hành)
  • Đại diện bán hàng
  • Quản lí nhân sự
  • Quản lí
  • Tổ chức sự kiện
  • Chính trị gia / Nhà ngoại giao
  • Nhà văn

2. Nghề Nghiệp của ENFP


Đặc trưng nghề nghiệp của ENFP:

  • Có nhiều mục tiêu ngắn hạn.
  • Thông minh và bản lĩnh.
  • Thân thiện, quan tâm đến mọi người, khả năng giao tiếp tốt.
  • Rất mạnh trong việc dùng trực giác và cảm giác để đánh giá người khác.
  • Có khả năng liên kết với người khác.
  • Nhiệt tình, đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của mình.
  • Nhận thức rõ ràng về tương lai.
  • Không thích làm những việc có tính thường ngày.
  • Thích được người khác thừa nhận và hiểu họ.
  • Rất hợp tác và thân thiện.
  • Sáng tạo và năng động.
  • Kĩ năng giao tiếp và viết lách tốt.
  • Là nhà lãnh đạo bẩm sinh, nhưng không thích kiểm soát người khác.
  • Không thích người khác điều khiển mình.
  • Làm việc theo logic và lý trí – dùng trực giác của mình để hiểu rõ mục tiêu và làm cho tới khi hoàn thành thì thôi.
  • Có khả năng thấu hiểu những khái niệm và lý thuyết khó khăn.

Nghề nghiệp tiêu biểu của ENFP:

  • Chuyên viên tư vấn.
  • Bác sĩ tâm lý.
  • Doanh nhân.
  • Diễn viên.
  • Nhà giáo.
  • Luật sư.
  • Chính trị gia/ Nhà ngoại giao.
  • Nhà văn/ Nhà báo.
  • Phóng viên.
  • Lập trình viên, chuyên gia phân tích hệ thống hoặc chuyên gia máy tính.
  • Khoa học gia/ Kĩ sư.


3. Nghề Nghiệp của ENTJ 



Đặc trưng nghề nghiệp của ENTJ :

  • Luôn muốn biến lý thuyết thành thực tiễn.
  • Có kiến thức sâu rộng.
  • Định hướng tương lai rõ ràng.
  • Nhà lãnh đạo bẩm sinh.
  • Không thích sự kém hiệu quả và bất tài.
  • Muốn mọi thứ phải luôn có tổ chức, ngăn nắp và kỷ luật.
  • Khả năng giao tiếp xuất sắc.
  • Không thích những công việc thường nhật hoặc quá chi tiết.
  • Tự tin vào bản thân.
  • Quyết đoán.

Nghề nghiệp tiêu biểu với ENTJ:

  • Giám đốc điều hành
  • Xây dựng tổ chức/doanh nghiệp/công ty
  • Doanh nhân
  • Cố vấn về máy tính
  • Luật sư
  • Quan tòa
  • Quản trị doanh nghiệp
  • Giảng viên (Đại học)
(Tôi giữ nguyên liên kết vì tôi tôn trọng quyền tác giả) 


4. Nghề Nghiệp của ENTP



Đặc trưng nghề nghiệp của ENTP :

  • Thích đưa ra dự án.
  • Thích đưa ra ý tưởng và giả thuyết.
  • Sáng tạo và khéo léo.
  • Lanh lợi và có năng lực.
  • Linh hoạt và đa dạng.
  • Có khả năng giao tiếp tuyệt vời.
  • Thích tranh luận với người khác.
  • Kĩ năng đối nhân xử thế tuyệt vời.
  • Có khả năng lãnh đạo bẩm sinh, nhưng không thích lãnh đạo.
  • Không thích bị người khác lãnh đạo.
  • Vui vẻ và đầy nhiệt huyết, có thể thúc đẩy những người khác.
  • Đề cao kiến thức và năng lực.
  • Logic, là người suy nghĩ có lý lẽ.
  • Dễ dàng hiểu được những khái niệm và những luận thuyết khó.
  • Thích giải quyết những vấn đề khó khăn.
  • Không thích những kế hoạch làm việc cũng như môi trường làm việc bị hạn chế.
  • Không thích những việc thường ngày và những việc lặt vặt.

