Tarot Huyền Bí Blog thủ thuật
10/10 1500 bình chọn

Hiệu Đính Các Trải Bài Cổ Điển - Chương IV: Phương Pháp Móng Ngựa của S.L.Mathers

item-thumbnail
A. HIỆU ĐÍNH

Ngay sau đây tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một vài phương pháp bói bài. Người bói có thể áp dụng bất cứ cách nào mà mình thích, hoặc có thể kết hợp các phương pháp lại với nhau.



Dù trong bất kì trải bài nào, thì điều quan trọng nhất chính là người bói cần phải xào bài thật cẩn thận. Có 2 vấn đề cần lưu ý: Thứ nhất: lật ngược một số lá bài trước khi xào và kênh (cắt) bài. Thứ hai, xào kĩ để thay đổi vị trí và thứ tự của các lá bài. Sau đó thì kênh bài. Khi xào và kênh bài, người hỏi nên suy nghĩ thật nghiêm túc về những vấn đề khiến bản thân lo lắng và mong muốn được giải đáp; nếu không những lá bài sẽ không thực sự linh nghiệm. Công đoạn xào và kênh bài nên được thực hiện ba lần liên tục. Người xào bài nên để úp các lá bài xuống. 

Trước hết, hãy xào và kênh bài thật kĩ, như đã hướng dẫn ở trên. Đăt lá đầu tiên lên bàn, ta đặt bên cho vị trí này là B, chia lá thứ hai ở bên cạnh, ta gọi là A (ta đã có 2 “cửa” bài A và B, dựa vào 2 cừa này, ta sẽ chia hết toàn bộ bộ bài.) Sau đó chia lá thứ 3 và 4 ở B, lá thứ 5 ở A; lá thứ 6 và 7 ở B, lá thứ 8 ở A; lá thứ 9 và 10 ở B, lá thứ 11 ở A. Cứ tiếp tục chia hai lá ở B và 1 lá ở A cho đến khi hết bộ bài. Ta sẽ có tụ A gồm 26 lá và tụ B gồm 52 lá.

Bây giờ hãy lấy 52 lá của tụ B lên. Chia lá trên cùng xuống một chỗ trống, ta gọi vị trí đó là cửa D, chia lá tiếp theo ở một vị trí khác gọi là C. (Ta có 2 cửa C và D). Tiếp tục chia lá thứ 3 và 4 ở D, lá thứ 5 ở C; lá thứ 6 và 7 ở D, lá thứ 8 ở C; cứ thế ta chia hết 52 lá. Lúc này ta có 3 tụ bài: Tụ A có 26 lá, tụ C có 17 lá và tụ D có 35 lá.

Ta lại lấy tụ D gồm 35 lá lên, chia lá đầu trên cùng xuống một chỗ trống khác gọi là F, lá tiếp theo ở E (để tạo nên 2 “cửa” E và F.) Ta tiếp tục chia lá thứ 3 và 4 ở F, lá thứ 5 ở E, cứ thế chia hết 35 lá.

Lúc này ta sẽ có tất cả 4 tụ: A có 26 lá, C có 17 lá, E có 11 lá và F có 24 lá. Đặt tụ F sang một bên, những lá bài này sẽ không dung để bói, các lá này được xem như không liên quan tới vấn đề được hỏi. Bây giờ chỉ còn A, C và E.

Trải 26 lá bài ở tụ A úp xuống theo chiều trải từ phải sang trái (lưu ý rằng không được thay đổi trật tự của các lá) để chúng trông giống như hình móng ngựa, lá trên cùng lúc này nằm thấp nhất phía tay phải, và lá thứ 26 nằm thấp nhất phía tay trái. Đọc ý nghĩa của các lá bài từ phải sang trái trước khi giải thích. Khi hoàn thành, ta sẽ có câu trả lời bằng cách liên kết các lá bài lại với nhau như sau: Lấy lá đầu tiên và lá thứ 26, kết hợp ý nghĩa của chúng lại, tiếp theo lấy lá thứ 2 và lá thứ 25, tiếp tục cho đến cặp cuối cùng là lá thứ 13 và 14. Giải nghĩa xong thì đặt A sang một bên, làm tương tự với tụ C và tụ E.

Đây là một phương pháp bói bài cổ xưa được tin rằng rất linh nghiệm.

B. BÌNH LUẬN

a. Nguồn gốc:

Phương pháp này được được tìm thấy trong cuốn The Tarot của S. L. MacGregor Mathers xuất bản năm 1888.

Samuel Liddel MacGregor Mathers, sinh năm 1854, mất 1918. Ông được biết đến như là một trong những người sáng lập ra hội Golden Dawn. Ông vừa là thầy, vừa là kẻ thù của Crowley, tác giả của bộ Thoth. 

Những tác phẩm của Mathers như Book T, The Tarot, Kabbalah Unveiled, The Key of Solomon… luôn có giá trị là chuẩn mực để người ta tham chiếu vào.

Nói như vậy để các bạn có thể thấy rằng, phương pháp trong cuốn sách The Tarot này là một trong những phương pháp cổ điển và có độ tin cậy cao đến mức nào.

Phương pháp rút bài hình móng ngựa (Horseshoe Spread) là một phương pháp cổ điển, phiên bản của nó thường có 6 hoặc 7 lá. Ở đây tác giả đã nâng số lá lên rất nhiều lần, nhưng phương pháp giải kết hợp từng cặp lại với nhau thì vẫn giữ nguyên.

Có vẻ như việc chia số lá bài thành 26, 17, 11 có cùng chung nguồn gốc với phương pháp Thoth của Etteilla.

b. Cơ sở lý luận: 

Tuy tác giả không giải thích nhiều về phương pháp này, nhưng ta có thể nhận thấy rằng, bộ bài cuối cùng sẽ được chia thành 4 tụ, 4 tụ này tương ứng với 4 chữ thần thánh mang tên của Chúa Y H V H, hay ứng với 4 nguyên tố Lửa, Nước, Khí, Đất. Trong đó, chỉ có 3 tụ được dùng để bói, 3 tụ này tương ứng với 3 chữ đầu tiên Y H V, hay ứng với 3 nguyên tố Lửa, Nước, Khí. Trong 4 âm tiết Yod, He, Vav, he thì chữ “he” thứ 2 chỉ là âm gió, trong 4 nguyên tố thì Đất là nguyên tố phụ được thêm vào sau cùng, bởi vậy nên Mather đã bỏ đi tụ cuối cùng trong 4 tụ, xem như trong đó không có chứa đáp án của câu hỏi.

Tụ A, 26 lá. 26 trong phép diễn giải số học thần thánh (Gematrica) nó được xem là số huyền nhiệm. Vì nó đúng bằng tổng giá trị của 4 chữ cái tạo thành tên chúa Yod = 10, He = 5, Vav = 6, he = 5. 

17 là một con số có ý nghĩa quan trọng trong cuốn Sáng Thế Ký.

11 là một con số huyền nhiệm, được hội Thelema của Crowley xem như là con số linh thiêng.

Mà ta thấy rằng 26 = 78/3. 17 ~ 52/3. 11 ~ 35/3. Vậy mấu chốt của phương pháp này là qua 3 lần chia 3 bộ bài ta sẽ lấy được ra những lá bài mình cần.

c. Ưu và nhược điểm của phương pháp này:

- Ưu điểm: Sử dụng được trong mọi câu hỏi, đặc biệt là những câu hỏi yêu cầu độ chi tiết cao thì càng hữu dụng. Phương pháp này bạn không cần phải nhớ vị trí, ý nghĩa của từng vị trí là gì, bạn chỉ cần biết cách chia bài, gần giống cách chia bài tú lơ khơ, vậy là xong. Giải bài bằng cách kết hợp các lá bài từng đôi một, khi đã làm quen với ý nghĩa của các lá bài rồi, bạn sẽ đọc nó một cách rất nhẹ nhàng và đơn giản.

- Nhược điểm: Quá nhiều lá bài cho một trải bài, nên nó không thích hợp đối với những vấn đề nhỏ, đơn giản. Vì nó sử dụng quá nhiều lá bài, nên để giải xong một case ắt hẳn sẽ ngốn của bạn không ít thời gian. Một vấn đề nổi cộm của phương pháp này là nó không có ý nghĩa của từng vị trí, thậm chí từng hàng của nó cũng không có ý nghĩa nhất định. Như vậy ý nghĩa của nó hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm cũng như kiến thức của người bói.

d. Những lưu ý trong phương pháp này:

Đây lá một phương pháp, theo như lời tác giả, cổ điển. Nhưng nó khác với các phương pháp cổ khác, nó không có lá bài đại diện (Significator, Inquirer…). 

