Tarot Huyền Bí Blog thủ thuật
10/10 1500 bình chọn

Lời Ban Phước Của Quỷ Dữ - Lá The Devil

item-thumbnail
Gần đây có bạn hỏi về biểu tượng bàn tay đặc biệt trong lá số 6 Quỷ Dữ (Devils) trong bộ Rider Waite Tarot. Đây đúng là một câu hỏi khó, vì chỉ những người chuyên và có nghiên cứu sâu về tarot và tôn giáo mới thấy được nguồn gốc đặc biệt của biểu tượng này. Vì vậy, sẵn câu hỏi đó, lạm bàn dài dòng về ý nghĩa của biểu tượng này trong bài viết Lời Ban Phước Của Quỷ Dữ.


Biểu tượng bàn tay trên lá Devil trong Rider Waite Tarot. Ảnh: Hạnh Paro.
Đầu tiên, xin được mô tả lại biểu tượng bàn tay đặc biệt này. Bàn tay xoè ra năm ngón, ngón trỏ kết với ngón giữa, ngón áp út kết với ngón út, ngón cái xoè ra, tạo thành chạc ba. Hình ảnh đó nằm ở tay phải của quỷ sứ trong lá bài.

Muốn hiểu về biểu tượng này, trước hết xét đến cấu trúc của lá Devil trước. Hình ảnh Devil đặc trưng bởi sự phân đôi thể hiện tính nhị nguyên. Cần so sánh nó với lá số 6 The Lovers với cùng thể tính nhị nguyên. Quỷ dữ ngồi giữa, đóng vai trò cán cân, mỗi bên tay là một giả-Satyr nam hoặc nữ (Satyr là người đầu có sừng, thân dê, là một  sinh vật truỵ lạc trong văn hoá Hi-La, giả-Satyr là những người tôn vinh truỵ lạc, thường đóng giả Satyr trong những ngày hội, xem thêm ở bài viết Tarot và Mối Quan Hệ với Thần Thoại Hi-La - Phần 1: THE FOOL). Sau này hình ảnh Satyr và giả-Satyr được đồng hoá với quỷ dữ và những người tôn thờ quỷ dữ. Một bên là người phụ nữ giả-satyr mang đuôi có nho, một bên là người nam giả-satyr mang đuôi có ngọn lửa. Ý nghĩa của nó là gì ? Người nữ, đại diện cho truỵ lạc và hưởng thụ; người nam, đại diện cho hung hãn và hiếu chiến. Cả hai người này mang thể tính nhị nguyên: một bị động, một chủ động nhưng đều mang dáng dấp của tính bản năng, của dục vọng. Quỷ dữ bảo trợ cho con người thực hiện và biểu lộ thú tính của mình: sự hung bạo (nam) và sự truỵ lạc (nữ). Sự hung bạo của người nam được ban cho bởi gậy phép của quỷ dữ (ngọn đuốc địa ngục). Hình ảnh ngọn đuốc cũng là một hình ảnh nhị nguyên thú vị. Ngọn đuốc là hình ảnh soi sáng minh triết, cũng đồng thời là hình ảnh cuồng nộ thiêu đốt. Nếu là ngọn lửa từ thiên đàn, đó là ngọn lửa minh triết; nếu là ngọn lửa từ địa ngục, đó là ngọn lửa dục vọng. Sự truỵ lạc của người phụ nữ được ban bởi thánh danh của quỷ dữ (cử chỉ ban phước - bénédiction). Hình ảnh ban phước cũng là một hình ảnh nhị nguyên. Ban phước bởi hiệu danh của đấng toàn năng là sự trong sáng; ban phước bởi hiệu danh của quỷ dữ là sự truỵ lạc. 

Xem thêm: The Devil - Ác Quỷ Trong Tarot đề cập đến các thể loại quỷ trong các bộ bài Tarot.