Nghề nghiệp tiêu biểu với ENTP:

  • Luật sư.
  • Nhà tâm lý học.
  • Doanh nhân.
  • Thợ chụp ảnh.
  • Cố vấn.
  • Kỹ sư.
  • Nhà khoa học.
  • Diễn viên.
  • Nhân viên đại diện bán hàng.
  • Tiếp thị cá nhân.
  • Lập trình viên, nhà phân tích cấu trúc dữ liệu, chuyên gia máy tính.


5. Nghề Nghiệp của ESFJ

Đặc trưng nghề nghiệp của ESFJ: 
  • Có tổ chức.
  • Trung thành.
  • Đáng tin cậy.
  • Thích sáng tạo trật tự, cấu trúc và thời khóa biểu.
  • Thích gây ảnh hưởng với những người khác.
  • Ấm áp và dễ cảm thông.
  • Có xu hướng ưu tiên nhu cầu của người khác.
  • Rất thạo việc chăm sóc người khác.
  • Rất hợp tác, là một thành viên tốt khi làm việc nhóm.
  • Thực tế.
  • Đề cao cuộc sống an toàn và thanh bình.
  • Thích sự đang dạng, làm tốt những công việc thường.
  • Cần sự chấp nhận của người khác.
  • Cảm thấy hài lòng khi cho đi.
  • Sống thực tế – không thích những gì thuộc về tương lai.

Nghề nghiệp tiêu biểu với ESFJ:

  • Kinh doanh hộ gia đình
  • Y tá
  • Giáo viên
  • Lãnh đạo
  • Chăm sóc trẻ em
  • Chăm sóc sức khỏe tại gia
  • Tăng lữ hoặc những việc liên quan đến tôn giáp
  • Trưởng phòng
  • Cố vấn/ Công tác xã hội
  • Thủ thư/ Kế toán
  • Trợ lí giám đốc


Đặc trưng nghề nghiệp của ESFP:

  • Sống với hiện tại.
  • Dễ bị kích thích và hứng thú bởi những trải nghiệm mới.
  • Thực tế và thiết thực.
  • Yêu thích mọi người một cách chân thành.
  • Biết cách tận hưởng niềm vui, và biết làm cách nào để tạo niềm vui cho người khác.
  • Tự lập và tháo vát.
  • Làm việc theo cảm hứng – hiếm khi lên kế hoạch trước.
  • Ghét phải theo khuôn mẫu và sự sắp đặt.
  • Không thích lý thuyết và các giải thích dài dòng.
  • Cảm thấy có mối liên kết đặc biệt với động vật và trẻ em.
  • Phát triển mạnh về mặt đánh giá thẩm mĩ.
  • Kĩ năng giao tiếp tốt.

Nghề nghiệp tiêu biểu với ESFP

  • Nghệ sĩ, người biểu diễn và diễn viên.
  • Đại diện bán hàng.
  • Tư vấn tâm lý/ Công tác xã hội.
  • Chăm sóc trẻ em.
  • Thiết kế thời trang.
  • Trang trí nội thất.
  • Chuyên gia tư vấn.
  • Nhiếp ảnh gia.


7. Nghề Nghiệp của ESTJ



Đặc trưng nghề nghiệp của ESTJ:

  • Nhà lãnh đạo bẩm sinh – họ thích được dẫn đầu.
  • Coi trọng an ninh và truyền thống.
  • Trung thành.
  • Chăm chỉ và đáng tin cậy.
  • Năng động và khỏe mạnh.
  • Có một hệ thống rõ ràng về những chuẩn mực và niềm tin.
  • Không thích sự thiếu năng lực và kém hiệu quả.
  • Khả năng tổ chức tuyệt vời.
  • Thích thú trong việc xây dựng trật tự và cấu trúc.
  • Rất chu đáo.
  • Sẽ theo đuổi các dự án cho đến khi hoàn thành thì thôi.
  • Thẳng thắn và trung thực.
  • Khát khao được hoàn thành nghĩa vụ của mình.