Có 2 vấn đề được nêu ra ở đầu phương pháp này: 1 là đảo ngược một số lá lại để có lá ngược. Phương pháp tạo lá bài ngược này đã được A.E. Waite kế thừa trong cuốn sách Pictorial Key To The Tarot của mình. Vấn đề thứ 2 là xào bài thật kĩ. Trong khi xào và kênh bài phải tập trung suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề cần giải đáp. Đây là vấn đề muôn thuở, nó vừa mang tính thủ tục vừa mang tính tâm linh. Nếu bạn không thành tâm, các lá bài liệu có ứng nghiệm cho bạn?

Xào và cắt bài 3 lần liên tục. Cách xào bài này cũng được A.E. Waite áp dụng trong phương pháp Celtic Cross.

Không có ý nghĩa cho từng vị trí, từng cặp, thậm chí từng hàng của nó. Nhưng thông qua phép Gematrica ta có thể xác định được phần nào.

Số 26 được xem là con số thần thánh, tượng trưng cho Chúa. Vì vậy ta có thể gán cho tụ A 26 lá là những sự kiện được Chúa sắp đặt, mang tính định mệnh. Số 26 ứng Danh từ Yehovah (YHVH) được xuất hiện lần đầu tiên trong Sáng Thế Ký 2:4.

Với con số 17, nó xuất hiện lần đầu trong Sáng Thế Ký 1:4 với từ towb (TVB) mang ý nghĩa “điều tốt đẹp”. Như vậy ta có thể xem xét tụ 17 lá như là những điều thuận lợi, điều tốt đẹp sẽ đến trong vấn đề được hỏi.

Con số 11, ứng với từ “ed” (VAD) xuất hiện lần đầu ở Sáng Thế Ký 2:6 mang ý nghĩa những điều còn che giấu, chưa sáng tỏ, nó cũng mang ý nghĩa những điều muộn phiền. Từ đó ta có thể xem như tụ 11 lá nói về những trở ngại, những điều còn ẩn giấu phía sau vấn đề cần hỏi.

Phương pháp đọc bài bằng cách gom 2 lá lại với nhau theo từng cặp thoạt nghe có vẻ khó, nhưng nếu đọc kĩ phần giải nghĩa trong The Tarot, nó sẽ trở nên khá đơn giản.

Với tụ 17 và 11 lá, lá ở giữa sẽ là trung tâm sự kiện và nó đứng một mình, không bắt cặp với lá nào khác.

C. KẾT LUẬN:

Phương pháp trải bài móng ngựa của S.L. Mathers trong cuốn The Tarot là một phương pháp cổ hoàn toàn có cơ sở để tin cậy. Các bạn có thể áp dụng nguyên mẫu phương pháp này hoặc kết hợp với các phương pháp khác. Cách đọc bài bằng từng đôi một có thể được áp dụng trong nhiều trường hợp, ví dụ như trải bài freestyle 3 lá, 5 lá, 7 lá… Cụ thể nhất thì nó có thể được áp dụng vào phương pháp OOK sẽ được đề cập đến ở các phần sau.

Phương pháp này, với số lượng bài lớn, có thể giải quyết triệt để các vấn đề lớn nhỏ. Nhưng đôi khi lại khá mất thời gian. Vì thế hãy áp dụng tùy trường hợp. Đây là một phương pháp cổ rất đáng tin cậy.

Đọc các chương còn lại của cuốn Hiệu Đính Các Trải Bài Cổ Điển của Long Phan & Philippe Ngo.
Long Phan, thành viên Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở tp.HCM. 
Đọc tiếp »

Hiệu Đính Các Trải Bài Tarot Cổ Điển - Chương III: Hiệu Đính Phương Pháp Phản Biến Dịch (35 Lá) Của A.E.Waite

item-thumbnail
A. HIỆU ĐÍNH.

Sau khi việc đọc bài theo Phương pháp Biến dịch kết thúc, nhưng vấn đề chưa được sang tỏ, hoặc vẫn còn những câu hỏi khác thì chúng ta thực hiện như sau:

Lấy các lá bài chưa được sử dụng trong phương pháp Biến dịch. (35 lá còn lại), đặt thành một tụ trước mặt Querent, lật ngửa lên trên. 35 lá bài sẽ được xào và cắt như trước đó, sau đó được chia thành 6 tụ như sau: 




Tụ I gồm 7 lá.

Tụ II gồm 6 lá, tiếp tục như vậy, tụ III là 5 lá, tụ IV có 4 lá, tụ V có 2 lá và tụ cuối cùng có 11 lá. Sắp xếp các tụ như hình:


Liên tục lấy các tụ và xếp chúng thành 6 hàng, chiều dài không cần thiết phải bằng nhau.

Hàng đầu tiên tượng trưng cho ngôi nhà, môi trường v…v…

Hàng thứ 2 tượng trưng cho người, sự vật, sự việc đang được xem xét.

Hàng thứ 3 tượng trưng cho những thứ đang diễn ra bên ngoài, sự kiện, con người, v…v…

Hàng thứ 4 tượng trưng cho một điều bất ngờ, không được ngờ tới, v…v…

Hàng thứ 5 tượng trưng cho sự chia sẻ, giúp cân bằng với những điều xấu ở các hàng trên.

Hàng thứ 6 thì cần phải trao đổi thêm với Querent để làm sáng tỏ vấn đề, một phần của nó không quan trọng cho lắm.

Những lá bài này nên được đọc từ trái sang phải, bắt đầu từ hàng trên cùng.

Ta có thể kết luận rằng không có phương pháp bói Tarot nào mà không áp dụng được cho những lá bài Tây thông thường, ngoại trừ những lá mặt thêm vào, và trên hết là những lá Ẩn Chính, những lá làm tăng giá trị và độ chính xác của lời tiên tri.

Và đây, để kết thúc mọi vấn đề, tôi còn một số lời – như là lời kết – xa xa hơn một chút. Đó là tôi có cảm giác rằng các lá ẩn chính chứa đựng thuyết huyền bí trong đó. Ở đây không có nghĩa là tôi đã quen với hội kín và hội huynh đệ mà trong đó các học thuyết được xây dựng và có cả những kiến thức Tarot cấp cao. Tôi cũng không nói rằng những học thuyết đó, được gìn giữ và truyền lại, có thể được phát triển một cách độc lập trong các lá ẩn chính. Những học thuyết đó không hề tách rời khỏi Tarot. Các hội kín tồn tại có những kiến thức đặc biệt ở cả hai mảng; kiến thức dựa trên Tarot và những kiến thức ngoài Tarot; cả 2 mảng đều có một gốc chung. Nhưng cũng có những thứ được bảo tồn, không phải trong hội kín hay ngoài xã hội, mà được truyền lại theo một cách khác. Ngoài những cách kế thừa này ra, bất kì ai nghiên cứu huyền học cũng có thể phân chia và kết hợp các lá The Magician, The Fool, The High Priestes, The Hierophant, The Empres, The Emperor, The Hanged Man và The Tower. Sau đó anh ta có thể xem xét lá bài Last Judgement. Chúng chứa những huyền thoại về linh hồn. Những lá ẩn chính khác là những chi tiết – như người ta vẫn thường nói - những biến cố. Có lẽ một người như vậy sẽ bắt đầu hiểu được những thứ sâu xa ẩn sau các biểu tượng, cho dù người đầu tiên sáng tạo ra là ai và cách thức bảo tồn như thế nào. Nếu như vậy, anh ta cũng sẽ hiểu tại sao tôi lại lo lắng cho bản thân, nhưng vẫn bất chấp mạo hiểm để viết về vấn đề bói bài này. 

B. BÌNH LUẬN

a. Nguồn gốc của trải bài:

Trải bài này nằm trong cuốn Pictorial Key To The Tarot của A.E.Waite xuất bản năm 1911. Cuốn sách này có thể được xem là Phúc Âm của giới Tarot. Nếu bạn nói rằng bạn sử dụng Tarot nhưng chưa từng đọc qua cuốn này thì cũng giống như một tín đồ Công Giáo chưa từng biết đến Kinh Thánh vậy.

Trải bài này thực chất là một trải bài phụ nhằm hỗ trợ cho phương pháp biến dịch 42 lá (chính xác là 43 lá cả thảy) ở trong cuốn sách này. Khi phương pháp biến dịch với 42 lá không đem đến kết quả như ta mong đợi, hoặc có những vấn đề chưa được sáng tỏ, ta sẽ tiếp tục đào sâu vấn đề với 35 lá bài còn lại.

b. Cơ sở lý luận:

Như ta đã biết, trải bài này là một trải bài phụ hỗ trợ cho phương pháp biến dịch, vậy nên cơ sở lý luận của trải bài này là dựa vào phương pháp biến dịch. 

Phương pháp này được sử dụng khi không có câu hỏi xác định, khi người hỏi muốn biết chung chung những việc liên quan đến cuộc sống và số phận của họ. Khi những lá bài trước đó không thể cho ta biết kết quả, thì ẩn số nằm trong những lá bài còn lại.