Nhiều người hiểu lầm nghĩa của chữ ban phước (bénédiction) do cách dịch thiếu sáng suốt của những người đi trước. Chữ ban phước (dịch từ chữ Benediction gốc từ chữ Latin: bene, có nghĩa là tốt lành + dicere, có nghĩa là tuyên phán) đồng nghĩa với lời chúc, lời nói tốt lành. Thực ra, người ta vẫn có thể ban phước một điều xấu xa, tức là nguyền rủa. Lấy ví dụ như lời ban phước của I-sắc với hai con của ông là Ê-sau và Gia-cốp. Lời ban phước của I-sắc cho Gia-cốp là tốt đẹp, đúng nghĩa một lời ban phước: "muôn dân phải phục tùng con, các nước phải quỳ lạy con" [Sáng Thế Ký 27:29], trong khi lời ban phước của I-sác cho Ê-sau chẳng khác gì lời nguyền rủa: "con sẽ nhờ gươm mới được sống, và làm tôi tớ cho các em con". Cho nên ý nghĩa của dấu hiệu ban phước này vẫn phải hiểu ở nghĩa kép: là ban phước (tốt lành) hoặc nguyền rủa (xấu xa). Ở đây, người phụ nữ hưởng sự truỵ lạc là nhờ vào lời ban phước của quỷ dữ.

Ý nghĩa của hình ảnh bàn tay trong bối cảnh đã hiểu rõ rồi: đó là dấu hiệu ban phước. Câu hỏi giờ đây là, cụ thể thì cách thức cấu thành ngón tay như vậy là kiểu ban phước gì ? Trước hết xin bàn thêm về các kiểu ban phước và dấu hiệu bàn tay. Ta đã biết, việc sử dụng thủ ấn là một trong những phương cách triệu gọi các đấng  thần linh (xem thêm bài viết Tarot và Giao Ước, mục Triệu Gọi và Hiến Tế). Riêng Thiên Chúa Giáo, chúng ta có thể nhận ra hai kiểu thủ ấn chính: cựu thủ ấn thường gặp ở Chính Thống Giáo Phương Đông và tân thủ ấn thường gặp ở Công Giáo La Mã. Cựu Thủ Ấn có hình thức ngón cái chạm ngón áp út (có khi cả ngón giữa), các ngón còn lại đưa hờ ra trước. Còn Tân Thủ Ấn (còn gọi là Benediction's hand) có hình thức hai ngón út và áp út gập lại, ba ngón còn lại đưa xoè ra, ngón trỏ và giữa khép vào nhau. Đây là hai kiểu thủ ấn ban phước cơ bản của Thiên Chúa Giáo.

Cựu Thủ Ấn trong Thiên Chúa Giáo qua hình ảnh thánh Andrew. Ảnh: Internet.
Tân Thủ Ấn trong Thiên Chúa Giáo qua hình ảnh chúa Cha.
Ảnh: The Samuel Courtauld Trust, The Courtauld Gallery, London.

Trong phương đông, đặc biệt là Ấn Độ Bà La Môn Giáo và Phật Giáo Mật Tông, phát triển rất mạnh các thế tay gọi là Thủ Ấn (gọi là Mudras). Ở phương tây, các thủ ấn này phát triển trong các hội kín như Tam Điểm. Các ấn này có thể gần giống nhau: ví dụ như Tân Thủ Ấn trong Thiên Chúa Giáo rất giống với Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Kiếm Ấn.  Còn Cựu Thủ Ấn rất giống với Thích Ca Mâu Ni Phật Báo Thân Thuyết Pháp Ấn. Điều này gặp rất nhiều khi nghiên cứu sâu về thủ ấn. Điều này không có gì lạ cả.

Quay lại với thủ ấn trong lá bài Quỷ Dữ.  Ta có thể nhận ra ba nguồn gốc của thủ ấn này. Lần lượt, ta sẽ điểm qua các nguồn gốc của thủ ấn. 