Nghề nghiệp tiêu biểu với ESTJ

  • Lãnh đạo quân đội
  • Quản lý
  • Cảnh sát/ Thám tử
  • Quan tòa
  • Nhân viên kế toán
  • Nhà giáo
  • Bán hàng


8. Nghề Nghiệp của ESTP



Đặc trưng nghề nghiệp của ESTP :

  • Năng động.
  • Sống với hiện tại.
  • Không thích các lý thuyết trừu tượng mà không có ứng dụng thực tế.
  • Thích thấy kết quả do công việc mình làm ngay lập tức.
  • Nhanh nhẹn và nhiều năng lượng.
  • Linh hoạt và thích ứng nhanh.
  • Có khả năng độc lập ra quyết định.
  • Ít khi làm việc theo kế hoạch – tới đâu hay tới đó.
  • Vui tính.
  • Quan sát tốt.
  • Rất giỏi nhớ những chi tiết.
  • Giỏi đối nhân xử thế.
  • Tự nhiên.
  • Khả năng nhìn thấy vấn đề cấp bách và ra quyết định nhanh chóng.
  • Thích phiêu lưu mạo hiểm.
  • Có thể thích chứng tỏ hoặc phô trương.
  • Thích bắt đầu công việc nhưng lại không nhất thiết phải theo đến cùng.

Nghề nghiệp tiêu biểu với ESTP:

  • Nhân viên đại diện bán hàng.
  • Cảnh sát/thám tử.
  • Y tá/ Nhân viên cấp cứu.
  • Kỹ sư máy tính.
  • Hỗ trợ kĩ thuật máy tính.
  • Doanh nhân.
9. Nghề Nghiệp của INFJ


Đặc trưng nghề nghiệp của INFJ:

  • Hiểu được con người và hoàn cảnh bằng trực giác.
  • Duy tâm.
  • Rất nguyên tắc.
  • Phức tạp và sâu sắc.
  • Khả năng lãnh đạo tự nhiên.
  • Nhạy cảm và có lòng trắc ẩn với con người.
  • Sẵn lòng giúp đỡ người khác.
  • Hướng về tương lai.
  • Đánh giá cao những mối quan hệ sâu sắc và đích thực.
  • Tránh thể hiện bản thân mình.
  • Không thích các công việc chi tiết nếu họ không phát triển kỹ năng này.
  • Luôn tìm kiếm ý nghĩa và mục đích của mọi thứ.
  • Sáng tạo và nhìn xa trông rộng.
  • Dễ cảm động và dễ bị tổn thương.
  • Có thể làm việc logic và lí trí – Sử dụng trực giác để nhận ra mục tiêu và nỗ lực tiến về mục tiêu đó.

Nghề nghiệp tiêu biểu với INFJ

  • Giám mục / Các công việc liên quan đến tôn giáo
  • Giáo viên
  • Bác sĩ / Nha sĩ
  • Các lĩnh vực liên quan đến chăm sóc sức khoẻ
  • Nhà tâm lý học
  • Bác sĩ tâm thần
  • Những người làm công tác xã hội
  • Nhạc sĩ / Hoạ sĩ
  • Nhiếp ảnh
  • Chăm sóc trẻ em / Phát triển trẻ em



10. Nghề Nghiệp của INFP


Đặc trưng nghề nghiệp của INFP :

  • Có hệ thống giá trị sống mạnh mẽ.
  • Quan tâm đến mọi người.
  • Thiên hướng phục vụ, đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của mình.
  • Trung thành và công hiến cho con người và chính nghĩa.
  • Hướng về tương lai.
  • Luôn muốn được phát triển theo hướng tích cực.
  • Sáng tạo và gây cảm hứng cho người khác.
  • Dễ chịu và thoải mái, trừ phi có một nguyên tắc sống bị xâm phạm.
  • Nhạy cảm và phức tạp.
  • Không thích làm việc chi tiết và theo thủ tục.
  • Lập dị và cá nhân – “tách rời khỏi đám đông”.
  • Xuất sắc trong giao tiếp bằng văn bản.
  • Thích làm việc một mình và có thể gặp khó khăn khi làm việc trong nhóm.
  • Đánh giá cao các mối quan hệ sâu sắc và đích thực.
  • Muốn được công nhận và đánh giá cao cho việc họ là ai.

Nghề nghiệp tiêu biểu với INFP

  • Nhà văn.
  • Cố vấn / Nhân Viên Xã Hội.
  • Giáo viên / Giáo sư.
  • Nhà tâm lý học.
  • Nhà tâm thần học.
  • Nhạc sĩ.
  • Tăng lữ / Người hoạt động tôn giáo.