Phương pháp này sử dụng nhiều lá bài nhưng không gán ý nghĩa cho từng vị trí, bởi vậy nên trực giác của người bói trong phương pháp này là rất quan trọng.

c. Ưu và khuyết điểm của trải bài:

- Ưu điểm: Trải bài này là một trải bài bổ trợ nhằm làm sáng tỏ những vấn đề còn chưa được nhìn thấy hết ở trong phương pháp biến dịch. Tuy sử dụng nhiều lá bài nhưng trải bài này khá dễ nhớ và dễ sử dụng, bởi nó cần nhiều trực giác, cảm giác hơn là các kiến thức về thủ tục, biểu tượng v…v…

- Khuyết điểm: Vì nó là một trải bài phụ cho nên ít khi được sử dụng như một trải bài độc lập. Tất nhiên nếu bạn muốn sử dụng nó như một trải bài riêng biệt thì cũng hoàn toàn được. Nhưng với số lượng lá khá lớn, lên tới 35 lá thì đây không phải là trải bài dùng trong trường hợp hạn chế về không gian cũng như thời gian. Vì phương pháp này sử dụng nhiều trực giác, nên đôi khi người bói sẽ lạm dụng nó và dẫn tới sai lầm trong kết quả.

d. Những điểm cần lưu ý:

- Tuy rằng phương pháp 35 lá này được sinh ra để hỗ trợ cho phương pháp biến dịch. Nhưng với cấu trúc của nó, nó hoàn toàn có thể trở thành một trải bài riêng biệt, không cần phải dựa vào phương pháp biến dịch. Trải bài này không chỉ giúp trả lời cho câu hỏi chung mà còn có thể đi sâu và chi tiết. Phạm vi của nó mang tính phổ quát tương đương với phương pháp Celtic Cross. Có thể cho thấy tình trạng của vấn đề, môi trường xung quanh, trở ngại, thuận lợi đối với vấn đề đó. Nó lấp đi những khuyết điểm ban đầu của phương pháp biến dịch.

- Nếu trong phương pháp biến dịch, các hàng không được gán một ý nghĩa nhất định nào. Thì đối với trải bài 35 lá này, mỗi hàng lại có một ý nghĩa tương ứng.

- Xào và cắt bài trong phương pháp này giống với phương pháp biến dịch. Tức là người bói xào bài, người được bói cắt bài, bằng tay trái. Để tạo ra lá ngược thì đảo ngược một số lá bài trong khi cắt. Cần đảm bảo rằng số lá ngược phải ít hơn số lá xuôi. (Đọc thêm trong Phương pháp biến dịch).

- Nếu trong phương pháp biến dịch, các hàng được đọc từ phải qua trái, thì trong phương pháp này, ta đọc từ trái qua phải, bắt đầu từ hàng trên cùng.

- Trong quá trình bói bài cần có sự trao đổi với người được bói để làm sáng tỏ thêm vấn đề.

- Waite cho rằng, tất cả các phương pháp bói Tarot đều được áp dụng cho bài Tây. Các lá ẩn chính chỉ nhằm làm tăng độ chính xác và sáng tỏ thêm vấn đề.

C. KẾT LUẬN.

Phương pháp 35 lá của A.E.Waite tuy chỉ là một trải bài phụ hỗ trợ cho phương pháp biến dịch. Nhưng tính ứng dụng của nó rộng rãi và có phần đi sâu vào chi tiết hơn.

Đọc các chương còn lại của cuốn Hiệu Đính Các Trải Bài Cổ Điển của Long Phan & Philippe Ngo.
Long Phan, thành viên Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở tp.HCM. 
Đọc tiếp »

Hiệu Đính Các Trải Bài Tarot Cổ Điển - Chương III : Hiệu Đính Phương Pháp 35 Lá của A.E.Waite

item-thumbnail
A. HIỆU ĐÍNH.

Sau khi việc đọc bài theo Phương pháp Biến dịch kết thúc, nhưng vấn đề chưa được sang tỏ, hoặc vẫn còn những câu hỏi khác thì chúng ta thực hiện như sau:

Lấy các lá bài chưa được sử dụng trong phương pháp Biến dịch. (35 lá còn lại), đặt thành một tụ trước mặt Querent, lật ngửa lên trên. 35 lá bài sẽ được xào và cắt như trước đó, sau đó được chia thành 6 tụ như sau: 


Tụ I gồm 7 lá.

Tụ II gồm 6 lá, tiếp tục như vậy, tụ III là 5 lá, tụ IV có 4 lá, tụ V có 2 lá và tụ cuối cùng có 11 lá. Sắp xếp các tụ như hình:

Liên tục lấy các tụ và xếp chúng thành 6 hàng, chiều dài không cần thiết phải bằng nhau.

Hàng đầu tiên tượng trưng cho ngôi nhà, môi trường v…v…

Hàng thứ 2 tượng trưng cho người, sự vật, sự việc đang được xem xét.

Hàng thứ 3 tượng trưng cho những thứ đang diễn ra bên ngoài, sự kiện, con người, v…v…

Hàng thứ 4 tượng trưng cho một điều bất ngờ, không được ngờ tới, v…v…

Hàng thứ 5 tượng trưng cho sự chia sẻ, giúp cân bằng với những điều xấu ở các hàng trên.

Hàng thứ 6 thì cần phải trao đổi thêm với Querent để làm sáng tỏ vấn đề, một phần của nó không quan trọng cho lắm.

Những lá bài này nên được đọc từ trái sang phải, bắt đầu từ hàng trên cùng.

Ta có thể kết luận rằng không có phương pháp bói Tarot nào mà không áp dụng được cho những lá bài Tây thông thường, ngoại trừ những lá mặt thêm vào, và trên hết là những lá Ẩn Chính, những lá làm tăng giá trị và độ chính xác của lời tiên tri.

Và đây, để kết thúc mọi vấn đề, tôi còn một số lời – như là lời kết – xa xa hơn một chút. Đó là tôi có cảm giác rằng các lá ẩn chính chứa đựng thuyết huyền bí trong đó. Ở đây không có nghĩa là tôi đã quen với hội kín và hội huynh đệ mà trong đó các học thuyết được xây dựng và có cả những kiến thức Tarot cấp cao. Tôi cũng không nói rằng những học thuyết đó, được gìn giữ và truyền lại, có thể được phát triển một cách độc lập trong các lá ẩn chính. Những học thuyết đó không hề tách rời khỏi Tarot. Các hội kín tồn tại có những kiến thức đặc biệt ở cả hai mảng; kiến thức dựa trên Tarot và những kiến thức ngoài Tarot; cả 2 mảng đều có một gốc chung. Nhưng cũng có những thứ được bảo tồn, không phải trong hội kín hay ngoài xã hội, mà được truyền lại theo một cách khác. Ngoài những cách kế thừa này ra, bất kì ai nghiên cứu huyền học cũng có thể phân chia và kết hợp các lá The Magician, The Fool, The High Priestes, The Hierophant, The Empres, The Emperor, The Hanged Man và The Tower. Sau đó anh ta có thể xem xét lá bài Last Judgement. Chúng chứa những huyền thoại về linh hồn. Những lá ẩn chính khác là những chi tiết – như người ta vẫn thường nói - những biến cố. Có lẽ một người như vậy sẽ bắt đầu hiểu được những thứ sâu xa ẩn sau các biểu tượng, cho dù người đầu tiên sáng tạo ra là ai và cách thức bảo tồn như thế nào. Nếu như vậy, anh ta cũng sẽ hiểu tại sao tôi lại lo lắng cho bản thân, nhưng vẫn bất chấp mạo hiểm để viết về vấn đề bói bài này. 

B. BÌNH LUẬN

a. Nguồn gốc của trải bài:

Trải bài này nằm trong cuốn Pictorial Key To The Tarot của A.E.Waite xuất bản năm 1911. Cuốn sách này có thể được xem là Phúc Âm của giới Tarot. Nếu bạn nói rằng bạn sử dụng Tarot nhưng chưa từng đọc qua cuốn này thì cũng giống như một tín đồ Công Giáo chưa từng biết đến Kinh Thánh vậy.

Trải bài này thực chất là một trải bài phụ nhằm hỗ trợ cho phương pháp biến dịch 42 lá (chính xác là 43 lá cả thảy) ở trong cuốn sách này. Khi phương pháp biến dịch với 42 lá không đem đến kết quả như ta mong đợi, hoặc có những vấn đề chưa được sáng tỏ, ta sẽ tiếp tục đào sâu vấn đề với 35 lá bài còn lại.

b. Cơ sở lý luận:

Như ta đã biết, trải bài này là một trải bài phụ hỗ trợ cho phương pháp biến dịch, vậy nên cơ sở lý luận của trải bài này là dựa vào phương pháp biến dịch. 

Phương pháp này được sử dụng khi không có câu hỏi xác định, khi người hỏi muốn biết chung chung những việc liên quan đến cuộc sống và số phận của họ. Khi những lá bài trước đó không thể cho ta biết kết quả, thì ẩn số nằm trong những lá bài còn lại.

