Tarot Huyền Bí Blog thủ thuật
10/10 1500 bình chọn

Các Hiệu Ứng Tâm Lý Sử Dụng Trong Bói Toán Giả

item-thumbnail
Với chủ đề tâm linh trong cuộc sống tinh thần của con người thì cốt lõi chỉ là MỘT trong khi hình thức bên ngoài vô cùng đa dạng. Và tương tự, thái độ con người khi tiếp cận thì có người nghiêm trang đứng xa trông đến, , có người coi thường, có người quỳ lạy tôn thờ, có người muốn tìm hiểu để để giải thiêng. Thái độ nào cũng được, vì có những thứ tồn tại không phụ thuộc vào nhận thức của con người.


Nghiên cứu tri thức tâm linh cổ xưa, tiến hành phân tích và giải thiêng là con đường hiếm người chọn vì nó đòi hỏi thời gian và tâm sức nhưng hái ra lợi ích vật chất thì không nhiều. Nhưng đây là một quá trình học hỏi để con người bên trong mở cửa lồng kính để vươn mình hòa cùng vũ trụ. Trong quá trình ấy, luôn cần một sự nhìn nhận để trả mọi thứ quay trở lại với trật tự của chính nó. Để nhìn mọi thứ bằng chính đôi mắt mình.


Và trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu sơ lược những hiệu ứng tâm lý, các kỹ thuật kết hợp sử dụng để các bạn có thêm nhiều cái nhìn.

Các hiệu ứng tâm lý được giới thiệu dưới đây không chỉ gói gọn trong Tarot hay Tâm Linh, mà các bạn có thể bắt gặp ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Đôi khi, chúng được sử dụng vô thức, cũng có khi là sử dụng có ý thức. 

1. Hiệu Ứng Barnum hay Hiệu Ứng Forer:

Đầu tiên, hãy chú ý đến đoạn văn bản diễn tả về con người bạn như sau:“Bạn cần tình yêu thương và sự ngưỡng mộ từ người khác. Bạn khá là khiêm nhường. Bạn có nhiều tố chất tiềm ẩn mà lại không được tận dụng. Bạn có một số điểm yếu nhưng nhìn chung, bạn có thể trung hòa chúng. Bề ngoài bạn thể hiện kỉ luật và tự tin, nhưng bạn hay có xu hướng lo lắng và cảm thấy bất an. Đôi khi bạn cảm thấy vô cùng nghi ngờ với những quyết định mình đưa ra liệu có đúng đắn, hoặc mình đã làm điều đúng hay không.

"Bạn thích sự đa dạng, và những giới hạn khiến bạn thất vọng. Ngoài ra, bạn tự hào rằng mình suy nghĩ độc lập và sẽ không chấp nhận phát biểu của người khác ở giá trị bề mặt nếu không đủ dẫn chứng. Bạn hiểu rằng quá thành thật với mọi người là không khôn ngoan. Đôi khi bạn hướng ngoại, niềm nở và dễ hòa đồng, nhiều lúc khác bạn lại hướng nội, thận trọng và dè dặt. Một số khát vọng của bạn phần nào không thực tế. Một trong những mục tiêu chính của bạn trong cuộc sống là sự ổn định.”

Đoạn văn bản này là những thông tin mơ hồ, và dường như tương ứng với khá nhiều người trong chúng ta. Hiệu ứng này cho rằng con người dễ tin tưởng vào những thông tin mơ hồ, sáo rỗng và thường là tích cực. Đặc biệt hơn, khi nó xuất hiện dưới dạng báo cáo, những lá số hoàng đạo hằng ngày trên các tờ báo.

Hiệu ứng này xuất hiện khá phổ biến trong lĩnh vực bói toán từ bói bài tây, cho đến tử vi hay tarot. Có thể thí dụ đơn giản:

- Anh/ chị là người có căn tu, có được giác quan thứ 6. Anh/chị có vong theo, đó là vong nữ/ nam, nó theo phù hộ nhưng nhiều khi quấy phá khiến đôi lúc công việc trắc trở tình duyên lận đận.
- Lá bài Hậu Gậy cho thấy bạn là người nhiệt tình vui vẻ mạnh mẽ sạch sẽ không có ghẻ nhưng đôi lúc cũng yếu mềm như mọi người.
- Năm nay anh/ chị bị sao La Hầu/ Kế Đô nên hạn lớn lắm, muốn qua thì phải dâng sao giải hạn.

Điểm nhấn của hiệu ứng này chính là nói ra những thông tin chung chung, mà đôi khi với bất kì ai cũng có thể đúng, hoặc là dạng thông tin nước đôi. Một số người bất lương thì sử dụng để tung hỏa mù đe dọa người yếu tim hòng trục lợi. Thí dụ các thầy tướng số hay phán là ấn đường có hắc khí, nhìn thấy huyết quang tai ương để bán các gói giải hạn thí dụ như mua bùa cầu an, làm lễ giải hạn ( sẽ được phân tích ở các hiệu ứng sau). Mở rộng ra, thì những kẻ lừa đảo, đa cấp, ảo thuật tâm trí, nhà tâm thần luận cũng nắm thông thạo hiệu ứng này. Tất nhiên, dùng vào mục đích như thế nào là tùy vào người sử dụng.


2. Hiệu Ứng Đoàn Tàu (Bandwagon Effect): 

Hiệu ứng này chỉ ra là một người có xu hướng hành động và tin theo những điều mà đám đông tin tưởng và hành động. Thí dụ như những thứ thuốc truyền miệng được nhiều người tin mà chưa kiểm chứng, những câu chuyện cảm động được nhiều người chia sẻ.... Người ta thích ăn những món đang được nhiều người thích ( mì cay có thể xem là hiện tượng), mặc những gì mà người khác đang chuộng... 

Khó có thể tránh nếu bản thân chúng ta không biết, vì hiệu ứng này diễn ra một cách vô thức. Nhưng lại chịu sự tác động từ bên ngoài như gia đình, mạng xã hội, truyền thông. Đơn giản thế hệ lớn luôn muốn con cái được ổn định trong công việc nhà nước vì mọi người đều đã từng như vậy. Hay các bạn học sinh nộp đơn vào những ngành dễ kiếm việc, lương cao mà không quan tâm bản thân có đam mê hay không?

Quay trở lại với bói toán, thì hiệu ứng này được xuất hiện dưới dạng “ chim mồi, chân gỗ” có chủ ý, hay dạng “con nhang con đèn” không chủ ý.

- Dạng chim mồi chân gỗ thường được gặp là kẻ được các thầy bà tung ra để phao tin, để khiến người mới đến có thể tin tưởng. Đồng thời, cũng để điều tra thông tin người đi xem bằng cách tiếp cận hỏi han. Thí dụ trong một buổi xem bói, người xem trước bỗng dưng gào lên là thầy phán đúng quá, rồi khóc rưng rưng với những thông tin thầy đưa ra và sau đó đưa ngay cho thầy liền 4 tờ 500k. Thì những người ngồi đợi phía sau không thể không ấn tượng. Hay các thầy đồng thường tung chân gỗ ra cắm mắt để dò hỏi thông tin người muốn gọi hồn áp vong.

- Dạng con nhang con đèn là dạng đệ tử cuồng tín của các thầy bà, tin tưởng thầy bà là tiên là thánh, chuyên ăn nhang ăn khói, không ăn cơm trần rượu tục. Lực lượng này sẽ khiến người khác cũng đồng thời tin tưởng và kéo vào hệ thống. Càng cúng nhiều tiền, thì số lượng và cấp bậc tiên thánh phù hộ sẽ càng nhiều. 

Nên để tránh đi tàu nhanh, hãy thận trọng xem xét và tránh dư luận bên ngoài ảnh hướng đến phán đoán và tư duy của bản thân.

3. Hiệu Ứng Hào Quang ( Halo Effect)

Hiệu ứng này cho thấy quan điểm và thái độ của chúng ta ảnh hưởng đến việc chúng ta đánh giá sự việc, con người. Thí dụ như chúng ta thường có thiện cảm với người đẹp hơn người xấu, và liên kết điều này đến với các đặc tính tốt khác, trong khi điều này dường như là phi lý trí. 

Trong cuộc sống, ấn tượng người mà chúng ta gặp sẽ quyết định khá nhiều cách chúng ta hành xử. Hay chúng ta sẽ thích người hòa đồng, nhiệt tình hơn là người trầm tính lạnh lùng, ăn mặc tươm tất hơn là người thiếu chăm chút áo quần. 

Trong mọi lĩnh vực, đều có những vầng hào quang thực sự và những thứ hào quang giả tạo. Thứ hào quang giả tạo được vay mượn từ người khác. Thí dụ như những dịch vụ xăm phép Thái lấy hình ảnh của Angelina Jolie để chạy quảng cáo trên facebook, thông tin xăm phép ở đây còn chưa xác định hiệu quả nhưng danh tiếng của cô khiến nhiều người tin theo. Nhưng những rắc rối từ vụ ung thư cho đến hôn nhân tan vỡ của cô, có lẽ nào là do xăm phép? 
Hay như một số dịch vụ mượn danh tiếng và hình ảnh ngưởi nổi tiếng để đăng lên trên mạng xã hội nhưng chỉ có những hình ảnh giống nhau đăng tới đăng lui. Sau đó còn mơn trớn khách hàng nhẹ dạ để thỉnh bùa thái, tắm hoa giải duyên nghiệp .v.v.v. Chỉ cần là người khôn ngoan, đều có thể nhìn ra những chiêu trò hào quang ảo ấy.

4. Hiệu Ứng Chân Lý Ảo Tưởng ( Illusory Truth Effect)

Con người có xu hướng tin một thông tin là đúng khi liên tục tiếp xúc với nó. Nghĩa là chúng ta khi liên tục nghe một thông tin được lặp đi lặp lại liên tục thì trong vô thức chúng ta đã có hình ảnh của nó và thường sẽ dễ tin tưởng hơn so với những thông tin mới nghe lần đầu.

Hiệu ứng này thường bắt gặp trong lĩnh vực quảng cáo, như để chạy quảng cáo một dịch vụ Bói Toán thì người ta sử dụng nhiều tài khoản khác nhau để reviews, để liên tục nhắc đến dịch vụ đó. Hay trên các diễn đàn sẽ thường tự tạo câu hỏi, chủ đề và tự lấy tài khoản khác trả lời. Điểm dễ nhận biết là thông điệp được lặp đi lặp lại : “ dịch vụ ở A là tốt nhất, với những người giỏi nhất”. Với những người không biết, thì thường sẽ bị tác động vô thức. 

Hiệu ứng này kết hợp với hiệu ứng đoàn tàu, thì khi muốn chơi xấu những người đối thủ trong công việc, thì sử dụng chim mồi chân gỗ đôi khi là chim lợn dạng thánh mẫu để tung tin đối thủ cạnh tranh phá giá, bán hàng nhảm nhỉ,..., kết hợp với hiệu ứng hào quang hình thức này cũng đồng thời dựng nên một hình ảnh đẹp sau đó để hình ảnh/ thần tượng/ hoa hậu liên tục phát ngôn những thứ về những thứ họ muốn bơm vào đầu chúng ta. Việc lặp đi lặp lại, không hề vô nghĩa.

Tương tự trong bói toán, các hiệu ứng không đứng riêng mà liên hoàn với nhau. Các thầy/ bà sẽ lặp đi lặp lại liên tục cho sai thành đúng. Thí dụ:- Chị thấy người yêu của cưng có một lá ba cốc thì nó đang ngoại tình đấy, đúng không? Nếu không thì cũng là ngoại tình trong tâm tưởng. Chị còn thấy thêm lá Hậu Kiếm, nó đang hạnh phúc bên con này này, cái con hậu kiếm này này. Mày về chia tay đi.

Quá trình thực hiện trong bói toán đôi khi không cần người bói phải lặp đi lặp lại, mà chỉ cần sử dụng đúng từ thì tự động bản thân người xem sẽ tự động lặp lại. Và bắt đầu nhìn đâu cũng thấy nghi ngờ. Đây là nguyên nhân dẫn đến những cuộc cãi vả, đau khổ và chia tay như đúng lời tiên đoán. 

Luôn có sự tương tác, thầy bói gieo vào lòng người xem mầm mống sự nghi ngờ, và người xem thì liên tục “tự kỷ ám thị”, hay là tự thôi miên mình là sự việc như thế. Nên vô thức sẽ cố hành động để sự việc như vậy. 