11. Nghề Nghiệp của INTJ


Đặc trưng nghề nghiệp của INTJ:

  • Có khả năng tiếp thu các kiến thức và lý thuyết phức tạp.
  • Có xu hướng tạo ra trật tự và cấu trúc từ các lý thuyết trừu tượng.
  • Là nhà chiến lược tối cao.
  • Có cái nhìn về tương lai.
  • Có cái nhìn toàn cục, tổng thể.
  • Hiểu biết sâu rộng và trực giác tốt, và họ rất tin tưởng điều này.
  • Đánh giá cao ý kiến của mình hơn của người khác.
  • Yêu thích các thử thách mang tính lý thuyết.
  • Cảm thấy tẻ nhạt khi giải quyết các công việc thường ngày.
  • Đánh giá cao kiến thức và sự hiệu quả.
  • Không kiên nhẫn với sự kém hiệu quả và mơ hồ.
  • Có tiêu chuẩn rất cao về hiệu suất làm việc, và họ áp dụng cho chính mình mạnh mẽ nhất.
  • Kín đáo và tách biệt với người khác.
  • Bình tĩnh, thu thập và phân tích.
  • Cực kì logic và hợp lý.
  • Ý tưởng độc đáo và độc lập.
  • Có khả năng lãnh đạo bẩm sinh, nhưng sẽ đi theo những người mà họ có thể hỗ trợ hoàn toàn.
  • Sáng tạo, khéo léo, cách tân, và tháo vát.
  • Làm việc một mình tốt nhất, và thích làm việc một mình.

Nghề nghiệp tiêu biểu với INTJ:

  • Nhà khoa học
  • Kỹ sư
  • Giáo sư và giáo viên
  • Bác sĩ y khoa/ nha sĩ
  • Nhà hoạch định chiến lược và xây dựng tổ chức công ty
  • Quản trị kinh doanh / nhà quản lý
  • Lãnh đạo quân đội
  • Luật sư
  • Thẩm phán
  • Lập trình viên máy tính, nhà phân tích hệ thống và chuyên gia máy tính


12. Nghề Nghiệp của INTP


Đặc trưng nghề nghiệp của INTP:

  • Yêu thích lý thuyết và những ý tưởng trừu tượng.
  • Người tìm kiếm sự thật – Họ luôn muốn hiểu rõ vấn đề bằng cách phân tích những nguyên tắc và cấu trúc tiềm ẩn bên trong.
  • Coi trọng kiến thức và năng lực hơn những thứ còn lại.
  • Có tiêu chuẩn rất cao về hiệu suất làm việc – điều mà họ luôn áp dụng cho chính mình.
  • Độc lập và lập dị, có thể gọi là khác người.
  • Hiệu quả tốt nhất khi làm việc một mình, và rất coi trọng sự tự do.
  • Không có mong muốn lãnh đạo hoặc đi theo người khác.
  • Không thích những chi tiết nhàm chán.
  • Đặc biệt không quan tâm đến những ứng dụng thực tế của những sáng tạo của họ.
  • Sáng tạo và sâu sắc.
  • Luôn hướng tới tương lai.
  • Thường thông minh và mưu trí.
  • Tin tưởng vào sự sáng suốt và ý kiến của chính mình trên hết.
  • Sống chủ yếu bên trong tâm trí mình, dường như tách biệt và không muốn liên can tới những người xung quanh.

Nghề nghiệp tiêu biểu với INTP:

  • Nhà khoa học – đặc biệt trong nghiên cứu Vật Lí, Hóa Học.
  • Nhiếp ảnh gia.
  • Chiến lược gia.
  • Nhà Toán học.
  • Giáo sư đại học.
  • Lập trình viên, nhà phân tích cấu trúc dữ liệu, người vẽ hoạt hình máy tính và chuyên gia máy tính.
  • Chuyên viên thiết lập kỹ thuật.
  • Kỹ sư.
  • Luật sư.
  • Thẩm phán.
  • Chuyên viên khám nghiệm hiện trường.
  • Người bảo vệ pháp lý và viên kiểm lâm.