Phương pháp này sử dụng nhiều lá bài nhưng không gán ý nghĩa cho từng vị trí, bởi vậy nên trực giác của người bói trong phương pháp này là rất quan trọng.

c. Ưu và khuyết điểm của trải bài:

- Ưu điểm: Trải bài này là một trải bài bổ trợ nhằm làm sáng tỏ những vấn đề còn chưa được nhìn thấy hết ở trong phương pháp biến dịch. Tuy sử dụng nhiều lá bài nhưng trải bài này khá dễ nhớ và dễ sử dụng, bởi nó cần nhiều trực giác, cảm giác hơn là các kiến thức về thủ tục, biểu tượng v…v…

- Khuyết điểm: Vì nó là một trải bài phụ cho nên ít khi được sử dụng như một trải bài độc lập. Tất nhiên nếu bạn muốn sử dụng nó như một trải bài riêng biệt thì cũng hoàn toàn được. Nhưng với số lượng lá khá lớn, lên tới 35 lá thì đây không phải là trải bài dùng trong trường hợp hạn chế về không gian cũng như thời gian. Vì phương pháp này sử dụng nhiều trực giác, nên đôi khi người bói sẽ lạm dụng nó và dẫn tới sai lầm trong kết quả.

d. Những điểm cần lưu ý:

- Tuy rằng phương pháp 35 lá này được sinh ra để hỗ trợ cho phương pháp biến dịch. Nhưng với cấu trúc của nó, nó hoàn toàn có thể trở thành một trải bài riêng biệt, không cần phải dựa vào phương pháp biến dịch. Trải bài này không chỉ giúp trả lời cho câu hỏi chung mà còn có thể đi sâu và chi tiết. Phạm vi của nó mang tính phổ quát tương đương với phương pháp Celtic Cross. Có thể cho thấy tình trạng của vấn đề, môi trường xung quanh, trở ngại, thuận lợi đối với vấn đề đó. Nó lấp đi những khuyết điểm ban đầu của phương pháp biến dịch.

- Nếu trong phương pháp biến dịch, các hàng không được gán một ý nghĩa nhất định nào. Thì đối với trải bài 35 lá này, mỗi hàng lại có một ý nghĩa tương ứng.

- Xào và cắt bài trong phương pháp này giống với phương pháp biến dịch. Tức là người bói xào bài, người được bói cắt bài, bằng tay trái. Để tạo ra lá ngược thì đảo ngược một số lá bài trong khi cắt. Cần đảm bảo rằng số lá ngược phải ít hơn số lá xuôi. (Đọc thêm trong Phương pháp biến dịch).

- Nếu trong phương pháp biến dịch, các hàng được đọc từ phải qua trái, thì trong phương pháp này, ta đọc từ trái qua phải, bắt đầu từ hàng trên cùng.

- Trong quá trình bói bài cần có sự trao đổi với người được bói để làm sáng tỏ thêm vấn đề.

- Waite cho rằng, tất cả các phương pháp bói Tarot đều được áp dụng cho bài Tây. Các lá ẩn chính chỉ nhằm làm tăng độ chính xác và sáng tỏ thêm vấn đề.

C. KẾT LUẬN.

Phương pháp 35 lá của A.E.Waite tuy chỉ là một trải bài phụ hỗ trợ cho phương pháp biến dịch. Nhưng tính ứng dụng của nó rộng rãi và có phần đi sâu vào chi tiết hơn.

Xem toàn bộ bài viết trong cuốn Hiệu Đính Các Trải Bài Tarot Cổ Điển của Long Phan & Philippe Ngo


Long Phan, quản trị viên Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở Sài Gòn.
Đọc tiếp »

Bàn về Lunatic Spread và mối quan hệ với Celtic Cross của Waite

item-thumbnail
Nhàn Đàm: Có nhiều người đọc trang này của tôi và chặc lưỡi "toàn chuyện xưa cũ, chẳng cập nhật thời đại gì cả". Ừ thì người ta cũng không nói sai, trang này toàn nói về những thứ thế kỷ 15 hay 18 nào đấy, gần nhất cũng đến hẳn 19 là cùng. Tôi hình như không có duyên với các bộ bài mới, hào nhoáng và đẹp đẽ. Tôi lại dường như luôn bị thu hút bởi những bộ bài mộc, nét in kiểu bản gỗ hay những chi tiết đơn giản nhưng ẩn chứa những câu chuyện biểu tượng nói mãi không hết. Thi thoảng cũng có vài bài thời sự nhưng có lẽ chưa đủ để mọi người rủ bỏ cái cảm tưởng già nua trong trang mạng này. Dù sao thì trong cái mớ hỗn độn những thầy mới, thì một ông thầy cũ cũng nên có mặt cho đủ phần vậy ...

Ảnh: Internet

1. Giới Thiệu:

Bộ Tarot Deviant Moon có lẽ là số ít những bộ tarot mới mang phong cách đặc biệt, khiến cho bất kỳ ai nhìn thấy một lần cũng khó thể quên được. Có lẽ nó chỉ rùng rợn thua mỗi bộ Sinister Tarot thôi nhỉ ? Khá nhiều thành viên ở Việt Nam sở hữu và nghiên cứu bộ bài này, vì vậy có lẽ những phần phân tích của tôi về các lá bài của nó trở nên khá dư lời. Mặc khác, dường như trải bài Lunatic Spread của nó lại ít khi nhận được sự ủng hộ hay quan tâm của người bói. Vì vậy, tôi dành chút thời gian của mình để khám phá sự thú vị của trải bài này. 

Phần trình bày của tôi gồm 3 phần chính: phần bản dịch hiệu đính của Lunatic Spread, kế đến là phần viết về mối quan hệ của trải bài này với Celtic Cross của Waite, cuối cùng là phần kết luận.

2. Phần Bản Dịch Hiệu Đính:

Lunatic Spead. Ảnh: Internet
Sơ đồ Lunatic Spread của Deviant Moon Tarot

Bộ Tarot Deviant Moon có sức ảnh hưởng trên khắp lục địa, nó tác động đến tâm trí, giấc mơ và số phận với ánh bạc màu nhiệm. Sức mạnh cuồng dại này bắt chước hình dạng trăng tròn, và lấy năng lượng từ đường tròn này.

Người được đoán đặt câu hỏi hoặc nói ra tình thế khó khăn trước người đoán bài. Hãy suy nghĩ về vấn đề đó và xào bài. Người đoán bài lấy mười lá và đặt chúng theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ, để như bảng tính. Các thẻ được đọc ngược chiều kim đồng hồ, và theo số thứ tự sau đây.
                                                                                                                                    
1: Người được đoán : Hiện tại, Đại diện cho người được đoán và hoàn cảnh thực tại.

2: Ảnh hưởng từ quá khứ. Nói lên sự kiện từ quá khứ của người được đoán mà ảnh hưởng đến ngày nay theo cách đã biết hoặc chưa biết.

3: Ảnh hưởng từ tiềm thức. Đề cập đến tác động tiềm ẩn trong tâm trí của người được đoán, như giấc mơ hay suy nghĩ tiềm thức.

4: Ước muốn và nguyện vọng tiềm ẩn.Nói về hy vọng và ước mơ bị che lấp.

5: Tác động vô hình. Đề cập sức mạnh vô hình ảnh hưởng đến người được đoán.

6: Sự kiện sắp xảy ra.Thể hiện các sự kiện sắp xảy ra với số phận của người được đoán.

7: Môi trường xung quanh. Đề cập các yếu tố của gia đình, công việc, cộng đồng hay bất cứ môi trường nào xung quanh bạn.

8: Ảnh hưởng từ người khác. Thể hiện cách mà bạn gặp hay thỏa thuận với người mà bạn yêu quí.

9: Sức mạnh tinh thần. Nói đến những tác động của tinh thần đến câu hỏi.

10: Kết quả cuối cùng. Đây là đỉnh cao của sự kiện. Đưa ra kết quả hoặc câu trả lời.

3. Quan hệ với trải bài Celtic của Waite:

Trước hết, bình luận một chút về trải bài đã. Nhìn vào hệ thống câu hỏi, có thể dễ dành nhận thấy đây là dạng trải bài sử dụng cách phân rã vấn đề dành cho các câu hỏi xác định rõ. Cùng một dạng với kiểu Celtic Cross mà tôi đã nhiều lần đề cập đến. Trải bài này sử dụng 10 phân đoạn trong chu kỳ trăng để dẫn giải ra 10 vấn đề nhỏ. Mười phân đoạn này bao gồm 7 trạng thái: trăng ẩn, trăng tròn, trăng bán nguyệt, trăng hướng lên, trăng hướng xuống, trăng hướng phải, trăng hướng trái. Bảy trạng thái này cùng với 10 phân đoạn không phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên mà có ý đồ sắp xếp rất tinh tế của tác giả. Tôi sẽ bàn lại vấn đề này ở phần phân tích sau.