5. Hiệu Ứng Thiên Kiến Xác Nhận ( Confirmation Bias)

Chúng ta thường ưa chuộng những thông tin nào xác nhận hay ủng hộ niềm tin. giả thiết của chúng ta. Và chúng ta sẽ diễn tả nó một cách thiên vị, đồng thời từ chối những góc nhìn khác từ cùng một vấn đề. Hiệu ứng này diễn ra mạnh hơn với những vấn đề cảm xúc, niềm tin bên trong của chúng ta.

Trong Tarot, thường chúng ta sẽ bắt gặp những người có thiên kiến rằng bộ bài có linh hồn ( thần tiên quỷ quái...) và đồng thời bảo vệ quan điểm của họ một cách mãnh liệt. Đây có thể xem là một dạng thiên kiến cá nhân, nó tự do và vô hại khi thuộc về cá nhân. Khi những con người này mất kiểm soát, và tự ảo tưởng rằng mọi bộ bài đều phải có hồn. Và nhìn đâu cũng thấy hồn thì từ thiên kiến bắt đầu trở thành tự kỷ ám thị và dẫn đến rối loạn hành vi. 

Khi đi xem bói, thường chúng ta thích những nghe những thông tin về: thuận lợi, suông sẻ, quý nhân phù trợ, công danh hanh thông, tài lộc dồi dào, thiên di ào ào. Ghét nghe những thông tin như khổ tiền, khổ tình, khổ tâm, khổ dâm... Nên nắm bắt tâm lý đó, thầy bói bất lương thường sẽ nhìn người mà ra bài. (đây là một dạng kỹ thuật sẽ phân tích ở dưới)- Bài 1: tán dương, khen. Đàn ông thì tán dương công danh sự nghiệp, đàn bà thì tán dương tình cảm gia đình. Trẻ khác, già khác. Khen thì phải khen tới tận đời con đời cháu phúc đức hưởng không hết. 

-Bài 2: chê, dọa. Chê số mệnh mạt phải chịu đời bạo dâm, phải chịu đày đọa khổ tâm khổ tình. Kèm theo chê thì có một số dịch vụ cúng bái, thờ phụng, bùa chú, .... để hóa giải. Dọa thì dọa năm nay có hạn to, hạn bố hạn mẹ hạn cha hạn chú, phải dâng sao giải hạn, phải hầu thánh mới mong tai qua nạn khỏi. 

Những lúc này, hiệu ứng trải nghiệm có sẵn (Availability Heuristic) trỗi lên bên trong chúng ta. Con người thường lo sợ trước vô thường như đau khổ, cái chết hay đến những nỗi sợ rụng tóc tăng cân nhỏ nhặt. Nên chúng ta thường cho rằng những cái hạn mà thầy nói nhiều như rau cải ở siêu thị, lúc nào cũng có, lúc nào cũng chực chờ đè đầu chúng ta ( có một phần truyền thông báo chí đưa tin cướp hiếp giết góp tay). Kèm theo với hiệu ứng thiên kiến tiêu cực (Negativity Bias) kéo chúng ta vào vũng lầy của những điều bi quan. Mà ở đó, cái cúng sao cái bùa là thứ phao cứu sinh cho tâm linh.

6. Hiệu Ứng Pygmalion hay Lời Tiên Tri Tự Hoàn Thành ( Self-fulfilling Prophecy)


Khác với dạng thiên kiến xác nhận, thì hiệu ứng này là dạng hành vi xác nhận. Nghĩa là niềm tin và kì vọng của con người ảnh hưởng đến hành vi của bản thân và biến nó thành hiện thực. Trong cuộc sống, hiệu ứng này xuất hiện khá nhiều ở giáo dục hay nhân sự. Nếu ta động viên, tôn trọng, kì vọng, tin tưởng ở người học sinh/ nhân viên thì họ có xu hướng thực hiện và biến các kì vọng, tin tưởng đó thành hiện thực. 

Tương tự như vậy, số mệnh luôn tồn tại những biến số. Khi một người đang tuyệt vọng lại thu gặt được niềm tin, sự kì vọng từ một người thầy đức hạnh thì họ sẽ có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn. Nhưng ngược lại, đại đa số thầy bà đều cố tình sử dụng những thông tin tiêu cực để khiến tinh thần người xem mất tự chủ, đồng thời dự đoán một tương lai đầy tai ương .Số cô là số sát phu, khó có thể ích phu vượng tử. Ai lấy cô thì phải tuyệt tự tuyệt tôn.

Số anh là số cô thần quả tú, số cả đời cô độc, yêu ai cũng không thành còn bị lừa gạt.
Tướng cô là tướng dâm, thường dễ ngoại tình. Anh mà lấy cô ta thì sẽ đầu mọc mấy cái sừng.
Cô là căn cô chín, là con tiên con thánh nên ăn lộc tiên lộc thánh, ăn lộc không hầu thánh thì trời đánh thánh vật, cầm tiền tiền đi cầm cu cu gãy.
"Cửu tiêu long ngâm kinh thiên biến, Phong Vân tế hội tiệm thủy du", thành tại Phong Vân, mà bại cũng tại Phong Vân.

Lời tiên tri tự thành này có thể tìm thấy trong thần thoại Hi Lạp về Oedipus, hay trong tác phẩm Macbeth. Hay gần đây là lời tiên tri về số phận của chúa tể Voldemort trong tác phẩm Harry Potter. 

Hiệu ứng này thành hay bại, đều nằm ở tay người dùng. Nhưng tôi tin tưởng ai đọc được những dòng này đều có trái tim đẹp để sử dụng nó vào mục đích tốt đẹp cho thế giới trần trụi ngoài kia.

Kết Luận

Có một câu chuyện như vậy, bạn vào một quán cà phê sang trọng nhìn thấy một anh chàng đang trải những lá bài Tarot trên bàn và ăn mặc khá chỉnh chu, và trong quá trình đó anh ta diễn tả con người bạn là người vui vẻ nhưng đôi lúc hay dễ suy tư lo lắng, số mệnh sau này dễ đi nhiều và vất vả. Trong đời bạn có mối quan hệ kì lạ với người họ Nguyễn và người tên Tài. Đồng thời, người ấy còn nhìn thấy hình ảnh một cô gái/ chàng trai ở phía sau lưng/ hay trên những quân bài, họ đã chết và có những điểm đen trên ngực hay cổ... 

Có vô vàn những câu chuyện như vậy xảy ra xung quanh chúng ta, như câu chuyện trên thì đây là một buổi trình diễn ảo thuật dạng thôi miên tâm trí, chứ không phải là một buổi đọc Tarot hay cái gì khác. Chỉ là trình diễn, và người trình diễn khiến bạn cảm thấy đúng đúng nhưng đôi khi sự thật có thể không phải như thế. Tarot ở câu chuyện này chỉ là một phương tiện che mắt, vì dù bốc ra lá nào thì bài nói hay câu hỏi cũng đã được soạn sẵn bài bản. Mọi thứ nếu như nó diễn ra ở đúng nơi, đúng tinh thần thì sẽ thật tốt đẹp. Nhưng ngoài kia, lại luôn có những người chực chờ để trình diễn, để biến mình thành thần tiên để kẻ khác phải thờ phụng, vậy bạn hãy luôn phải trân trọng niềm tin của mình.
Phùng Lâm, một người nghiên cứu tâm linh tại Sài Gòn. Bài viết mang quan điểm riêng của tác giả.
Đọc tiếp »

Carl Jung - Vô Thức Tập Thể và Tarot trong Tâm Lý Học

item-thumbnail
Trải qua quá trình tiến hóa với những bí ẩn khôn lường của vũ trụ, với những điều thần bí chưa lời đáp. Loài người được xem là đang chím lĩnh toàn cầu. Những bí ẩn xung quanh đời sống của một người luôn mang đến những tò mò, nó kích thích sự khám phá nơi mỗi chúng ta. Chúng ta đang cố đi tìm những lời lý giải cho những thắc mắc của mình. 


Một trong những giải đáp cho những điều chưa hiểu hết về mọi thứ xung quanh một đời người đã được nhiều nhà khoa học, những nhà tâm lý học biện giải bằng cách chia thực thể mỗi người thành hai phần. Phần cơ học hay là phần thể lý là những yếu tố về mặt sinh học, mà ta có thể nắm bắt được cũng như có thể kiểm soát được phần nào. Phần còn lại là phần tâm lý hay phần tâm linh điều khiển chi phối toàn bộ hoạt động của một người, phần vẫn còn tìm ẩn những điều chưa thể lý giải hết. 

Cũng chính phần tâm linh hay tâm lý là một trong những phần quan trọng nhất của một người. Nó giúp một người sống, tồn tại và hòa nhập với cộng đồng. Nó tạo ra sự khác biệt giữa loài người với những loài vật khác.


Tìm hiểu thêm về Tarot và Tâm Lý Học trong cuốn Tarot và Tâm Lý Học - Vài Luận Đề

Trong suốt quá trình lịch sử của nhân loại, ta có thể thấy rằng con người luôn cố gắng tiếp cận phần quan trọng chính yếu nhất của cuộc đời mình là phần tâm trí. Phần tâm trí luôn được chú ý và tìm những giải đáp để lý giải cho nó. Ta có thể kể đến những thầy phù thủy, pháp sư, nhà giả kim đã cố tìm ra lời giải đáp cho tâm trí của một con người và đặt một nền móng cho những tìm hiểu sau này của những nhà tâm lý học. 

Trong thời đại ngày nay, những nhà tâm lý với sự kế thừa cũng như những cố gắng tiếp cận vùng tâm trí mới, thì vùng tâm trí được giải thích gồm hai vùng. Vùng ý thức và vùng vô thức. Vùng ý thức là vùng mà ở đó chúng ta có thể kiểm soát được cũng như nhận biết được mọi thứ. Vùng vô thức là nơi chứa những bí ẩn, những nỗi đau, những điều bị chôn dấu hay lãng quên. Có rất nhiều những quan điểm khác nhau xung quanh việc luận giải về ý thức và vô thức của những nhà tâm lý học. Một trong những nhà tâm lý học đã đưa ra luận giải khá rỏ về tâm trí ta có thể kể đến là S. Freud. Trong quyển “Các học thuyết tâm lý học nhân cách” tác giả Nguyễn Thơ Sinh đã trình bài quan điểm về tâm trí người theo quan điểm của S. Freud như sau:

“ Trạng thái ý thức xảy ra khi chúng ta có nhận thức về những diễn biến xảy ra từ xung quanh qua cách nhìn, trí nhớ nhận thức, tư tưởng cùng với những ảo tưởng của cảm giác. 

Vô thức là một khu vực không dễ dành truy cập khi cần thiết bởi ý thức, bao gồm những xung động và nội lực tồn tại, chẳng hạn như bản năng hay những tâm thức của cảm xúc có cường độ mạnh mà con người né tránh vì những tâm thức cảm xúc này liên quan đến những điều đau đớn khó chịu ” (dẫn lại Học thuyết S. Freud tác giả Nguyễn thơ sinh)

Với những biện luận về tâm trí con người S. Freud đã mang đến một làn gió mới cho Tâm lý học, cũng như mang đến những định hướng mới của tâm lý học liên quan đến phần tâm trí. Có nhiều thuyết tâm lý được phát triển từ những tư tưởng của S. Freud nhưng ta có thể nhắc đến một trong những sự phát triển khác trong vai trò lý giải về tâm trí của con người là học thuyết “Tâm lý học chiều sâu” hay còn được gọi với một cái tên khác “Tâm lý học tâm linh”.