13. Nghề Nghiệp của ISFJ



Đặc trưng nghề nghiệp của ISFJ :

  • Họ có một kho dữ liệu thông tin về người khác rất phong phú và đa dạng.
  • Rất tinh ý và ý thức được cảm giác cũng như những phản ứng của người khác.
  • Có trí nhớ tuyệt vời về những chi tiết mà họ cảm thấy quan trọng.
  • Rất đồng điệu với môi trường xung quanh – có cảm quan xuất sắc về không gian và cách tổ chức.
  • Có thể là chỗ dựa vững chắc, giúp đỡ mọi người hoàn thành nhiệm vụ của mình.
  • Làm việc chăm chỉ cho đến khi công việc đó hoàn thành.
  • Kiên định, thiết thực, thực tế – họ không thích làm việc với những giả thiết và những vấn đề trừu tượng.
  • Không thích làm những việc không thực tế đối với họ.
  • Đề cao một cuộc sống an toàn, theo truyền thống và thanh bình.
  • Luôn có xu hướng giúp đỡ: tập trung vào những nhu cầu của người khác.
  • Nhân hậu và chu đáo.
  • Luôn đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của mình.
  • Tiếp thu tốt nhất trong môi trường huấn luyện thực hành.
  • Thích tạo ra các kết cấu và trình tự.
  • Có trách nhiệm cao trong mọi việc.
  • Cực kì không thoải mái với xung đột và đối đầu.

Nghề nghiệp tiêu biểu với ISFJ:

  • Trang trí nội thất
  • Nhà thiết kế
  • Y tá
  • Quản lý/ Quản lý hành chính
  • Trợ lí giám đốc
  • Chăm sóc trẻ em / Phát triển trẻ em
  • Công tác xã hội / Cố vấn
  • Tăng lữ / Người làm việc liên quan đến tôn giáo
  • Trưởng phòng
  • Người quản lí cửa hàng
  • Người quản lí nhà sách
  • Quản lí kinh tế gia đình


14. Nghề nghiệp của ISTJ



Đặc trưng nghề nghiệp của ISTJ:

  • Tôn trọng truyền thống, sự an toàn và một cuộc sống yên bình.
  • Làm việc trong thời gian dài và chăm chỉ để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Có thể trông cậy trong việc hoàn thành nhiệm vụ.
  • Trung thành và thành thật.
  • Ổn định, thực tế và có óc xét đoán.
  • Coi trọng gia đình.
  • Không thích làm những gì vô nghĩa.
  • Không thích lý thuyết trừu tượng, trừ khi họ nhận thấy nó có ứng dụng thực tế.
  • Có tố chất lãnh đạo.
  • Thích làm một mình, nhưng cũng có thể làm tốt trong nhóm khi cần.
  • Khả năng quan sát tốt, họ lĩnh hội dữ kiện thông qua giác quan và lưu giữ chúng.
  • Có vốn sống phong phú và sử dụng chúng để hiểu những rắc rối mà họ gặp phải trong cuộc sống.
  • Tôn trọng sự thật và những thông tin cụ thể.
  • Đưa ra những quyết định khách quan, ứng dụng tư duy lô-gic và lý luận.
  • Không thích sự thay đổi, trừ khi họ thấy lợi ích rõ ràng từ việc đó.
  • Có quan điểm vững chắc về cách hoàn thành công việc.
  • Yêu thích môi trường làm việc trật tự và ngăn nắp.
  • Có những tiêu chuẩn rất cao về cách cư xử của bản thân và cách cư xử của những người khác.
  • Thường không dễ đồng cảm với cảm xúc của người khác.
  • Có khả năng hoàn thành mọi việc nếu họ toàn tâm toàn ý.
  • Là một công dân mẫu mực.

Nghề nghiệp tiêu biểu với ISTJ:

  • Quản lý kinh doanh, Quản trị và giám đốc điều hành
  • Kế toán và nhân viên tài chính
  • Cảnh sát và thám tử
  • Thẩm phán
  • Luật sư
  • Bác sĩ / Nha sĩ
  • Lập trình viên, phân tích hệ thống, và chuyên gia máy tính
  • Thủ lĩnh quân đội


15. Nghề Nghiệp của ISTP



Đặc trưng nghề nghiệp của  ISTP : 