Đầu tiên, một lầm lẫn, mặc dù thú vị, kiểu thủ ấn này giống với kiểu chào Vulcan (Ang. Vulcan peace sign). Thủ ấn này có nhiều người biết nhờ bộ phim Star Trek với ý nghĩa "Live Long and Prosper". Vulcan là một vị thần quan trọng trong nhiều văn hoá, đại diện cho mặt trời, ánh sáng, sấm sét. Trong văn hoá Tam Điểm, Vulcan được gán cho tên Tubalcain (dòng dõi Cain). Cain, con trai của Adam và Eva, chính là kẻ tội đồ giết em trai của mình, kẻ sát nhân đầu tiên trong lịch sử loài người theo Kinh Thánh (Sáng Thế Ký 4:8). TubalCain, dòng dõi ma quỷ của Cain, kẻ sáng tạo vũ khí và chủ về rèn thép, đại diện cho chiến tranh và hung tàn. TubalCain trong tam điểm Mỹ còn mang dấu hiệu của truỵ lạc. TubalCain, trong cách chơi chữ của tiếng Anh, đồng âm với Two Ball Cane (một gậy và hai banh) ám chỉ dương vật đàn ông. 

Tubal Cain, kẻ rèn vũ khí trong một thảm treo cổ. Bảo tàng Cluny, Pháp. Ảnh: Wikipedia
Ý nghĩa thật của biểu tượng này liên quan đến văn hoá Do Thái. Kiểu thủ ấn này gọi là nesiat kapayim (nghĩa là bắt khép chéo tay). Còn ban phước bằng thủ ấn này được gọi là Dukhanen (nghĩa là đăng thuyết đàn, lên bục giảng) hay  Birkat Kohanim (lời ban của tư tế). Thủ tục này trong Do Thái Giáo, sở dĩ gọi là Birkat Kohanim là vì nó phải do một Kohanim thực hiện. Konanim bắt buộc phải là một vị tư tế thuộc dòng dõi huyết thống tông truyền của Aron. Lý do là trong kỳ xuất Ê-đíp-tô, mặc dù Môi-se là tiên tri do thượng đế phán gọi giúp dân Do Thái, nhưng nguyên tắc tông truyền trưởng tử, Aron mới có quyền ban lời chúc phúc cho toàn dân Do Thái (Aron là trưởng tử, còn Môi-se là em của Aron, chỉ là thứ tử). Sau này phép lực ban phước của thiên chúa chỉ được truyền lại cho con cháu của Aron thông qua Giao Ước Muối (tiếng Do Thái: brith ha-kehuna).  Giao ước này cũng được nhắc đến trong kinh thánh ở Xuất Hành 29:44. Hiện tại, tính kế truyền hợp pháp của Giao Ước Muối vẫn còn gây tranh cãi trong cách giải thích, mặc dù hầu hết công nhận tính hợp pháp của giao ước này. Ngày nay nếu bạn bắt gặp một người Do Thái mang họ "Cohen"  (tiếng Anh và Pháp) hoặc "Kahn" (tiếng Đức) thì họ chính là dòng dõi của Aron đó. [Ps: có ai nhớ đến xì can đan của tổng thư ký quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Dominique Strauss-Kahn cách đây ba năm không? Ổng của là người Do Thái, dòng dõi Aron].

Đọc thêm bài Tarot và Giao Ước để hiểu thêm về các khái niệm giao ước.

Hình ảnh ban phước tập thể của những Kohanim. Ảnh: Internet.

Giờ hãy bàn đến ý nghĩa của dấu hiệu bàn tay này. Hình ảnh bàn tay tạo thành hình dạng của chữ Shin (שׁ) ám thị đến thuật ngữ El Shaddai, một trong danh hiệu của chúa trời, có nghĩa là Chúa Toàn Năng (Ang. God Almighty). Danh hiệu này xuất hiện ở lần gặp Môi-se trong Kinh Thánh (Xuất Ê-đíp-tô Ký 6:2). Tương ứng với hình ảnh trong lá bài, nó tương ứng với sự ban phước của quỷ dữ với danh thiệu Satan Toàn Năng.