Jung là học trò, một người bạn tâm giao, Người được Freud đặt kỳ vọng sẽ là người kế vị mình phát triển những lý thuyết của Freud. Nhưng với một tin thần cởi mỡ cũng như những nghiên cứu và hiểu biết về tâm linh, về thuật giả kim... Jung đã viết lên một lý giải khác về tâm trí con người. Theo Jung, thì tâm trí con người có thêm một phần nữa được gọi là vô thức tập thể (collective unconscious). Phần vô thức tập thể là phần gắng kết nhiều người với nhau, và nó cũng là phần giúp ta tìm về với chiều sâu của tâm linh.
Đọc thêm: Carl Jung và Tarot và mô hình tâm lý học MBTI trong Tarot của Philippe Ngo.
Có nhiều cách hiểu về vô thức tập thể của nhiều học giả khác nhau. Ta có thể kể đến như sau:

“Ký ức loài người , là kết quả của đời sống thị tộc. Vô thức tập thể tồn tại trong mọi người và mỗi người, là cơ sở của tâm trạng cá nhân và căn cước văn hóa tộc người. Vô thức tập thể ngưng kết thành nguyên mẫu, tức những mô hình nhận thức hình tượng. Chúng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng con đường vô thức được Jung gọi là di truyền văn hóa”- (Đố Lai Thúy)

“Vô thức tập thể hiện nay cũng được gọi là tâm thức di truyền, vốn là một bể chứa rất lớn , cất giữ trong đó những kinh nghiệm chung của chũng loại, một dạng kiến thức mỗi chúng ta sau khi sinh ra đã được trang bị. Tuy nhiên những kiến thức này thường không hiện lên trên bề mặt của ý thức. Những kiến thức từ cõi vô thức tập thể luôn có ảnh hướng đến tất cả hành vi con người, nhất là nơi những người giàu cảm xúc. Chúng ta chỉ có thể nhìn vào những kiến thức di truyền ấy một cách gián tiếp qua những ảnh hưởng của nó. 

Có vài kinh nghiệm cho thấy những ảnh hưởng của vô thức tập thể là khác nhau. Một số mảng trong cõi vô thức tập thể có ảnh hưởng lớn hơn mãng khác. 

Cõi vô thức tập thể được bắt găp ở hầu hết các nền văn hóa khác nhau trên thế giới một cách rất rõ. Ta có thể nhận ra chúng qua những hiện tượng thần linh, cảm hứng của các nhạc sĩ và nghệ sĩ, những hiện tượng siêu nhiên, giác quan thứ sáu, những giấc mơ và điềm báo, truyện cổ tích và văn chương.” (Nguyễn Thơ Sinh – Các học thuyết tâm lý học nhân cách)

“Con người sở hữu nhiều thứ mà mình không hề đạt được mà được thừa hưởng từ tổ tiên của mình. Anh ta không sinh ra như một tabula rasa [tấm bảng trắng], mà còn được sinh ra với một vô thức. Anh ta mang theo mình những cấu trúc được tổ chức và sẵn sàng hoạt động theo một cách đặc thù con người mà anh ta có được nhờ hàng triệu triệu năm phát triển loài người... Giống như những bản năng xây dựng tổ và di cư của các loài chim không bao giờ học hay đạt được, con người mang theo mình nền tảng của bản chất ngay khi sinh, và không chỉ là bản chất cá nhân mà còn là bản chất tập thể” ( M.Stein, Jung’s Map of the Soul, Open Court)

“Vô thức tập thể chứa đựng những kinh nghiệm xa xưa có thể có từ thời tiền sử. Khái niệm Siêu tượng được ông dùng để chỉ cho những kinh nghiệm chính yếu của nhân loại, tích tụ lại từ khi con người có mặt trên trái đất. Tinh thần chỉ đạo nhục thể của chúng ta qua các Siêu tượng ấy. Như vậy khái niệm Siêu tượng vượt qua cả Siêu ngã và Ngã lý tưởng” (Thức A di đà với Vô thức tập thể của Carl Jung – Thích Giác Tuệ)

Có rất nhiều ý tường khác nhau trong việc hiểu hết về vô thức tập thể mà Jung đề xướng. Nhưng ta có thể thấy chung quy lại vô thức tập thể là một năng lực bí truyền mà tất cả mọi người điều được thừa hưởng từ tổ tiên, thông qua vô thức tập thể ta có thể kết nối với những thần bí từ xa xưa và lý giải những sự kiện xung quanh xẩy đến với ta. Jung đã viết:

“tất cả những yếu tố cần thiết đối với tổ tiên gần và xa của chúng ta cũng sẽ cần thiết đối với chúng ta, bởi chúng được ghi vào hệ thống hữu cơ mà chúng ta thừa hưởng” (Jung toàn tập VIII)

Như vậy, ta có thể thấy rằng vô thức tập thể giữ một vai trò rất quan trọng trongviệc lý giải chiều sâu tâm trí của một người. Vô thức tập thể là cái ta được truyền lại từ tổ tiên, cái mà ta vẫn cố tiếp cận và tận dụng hết nó. Xét về mặt tâm linh vô thức tập thể như là một cầu nối để ta truy tìm lại những bí ẩn và tác động của bí ẩn với thực tại. Hay nói một cách khác đi vô thức tập thể giúp cho việc tiên tri về những gì đang xẩy đến với ta trong hiện tại, cũng như những thứ có thể đến trong tương lai. 

Ta có thể nói, vô thức tập thể ngoài việc đóng vai trò quan trọng để tìm hiểu về tâm thức hay tâm trí con người, nó còn giữ một nhiệm vụ rất đặc biệt là kết nối và hỗ trợ những nhà tiên tri tìm ra lời giải đáp được ẩn giấu. Vậy bạn biết gì về tiên tri? Và vô thức tập thể và tiên tri tác động với nhau như thế nào? Vận dụng vô thức tập thể để tiên tri như thế nào? Đó luôn là những câu hỏi lý thú và thu hút chúng ta.

Về mặt nghĩa của từ tiên tri là “biết trước những việc sẽ xảy ra” – (Từ điển Tiếng Việt – Nguyễn Như Ý). Hay theo một phương diện khác từ “tiên tri” (prophet) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “προφήτης” có nghĩa là “tiên đoán”, mang ý nghĩa chỉ những người phát ngôn thay mặt một người khác. Khi nói đến tiên tri ta sẽ phải nghĩ đến ba bộ phận để hợp thành sự tiên tri là: nhà tiên tri, dụng cụ tiên tri, lời tiên tri.

Nếu tiên tri là biết được những việc sẽ xẩy ra thì nhà tiên tri là những người có khả năng biết trước được những việc có thể xẩy ra đó. Từ xa xưa, ta có thể thấy được nhà tiên tri luôn giữ một vị trí trong xã hội, ở khấp các Châu lục. Nhà tiên tri như là người nắm giữ những bì mật của tương lai, người giúp giải đáp những tò mò của nhân loại về những điều phía trước. Ở những nước phương Tây những pháp sư, thầy phù thủy... luôn giữ một trách nhiệm quan trọng trong việc đưa ra những lời tiên đoán cho tương lai. Ở khu vực Châu Á, thì việc tiên tri cũng là một phần phong phú cho cuộc sống, với rất nhiều hình thức và nhiều tên gọi khác nhau. Riêng ở Việt Nam từ bắc chí nam ta có thể kể đến nhiều hình thức tiên tri khác nhau. Những hình thức tiên tri đúng nghĩa luôn gắn với một bí ẩn nào đó, có một sự kết nối với một thế giới siêu hình, để có thể đưa ra những lời tiên đoán. 

Một số dụng cụ tiên tri ta có thể nhắc đến như quả cầu pha lê nhiệm màu của các thầy phù thủy phương Tây, những Hà Đồ, Lạc Thư thuộc Kinh Dịch của người Trung Quốc đến nay vẫn giữ một giá trị nhất định. Những quẻ sâm, những lời giải đoán ta cũng là một phương tiện cho việc tiên tri. Và vô số những dụng cụ được dùng trong việc tiên tri ở những vùng miền khác nhau, và những dân tộc khác nhau... Trong số những dụng cụ tiên tri của nhân loại không thể nào quên Tarot, một loại công cụ tiên tri mang một hệ giá trị huyền học, tâm linh, văn hóa và cả biểu tượng. 

Với một sức sống mảnh liệt từ những ngày đầu được chế tác, đi qua các giai đoạn của lịch sử từ Ai Cập cổ, đến Hi Lạp cổ, rồi sang đế chế La Mã hùng mạnh. Vượt qua những đêm trường trung cổ đến với ánh sáng của của thời đại hôm nay vượt khỏi ranh giới các quốc gia, Tarot vẫn giữ một giá trị trong một bộ phận đời sống tâm linh của nhân loại. Không chỉ đơn thuần là công cụ dùng để tiên tri, Tarot là người bạn, là cầu nối giữa ý thức với cỗi vô thức tập thể của mỗi người. Thông qua Tarot ta tìm về vô thức tập thể, để nghe những tiếng thì thầm từ tổ tiên, giống loài về những việc đang diễn ra và có thể xẩy đến trong tương lại. 

Như đã đề cập về Vô thức tập thể, là bộ phận quan trọng của tâm thức con người. Là phần được thừa hưởng từ tổ tiên, là những bí truyền được tổ tiên loài người truyền lại cho đời sau. Và nếu như ta hiểu với một tâm hồn rộng mở thì Vô thức tập là thế giới tâm linh, là kho tàn ẩn chứa những thắc mắc tò mò của mọi người. Chính nhờ những dụng cụ tiên tri, và những nhà tiên tri cố vượt qua mọi ngăn cách để tiếp cận Vô thức tập thể để tìm ra lời giải cho những thắc mắc của họ. Cũng chính nhờ việc tìm hiểu về Vô thức tập thể, ta tìm ra được sự gắn kết giữa Tarot và Vô thức tập thể. Đưa việc tiên đoán bằng Tarot trở thành tâm lý biện chứng. Chính Carl Jung người đã đặc nền tảng cho Vô thức tập thể và mang vô thức tập thể đến với đời sống.

Vào ngày 1 tháng 3 năm 1933, Carl Jung đã nhắc đến Tarot trong buổi hội thảo, ông đã phân tích hình ảnh của nó dựa trên việc kích hoạt trí tưởng tượng, điều đó chứng minh rằng ông quen thuộc với các hình ảnh này hơn chúng tôi đã nghĩ trước đó. Đây là một bản sao lại những lời ông từng nói:

“Một trong những khái niệm kỳ lạ dựa trên các kinh nghiệm huyền bí trong Tarot, đó là nó luôn chứa đựng tính lưỡng tính (sự họp nhất của hai mặt trái ngược nhau trong một cá thể lá bài - từ gốc là hermaphrodite). Đó là một bộ các lá bài, ban đầu được dân Gypsy sử dụng. Nếu tôi nhớ không lầm thì những lá bài hiện đang được trưng bày ở Tây Ban Nha có nguồn gốc từ thế kỉ 15. Những lá bài này chính là nguyên mẫu của bộ bài chúng ta sử dụng ngày nay, trong đó có hai màu đỏ và đen đại diện cho sự đối lập, và chia ra làm bốn phần – chuồn, pích, rô, và cơ – cũng có liên quan đến các biểu tượng riêng lẽ mang tính tượng trưng. Chúng là các hình ảnh, ký hiệu tâm linh gắn liền với chính người chơi, giống như là tiềm thức của người đó đang đùa giỡn với những hình ảnh bên trong lá bài. Chúng kết hợp lại theo cách nào đó, và các kiểu kết hợp khác nhau tương ứng với sự phát triển qua các sự kiện chính trong lịch sử nhân loại. Các lá bài nguyên thủy của Tarot bao gồm các lá bài truyền thống, the king (nhà vua), the queen (hoàng hậu), the knight (hiệu sĩ), the ace (Ách), v.v… - chỉ có các hình ảnh khác biệt nhau đôi chút – và bên cạnh đó còn có 21 lá bài chứa các biểu tượng, hình ảnh mang tính tượng trưng cho các tình huống khác nhau.Ví dụ, biểu tượng mặt trời, hay biểu tượng người đang ông bị treo ngược với hai bàn chân ở phía trên, tòa tháp bị sấm sét đánh vào, hay vòng quay định mệnh, v.v… Những hình ảnh nguyên mẫu đó, cùng với việc mô tả tính chất khác biệt nhau, gắn kết nó với các yếu tố có sẵn trong tiềm thức, và qua đó nó có thể áp dụng phương phát trực quan nhằm thấu hiểu dòng chảy sinh mệnh, thậm chí có thể dự đoán các sự kiện xảy ra ở tương lai, dựa vào các nghiên cứu về sự bổ túc giữa nó với tình thế hiện tại. Đây là phương thức tương tự như I Ching (Kinh Dịch), phương pháp bói toán của người Trung Hoa ít nhất cũng cho phép nghiên cứu chính xác hoàn cảnh thực tại. Bạn thấy đó, con người luôn cảm thấy phải tìm cách để thâm nhập vào tiềm thức của mình để tìm ra được ý nghĩa của hoàn cảnh thực tế, bởi luôn có một sự sắp đặt tương tự , thậm chí giống hệt nhau giữa hoàn cảnh phổ biến có thể gặp và tiềm thức chung của nhân loại."