Vấn đề về cấu trúc 10 lá gợi mở cho tôi nhiều vấn đề. Tôi đã thử gửi spread này cho vài người bạn xem và xin ý kiến. Có tương đối một vài spread tương tự nhưng việc so sánh cụ thể khiến tôi chán nản. Một gợi ý của một đứa bạn gợi mở nhiều hơn thế: "Hầu hết các spread theo dạng chia nhỏ vấn đề đều xuất phát chủ yếu từ việc biến đổi Celtic Cross, nó khác hầu hết với các spread Pháp chủ yếu thiên về số mệnh (destiny) như 3 lá (hiện tại-tương lai-quá khứ) hay 5 lá (Element spread) hay 12 lá (Horoscrope Spread), với các spread giải pháp (Solution Spread) thì thay vì ngồi so từng cái , nên so với Celtic Cross là đủ rồi". Điều này thì hoàn toàn đúng. Ban đầu hơi khó khăn vì cấu trúc khác nhau nhiều. Tuy nhiên, dựa vào cấu trúc 7 trạng thái thì sự tương ứng bắt đầu hiển hiện rõ ràng. 

Kết quả của sự biến đổi này là bảng tổng hợp như sau:



So Sánh ngang giữa vị trí mặt trăng trong trải bài. Ảnh: Tác giả
Cột thứ nhất là Trang Thái Mặt Trăng được vẽ trên Lunatic Spread (LS), cột thứ hai là số lượng lá thuộc trạng thái đó trong LS, cột thứ 3 là thứ tự của các lá thuộc trạng thái đó trong LS, cột thứ tư là thứ tự của các lá đó thuộc trạng thái đó trong Celtic Cross (cái này sẽ phân tích sau), cột thứ năm là Ý nghĩa chính thức của trạng thái, cột thứ 6 là hình ảnh trạng thái mô tả trên LS.

Ta sẽ phân tích từng trạng thái một, kèm theo đó là dẫn giải của cả Celtic Cross và Lunatic Spread để tiện so sánh. Tôi phân tích chủ yếu dựa vào hình dạng của mặt trăng, về hướng và biểu hiện của việc nhận năng lượng. Điều này đã được tác giả nói rõ : "Sức mạnh cuồng dại này bắt chước hình dạng trăng tròn, và lấy năng lượng từ đường tròn này.". Sự so sánh dẫn giải chỉ mang tính tương đối vì khái niệm của cả 2 bên về quy trình đều có lệch về thời gian và không gian, nhưng ảnh hưởng chung của Waite vẫn rất rõ ràng trên lý luận của Patrick.


Trang thái tàn: là trạng thái mà chưa có mặt trăng, là khi bầu trời chưa nhận được bất kỳ một năng lượng gì, hoàn toàn trung lập, câu chuyện của người hỏi chưa bắt đầu. Đó là hoàn cảnh hiện tại, là thực tại, là chính bản thân người hỏi. Tất cả trống rỗng và là thái độ ban đầu của người hỏi. 


Trích từ Celtic Cross: "Lá đầu tiên trong số này, hoặc lá thứ bảybiểu thị chính bản thân người hỏi, tức là lá Significator - cho dù lá này đang đại diện cho người hay vật. Nó chỉ ra vị trí hay thái độ của lá này trong các mối quan hệ.". 


Trích từ Lunatic Spread: "1: Người được đoán : Hiện tại, Đại diện cho người được đoán và hoàn cảnh thực tại.".


Trạng thái tròn: là trạng thái kết thúc quá trình của mặt trăng, khi năng lượng nhận được đã tràn đầy, khi mọi sự đã được bộc lộ, kết quả cuối cùng đã được phán quyết. 


Trích từ Celtic Cross: "Lá thứ mười là những gì sẽ đến, kết quả cuối cùng, đỉnh cao tạo ra bởi các ảnh hưởng đã được chỉ ra bởi các lá khác đã được lật trước nó.". 


Trích từ Lunatic Spread: "10: Kết quả cuối cùng. Đây là đỉnh cao của sự kiện. Đưa ra kết quả hoặc câu trả lời.".


Trạng thái úp: àĐó là trạng thái mà mặt trăng nhận năng lượng từ mặt đất, từ thực tại và môi trường thân cận ở bên cạnh. Đó là ảnh hưởng từ nền tảng cơ bản, hiện thực và cơ sở  của hiện tại đã gây nên hành động trong tương lai. Đó là những biểu hiện tích cực về mặt hiện thực (những thứ hữu hiện như bạn bè, người thân, tiền bạc...), hoặc trong tiềm thức (lòng hận thù, sự độc ác, sự tinh tế...) thôi thúc người hỏi thực hiện theo. Đó là những nảh hưởng rất thực, tác động một cách rõ rệt trên thân thể của người hỏi. 


Trích từ Celtic Cross: "Lật lá thứ tư, đặt nó phía dưới Significator, và nói: Lá này bên dưới nó. Nó chỉ ra nền tảng cơ sở của vấn đề, điều đang là thực tế và là cái mà Significator dựa vào để thực hiện." và "Lá thứ tám biểu thị ngôi nhà của nó, tức là ám chỉ về môi trường xung quanh và các xu hướng chung mà nó tác động đến điều được hỏi. Ví dụ như, vị trí của vấn đề được hỏi trong cuộc sống, những ảnh hưởng của bạn bè thân cận, và vv.". 


Trích từ Lunatic Spread: "3: Ảnh hưởng từ tiềm thức. Đề cập đến tác động tiềm ẩn trong tâm trí của người được đoán, như giấc mơ hay suy nghĩ tiềm thức." và "8: Ảnh hưởng từ người khác. Thể hiện cách mà bạn gặp hay thỏa thuận với người mà bạn yêu quí.".


Trạng thái ngửa: Đó là trạng thái mặt trăng nhận năng lượng từ bên trên. Nó là năng lượng gia ơn từ bề trên, từ thế lực không phải đến từ con người ở mặt đất. Ngược với trạng thái úp, trạng thái ngửa ám chỉ những ảnh hưởng tích cực về mặt tinh thần hay tâm linh, khiến cho người hỏi thực hiện theo. Nó là những thứ lung linh bên trên, đôi lúc không hiện thực, nhưng nó thể hiện điều mong ước cao nhất của người hỏi hoặc những lo ngại mông lung. Nếu trạng thái úp là nền tảng thực sự thì trạng thái ngửa là một nền tảng mơ hồ.


Trích từ Celtic Cross: "Lật lá thứ ba; đặt phía trên của Significator, và nói: Lá này đặt lên đỉnh nó. Nó đại diện cho hoặc là mục đích của người hỏi hay lý tưởng của vấn đề này; hoặc là điều tốt nhất có thể đạt được trong các trường hợp, nhưng sẽ không xảy ra trên thực tế." và "Lá thứ chín ám chỉ những hy vọng hay lo ngại trong vấn đề được hỏi.".



Trích từ Lunatic Spread: "4: Ước muốn và nguyện vọng tiềm ẩn.Nói về hy vọng và ước mơ bị che lấp." và "9: Sức mạnh tinh thần. Nói đến những tác động của tinh thần đến câu hỏi."


Trạng thái phải: Đó là trạng thái mặt trăng nhận năng lượng từ phía phải. Nơi được xem là vị trí chính, vị trí quang trọng trong văn hóa phương tây. Không phải ngẫu nhiên mà từ "droit" - "phía phải" trong tiếng Pháp lại đồng nghĩa với "đúng đắn, lề luật, chính yếu". Đó là nhửng ảnh hưởng chính đang và đã tác động đến người hỏi. Nó là những thứ của quá khứ, hay hiện tại mà tình trạng cụ thể của người hỏi đang thể hiện rõ. Nó là những ảnh hưởng bao trùm cả quá khứ lẫn hiện tại, là môi trường chủ yếu của sự việc và đang tác động đến sự việc.

Trích từ Celtic Cross: "Lật lá bài đầu tiên của bộ bài, phủ lên lá Signification, và nói rằng: Lá này phủ lên trên nó. Thẻ này cho phép báo hiệu tầm ảnh hưởng mà nó tác động đến người hoặc vấn đề được hỏi nói chung, và bầu không khí của nó đang bao trùm tất cả những vấn đề khác liên quan." và "Lật lá thứ năm; đặt nó ngược hướng mà lá Signification nhìn, và nói: Lá này phía sau nó. Nó chỉ ra các ảnh hưởng đã qua, hay nó sẽ đi qua ngay bây giờ."


Trích từ Lunatic Spread: "2: Ảnh hưởng từ quá khứ. Nói lên sự kiện từ quá khứ của người được đoán mà ảnh hưởng đến ngày nay theo cách đã biết hoặc chưa biết." và "7: Môi trường xung quanh. Đề cập các yếu tố của gia đình, công việc, cộng đồng hay bất cứ môi trường nào xung quanh bạn.".