  • Có hứng thú trong việc tìm hiểu mọi thứ vận hành như thế nào và tại sao chúng lại như vậy.
  • Làm việc hiệu quả thấp trong môi trường phân chia nhóm và cấp bậc, thậm chí có thể cảm thấy bị đàn áp và nhàm chán.
  • Luôn thu thập và lưu trữ thông tin từ thế giới bên ngoài.
  • Có khả năng tuyệt vời trong việc áp dụng những suy luận logic và lập luận để giải quyết vấn đề và khám phá ra cách vận hành của mọi hoạt động.
  • Học tốt nhất khi thực hành.
  • Thường nắm vững những lý thuyết và suy nghĩ trừu tượng, nhưng đặc biệt không thích làm việc với chúng trừ khi chúng đem lại những ứng dụng thực tế.
  • Là những người năng động thích làm việc.
  • Sống với hiện tại hơn là tương lai.
  • Yêu thích sự đa dạng và những trải nghiệm mới.
  • Luôn thực tế và thực dụng.
  • Là người giải quyết vấn đề tuyệt vời, có thể nhanh chóng tìm ra nhiều phương pháp cho một chuỗi những vấn đề thực tế.
  • Luôn hướng đến kết quả, thích được thấy những kết quả ngay lập tức cho những nỗ lực mình bỏ ra.
  • Luôn thoải mái và dễ hòa nhập với người khác.
  • Là người mạo hiểm, ưa thích hành động.
  • Độc lập và kiên quyết, thường không thích cam kết.
  • Luôn tự tin.

Nghề nghiệp tiêu biểu với ISTP:

  • Cảnh sát và thám tử
  • Pháp y
  • Lập trình viên, chuyên gia phân tích hệ thống, chuyên gia máy tính
  • Kỹ sư
  • Thợ mộc
  • Thợ cơ khí
  • Phi công, tài xế, vận động viên đua xe
  • Vận động viên thể dục thể thao
  • Nhà thầu khoán


16. Nghề nghiệp của ISFP



Đặc trưng nghề nghiệp của ISFP:

  • Quan tâm đến môi trường sống và làm việc của mình.
  • Sống thực tế.
  • Thích một cuộc sống chậm rãi – họ thích tận hưởng cuộc sống tại mọi thời điểm.
  • Không thích giải quyết những vấn đề trừu tượng, trừ khi họ thấy được ứng dụng thực tế của nó.
  • Chân thành và kiên định với những người và những ý tưởng có tầm quan trọng đối với họ.
  • Theo chủ nghĩa cá nhân, không thích lãnh đạo cũng như làm theo người khác.
  • Nghiêm túc trong mọi việc, mặc dù họ thường không tỏ ra như vậy.
  • Thích trẻ em và động vật.
  • Kín tiếng và dè dặt, trừ khi tiếp xúc với những người họ hiểu rõ.
  • Đáng tin cậy, nhạy cảm và tốt bụng.
  • Luôn giúp đỡ mọi người.
  • Đặc biệt phát triển khả năng cảm thụ và đánh giá vẻ đẹp nghệ thuật.
  • Là người độc đáo và có óc sáng tạo.
  • Tiếp thu tốt nhất trong môi trường thực hành.
  • Không thích bị giới hạn vào thời khóa biểu cũng như chế độ ăn uống nghiêm ngặt.
  • Cần không gian riêng và sự tự do để làm những việc mình thích.
  • Không thích những công việc thường ngày, nhưng sẽ làm nếu cần thiết.

Nghề nghiệp tiêu biểu với ISFP:

  • Nghệ sĩ
  • Nhạc sĩ
  • Nhà thiết kế
  • Chăm sóc trẻ em / Phát triển trẻ em
  • Người làm công tác xã hội / Cố vấn
  • Giáo viên
  • Nhà tâm lí học
  • Bác sĩ thú y
  • Kiểm lâm viên
  • Bác sĩ khoa nhi
Xem chi tiết: http://www.tgm.vn/project/isfp-the-artist-nguoi-nghe-si/#ixzz3P1x37ChF

Xem toàn bộ bài viết trong cuốn Dự Đoán Nghề Nghiệp Trong Tarot của Philippe Ngo.
Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot tại Pháp.
Đọc tiếp »

Danh Sách Nghề Nghiệp Tương Ứng Các Lá Tarot

item-thumbnail





Tài Liệu Đầy Đủ (bản Full) Chỉ Dành Cho Thành Viên Đã Tham Dự Buổi Họp Mặt Tháng 08.2014, Hoặc Thành Viên Chính Thức (Có Thẻ Thành Viên). Để đăng ký Thẻ Thành Viên, nhắp vào đường dẫn sau [Đăng Ký]

Để Được Cấp Mã Khóa, Vui Lòng Liên Hệ Quản Trị Viên, Email: contact@tarothuyenbi.info






Đọc tiếp »
Tiếp Tục
Trang chủ