(Carl Jung và Tarot – Philippe Ngô – Tarot huyền bí)

Có một sự tương tác, kết nối siêu nhiên giữa Tarot và Vô thức tập thể để mang đến một giá trị trong việc tiên đoán những điều còn ẩn chứa trong tương lại. Nhờ Tarot giúp ta tìm về Vô thức tập thể một cách dễ dàng và mang lại những tiên đoán bổ ích. Cũng chính nhờ Vô thức tập thể giúp khẳng định vị thế của Tarot trong thế giới tiên tri. Tương tác của Tarot và Vô thức tập thể không chỉ mang lại giá trị tâm linh, còn mang đến một nền tảng cho tâm lý học biện chứng về tâm linh.
Huỳnh Dương, thành viên Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Sài Gòn. Bài viết đăng tải cùng sự cho phép của tác giả. Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả.


Đọc tiếp »

Carl Jung - Nguyên mẫu và Những Bí Ẩn Đằng Sau Mỗi Lá Bài Tarot: Cái Tối, Tính Nam và Tính Nữ

item-thumbnail
“Có cái gì đó như mặt trời trong chúng ta. Mặt trời mộc và lặn, đạt đến chóp đỉnhvào buổi trưa và đi xuống vào buổi hoàng hôn. Đời sống của chúng ta cũng đi theo một lộ trình tương tự như thế. Trước tiên chúng ta được chỉ định bởi thế giới xung quanh mình. Khi chúng ta trưởng thành căn tính chân thật của chúng ta xuất hiện từ thế giới nội tâm của mình và tìm cách diễn tả trong con người chúng ta lựa chọn để trở thành. Trong nữa sau của cuộc đời chúng ta chỉ định chính mình.” – Bản đồ tâm hồn Jung – Carl Jung
Tìm hiểu thêm về Tarot và Tâm Lý Học trong cuốn Tarot và Tâm Lý Học - Vài Luận Đề


Ở kỳ trước ta đã đến với nguyên mẫu tình mẹ và nguyên mẫu năng lực siêu nhiên, hai trong số những nguyên mẫu tâm lý trong học thuyết tâm lý của Carl Jung. Như đã phân tích thì những nguyên mẫu có tác dụng là cầu nối giữa ý thức với vô thức tập thể thông qua hệ thống biểu tượng. Những những quân bài trong bộ ẩn chính của bộ bài Tarot với những biểu tượng được mã hóa bằng huyền học, những tri thức cổ xưa, những bí tích là công cụ hữu dụng trong việc đưa ta về với nguyên mẫu cụ thể để đến với vô thức tập thể và tìm ra những lời đáp. Ở kỳ này, ta sẽ cùng đến với những nguyên mẫu còn lại trong hệ thống lý thuyết của tâm lý học Carl Jung để một phần nào đó dựa trên cơ sở những nguyên mẫu để làm sáng tỏ thêm nghĩa của những quân bài trong hệ ẩn chính.

Nguyên mẫu đầu tiên ta tìm hiểu trong bài này sẽ là nguyên mẫu bóng tối. Tính dục và bản năng sinh lý cũng là những nhóm yếu tố được Carl Jung khảo sát và chúng là một nhóm nguyên mẫu được ông gọi là nguyên mẫu “bóng tối”. Nguyên mẫu này vốn được thừa hưởng từ tổ tiên tiền nhân loại, nhằm phục vụ chủ yếu hai chức năng tồn tại và sinh sản.

“Đây là thái cực bóng tối của cái tôi. Đây là khu vực chất chứa những khả năng đọc ác hằng học của con người. Nguyên mẫu bóng tối đại diện cho thuộc tính thú vật của con người, thể hiện qua việc thiếu sự có mặt của tinh thần đạo đức mà mỗi con người trong chúng ta ai cũng từng có. Điều này không phải là xấu hay tốt, đơn giản là chúng ta trở về gần gũi hơn với tổ tiên của mình là thú vật nhất là trong vận hành để sinh tồn là thú vật, nhất là trong vận hành để sinh tồn. Chẳng hạn cọp mẹ đi săn là để nuôi con chứ không phải vì độc ác. Đây là một hình ảnh khá khách quan vô tư nhưng qua lăng kính phát triển đạo đức của con người đã trở thành tàn nhẫn, phi nhân tính, vì thế nguyên mẫu bóng tối là nơi những điều kiện tự nhiên (gần gũi với thủy tổ là động vật thấp hơn)của con người được cất giữ.” – Các học thuyết tâm lý học nhân cách – Nguyễn Thơ Sinh

Như vậy ta thấy rằng nguyên mẫu bóng tối là một điều tất yếu của cuộc sống, nó hiện diện xung quanh chúng ta mà đôi khi vì ý thức đạo đức nó bị ta che dấu hay lãng quên. Sự lãng quên này nó gây ra những khó khăn trong nội tại chính bản thân ta. Và trong hệ ẩn chính của bộ Rider Wate Tarot chúng ta có thể tìm thấy hình ảnh biểu tượng gợi nhớ về nguyên mẫu bóng tối thong qua các quân bài the Devil, the Star, the Moon và the World. Những hình ảnh đặt trưng như con rắn, những hình ảnh ma quỷ như những vật cản cánh cổng dẫn vào một hồ nước. Những biểu tượng chứa những chiều sâu tâm lý giúp ta trở lại nhìn nhận một cách rõ ràng hơn nguyên mẫu bóng tối thuộc về chính ta, thứ mà ta cứ đánh vật để hòng bỏ đi, hoặc bị những ý thức đạo đức làm ta phải cố quên đi chúng. Những nguyên mẫu bóng tối hiện diện trong quân bài cũng giúp ta biết điều ta thật sự muốn già gì, điều gì cần sự cân nhắt nhất trong mỗi chúng ta.

Sau nguyên mẫu bóng tối chúng ta cùng đến với nguyên mẫu mặt nạ. Mặt nạ là từ được dịch theo tiếng la tinh Persona. Mỗi chúng ta sẽ thường trang bị cho mình một mặt nạ khi đối diện giao tiếp với thế giới. Tuy rằng ban đầu đay là một nguyên mẫu nhưng sau khi chúng ta nhận diện đươc vai trò của nó thì nó giúp trực tiếp chỉ đạo các ứng xử của con người. Vì thế càng ngày nguyên mẫu mặt nạ đã trở thành có ý thức. Chúng ta cố trang bị cho mình một võ bọc để xã giao.

“Đây là nguyên mẫu động viên chúng ta tạo ra một ấn tượng tốt đẹp mà mỗi người chúng ta luôn luôn nhắm tới để mong hòa nhập một cách tối ưu nhất đối với đời sống xã hội bên ngoài. Tuy nhiên một số cá nhân đi xa hơn mức chỉ dừng lại một ấn tượng tốt đẹp. Họ kiến tạo một ấn tượng giả tạo mà một số người đã sử dụng để điều khiển (đánh lừa) người khác. Tệ nhất là nhiều cá nhân đã tin vào những ấn tượng ảo này do họ đã thiết kế. Và như thế họ sẽ chẳng còn những tiêu chuẩn khách quan để diều chỉnh những giá trị tinh thần nhân văn khác nơi họ.” – Các học thuyết tâm lý học nhân cách – Nguyễn Thơ Sinh

Đặt một giả thuyết rằng chúng ta sẽ thoát khỏi những khuông mẫu những ngôn từ quy định của một số người đi trước, và đủ niềm tin vào lý thuyết của Carl Jung có lẽ ta sẽ nhìn nhận được những hình ảnh của những lá bài Hermit, the Death và the Tower trong bộ ẩn chính thuộc bộ bài Rider Wate. Những quân bài bao hàm trong đó một sự che dấu về những điều khác. Nó nêu lên nhiều chiều kích mới trong tư tưởng của mỗi người. Nguyên mẫu mặt nạ và những và những quân bài Tarot tôi tạm gọi là giúp ta tìm về nguyên mẫu này vẫn ẩn chứa những bí ẩn vô cùng trong vô thức chung của mỗi người.

Một nguyên mẫu khác cũng hết sức quan trọng là nguyên mẫu âm tính và nguyên mẫu dương tính. Nó thể hiện vai trò của nam giới và nữ giới, vai trò này đi liền với cấu trúc cơ thể và những đặc tính giới tính rất cụ thể. 

“Trong mọi xã hội nguyên sinh, điều kỳ vọng và mong đợi nơi vai trò của phái nam và phái nữ là rất thực với những tiêu chuẩn rất khác nhau. Phần nhiều những vai trò này được xác định dựa vào chức năng sinh sản và nuôi dưỡng chăm sóc con cái. Theo năm tháng, những kỹ năng liên hệ đến sinh sản và chăm sóc con cái đã trở thành những công việc mang tính truyền thống phân công cho phái nam và phái nữ một cách rất rạch ròi.

Đến hôm nay trong tư duy và ứng xử, con người vẫn còn đem theo những giá trị truyền thống ấy. Chẳn hạn như phụ nữ phải được coi là nhu mì, chịu khó, giàu lòng nhân ái, có những kỹ năng chăm sóc con cái. Nam giới được khuyến khích trở thành mạnh mẽ, can đảm, không nên có những cảm xúc, nhất là khả năng đem lại tài chính cho gia đình” – Các học thuyết tâm lý học nhân cách – Nguyễn Thơ Sinh. 

Nếu ta đủ một niềm tin mạnh mẻ vào học thuyết của Carl Jung thì ta sẽ lại thấy rằng cũng chính những lý giải của ông về nguyên mẫu nam tính và nguyên mẫu nữ tính nó trùng khớp với những biểu tượng trong quân bài Stength và Justice trong bộ ẩn chính của bộ Rider Wate Tarot là đại điện của nguyên mẫu nữ tính. Còn quân bài the Hangeman cũng trong bộ ẩn chính của bộ bài Rider Wate Tarot là biểu tượng của nguyên mẫu nam tính.
Đọc thêm: Carl Jung và Tarot và mô hình tâm lý học MBTI trong Tarot của Philippe Ngo.
Và cũng chính Carl Jung khi phân tích về nguyên mẫu nam tính và nguyên mẫu nữ tính ông đã nói “con người đã sử dụng và phát huy một nữa khả năng tiềm tàng của mình” ý của Carl Jung là ta có thể tìm thấy một phần nguyên mẫu nữ tính trong một người nam, hay ngược lại là tìm ra phần nam tính trong vô thức của người nữ. Một lần nữa Tarot lại lý giả đúng ý của Carl Jung thông qua quân bài the Sun và Temperace trong bộ ẩn chính của bộ bài Rider Wate Tarot. Nó là sự hiện diện của yếu tố lưỡng tính. Hay ta nói một cách khác thông quan những quân bài Tarot ta có thể tìm về với vô thức tập thể và khơi lại phần nguyên mẫu thuộc về giới tính nơi mỗi cá nhân.

Ngoài những nguyên mẫu ta đã cũng tìm hiểu thì còn những nguyên mẫu phụ khác cũng sẽ liên quan rất mật thiết với Tarot, cũng như ngoài bộ ẩn chính thì bộ ẩn phụ cũng chứa đựng những biểu tượng mang hình ảnh rất riêng về nguyên mẫu, nhưng với khả năng hạn hẹp của bản thên tôi sẽ cố gắng tìm hiểu nhiều hơn để có những bài tham khảo tốt hơn nữa về Carl Jung và Tarot.

Và đây cũng là một suy nghĩ một nhìn nhận của riêng tôi mang tính chất tham khảo, nó cần được khảo cứu nhiều hơn, và tôi sẽ cố gắng trao dồi để hoàn thiện nó. 