Trạng thái trái: Đó là trạng thái mà bề lõm nhận năng lượng quay về phía trái. Nơi được tin là chứa nhiều điều tồi tệ và xấu xa. Chẳng hạn như từ "sinister" có nghĩa là "xấu xa, xui xẻo", được bắt nguồn từ tiếng Latin có nghĩa là "ở phía trái". Đó là những ảnh hưởng tiêu cực đến sự việc. Những tác động vô hình đang khoấy động đến sự việc đang diễn tiến. 


Trích từ Celtic Cross: "Lật lá thứ hai và đặt chéo nó lên trên lá đầu tiên, nói rằng: Lá này cản trở nó. Nó cho thấy bản chất của những trở ngại trong vấn đề này. Nếu nó là một lá thuận lợi, các lực lượng đối lập sẽ không nghiêm trọng, hoặc nó có thể chỉ ra rằng điều tốt nào đó trong chính nó  sẽ không được tạo ra kết quả tốt trong các mối liên hệ mà nó có."


Trích từ Lunatic Spread: "5: Tác động vô hình. Đề cập sức mạnh vô hình ảnh hưởng đến người được đoán."


Trạng thái nửa: Là trạng thái khi mặt trăng nhận được một nửa năng lượng, là khi câu chuyện đã được một nửa đầu tiên, là khi sự chuyển biến về năng lượng đủ để chuyển biến sự kiện và hành động. Đó là hành động sự kiện hoặc dự đoán chắc chắn sẽ sảy ra làm đảo lộn tình trạng hiện tại (hoặc làm nó giảm đi, hoặc làm nó tăng thêm, hoặc đảo ngược tình thế).


Trích từ Celtic Cross: "Lật lá thứ sáu và đặt nó ở bên mà lá Signification đang nhìn, và nói: Lá này phía trước nó. Nó chỉ cho thấy các ảnh hưởng sẽ tác động đến hành động và sẽ xảy ra trong tương lai gần."


Trích từ Lunatic Spread: "6: Sự kiện sắp xảy ra.Thể hiện các sự kiện sắp xảy ra với số phận của người được đoán."


Bản trên đây thể hiện sự tương ứng của thứ tự các lá trong Lunatic Spread (LS) và Celtic Cross (CC). Ta có các chú ý như sau: 

Thứ nhất: lá số 1 và 7, 2 và 5, 3 và 4, lần lượt đổi chỗ cho nhau trong cả 2 trải bài. Tức là bất kỳ là bắt đầu từ LS hay CC thì cách đổi vẫn không thay đổi các cặp. Điều này càng chứng minh được, LS bắt nguồn từ việc đổi vị trí của CC.


Thứ hai: lá số 6, 8, 9 ,10 là các lá đặc biệt ở vị trí nhận năng lượng của mặt trăng trong LS cũng tương ứng đồng thời với vị trí của CC. Điều này lần nữa chứng minh sự liên hệ của LS và CC.


Hai hình sau đây mô tả vị trí theo cấu trúc trải bài. Hình đầu tiên thể hiện sự biến đổi từ CC sang LS cùng vị trí của nó trong LS (màu xanh là CC, màu đỏ là LS với các lá của CC). Hình thứ hai thể hiện sự tương ứng của LS với thứ tự gốc và LS với thứ tự của CC. 




Đây là phần quan trọng nhất của bài, tôi đã vẽ ra mô hình chuyển đổi từ LS sang CC và ngược lại. Tôi đặt tên cho nó là Lunatic Transformation Wheel (Vòng Quay Biến Đổi Mặt Trăng). Dùng bất kỳ vị trí nào trong trải bài LS ở mỗi nan hoa, thì đối diện của nó sẽ là vị trí tương ứng trong trải bài CC. Vòng quay này đúng ở cả 2 chiều từ LS sang CC lẫn từ CC sang LS. Bản này đặc biệt hữu dụng cho các thành viên sử dụng quen thuộc CC nay muốn sử dụng và nhớ các vị trí của LS (và ngược lại).


Ví dụ: 

Chuyển đổi vị trí số 3 của LS sang CC. Ta tìm nan hoa có số 3 (có 1 nan hoa duy nhất ở phía trên và lệch về phải). Đối diện với nan hoa này là số 4. Vậy vị trí trong CC là số 4. Tức là vị trí thứ 3 trong trải bài LS tương ứng với vị trí số 4 trong trải bài CC.

Chuyển đổi vị trí số 9 của CC sang LS. Ta tìm nan hoa số 9 (có 2 nan hoa, chọn cái nào cũng được). Đối diện với nan hoa này là số 9. Vậy vị trí trong LS là số 9. Tức là vị trí số 9 trong trải bài CC tương ứng vị trí số 9 trong trải bài LS. 


5. Kết Luận:

Deviant Moon là một trong những bộ hot trong mấy năm gần đây. Vì vậy nó cũng thu hút không ít người nghiên cứu và tìm hiểu. Mong là bài viết này hữu ích cho nhiều người, nhất là những mem tìm hiểu sâu về bộ này.

Phillippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot tại Pháp.
Đọc tiếp »

Hiệu Đính Phương Pháp Biến Dịch của A.E.Waite

item-thumbnail


Tiểu dẫn: Như đã nói ở bài trước (Hiệu đính phương pháp Celtic cổ của A.E.Waite), bài này là bản hiệu đính từ bài dịch của Thanatos CK, một cộng tác viên của trang Tarot Mystery. Đây là phương pháp thứ 2 nằm trong cuốn The Pictoral Key To The Tarot của Waite. 

1. Bản Hiệu Đính

Tráo toàn bộ bộ bàilật một số lá bài, để đảo ngược các đỉnh của chúng.

Hãy cắt bài bằng bàn tay trái của người hỏi.

Chia ra 42 lá đầu tiên trong sáu bộ, mỗi bộ bảy thẻ, lật mặt lên, để 7 lá đầu tiên ở bộ đầu tiên, tiếp sau là bảy lá bộ thứ 2, và tiếp tục như vậy như trong sơ đồ sau đây:




Cầm bộ đầu tiên lên, đặt các lá bài lên bàn thành một hàng, từ phải sang trái, đặt các lá bài của bộ thứ 2 thành hàng và ở phía trên hàng trước và các bộ tiếp sau cũng vậy . Do đó bạn sẽ có bảy bộ mới và mỗi bộ sáu lá, được sắp xếp như sau -



Lấy những lá đầu tiên của mỗi bộ, tráo và trải ra từ phải sang trái, tạo thành 1 hàng 7 lá.

Sau đó nhặt 2 lá tiếp theo từ mỗi bộ lên, tráo và trải chúng ra thành 2 hàng bên dưới hàng đầu tiền.

Nhặt 21 lá còn lại của các bộ lên, tráo và trải chúng ra thành 3 hàng bên dưới những hàng đã xếp.

Bạn sẽ có 6 hàng ngang mỗi hàng 7 lá, sắp xếp chúng theo cách sau đây.

Trong phương pháp này, nếu Querent là giới tính nam, thì được đại diện bởi Magician, và nếu là nữ thì được đại diện bởi High Priestess, nhưng lá bài đại diện này, trong cả 2 trường hợp, không được lấy từ bộ bài cho đến khi 42 lá bài được trải ra, như hướng dẫn ở trên. Nếu lá bài được yêu cầu không tìm được trong số những lá bài trên bàn, nó có thể nằm trong số 36 lá bài còn lại, những lá chưa được xếp ra, và nó nên được đặt một khoảng nhỏ ở bên phải của hàng ngang đầu tiên. Mặc khác, nếu nó ở trong số chúng, nó cũng được lấy ra, đặt như đã nêu, và nhặt một lá từ 36 lá chưa xếp ra còn lại đặt vào chỗ trống để vẫn có 42 lá đặt trên bàn.

Những lá bài được đọc liên tiếp, xuyên suốt từ phải sang trái, bắt đầu từ lá bài số 1 của hàng đầu tiên, cho đến lá ở cực trái, hay là lá thứ 7 của hàng cuối.

Phương pháp này được sử dụng khi không có câu hỏi xác định, khi người hỏi muốn biết chung chung những việc liên quán đến cuộc sống và số phận của họ. Nếu anh ta muốn biết điều gì có thể xảy ra trong một thời gian xác định, thời gian này nên được xác định rõ ràng trước khi những lá bài được tráo.

Cần kết hợp việc đọc lá bài và các tham khảo từ yêu cầu người hỏi, cần nhớ rằng các lá bài phải được giải thích tương đối liên quan đến chủ đề, có nghĩa là tất cả ý nghĩa chính thức và thông dụng của các lá bài nên được điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể trong câu hỏi - vị trí, thời gian của cuộc sống và giới tính của người hỏi.

Ví dụ, lá Fool có thể cho thấy toàn bộ mức độ hưng phấn hay điên rồ của tâm trí, nhưng mỗi giai đoạn cụ thể của bói toán cần phải được đánh giá bằng cách xem xét các xu hướng chung của các loại lá bài, và trong tự nhiên, trực giác đóng một vai trò quan trọng trong trải bài này.