Điều thú vị nhất của Rider Waite Tarot là những chi tiết nhỏ nhặt nhất của lá bài, cũng mang những hàm ý phức tạp bên trong. Đó là điểm làm cho Rider Waite Tarot luôn hấp dẫn bất kỳ ai nghiên cứu huyền học. Bài viết khởi nguồn từ một câu hỏi trong nhóm Tarot Huyền Bí.

Phillippe NGO, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp.

Đọc tiếp »

Mạn Đàm về Tarot

item-thumbnail
Dẫn: Mạn đàm về Tarot diễn ra trên nhóm  Tarot Huyền Bí, gồm các tranh luận và hỏi đáp liên quan đến bói toán và Tarot. Cuộc mạn đàm trên mạng này diễn ra vào tháng 6.2014. Thấy câu trả lời có thể hữu ích cho nhiều người nên trích lục lại.

Talk. Ảnh: Intenet


Độc giả: Theo như mình đọc ở 1 tài liệu, theo chiếm tinh cua trung quốc thì có nói 12 tuổi mới nên xem cả đời vì các sao của người đó vẫn không cố định và thường hay di chuyen, qua lại thất thường nên rất khó xem và đa số chỉ đúng 40% , nhưng nếu xem trong 1 giai đoạn ngắn vài ngày, 1 tuần gì đó thì mình nghĩ không ảnh hưởng, nhưng nếu xem khoảng thời gian dài thì sẽ khó mà đúng được, sau này lớn lên các sao của người đó bắt đầu ít di chuyển và tính cố định cao hơn nên lúc đó xem mới chính xác, vả lại điểm ạnh của tarot theo như mình nhận thấy đó là lá bài cho ta biết về hiện tại, và từ hiện tại suy ra tương lai, chứ lá bài tarot không chủ đạo nói về tương lai vì tương lai là do mỗi chúng ta quyết định, đó là điểm mình thích ở bói tarot hơn các loại bói khác. 


Phillippe NGO: Quan điểm mình hơi khác.

Tử vi, chiêm tinh thuộc nhóm Đại Ngương Pháp, tức là coi trọn đời, chỉ coi đúng từ 24 đổ lại, còn sau 24 thì độ sai số rất cao. Lý do là nhóm này mượn "tập ấm" tốt xấu của kiếp trước hay của cha mẹ làm bàn đạp, c
hứ không tính được hành trạng (nhưng điều tốt xấu do người đó làm ra). Sỡ dĩ mới sinh nên coi Tử Vi, chiêm tinh là để cải số, biết trước được vận mạng do kiếp trước để lại, để mà bổ sung sửa chữa. Ví như biết mạng sinh đào hoa, thì từ nhỏ dạy kèm rặp nữ sắc, tránh tạo hoạ. Ví như biết mạng hung bạo thì từ nhỏ dạy nhân đức, tránh tạo ác. Cho nên vừa sinh xong là đem bát tự sinh đồ ra cho mấy cụ kiểm tra ngay, là vì cái lý lẽ này.

Tarot, Kinh dịch, thuộc nhóm Tiểu Ngương Pháp, tức coi hành trạng hiện tại, dài không quá 10 năm. Ví như biết được hoạ phúc ngay trong thời điểm đó, do hành trạng tốt xấu của đời người mà phải trả, vốn để đoán biết hoạ phúc mà lượng trước ý trời để hành sự, chứ không phải cưỡng cầu. Lấy lại câu của Cơ Xương: "hoạ phúc không nằm cả trong quẻ, đúng sai đều có cơ duyên, quẻ xấu cỡ nào mà hành trạng nghiêm chính, xấu có thể cải thành tốt, quẻ tốt cỡ nào mà hành trạng tà gian, tốt có thể cải thành xấu. Đúng sai của quẻ dịch đều phải coi đến hành trạng." (tóm lược đại ý, không nhớ rõ chính xác lời).