Bí ẩn về tâm lý trong Tarot cũng như những hòa quyện tâm linh trong học thuyết tâm lý của Carl Jung sẽ luôn là đề tại rộng mở để chúng ta cùng khám phá.
Huỳnh Dương, thành viên Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Sài Gòn. Bài viết đăng tải cùng sự cho phép của tác giả. Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả.
Đọc tiếp »

Carl Jung - Nguyên mẫu và Những Bí Ẩn Đằng Sau Mỗi Lá Bài Tarot: Mẹ Đất và Siêu Nhiên

item-thumbnail
“Bạn có thể e dè thám hiểm vùng bờ biển châu Phi tới phía Nam, nhưng đi về phía Tây thì không có gì ngoài sự sợ hãi, những gì không được biết tới không phải là “biển của chúng ta” mà là đại dương của những bí ẩn, Mare Ignotum”– Tấm gương bị lãng quên– Carlos Fuentes


Tìm hiểu thêm về Tarot và Tâm Lý Học trong cuốn Tarot và Tâm Lý Học - Vài Luận Đề


Tarot mang theo những bí ẩn vô biên về huyền học, về những tiên tri và những thần bí để luôn khiến người khác tò mò về nó. Cũng như những tư tưởng lý thuyết của Carl Jung có thể làm người khác khó hiểu tuy nhiên những lý thuyết ấy luôn mang đến một sự khám phá mới nơi chính bản thân ta, từ những bí ẩn sâu thẩm trong tâm hồn ta. Và khi kết nối giữa lý thuyết của Carl Jung và những huyền bí của Tarot ta sẽ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác để khám phá những điều thuộc về chính ta, sẽ bắt gặp những thứ ta đang cần lời giải đáp. 



Trong những phân tích của kỳ trước ta thấy rằng trong lý thuyết của Carl Jung một trong những yếu tố cấu thành nên nhân cách của một cá nhân là những nguyên mẫu. Nguyên mẫu giữ vai trò quan trọng trong việc định hình chiều sâu tâm lý, cũng như góp phần hoàn thiện mỗi bản thân. Nguyên mẫu theo Carl Jung là những biểu trưng, biểu tượng hay huyền thoại được truyền lại từ tổ tiên mà tâm thức không cần học tập một cách không chủ đích, mà được sử dụng như một kênh chung để kết nối mọi người trên hành tinh này có cùng một kinh nghiệm tâm lý hiện tượng gần giống nhau. Cũng theo Carl Jung thì nguyên mẫu gồm có: Nguyên mẫu tình mẹ, nguyên mẫu năng lực siêu nhiên, nguyên mẫu bóng tối, nguyên mẫu mặt nạ, nguyên mẫu âm tính và nguyên mẫu dương tính, những nguyên mẫu phụ khác...ở kỳ này ta cùng nhau đến với những nguyên mẫu ấy cùng với những bí ẩn sau mỗi lá bài Tarot.


Đọc thêm: Carl Jung và Tarot và mô hình tâm lý học MBTI trong Tarot của Philippe Ngo.


Mỗi bộ bài Tarot sẽ có 78 quân bài chứa đựng những bí mật rất khác nhau ở mỗi lá bài. Nhưng mỗi bộ bài sẽ được chia ra làm hai phần chính là: Major Arcana còn gọi là bộ ẩn chính, mang ý nghĩa về những chủ đề chung, chứa đựng những nguyên mẫu cụ thể để khơi gợi lại tâm thức chung hay vô thức tập thể ở mỗi người. 56 quân bài còn lại được gọi là Minor Arcana hay bộ ẩn phụ mang ý nghĩa về những vấn đề thực tiển hằng ngày, những vấn đề mang tính cá nhân đơn lẽ. Như đã nêu ở trên thì mỗi quân bài trong bộ bài Tarot mang đến những ý nghĩa huyền bí riêng nó, nhưng trong phạm vi bài này ta đang tìm đến khía cạnh những nguyên mẫu liên quan đến học thuyết tâm lý học của Carl Jung do đó để thấy được một cách cụ thể và rỏ nét ta chỉ phân tích ở những quân bài thuộc bộ ẩn chính (Major Arcana).

Trước tiên về mặt ý nghĩa của những lá bài trong bộ ẩn chính (Major Arcana) thường được hiểu như là hành trình của một sự trưởng thành, sau những bài học cơ bản, những vấp ngã thì ta hoàn thiện hơn, cân bằng bản thân mình hơn. Cũng có những hệ thống chia bộ ẩn chính thành 3 phần với mỗi phần sẽ là một bài học riêng sẽ đạt được. Phần đầu tiên sẽ là những bài học về kỹ năng cơ bản, phần tiếp theo sẽ là những bài học nhờ sự trải nghiệm của bản thân, phần cuối cùng sẽ là những bài học sau những thất bài. Xuyên suốt 22 lá bài sẽ là một quá trình nối tiếp trong cuộc sống. Điều này cũng có nghĩa mỗi lá bài là một bài học được tái hiện lại thông qua biểu tượng và những hình ảnh. Mỗi lá bài còn chứa đựng trong đó những bí ẩn cổ xưa, những tri thức về thuật giả kim, những niếm tin tôn giáo, những huyền thoại về Ai Cập, hay Hy Lạp...

Thông qua ý nghĩa của mỗi quân bài trong bộ ẩn chính (Major Arcana) ta thấy được sự vô cùng rộng lớn của tri thức được ẩn chứa trong Tarot. Nhưng một trong những điều quan trọng ta sẽ được tiếp cận từ những ý nghĩa của mỗi quân bài đó chính là những nguyên mẫu tâm lý. Những nguyên mẫu này đáp ững trùng khớp với những nguyên mẫu tâm lý trong học thuyết tâm lý học của Carl Jung. Cũng chính những nguyên mẫu này giúp liên tưởng đến vô thức tập thể trong mỗi cá nhân. Từ đó, những nguyên mẫu trở thành tham chiếu cho những lý giải xung quanh những trải bài Tarot, mang đến những lý luận chặc chẻ trong những lời tiên đoán.

Một câu hỏi sẽ đặt ra là nội dung của những nguyên mẫu như thế nào? Và bây giờ ta hãy cùng đến với từng nguyên mẫu thông qua những quân bài trong bộ ẩn chính.

Đầu tiên ta sẽ đến với nguyên mẫu tình mẹ, đây là một trong những nguyên mẫu cơ bản hàng đầu của mỗi cá nhân. Đây cũng là một nguyên mẫu quan trọng hàng đầu trong học thuyết của Carl Jung, ông cho rằng tất cả mọi thế hệ tiền thân của chúng ta điều có một người mẹ. Phần lớn con người không thể sống thiếu được sự liên hệ với nguồn cung cấp, chăm sóc từ mẹ trong thời gian còn là trẻ sơ sinh. Do đó trong hành trình làm người, trong mọi nền văn hóa hình ảnh người Mẹ luôn là một hình ảnh quan trọng bậc nhất. 

“Nguyên mẫu tình mẹ là một khả năng nhận diện tất cả những quan hệ liên đới với ấn tượng người mẹ. Đây là một nguyên mẫu được cài đặt trong hệ tâm lý của mỗi cá nhân. Và tuy không nhận điện được nguyên mẫu này, chúng ta vẫn không phủ nhận được cảm xúc và khuynh hướng tìm về hình ảnh người mẹ vĩ đại dưới nhiều hình thái khác nhau.Nhất là nhiều hành vi của chúng ta được cá nhân hóa qua hệ thống của nguyên mẫu tình mẹ” – Các học thuyết tâm lý học nhân cách – Nguyễn Thơ Sinh

Trong bộ ẩn chính của bộ bài Tarot ta sẽ tiềm được nguyên mẫu về tình mẹ ở hai quân bài the High Priestess và the Empress (hệ thống Rider Wate Smith). Ở hai quân bài này là sự kết hợp những hình tượng liên quan đến tình mẹ, nó cũng là những bài học cơ bản cho cả một quá trình, người mẹ thiên nhiên, người chịu đựng và luôn giúp đỡ ta. Hình ảnh về mẹ là hình ảnh rất đỗi quen thuộc với mỗi cá nhân. Các nhà huyền học đã rất tài tình khi dùng những chi tiêt đặc trưng của hình ảnh người mẹ để mã hóa trong hai quân bài này. Cũng chính sự tài tình đó khi ta sữ dụng những luận điểm về tâm lý của Carl Jung thì ta sẽ nhận được một sự trùng khớp một cách hoàn mỹ. Từ những hình ảnh, sẽ gợi ta nhớ về những biểu tượng, rồi từ những biểu tượng chung kết nói với nguyên mẫu tình mẹ hình thành sợi dây liên lạc giữa ý thức và vô thức tập thể để tìm về những điều đang khao khát một lời giải đáp về một tình mẹ thiên liên. Sự mã hóa diệu kỳ mang đến những ý nghĩa rất riêng trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, nhưng điều ta đáng quan tâm ở đây là quân bài được giải thích một cách chặc chẽ thông qua học thuyết tâm lý của Carl Jung.

Sau nguyên mẫu về tình mẹ sẽ là nguyên mẫu về năng lực siêu nhiên. Trước khi hiểu về nguyên mẫu này ta cần hiểu rằng nguyên mẫu hoàn toàn không có nguồn gốc sinh học. Nguyên mẫu là những nhu cầu mang thuộc tính tinh thần. 

“Trong các xã hội nguyên thủy, biểu tượng dương vật không phải luôn mang màu sắc tính dục. Theo Carl Jung thì đây là một biểu tượng của mana, hay còn gọi là năng lực siêu nhiên. Những biểu tượng này thường được xuất hiện khi con người có nhu cầu cần đến sự trợ giúp của nguồn năng lực siêu nhiên.” 

Như vậy, ta có thể hiểu rằng nguyên mẫu năng lực siêu nhiên nó thể hiện một trong những nhu cầu sự giúp đỡ chỉ dẫn từ những người có quyền thế siêu nhiên. Ta có thể bắt gặp hình ảnh thuộc nguyên mẫu này trong các quân bài the Magician, the Emperos, the Hieroplant và the Chariot (hệ thống bài Rider Wate Tarot). Đó là hình ảnh về sự nam tính, về sự thong thái hiểu biết, và nó cũng là những bài học cơ bản vê người cha. Nó cũng mang đến những ý nguyện được truyền tải từ năng lực của thiên nhiên. Nó chứa đựng những biểu tượng của của sự thống thái và giúp đỡ những người cần sự giúp đỡ.

Bí ẩn về những nguyên mẫu là một bí ẩn vô cùng lôi cuốn đối với những người tham gia giải bài Tarot. Và khi ta sử dụng những tri thức của tâm lý học để tham chiếu cho những điều này, nó mang đến sự nhất quán một cách rất chặt chẽ. Trong bài này ta vừa đến với những tri thức của hai loại hình nguyên mẫu đầu tiên của Carl Jung và còn những nguyên mẫu kế tiếp ta sẽ cùng tìm hiểu trong kỳ sau. 

Huỳnh Dương, thành viên Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Sài Gòn. Bài viết đăng tải cùng sự cho phép của tác giả. Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả.
Đọc tiếp »

Carl Jung - Nhà Hiền Triết Của Những Biểu Tượng Tâm Lý Học

item-thumbnail
“Rốt cuộc những sự kiện duy nhất đáng nói tới trong đời tôi là những lúc thế giới bất diệt đi vào thế giới phù du này..Mọi ký ức khác về những chuyến đi , con người và cảnh vật xung quanh đã trở nên lu mờ bên cạnh những sự kiện bên trong ấy... Những gặp gỡ với thực tại “khác”, những vật lộn với vô thức đã khắc vào ký ức không thể phai mờ. Cảnh giới ấy luôn là sự phong phú vô cùng, mọi thứ khác so với nó điều mất đi tầm quan trọng.” (Tự truyện – Carl Gustav Jung )



Tìm hiểu thêm về Tarot và Tâm Lý Học trong cuốn Tarot và Tâm Lý Học - Vài Luận Đề


Carl Gustav Jung một nhà khoa học tâm lý mở rộng phạm vi của tâm lý học sang đị hạt của tâm linh và những bí truyền cổ xưa. Ông đã không ngừng nghiên cứu để minh chứng tâm lý học không mang tính thuần túy cơ học, nó là những bí ẩn vô cùng phong phú và luôn tạo ra sự tò mò cho mọi thời đại. 