Như vậy, ngay từ khi bắt đầu đọc các lá bài, để có thể thấu suốt câu trả lời một cách nhanh chóng, trí óc nên ghi nhận những ấn tượng chung của chủ đề - xu hướng của số phận – và sau khi bắt đầu lại – đọc từng lá một và giải thích chi tiết các ấn tượng đó.

Nên nhớ rằng lá Trumps được đại diện cho những lực lượng mạnh mẽ và quyền năng hơn là những lá bài nhỏ.

Giá trị của các trực giácsự sáng suốt của được giả định là tất nhiên trong bói toán. Khả năng này là năng lực tự nhiên hoặc đã được phát triển bởi kinh nghiệm của người bói, sự sắp xếp ngẫu nhiên của các lá bài tạo thành một liên kết giữa tâm trí của mình và bầu không khí của đối tượng bói toán, và phần còn lại sau đó tức là việc đọc bài thì hết sức đơn giản. Trong trường hợp trực giác thất bại, hoặc không có, trí tuệ, sự tập trung quan sát và sự suy diễn phải được sử dụng đến mức tối đa để có được một kết quả thỏa đáng. Nhưng trực giác, ngay cả khi dường như không hoạt động, có thể được tạo ra bằng cách luyện tập trong các quá trình bói toán. Nếu nghi ngờ ý nghĩa chính xác của một lá bài trong một mối quan hệ cụ thể, người bói được gợi ý bởi những người thông thạo trong vấn đề này, để đặt bàn tay của mình vào nó, cố gắng không nghĩ đến  nó phải là cái gì, và lưu ý những ấn tượng phát sinh trong tâm trí của mình. Lúc đầu, điều này có lẽ sẽ chỉ dùng việc đoán để giải quyết  và có thể chứng minh là không chính xác, nhưng nó sẽ có thể trở thành hiện thực với việc luyện tập hằng ngày để phân biệt giữa một phỏng đoán của tâm ý thức và một ấn tượng phát sinh từ tâm thức đó  gọi là phụ ý thức.

Đây không nằm trong lĩnh vực của tôi [lĩnh vực bói bài] để đưa ra những gợi ý hoặc lý thuyết hoặc bài tập trong chủ đề này [chủ đề phát triển tâm linh], tôi không có nhiệm vụ ở đó, nhưng theo một khẳng định của một người có tư cách hơn tất cả những thầy bói bài ở Châu Âu, họ có thể phát triển tâm thức nếu họ có thể tiên đoán được chỉ với một cái bắt tay.


Chú ý khi hành nghề bói toán

1. Trước khi bắt đầu thực hiện, xác định câu hỏi của bạn một cách chắc chắn, và nói to lặp lại điều đó

2. Làm cho tâm trí bạn càng thoải mái càng tốt trong khi tráo bài.

3.Giữ cho tâm trí tránh khỏi sự thiên vị và những định kiến càng xa càng tốt, nếu không sự phán xét của bạn sẽ bị nhuốm màu theo những điều đó.

4. Trong sự tính toán này, việc toán đoán dễ chính xác khi thực hiện cho một người lạ hơn là cho bản thân hoặc bạn bè.

2. Bình Luận

Bài hướng dẫn này của Waite có hai điểm chú ý : một là, ông hướng dẫn cách tráo bài để tạo lá ngược; hai là, ông yêu cầu người hỏi cắt bài bằng tay trái. Hai chủ đề này ta sẽ bàn ở phần sau. Trước hết giải thích chung về cấu trúc của trải bài này. Trải bài được chỉ định dành cho câu hỏi chung chung về định mệnh hoặc những câu hỏi có định thời gian cụ thể (khác với trải bài Celtic chỉ sử dụng khi câu hỏi cụ thể rõ ràng). Đây là trải bài khó vì dùng đến  42 lá bài, và không có câu hỏi chung cho từng lá mà là cảm nhận chung cho cả thứ tự của 42 lá này. Dường như Waite đánh giá cao sự liên tưởng và trực giác của người bói hơn khả năng lý luận dựa vào các từ khóa; trích "Giá trị của các trực giác và sự sáng suốt của được giả định là tất nhiên trong bói toán.". Xong, ta vào hai chủ đề chính của trải bài này.

Thứ nhất, vấn đề tráo bài để tạo lá ngược. Rõ ràng, trong cách thông thường hiện nay, việc tạo lá ngược được tạo bằng việc cắt bài làm 2 xấp và đảo chiều một xấp (thông thường là xấp phía trên hoặc xấp thứ hai). Còn trong hướng dẫn , dường như ông chỉ cho phép đảo chiều một số lượng lá ít hơn nửa bộ bài, như ông nói "some of the cards". Trong cách hiểu của tôi, việc này nhằm đảm bảo số lượng lá ngược hay nghĩa ngược (tiêu cực nói chung) không vượt quá một giới hạn nghĩa chính, tức là như tôi hiểu, nghĩa ngược chỉ là một phần phụ của lá bài, và nghĩa thuận là nghĩa chính thức của lá bài. Điều này có vẻ đơn giản nhưng có một số thay đổi quang trọng. Nếu nghĩa ngược chỉ là phần phụ, đồng nghĩa với việc khi rút được lá ngược, ta phải diễn dịch nghĩa thuận (đồng thời là nghĩa chính thức của lá bài) trước, rồi mới diễn dịch nghĩa ngược từ nghĩa thuận đó. Nói cách khác, bối cảnh của nghĩa ngược phụ thuộc hoàn toàn vào bối cảnh của nghĩa thuận và không có chiều ngược lại. 

Thứ hai, vấn đề tay trái. Dường như không có trải bài nào khác chỉ rõ điều này, hoặc giả là người ta cho phép tự do hơn. Tôi đã duyệt qua hầu hết các trải bài ở cùng thời với ông, hầu hết chúng đều không nhắc gì đến tay trái hay phải. Tuy nhiên, vẫn cần nhận định là trong khá nhiều trường hợp sách huyền học lúc bấy giờ đều được viết với một chỉ dẫn hời hợt hoặc thần bí, mà trong đó mọi nghi thức và kiến thức quang trọng bị ẩn dấu một cách có hệ thống. Vì vậy, không có lý do gì để tin rằng, việc sử dụng tay trái không phải là một nghi thức có tính bắt buộc, và sau đây tôi sẽ lướt qua một số liên hệ về vấn đề này.

Trước hết hãy bắt đầu phân tích từ nghi lễ "Neophyte Ritual" đành cho Grade 0=0 (xem thêm video ở bên dưới ở phút 4:48). Đáng chú ý là phần nghi lễ sau: "Hiero: Thou wilt kneel on both knees, give me your right hand, which I place on this sacred and sublime symbol (Places Candidate's right hand on the center of the triangle.) Place your left hand in mine, bow your head, repeat your full name at length and say after me (All rise)" và "As they pass the Hierophant, who is standing and holding the Banner of the East in his left hand, the Scepter in his right, they make the Neophyte Signs". Trong quan niệm Golden Dawn, tay phải mang tính lý trí (thuộc tính nam, tính mạnh, tính thần thánh), còn tay trái mang tính tình cảm (thuộc tính nữ, tính yếu, tính trần tục). Việc người hỏi được cắt và chạm đến bộ bài có lẽ nhằm đưa năng lượng và yêu cầu của người hỏi vào bộ bài. Việc dùng tay trái có thể giải thích rằng người hỏi tác động yếu vào bộ bài, chỉ mang tính cá nhân, trần tục như việc truyền cảm nhận vào bộ bài, nhưng không chế áp bộ bài để ra quyết định. Còn người bói, vốn là chủ thể của bộ bài, thì mới được dùng tay phải để sử dụng, vì đó là năng lực và quyền hạn của người được tin cậy, phải đưa ra lời khuyên một cách lý trí và quyết đoán.

Trong cuốn The Magical Tarot of the Golden Dawn của Chris và Pat Zalewski, tác giả dẫn ra bản viết tay của Mathers vào năm 1900 về "Seven branched candlestick" trong đó hướng dẫn một số nghi lễ dành cho trình độ Theoricus Adeptus Minor của hội Golden Dawn như sau "Nun: Arms bare and strong: on Right, a shield, Golden, and charge with a dove (the eagle on the card in the ordinary pack is a corruption): in the left hand, Three lillies, held like a scepter, and the Crux Ansata or Nile Key; hanging form the left wrist;the coloring bluish green.". Một cuốn thứ hai mà tôi tìm được đó là bản thảo Flying Roll của tiến sĩ W.W. Westcott (thầy của Mathers, sáng lập viên của Golden Dawn) viết vào cuối thế kỷ 19 (trong khoảng 1880 đến 1900). Trong bản thảo này, người ta thấy một hướng dẫn nghi lễ ở chương 12 - Telesmatic Images & Adonai như sau "NUN. Arms bare, strong, extended as a cross. In the right hand are ears of corn, and in the left a golden Cup. Large dark spreading Wings.". Cả hai cuốn này cho thấy phân tích bên trên của tôi là hoàn toàn đúng đắn. Rõ ràng trong Golden Dawn, vị trí và ảnh hưởng của 2 tay hoàn toàn khác nhau. Ở tay phải là những hình thức của cái mạnh, đại diện cho lý trí, quyền lực, sự quyết đoán, tính nam (Khiên Vàng, Hạt Bắp *). Còn ở tay trái là những hình thức của cái yếu, đại diện cho tình cảm, sự tôn sùng, sự tuân theo, tính nữ (Biểu tượng nữ thần sông Nile, Cành Hoa Lyly, Cúp Vàng*). 