Việc phân Tiểu Ngương, Trung Ngương, Đại Ngương không thống nhất. Có nhà phân 1 đại ngương thành 3 trung ngương, 1 trung ngương thành 2 tiểu ngương, mỗi tiểu ngương 10 năm. Có nhà phân 1 đại ngương thành 5 trung ngương, 1 trung ngương thành 2 tiểu ngương, mỗi tiểu ngương 6 năm. Cái này không phán rõ được.
  
Đọc giả: Có lẽ mỗi nhóm có 1 nghiên cứu khác, mình trước đến nay chỉ đọc lướt qua 1 số bài về tử vi, vì mình quan niệm tương lai do con người nắm bắt, họa phúc thay đổi được nên ít khi quan tâm quá nhiều về tương lai, mình làm nghề buôn bán đồ tâm linh nên thỉnh thoảng có vài ông khách xưng là "thầy" nghiên cứu tử vi đều nói không dám xem cho trẻ em. Mình mới tìm dc 1 tài liệu ở đây:
"Theo các Đại sư có kinh nghiêm về Tử Vi thì trẻ em dưới 13 tuổi, thân thể phát triển chưa hoàn chỉnh cho nên sự ảnh hưởng tương tác với các Sao trong lá số (và cả Sao lưu động chiếu), cũng chưa có độ chuẩn xác cao, cho nên trong 13 năm đầu mọi tốt xấu chủ yếu chịu sự ảnh hưởng vào Phúc Đức của cha mẹ đương số. Cho nên khi làm lá số cho trẻ dưới 13 tuổi thì chuyên gia luôn phải dè dặt, vì không biết được cha mẹ của đương số là người như thế nào (thiện-ác), cho nên những tiêu chí tốt xấu của 13 năm đầu độ chuẩn xác thấp, chính vì lẽ đó nên các chuyên gia đều ngại làm lá số cho trẻ em dưới 13 tuổi. " - Trích Tử Vi Global: http://www.tuviglobal.com/baiviet/detail/52.html#.U47NFSgXIQF
 
Phillippe NGO: Riêng mình thì hoàn toàn không đồng ý với giải thích của tuviglobal. Vì sau 12t thì con người thoát ly ít nhiều khỏi sự khống chế của gia đình, bắ
t đầu tạo hành trạng (tức là việc làm của bản thân bắt đầu ảnh hưởng đến người khác), khi đó thì bất kể hành trạng thế nào, tử vi đều không đổi. Cho nên nói sau 24 tuổi thì tử vi mới chính xác là nói ngược. Sau 24 tuổi, thứ duy nhất có thể ảnh hưởng mạnh chính là hành trạng của chúng ta. Mỗi việc làm tốt xấu đều để lại trên số phận và ít nhiều thay đổi vận số . Nếu căn theo ý của tuviglobal thì cả cuộc đời con người không bao giờ thoát khỏi số phận vì tử vi đâu có đổi được.

Theo mình, thứ có thể theo dõi vận số là các Trung Ngương Pháp, bao gồm coi tướng, coi nốt ruồi, coi chỉ tay ... có thể thấy được vận số biến đổi trong 20 năm. Tiếc là Tiểu Ngương và Đại Ngương đều dễ coi, Trung Ngương lại khó coi nhất, 10 nhà thì đến 9 nhà đoán giải sai.

Lời khuyên, chỉ nên coi bởi các thầy trên 60, khi kết thúc 1 ngương hoàn chỉnh. "Ngũ thập dư, tri thiên mệnh". Nhất là coi Đại Ngương và Trung ngương. Có câu rằng: Tiểu Ngương Tam Thập, Trung Ngương Ngũ Thập, Đại Ngương Thất Thập. Tức là Tiểu Ngương tìm thầy 30 tuổi, Trung Ngương tìm thầy 50 tuổi, Đại Ngương tìm thầy 70 tuổi. Lời xưa xét đoán, không nên coi thường.