Cuộc đời với nhiều biến cố và những nỗ lực không ngừng đã gắn Carl Jung với “Tâm lý học phân tích” (Analytical psychology), là trường phái tâm lý do chính Jung sáng lập. Nó được lấy tên là “Tâm lý học phân tích” để phân biệt “Phân tâm học” của S. Freud. Nhiều người còn gọi trường phái tâm lý học của Jung là “Tâm lý học chiều sâu” hay “Tâm lý học tâm linh” với tên gọi này nó cũng nói lên phần nào những luận đề xung quanh quan điểm tâm lý của Carl Jung. 

Sự cống hiến cả một cuộc đời với nhiều thăng trầm, và những biến đổi tâm lý phải tự vượt qua của mình, Carl Jung đã để lại cho những thế hệ sau một nền tảng tâm lý thực nghiệm có liên quan đến vấn đề tâm linh. Ngày nay, trường phái tâm lý học của Carl Jung được nhiều nhà trị liệu tâm ý áp dụng trong phương pháp trị liệu. Nó minh chứng cho tính đúng đắng và giá trị những nguyên cứu của ông. 

Carl Jung từng viết “Cuộc sống đối với tôi luôn có vẻ như một cái cây sống trên thân rể của nó. Phần xuất hiện trên mặt đất chỉ tồn tại trong một mùa hè. Rồi khô héo và chết đi – một sự xuất hiện phù du... Nhưng tôi chưa bao giờ mất đi cảm giác về một thứ gì đó sống động và trường tồn bên dưới những chiến dịch bất tận. Điều chúng ta thấy là là hoa tàn. Thân rễ vẫn còn lại” (Tự truyện – Carl Gustav Jung ). Đúng như những gì Jung viết, mọi thứ ông đã dày công tìm kiếm vẫn còn tồn tại và được sinh sôi từ cái thân rễ cốt lỗi ông để lại. Và phần lớn những hiểu biết về cuộc đời của Carl Gustav Jung được tìm thấy trong chính tự truyện của ông. Một cuộc đời không mấy êm ả mà ta có thể điểm qua như sau.

Ngày 26 tháng 7 năm 1875 đánh dấu sự chào đời của Carl Gustav Jung trong một gia đình giáo sĩ vùng nông thôn thuộc làng Kesewil, Thụy Sĩ. Nơi ghi nhận sự chào đời của Jung là phía bờ Thụy Sĩ của hồ Constan nơi giao nhau của Đức, Áo và Thụy Sĩ. Thụy Sĩ cũng là một trong những quốc gia sử dụng ngôn ngữ phong phú trên thế giới, với việc người Thụy Sĩ nói 4 thứ tiếng Pháp, Đức, Ý và Romansh. Đặc điểm về nguồn gốc này cũng phần nào giải thích được sự lĩnh hội một cách phong phú những tinh hoa của thế giới của Carl Jung.

Một điểm khác trong tiểu sử của Jung ta có thể nói đến là Carl Gustav Jung là tên được đặc theo tên thánh của ông nội ông, một nhà vật lý sau này trở thành hiệu trưởng trường đại học Basel Thụy Sĩ và là đại sư của Ban lãnh đạo hội Tam Điểm Thụy Sĩ. Còn ông ngoại của Carl Jung là Sameul Preiswerk, một nhà thần học nỗi tiếng nhưng lập dị, dành cả cuộc đời mình cho việc nguyên cứu tiếng Do Thái Cổ với niềm tin là đây là ngôn ngữ được nói ở thiên đường. Ta cũng có thể thấy rằng có lẽ một phần nào đó tư duy phân tích của Carl Jung chịu sự ảnh hưởng của các luồn tư tưởng về thần học và khoa học từ phía những người thân nỗi tiếng của ông ngay từ bé.

Những ghi nhận của Carl Jung với tuổi thơ là sự đam me khảo cổ và sinh học. Và ông được học tiếng Latin năm 6 tuổi một sự đầu tư rất sớm về ngôn ngữ từ phía gia đình cho ông.

Ngược lại với sự đầu tư và những ảnh hưởng lớn từ cái bóng của những thành viên trong gia tộc thì cậu bé Carl Jung luôn cảm thấy chán đi học và bị xa lánh bởi những bạn bè và những con người bên trong mình. Một trong những yếu tố làm Jung trở nên rối loạn hơn trong giai đoạn này là những san chấn tâm lý, những tổn thương về mặt tâm lý phải chịu từ phía thầy giáo và bạn bè. Jung viết “Tôi cô độc với những ý nghĩ của mình. Nhìn chung tôi thích điều đó nhất. Tôi chơi một mình, mơ mộng học tản bộ trong rừng và có một thế giới bí ẩn của riêng tôi.” (Tự truyện – Carl Gustav Jung ).
Đọc thêm: Carl Jung và Tarot và mô hình tâm lý học MBTI trong Tarot của Philippe Ngo.
Mọi thứ sẽ được coi như một sự bù đấp của tạo hóa, bởi chính sự cô đơn và lẽ loi một mình của Jung đã mang lại cho ông một thế giới khác, một thế giới thuộc về sự tưởng tượng. Chính thế giới của sự tưởng tượng hình thành trong ông những kinh ngiệm để hiểu về những lý luận tâm lý sau này của ông. Ví dụ như trò chơi thông qua trí tưởng tượng của ông ngày bé khi ngồi trên một tảng đá lớn trong vườn. Ông sẽ ngâm nga một mình rằng “ Mình đang ngồi trên đỉnh tảng đá này và nó ở bên dưới”, lúc này tảng đá tảng đá sẽ đối đáp lại rằng “Tôi đang nằm đây trên chỗ dốc này, và cậu ấy đang ngồi lên tôi” những kinh nghiệm dạng này tạo tiền đề cho sự hiểu biết của Carl Jung về phóng chiếu và nó góp phần trong những lý luận về mặt lý thuyết tâm lý học của ông.

Cũng chính những cô đơn giai đoạn ấu thơ và tuổi dậy thì vì không tìm được ai hiểu mình, ông đã chuyển niềm cô đơn đó sang niềm đam mê văn học, triết học, lịch sử và tôn giáo. Điều này góp phần tạo nên sự hiểu biết phong phú của ông trong cuộc đời của mình. Người ta còn ghi nhận rằng Carl jung có khả năng đọc được ngôn ngữ văn viết thời cỗ xưa, kể cả kinh phạn, ngôn ngữ bản gốc của kinh thánh và Ấn giáo. 

Và thời gian thì vẫn tiếp tục trôi để sau khi vượt qua những năm tháng tuổi thơ không mấy êm đềm như những đứa trẻ khác Carl Jung bước vào đại học, đánh dấu một bước chuyển mới, đồng thời cũng đánh dấu sự xuất hiện của một tên tuổi lớn trong học thuật về tâm lý học, lúc bấy giờ và sau này.

Carl Jung viết “ giờ đây, tôi bắt đầu biểu lộ sự say mê ở mọi phương diện. Tôi biết mình muốn gì và theo đuổi nó. Tôi cũng trở nên dễ gần và cởi mở hơn nhiều” (Tự truyện – Carl Gustav Jung ). Có lẽ đây là lý do khiến Jung chuyển từ ngành khảo cổ sang nghề thuốc ở đại học Basel. Nhưng cũng chính sự chuyển hướng này giúp đã giúp ông cảm thấy mình tốt hơn. Để rồi vào năm 1902 Carl Jung trình luận văn tiến sĩ y khoa với đề tài “Góp phần nghiên cứu về tâm lý học và bệnh học đối với những hiện tượng gọi là huyền bí”. Sau khi tốt nghiệp công tác tại bệnh viện tâm thần Burghoeltzlity ở Zurich. Là một người say mê khám phá những điều kỳ bí, đặc biệt liên quan đên tâm trí con người nên Carl Jung cũng có một thời gian học về thôi miên. 

Vào năm 1903 Carl Jung kết hôn với Emma Rauchenbach con gái của một thương gia, vợ của ông được nhìn nhận là một người phụ nữ hiền diệu và có học thức. Cuộc sống vợ chồng của Jung khá êm đềm bởi vợ của ông là một người sống vì gia đình, trong khi Jung là người theo chủ nghĩa đa thê. Đây cũng là một trong những điểm nhấn trong tư tưởng của Carl Jung.

Trong sự nghiệp của Carl Jung một trong những điểm nhấn quan trọng ta phải kể đến là 6 năm gắn bó với Sigmund Freud nhà Phân tâm học nỗi tiếng của mọi thời đại. Jung còn từng được Freud đánh giá là người kế thừa xứng đáng nhất của ông trong địa phận của Phân tâm học. Hai người đã giành cho nhau những ấn tượng tốt đẹp nhất trong học thuật ở những lần gặp gỡ đầu tiên. Nhiều tài liệu ghi nhận lại rằng Jung và Freud đã có một cuộc trao đổi hơn ba giờ đồng hồ trong lần gặp đầu tiên của hai người. 

Chính học thuyết Phân tâm học phần nào giúp sáng tỏ những điều hoài nghi nơi Jung. Nhưng với một tư tưởng và những hiểu biết rất Carl Jung đã hình thành những biện luận của riêng ông, từ đó gay nên những rạn nứt với Freud. Để rồi, dẫn đến sự chia tay của hai nhà tư tưởng lớn. Trong những lá thứ Carl Jung từng viết cho Freud có đoạn: “Trứng khôn hơn vịt là điều cả gan. Nhưng những gì trong trứng phải có được sự dũng cảm để bò ra”. Hay trong một bức thư khác ông viết “Trò mãi là trò thì sẽ không đền đáp được ơn thầy”.

Nhiều lập luận cũng cho rằng Jung đã từng tìm thấy ở Freud hình ảnh của một người cha mà ông mong muốn. Để khi những rạn nứt và sự chính thức chấm dứt những trao đổi với người cha, người thầy ông từng gắn bó tạo một nỗi đau vô cùng to lớn về mặt tâm lý với ông. 

Carl Jung từng chia sẽ sau khi chia tay Freud ông rơi vào một trạng thái “mất phương hướng” nhưng cũng chính nhờ vào biến cố này mà Jung đã tạo ra những sáng tạo rất mảnh liệt để bù đấp cho những nỗi đau tâm thần. Jung gọi là giai đoạn “dương đầu với vô thức”.

Những ghi chép sau này cho thấy sau chiến tranh thế giới thứ I, ông đi du lịch nhiều nơi trên thế giới, thăm viến, nghiên cứu rất nhiều về văn hóa và tôn giáo. Vốn là người có kiến thức uyên thăm cộng với sự miệt mài nghiên cứu nên tìm thấy những ý tưởng đặc sắc nơi thần thoại, thuật giả kim ... và Jung là cũng là người có một chiều sâu tâm linh vũng chắc. 

Chính những trãi nghiệm của cuộc đời mình mà Carl Jung đã vượt qua được những khó khăn nơi chính ông, để hình thành nên những lý thuyết tạo nền tảng cho thế hệ sau này. Ông đã lao động không ngần nghỉ ở những năm cuối đời và để lại hơn 20 tác phẩm tâm lý giá trị. 

Có rất nhiều những biến cố lớn nhỏ để hình thành nên tư tưởng một một nhà tâm lý đi cùng năm tháng. Để rồi ông nhìn nhận lại trong những ngày cuối đời mình : “Trong trường hợp của tôi, chắc chắn một thôi thúc say mê đối với hiểu biết đã khiến tôi ra đời, bởi lẽ đó là yếu tố mạnh nhất trong bản chất con người tôi” (Tự truyện – Carl Gustav Jung)

Carl Gustav Jung chia tay thế giới này vào ngày 6 tháng 6 năm 1961 tại Kusnacht.
Huỳnh Dương, thành viên Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Sài Gòn. Bài viết đăng tải cùng sự cho phép của tác giả. Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả.
Đọc tiếp »

Carl Jung - Tarot và Sự Gợi Nhớ Những Nguyên Mẫu trong Carl Jung

item-thumbnail


“Nếu một họa sĩ chỉ có một màu, màu đỏ chẳng hạn, anh ta sẽ không thể vẻ cây xanh. Nhưng nếu có màu vàng, đỏ, xanh và đen, anh ta có thể vẻ ra hàng trăm màu sắc khác nhau vì anh ta có thể trộn chúng theo tỉ kệ khác nhau.” – Jostein Gaarder, trích cuốn Thế giới của Sophie.