* Khiên là vật dụng chiến đấu của người nam, cành hoa lyly là đại diện cho sự trồng trọt của tính nữ. Hạt bắp một măt đại diện cho sự sinh trưởng nhưng đồng thời đại diện cho người phối giống (như dương vật nói chung), còn cái Ly đại diện cho vật thụ hưởng (ly đựng nước hoặc hạt ngũ cốc) và dạng lõm của cái ly được xem như dạng của âm đạo phụ nữ, vì vậy đại diện cho tính nữ. [Nếu có xem Davinci Code thì chắc biết rồi]. Biểu tượng nữ thần vừa là sự sùng kính tuyệt đối (thuộc tính nữ), vừa đại diện cho tính nữ của nữ thần.

Một phần khác của bản thảo Flying Roll mà tôi chú ý là ở chương 9 - Right & Left viết năm 1893. Phần này nói về cột Jachin&Boaz của đền thờ Solomon. Trích Kinh Thánh Chronicles II; 3-17: "And call the Name on the right hand (of him who enters) Jachin, and the Name of that on the left, Boaz."; dịch "Và gọi bên phải là Jachin và bên trái là Boaz". Tôi đã có dịp trình bày cặn kẽ về cột Jachin&Boaz ở bài  Học Biểu Tượng trong Bộ Waite Tarot - Phần 03: THE HIGH PRIESTESS tại đây. Vì vậy tôi chỉ nhắc lại ý chính: Jachin là cột trắng đại diện cho tính nam, Boaz là cột  đại diện cho tính nữ. Và như tôi đã nói đến trong kinh thánh Chronicles II, Westcott đã đưa ra quy tắc được áp dụng cho Golden Dawn như sau "Black Pillar = Severity = Left = North ; White Pillar = Mercy = Right = South". Vì vậy, từ tài liệu của Westcott càng chứng minh được Golden Dawn ngay từ ban đầu đã xác định tay trái dành cho tính nữ (tính yếu, tính tình cảm) và tay phải dành cho tính nam (tính mạnh, tính lý trí) chứ không phải chỉ xuất hiện từ thời kỳ Mathers trở đi.

Một số ý nghĩa khác cũng cần được nói đến. Theo truyền thống ma thuật, người thuộc White Magic-Ma Thuật Trắng* dùng tay phải cho nghi lễ chính và tay trái cho nghi lễ phụ (điển hình như những hội thuộc black magic như Ceremonial Magick, Qabalah, The Golden Dawn, Rosicrucian, các hội thuộc angelic magic...). Những hội này coi bản thân như sự mặc khải của thiên chúa xuống trần gian và thực hiện theo phán truyền của thiên chúa (dù không hoàn toàn như Rosicrucian vẫn thờ Bathomet, Golden Dawn có nhiều nghi lễ thuộc ngoại giáo Talisman). Còn người thuộc Black Magic-Ma Thuật Đen* thì ngược lại, dùng tay trái cho nghi lễ chính, và tay phải cho nghi lễ phụ (điển hình như các hội Satanism, Setian, Qliphothic, Paganism, cái này thì rõ rồi hen. Ở Việt Nam, chỉ đếm số người tôi biết, thì cũng đã đến hơn 10 người chuyên nghiên cứu về ma thuật đen, một con số không phải không ấn tượng với một xứ mà có lẽ đến 95% dân số không biết rằng Abracadabra là một câu bùa chứ không phải chỉ là tên bài hát của nhóm Brown Eyed Girls). Dựa vào quy tắc đặt tay và cử chỉ, hoàn toàn có thể đoán được nghi lễ đó thuộc ma thuật trắng hay đen.

* Ma Thuật Trắng là thuật ngữ ám chỉ các nghi lễ của các phù thủy sử dụng ma thuật cho mục đích cao cả theo mặc khải của đấng tối cao (phải nói rõ là đó có thể không phải là thiên chúa của Thiên Chúa Giáo). Ma Thuật Đen là thuật ngữ ám chỉ các nghi lễ của các phù thủy sử dụng ma thuật cho mục đích đen tối nói chung, thường là phục vụ theo các giao dịch tiền bạc hoặc quyền lực mà không cần sự mặc khải của đấng tối cao.

Tay trái gắng liền với cái yếu và cái phụ ngay từ đầu thời kỳ trung cổ. Từ "left"- bên trái có gốc anglo-saxon từ "lyfy" trong cổ ngữ và có nghĩa là nhẹ. Trích từ The Free Dictionairy của từ "lyfy" như sau "Middle English, from Old English lyft-, weak, useless (in lyftdl, paralysis).". Một dẫn chứng khác là từ Sinister, có gốc từ tiếng Latin có nghĩa là dùng tay trái hay thuận tay trái, vốn là bàn tay của ma quỷ và các thế lực siêu nhiên, vẫn còn được dùng ngày nay với ý nghĩa là ma quái, điềm xấu, kém may mắn ... Trích từ The Free Dictionnairy của từ "sinister" như sau "Middle English sinistre, unfavorable, from Old French, from Latin sinister, on the left, unlucky, from Old English lyft-, weak, useless (in 'lyftdl', paralysis)." .

Chúng ta còn có thể bắt gặp điều này ở trường ca Homer Odyssey, khi mà dấu hiệu một con chim ưng bay về phía tay phải thì nó mang tin tốt lành, còn nếu bay về tay trái thì nó mang tin dữ. Ngoài ra ý tưởng của nó còn có trong tiếng pháp khi mà từ "droit"-tay phải tương đương với nghĩa quyền lực (avoir la droit = có quyền làm) hoặc đúng đắn. Còn bên trái tương đương với từ maladroit (biến âm từ mal-à-droit = không phải bên phải) có nghĩa là xấu xa, sai lầm. Hầu hết các ngôn ngữ châu Âu đều có chung khái niệm này, khác với châu Á khi mà bên trái được coi trọng hơn bên phải và được gán cho tính nam. Xem thêm Wiki về vấn đề tay trái tại đây.

Ngoài ra, còn khái niệm cổ về năng lượng và ma thuật cho rằng, tay phải được coi là nơi thu năng lượng, còn tay trái được coi là nơi tống năng lượng; hay một cách diễn đạt khác: tay phải là xây dựng, tay trái là phá hủy. Một dẫn chứng từ sách The Witches Bible (Kinh Thánh Ma Thuật) do Jan và Stewart Fararr xuất bản năm 2002 có mô tả về một nghi lễ của Gardenarian Wicca trong đó người phù thủy mở và đóng cánh cửa năng lượng từ tay phải và trái của mình. Tôi đang coi lại Bible Gardenarian để kiểm tra hình thức nghi lễ này. Trước khi xác minh, tạm biết như vậy đã. 

{ps: cuốn sách toàn ảnh chụp lại bản viết tay của Garden, chữ xấu mà còn khó đọc nữa. Bản chuyển ngữ tiếng Anh thì sai bét nhè. Đọc sách cổ thiệt là nãn lòng... Tham lam down về 1 đống trong ổ cứng rồi đau lòng nhận ra toàn là tiếng đức hay ý hay hi lạp không ah =,= }



Video trên đây được hội Golden Dawn Châu Âu thực hiện. Người phát biểu cuối video là tổng chủ tịch Golden Dawn hiện tại. Tuy nhiên, cần nhắc rằng hội Golden Dawn từ lâu đã giải thể sau thế chiến, và các hội này đều là tự xưng theo truyền thống của Golden Dawn (hiện có khoảng hơn 200 hội tự xưng tuân thủ truyền thống của Golden Dawn và cạnh tranh lẫn nhau).

3. Kết Luận

Bài này có 2 mục đích: một là hiệu đính lại một phương pháp ít sử dụng của Waite dành cho các câu hỏi chung và các câu hỏi về số phận; thứ hai là bàn sâu về việc cắt bài tạo lá ngược và vấn đề tay trái trong các nghi lễ bói toán nói chung. Việc áp dụng các nghi thức này, trong các học giả tên tuổi nên được tuân theo mà không nên bỏ qua. Greer và Eden cũng như các trường phái sau này, hay có xu hướng đơn giản hóa các quy tắc này; và điều này theo tôi là không nên. 


Đọc tiếp »
Tiếp Tục
Trang chủ