Đọc giả:  Mình có bao giờ suy nghĩ đến đúng sai gì đâu vì đó chỉ là điều tương đối, mình chỉ muốn học hỏi thêm kiến thức để đi đến chân lý 1 cách hoàn hảo thôi, bạn viết mình cũng thấy có lý, lúc nhỏ chưa có gì hoàn toàn dựa vào tạo tác kiếp trước, nhưng sau này lớn lại tùy thuộc vào việc dạy dỗ của gia đình, hoàn cảnh xã hội v..v... để quyết định nhân cách khi lớn, chỉ có điều mình hỏi ngoài lề đó là Trung Ngương có coi tướng nhưng bạn nghĩ sao về những người thẩm mỹ viện để cho hợp tướng số? 

Phillippe NGO: Tướng số, là khó luận nhất. Tướng tốt là tướng hài hòa. Không phải mỗi bộ phận đều tốt, thì tổng hòa tướng sẽ tốt. Nếu muốn cải số, không nên thẩm mỹ viện mỗi cái mặt mà cần thẩm mỹ viện toàn bộ thân thể, kể cả nốt ruồi. Trong tướng học, sự hài hòa của những cái trung bình, tốt hơn sự quý tướng ở một bộ phận.

Sửa sắc đẹp thì tốt thôi, vận mạng sẽ đổi là chắc chắn. Có điều đổi theo hướng nào thì còn tùy, sợ đổi thành ra phá tướng thôi. Vốn chân mày cụt đuôi và thưa là tướng nhạt nhòa, không có chủ kiến, thường không đẹp. Đi sửa thành chân mài phượng hoàng, rất đẹp, tạo tướng rất sâu sắc quyết đoán. Thế nhưng trán không cao, môi lại rộng có khóe, vốn là tướng không giỏi, miệng nhiều chuyện. Nếu đi với chân mày cụt thưa, thì cả đời an lành không tranh chấp, miệng tuy nhiều chuyện nhưng không xéo sắc nên không bi ghét. Nay sửa lại thành mài phượng, thì phá tướng, trán không cao, không khôn ngoan, lại còn hay cả quyết, miệng nhiều chuyện lại thêm mài phượng, nói lời cạnh khóe xéo sắc thì giỏi, nhưng lắm kẻ ghét. Xét tổng quan đó là phá tướng, tức là các tướng chỏi nhau, không hòa hợp. Thành ra chữa lợn lành thành lợn què. Nguy hại lắm.

Thương trời sinh lạ lắm, tướng đều rất hòa hợp, trời sinh ra, không có phá tướng. Đến 12 tuổi, hầu hết tướng trẻ em đều là tướng tốt. Trừ trường hợp tập ấm quá xấu thì tướng xấu mới lộ ra ngoài. Nhưng sau 12 tuổi thì bắt đầu có phá tướng, người hay chửi thì miệng ngày càng dài ra, có khóe. Kẻ hay châm biếm thì mắt có cạnh đuôi. Kẻ hiền hòa ít nói thì miệng nhỏ xinh. Kẻ bao dung hiền hậu thì mắt to tròn. Muốn cải số thì dễ thôi, tích đức hành thiện, làm việc cân nhắc, tu tâm dưỡng tính, tự nhiên mặt mài sẽ đổi khác, các phúc tướng đổi thay một cách hài hòa. Vậy đó. 

Như nói ở trên. Tướng học là rất khó bàn. Trừ khi vượt quá 50 tuổi, nếu không lời bàn đều có điểm sơ sót. Mình 26 tuổi, vậy lời bàn này chỉ nên tham khảo, không nên coi là chuẩn xác. Cảm ơn đã thông cảm. 


Phillippe NGO, tác giả Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở Pháp.

Đọc tiếp »
Tiếp Tục
Trang chủ