Tìm hiểu thêm về Tarot và Tâm Lý Học trong cuốn Tarot và Tâm Lý Học - Vài Luận Đề



Nếu như ở kỳ trước ta cố tìm ra điểm chung giữa “Carl Jung”, “Tarot” và “biểu tượng”. Nhận diện sự tương tác qua lại giữa “biểu tượng” “Tarot” và “Học thuyết Carl Jung” thì lần này ta lại tiếp tục cuộc hành trình để minh chứng cho sự khắn khích giữa “Tâm lý học của Carl Jung” và “Tarot”. 



Nếu ta hiểu rằng “biểu tượng” là những hình ảnh mang ý nghĩa, vậy câu hỏi đặt ra là ý nghĩa đó từ đâu ra? Nó được cấu thành như thế nào? Và tại sao nó có thể cấu thành ý nghĩa? Ý nghĩa nó giống nhau hay khác nhau? Nó chiụ sự chi phối như thế nào bởi ý thức con người ?



Rõ ràng luôn có rất nhiều, rất nhiều bí ẩn xung quanh chúng ta, nó luôn mang trong mình những sự kỳ bí, để kích thích sự tò mò và vô vàng câu hỏi sẽ được đặt ra. Tâm lý học của Carl Jung và Tarot cũng thế, luôn mang những ẩn chứa để ta khám phá. Vì chính khi khám phá được những cái mới có nghĩa cũng là khám phá được những tiềm năng của chính bản thân ta. 


Và ở kỳ này, trên con đường tìm kiếm những liên quan tương tác của Carl Jung và Tarot ta lại lần mò tìm đến những thứ thuộc về ta và đã bị ta che dấu, hay vô tình được tống vào vô thức một cách không lý do. Và những thứ tưởng chừng như đã mất ấy lại được gợi ra nhờ hình ảnh và biểu tượng bởi những quân bài Tarot một cách kỳ diệu. Vậy những thứ ấy là gì? 

Trả lời cho câu hỏi này đó chính là “nguyên mẫu”. Và câu hỏi sẽ lại được đặt ra vậy nguyên mẫu là gì? 

Nguyên mẫu theo từ điển của tiếng Việt nó là: “vật vốn có từ trước được dùng làm mẫu. Người, việc có thực ngoài đời được dùng làm mẫu để xây dựng hình tượng hoặc phản ánh vào tác phẩm” đó là theo mặt ngữ nghĩa của tiếng Việt. Còn theo Carl Jung thì nguyên mẫu trong tâm lý sẽ được ông hiểu là “Nội dung của những ảnh hưởng đến từ cõi vô thức tập thể được gọi là những nguyên mẫu. Carl Jung còn gọi chúng là tâm thức hệ chủ quản, bao gồm những biểu tượng, hoặc những hình ảnh huyền thoại hay những hình ảnh nguyên thủy. Tuy nhiên thuật ngữ nguyên mẫu được ông sử dụng nhiều nhất. Theo Carl Jung, nguyên mẫu chính là xu hướng tâm thức không cần được học nhưng được sử dụng như một kênh chung để con người khắp nơi trên hành tinh có những kinh nghiệm tâm lý hiện tượng rất giống nhau.” – Nguyễn Thơ Sinh, trích trong Các học thuyết tâm lý học nhân cách. Ta thấy trong quan niệm này của Carl Jung thì nguyên mẫu có liên quan rất mật thiết với vô thức tập thể, và nó có tác dụng biểu tưởng hóa rất cao. Chính “nguyên mẫu” hình thành được dùng để giải thích sự hình thành nhân cách của cá nhân. Và nó cũng giải thích những bí ẩn của cá nhân mà không do ý thức xác lập.

Đó là “nguyên mẫu” trong học thuyết của Carl Jung, và nếu ta sử dụng ý nghĩa “nguyên mẫu” trong học thuyết này để giải thích những hình ảnh biểu tượng của Tarot, thì ta sẽ thấy được phần nào trùng khớp và mang ý nghĩa chung. 

Như đã nói ở trên thì “nguyên mẫu” là một trong những phần cấu tạo nên nhân cách của mỗi cá nhân. Nhân cách ấy một phần sẽ được phô diễn bên ngoài, cũng như những cái được dồn nén che dấu trong cỏi vô thức cá nhân, hay những cái được mặc định sẵn từ tổ tiên, giống loài trong vô thức tập thể. Nếu ta sử dụng phương diện này để áp lên những lá bài Tarot, thì những lá Tarot cũng sẽ là sự biểu hiện của những “nguyên mẫu” để tạo nên hình tượng. Nó chứa đựng những nguyên mẫu bí tích cổ xưa, hay huyền thoại, những giáo lý trong tôn giáo. Để rồi trong những hoàn cảnh cụ thể những lá bài Tarot sẽ khơi gợi lại những huyền bí từ những nguyên mẫu mà nó chứa đựng. Từ đó, đáp ứng cho cho những kết nói với người đọc bài Tarot, cũng như khơi lại hình tượng của nguyên mẫu mà nó ẩn chứ trong vô thức tập thể của mỗi cá nhân. Rất có thể thông quá sự kết nói này mà hình thành nên những trường tâm linh huyền diệu, và mang đến những tiên đoán vượt lên trên những rào cản của ý thức. Nó sẽ thể hiện những kinh nghiệm cổ xưa của tổ tiên được ẩn dấu trong những lá bài, mà chỉ khi ta thật sự rộng mở thì những nguyên mẫu mới nhận diện được nhau và xác nhập vào nhau tạo nên điều kỳ bí.
Đọc thêm: Carl Jung và Tarot và mô hình tâm lý học MBTI trong Tarot của Philippe Ngo.
Ta có thể điểm qua những nguyên mẫu trong tâm lý của Carl Jung hay là những yếu tố hình thành một phần nhân cách một cá nhân nó bao gồm: Nguyên mẫu tình mẹ, nguyên mẫu năng lục siêu nhiên, nguyên mẫu bóng tối, nguyên mẫu mặt nạ, nguyên mẫu âm tính và nguyên mẫu dương tính, nguyên mẫu gia đình, nguyên mẫu trẻ em, nguyên mẫu phá đám nguyên mẫu thượng đế, nguyên mẫu lưỡng cực... Khi ta sử dụng lý thuyết tâm lý của Carl Jung để giải nghĩa cho những quân bài Tarot ta sẽ nhận thấy một sự nhất quán giữa “Tarot” và “Học thuyết tâm lý học của Carl Jung”. Và nếu nhìn nhận ở một khía cạnh tích cực ta có thể nói rằng Tarot mang trên mình những điều thần bí có tác dụng chữa lành những vết thương tâm thần. Hay một phương hướng khác ta có thể thừa nhận rằng Học thuyết tâm lý học của Carl Jung đã góp phần giúp mọi người hiểu rõ hơn về Tarot. Tarot là những điều thần bí, những khía cạnh của tâm linh có một cơ sở biện luận chặc chẽ, có những lý luận thích đáng chứ không mang màu sắc của sự lừa gạt hay mê tín. 

Cũng như những điều tôi cố chứng minh trong bài luận này không phải là những ngụy biện mang tính chủ quan của cá nhân tôi. Bởi nếu ta lần tìm lại những những luận điểm đầu tiên, ta sẽ nhận thấy rằng Carl Jung là một nhà tâm lý, một nhà khoa học tôn trọng tâm linh, những điều thần bí. Carl Jung xây dựng cho học thuyết của ông những tri thức mang tính phân tích nhưng cũng mang hơi thở của tâm linh. 

Như ta đã biết Carl Jung là người có kiến thức sâu và rộng về giả kim thuật, về tôn giáo, về những điều cổ xưa... ông cũng trải nghiệm nhiều điều thần bí như những lần thị kiến, những lần sống lại từ cõi chết điều này càng chứng tỏ rằng giữa Carl Jung và Tarot có một mói quan hệ rất gắn bó rất đặc biệt. 

Cũng chính Carl Jung trong những lần chia sẽ ông thừa nhận mình biết một ít về Tarot, ông có tìm hiểu về Tarot và công nhận những giá trị của Tarot. Từ đây nếu ta suy luận ngược lại rõ ràng Tarot cũng đã có những tác động nhất định trong nên tảng tâm lý học của Carl Jung. Để có thể nói lại một lần nữa nói rằng Tarot chứa đựng những nguyên mẫu, và cũng chính nguyên mẫu trong Tarot sẽ gợi nhớ về những nguyên mẫu theo nền tảng tâm lý học của Carl Jung.

Nguyên mẫu sẽ được gợi nhớ như thế nào? Và nó có sự trùng khớp như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ở kỳ sau.
Huỳnh Dương, thành viên Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Sài Gòn. Bài viết đăng tải cùng sự cho phép của tác giả. Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả.
Đọc tiếp »

Carl Jung - Carl Jung, Tarot và Những Biểu Tượng trong Tâm Lý Học

item-thumbnail

“Biểu tượng là khái niệm cơ bản cho mọi sự hoán đổi năng lượng giữa các tầng ý thức của cuộc sống” – Willian Gray, trích trong cuốn Magical Ritual Methods.



Biểu tượng luôn có một sức hút mê hồn đến nhiều nhà huyền học, những nhà tâm lý học và những người nghiên cứu về Tarot. Rõ ràng, ta thấy rằng có một sự tương quan giữa biểu tượng và tâm linh. Biểu tượng giữ một vị trí quan trọng trong quá trình tiên đoán, cũng như nó giúp nhà tâm lý định hình những cốt lỗi tâm lý của thân chủ.
Đọc thêm về Tarot và Tâm Lý Học, trong cuốn Tarot và Tâm Lý Học - Vài Luận Đề

Nếu như ở bài trước chúng ta đã thông qua những cơ bản về sự gắn kết từ tiểu sử cuộc đời Carl Jung, những quan niệm tâm lý học của ông với những quân bài Tarot huyền ảo. Ở kỳ này ta tiếp tục hành trình đến với những quan niệm cũng như xoay quanh những trùng khớp về ý nghĩa biểu tượng học của những quân bài Tarot với những lý thuyết về tâm lý của Carl Jung.

Carl Jung nói “ Cơ chế tâm lý cho việc chuyển đổi năng lượng là biểu tượng”- Carl Jung – trích cuốn Pychic Energy. Theo quan điểm này của Jung ta thấy được sự quan trọng của biểu tượng đối với việc chuyển đổi của những trạng thái, những ý thức hay bản ngã của một thực thể tâm lý. Một bản ngã cũng có thể sẽ được mã hóa bằng biểu tượng.

Trong khi đó ta có thể thấy gắn kết giữa Carl Jung, Tarot và biểu tượng một cách rất huyền diệu. 

Bởi ngay từ khóa “Biểu tượng” được hiểu như những hình ảnh mang ý nghĩa. Mà theo Carl Jung thì biểu tượng có thể mã hóa cho bản ngã, cho một năng lượng tâm linh, để giúp chuyển đổi năng lượng tâm lý trong một cá nhân. Và ngôn ngữ biểu tượng giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong Tarot. “Tarot về bản chất là môn biểu tượng học, chúng có cùng ngôn ngữ và ký hiệu” – A.E. Waite, trích trong Pictorial Key To Tarot. Ta thấy một sự đáp ứng qua lại giữa ý niệm biểu tượng của Carl Jung và Tarot. 

Mặt khác, biểu tượng là vấn đề then chốt như là cầu nói để gắn kết Carl Jung với Tarot. Biểu tượng giúp ông đưa tâm lý tâm linh đến với mọi người gần hơn, cũng như biểu tượng ẩn chứa trong Tarot giúp con người đến với những tri thức cổ, những kinh nghiệm huyền bí của vũ trụ và đời sống tâm linh.

Carl Jung còn nói:“Chúng ta gọi là biểu tượng, một danh từ, một tên gọi hay một hình ảnh tuy đã quen thuộc với ta hằng ngày, nhưng còn gợi lên những ý nghĩa khác thêm vào ý nghĩa ước định hiển nhiên của nó. Biểu tượng gợi lên cái gì mờ mịt, xa lạ hay tàng ẩn đối với ta” - Carl Jung, trích trong Thăm Dò Tìm Thức.
Đọc thêm: Carl Jung và Tarot và mô hình tâm lý học MBTI trong Tarot của Philippe Ngo.
Một lần nữa Jung đã mang ý niệm “Biểu tượng” những hình ảnh mang ý nghĩa. Để khẳng định một sự nhất quán trong lập trường tư tưởng của ông về tác động của biểu tượng đến tâm lý của con người. Nếu như có một liên tưởng nào đó ở đây, tôi xin được liên tưởng về sự gần gũi giữa lý thuyết của Jung đến với những ý nghĩa biểu tượng của bài Tarot. Ta thấy rằng, những người giải bài sẽ thông qua những biểu tượng được mang đến từ các lá bài để gợi nên hay tạo một sự kết nói, và đạt được những tiên lượng chính xác vào ngữ cảnh tham gia giải bài để tìm râ được cái để cần giúp đỡ. 

Và nếu như đứng trên một quan điểm cá nhân hạn hẹp và những hiểu biết còn non kém, tôi thấy rằng có một sự liên quan rất mật thiết giữa Carl Jung và những lý thuyết của ông về tâm lý, tâm thần, hay tâm linh với những lá bài Tarot. Có thể đã có một sự học hỏi nào đó từ Tarot để xây dựng nền tảng cho những học thuyết của Carl Jung. Hay có thể, từ những học thuyết của Carl Jung về những thần bí trong tâm lý con người, trong biểu tượng, giúp cho ý nghĩa của Tarot được sáng tỏ hơn.

Nếu ta phân tích học thuyết của Carl Jung dưới cái nhìn của Tarot ta sẽ thấy rõ hơn về mối tương đồng và tác động qua lại giữa Carl Jung và Tarot thông qua ngôn ngữ biểu tượng. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là sự tương đồng ở mức độ như thế nào? 

Đầu tiên, khi nói đến học thuyết của Carl Jung ta sẽ thấy ông chia tâm thức con người ra thành 3 phần. “Phần đầu tiên là cái tôi, trong đó Jung cho là bộ phận ý thức của tinh thần. Phần thứ hai có liên hệ rất chặt chẻ với cái tôi là cỏi tiềm thức cá nhân, bao gồm tất cả những gì không xuất hiện nhưng thuộc về bộ phận ý thức, và khi cần sẽ có thể trở thành một phần của ý thưc. Cõi tiềm thức cá nhân bao gòm ký ức được truy cập một cách tương đối dễ đàng dù đôi lúc được chôn rất sâu.” – Nguyễn Thơ Sinh, trích trong Các Học Thuyết Tâm Lý Học Nhân Cách. Nếu như sử dụng Tarot như một công cụ biểu tượng, thì rõ ràng ta thấy Tarot sẽ có tác dụng rất lớn đối với tiềm thức cá nhân, thông qua ngôn ngữ biểu tượng. Ta đây có một sự liên kết giữa biểu tượng trong bài Tarot đến sự khơi gợi ở cõi tiềm thức cá nhân để những điều được cất trong sâu thẩm tâm trí mỗi cá nhân sẽ được thông hành lên ý thức một cách dễ dàng. Việc mang những điều được cất giấu lên trên bề mặt của ý thức mang một ý nghĩa quan trọng giúp mỗi cá nhân định vị được tâm thức của mình, hiểu rỏ điều mà sâu thẩm mình đang cần. Từ đó đưa ra những lựa cho đúng nhất cho mình. Nếu như nhận định này là đúng thì ta thấy được một phần nào đó sự gắn kết của biểu tượng trong Tarot với học thuyết của nhà tâm lý. Nhưng sự gắn kết không chỉ nằm ở đó nó còn thể hiện nhiều hơn nữa, bởi vì chúng ta chỉ mới bước vào khởi đầu của học thuyết tâm lý Carl Jung mà thôi. Bởi theo kết cấu của Carl Jung tâm thức sẽ gồm ba phần ta vừa mới chỉ đề cập đến hai phần vậy còn phần thứ ba thì như thế nào?

“Jung đã đưa vào một đại lượng thứ 3 khiến cho thuyết của ông gây được sự chú ý của mọi người đó là cõi vô thức tập thể. Hiện nay nhiều người gọi cõi vô thức tập thể là tâm thức di truyền, vốn là một bể chứa rất lớn, cất giữ trong đó tất cả những kinh nghiệm chung của một chủng loại, một dạng kiến thức mỗi chúng ta sau khi sinh ra đã được trang bị. Tuy nhiên những kiến thức này thường không hiện lên trên bề mặt của ý thức.”- Nguyễn Thơ Sinh, sách đã dẫn. Ở ý niệm này ta cũng sẽ bắt gặp sự trùng khớp với quan niệm hình ảnh mang tính chất huyền bí, những những bí mật cỗ xưa, của nhiều thế hệ, của vũ trụ, của tôn giáo được ẩn dấu dưới dạng biểu tượng của những lá bài Tarot. Điều này không có nghĩa Tarot mang cấu trúc của tâm lý, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng khi ta xét về mặt biểu tượng của Tarot giúp việc tìm về vô thức tập thể (như theo quan niệm của Carl Jung), của một chủng loại, của những thế hệ đi trước. Để tìm về một cõi tâm linh được truyền lại của tổ tiên. Qua đây ta thấy được sự gắn kết một cách chặt chẽ của “biểu tường”, “Tarot” và “ Học thuyết của Carl Jung”

Những điều trên cũng chỉ là giả thuyết, những phân tích, suy niệm mang tính chất cá nhân. Bởi “Tarot” có vô vàng những điều huyền bí. Carl Jung và những học thuyết của ông vẫn mang trên nó nhiều trường ý nghĩa khác nhau. Nhưng tôi vẫn đặt niềm tin và hy vọng vào những suy niệm nhỏ nhoi của bản thân, để có thấy được sự gắn bó, sự liên kết mật thiết giữa “Tarot”, “Học thuyết của Carl Jung” và “Biểu Tương”.
Huỳnh Dương, thành viên Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Sài Gòn. Bài viết đăng tải cùng sự cho phép của tác giả. Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả.
Đọc tiếp »

Carl Jung - Từ Vô Thức Tập Thể Đến Những Giấc Mơ Huyền Diệu Trong Tarot

item-thumbnail
Phần I: Những Liên Quan Giữa Carl Jung và Tarot


“Bất cứ ai muốn hiểu được tâm thức của con người cần phải tránh xa tâm lý học thực nghiệm. Anh ta cần phải từ bỏ khoa học, cởi chiếc áo hàn lâm, chia tay với nghiên cứu của mình, sau đó anh ta cần rong ruổi khắp thế giới. Anh ta cần đi tìm từ bên trong thế giới trái tim của con người. rồi trải qua những sợ hải trong nhà tù, trong những nhà thương điên và nơi những quán rượu, trong nhà thổ cả những sòng bạc sát phạt nhau, trong những mỹ viện làm đẹp, thị trường tài chính, các cuộc hội thảo các nhà thờ, những cuộc đấu khẩu, những nhóm tôn giáo quá khích, trong tình yêu và cả những hận thù, tronh những đam mê dưới nhiều chiều kích của con người. Chỉ có thế anh ta mới tìm thấy những kiến thức thực tế và phong phú hơn rất nhiều so với những cuốn sách dày cộm. Và như thế anh ta sẽ biết cách chữa bệnh với những kinh nghiệm bằng chính lương tâm của con người. (Carl Jung - trích lại trong Các học thuyết tâm lý học nhân cách của Nguyễn Thơ Sinh)


Tìm hiểu thêm về Tarot và Tâm Lý Học trong cuốn Tarot và Tâm Lý Học - Vài Luận Đề



Từ quan điểm trên của Carl Jung về một nhà tâm lý học, một người chịu trách nhiệm chữa lành những vấn đề về tâm lý cho những người cần họ. Nó có một sự dường như trùng khớp về ý nghĩa đối với những người giải bài Tarot, người sẽ giúp cho những những tâm hồn rối rấm, cần một hướng đi, cần tìm đến chính cái họ cần nhất.

“ Thế giới từ trái tim của con người” đương nhiên nó là cụm từ không chỉ dành cho những người hoạt động tâm lý, mà nó còn có ý nghĩa cần thiết cho những người giải bài Tarot. Nếu một người giải bài Tarot không thật sự lắng nghe những thỉnh cầu từ trái tim của những tâm hồn cần giúp đỡ, thì làm sao có thể cảm nhận được những huyền bí mang đến từ những lá bài Tarot. Khi một người giải bài tarot thật sự lắng nghe những lời nói, những khúc mắc của những người cần giúp đỡ, lúc ấy hình thành một sự kết nối nhiệm màu của những kiến thức cổ xưa chứa đựng trong những lá bài Tarot để giúp tìm ra những tiên đoán từ một thế giới tâm linh huyền diệu. Và chỉ khi ấy người giải bài mới thoát khỏi được những rào cản khác tránh trở thành những cái máy khô khan, cứng nhắt trong những vấn đề tâm linh. Chỉ khi đó người giải bài mới thật sự xử dụng được chính lương tâm của bản thân mình để thấu hiểu những điều được truyền đạt từ những lá bài Tarot.

Điều này không đồng nghĩa người sử dụng Tarot là một nhà tâm lý và một nhà tâm lý là người hiểu hết về Tarot. Nhưng nó mang một ý nghĩa Tarot, tâm lý và tâm linh có một sự đan xen chặc chẽ với nhau để tạo nên những điều nhiệm màu từ những kiến thức cỗ xưa được truyện đạt lại. Cũng qua đây ta cảm nhận được có một sợi dây liên kết nào đó giữa những lý thuyết của Carl Jung và Tarot.

Khi điểm lại tiểu sử của Carl Jung ta thấy rằng ông được sinh ra và lớn lên trong một gia trình tri thức, ông được đầu tư vào ngôn ngữ và văn chương ngày từ bé, ông có khả năng đọc hiểu được cả những văn kiện bằng chữ viết cổ xưa, kể cả kinh Phạn, ngôn ngữ bản gốc của kinh thánh Ấn giáo. Điều này cho thấy việc tiếp xúc và hiểu về những tri thức của Tarot đối Carl Jung cũng không phải là một điều quá khó khăn. “Vào ngày 16 tháng 9 năm 1930, Jung đã viết cho bà Eckstein:“Vâng, tôi biết về Tarot. Theo như tôi biết đó là một kiểu bài cổ xưa đầu tiên được lịch sử ghi nhận lại và từng được người dân du mục ở Tây Ban Nha sử dụng. Chúng còn được dùng cho mục đích bói toán.” (Philippe Ngo, trích trong Carl Jung và Tarot)
Đọc thêm: Carl Jung và Tarot và mô hình tâm lý học MBTI trong Tarot của Philippe Ngo.
Ở một khía cạnh khác trong số những họ hang của Carl Jung có cả những người được coi như là có tâm thức kỳ quặc, nhưng ông luôn chấp nhận họ. Ông say mê thích thú với giả kim thuật, với biểu tượng, với tâm linh, thần thoại , tôn giáo, và triết học …

Carl Jung còn được xem như là bậc thầy của chủ nghĩa biểu tượng học, với những khiến thức uyên thâm về các phúc âm ngoài hệ thống Cơ Đốc giáo, thuật giả kim, kinh Do Thái cổ, cũng như khiến thức uyên thâm của của Ông về Phật giáo và Ấn giáo, đã giúp Carl Jung trình bày rõ ràng và tuyệt vời nhất về vô thức qua hình thái biểu tượng. Qua đây một lần nữa ta nhìn nhận một sự liên quan mật thiết giữa Carl Jung và Tarot.

Một điều rất hiển nhiên ý nghĩa của những lá bài Tarot được mã hóa bằng hệ thống biểu tượng, thông qua hệ thống biểu tượng ấy ta có thể thâm nhập vào một thế giới tâm linh huyền ảo (vô thức) để đưa ra những giải đoán liên quan đến những vấn đề trong thực tại, trong khi đó chính Carl Jung là người mở lối một cách rỏ ràng nhất trong lý thuyết của ông từ những biểu tượng đến cái thế giới nội tâm sâu thẩm của con người.

Sự kết nối giữa những lý thuyết Tâm lý học của Carl Jung và Tarot là như thế nào? Những diễn giải trong Tarot có liên quan như thế nào đến lý thuyết của Carl Jung? Là câu hỏi sẽ được giải đáp ở kỳ sau.
Huỳnh Dương, thành viên Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Sài Gòn. Bài viết đăng tải cùng sự cho phép của tác giả. Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả.
Đọc tiếp »
Tiếp Tục
Trang chủ