Tarot Huyền Bí Blog thủ thuật
10/10 1500 bình chọn

Carl Jung - Tarot và Sự Gợi Nhớ Những Nguyên Mẫu trong Carl Jung

item-thumbnail


“Nếu một họa sĩ chỉ có một màu, màu đỏ chẳng hạn, anh ta sẽ không thể vẻ cây xanh. Nhưng nếu có màu vàng, đỏ, xanh và đen, anh ta có thể vẻ ra hàng trăm màu sắc khác nhau vì anh ta có thể trộn chúng theo tỉ kệ khác nhau.” – Jostein Gaarder, trích cuốn Thế giới của Sophie.


Tìm hiểu thêm về Tarot và Tâm Lý Học trong cuốn Tarot và Tâm Lý Học - Vài Luận Đề



Nếu như ở kỳ trước ta cố tìm ra điểm chung giữa “Carl Jung”, “Tarot” và “biểu tượng”. Nhận diện sự tương tác qua lại giữa “biểu tượng” “Tarot” và “Học thuyết Carl Jung” thì lần này ta lại tiếp tục cuộc hành trình để minh chứng cho sự khắn khích giữa “Tâm lý học của Carl Jung” và “Tarot”. 



Nếu ta hiểu rằng “biểu tượng” là những hình ảnh mang ý nghĩa, vậy câu hỏi đặt ra là ý nghĩa đó từ đâu ra? Nó được cấu thành như thế nào? Và tại sao nó có thể cấu thành ý nghĩa? Ý nghĩa nó giống nhau hay khác nhau? Nó chiụ sự chi phối như thế nào bởi ý thức con người ?



Rõ ràng luôn có rất nhiều, rất nhiều bí ẩn xung quanh chúng ta, nó luôn mang trong mình những sự kỳ bí, để kích thích sự tò mò và vô vàng câu hỏi sẽ được đặt ra. Tâm lý học của Carl Jung và Tarot cũng thế, luôn mang những ẩn chứa để ta khám phá. Vì chính khi khám phá được những cái mới có nghĩa cũng là khám phá được những tiềm năng của chính bản thân ta. 


Và ở kỳ này, trên con đường tìm kiếm những liên quan tương tác của Carl Jung và Tarot ta lại lần mò tìm đến những thứ thuộc về ta và đã bị ta che dấu, hay vô tình được tống vào vô thức một cách không lý do. Và những thứ tưởng chừng như đã mất ấy lại được gợi ra nhờ hình ảnh và biểu tượng bởi những quân bài Tarot một cách kỳ diệu. Vậy những thứ ấy là gì? 

Trả lời cho câu hỏi này đó chính là “nguyên mẫu”. Và câu hỏi sẽ lại được đặt ra vậy nguyên mẫu là gì? 

Nguyên mẫu theo từ điển của tiếng Việt nó là: “vật vốn có từ trước được dùng làm mẫu. Người, việc có thực ngoài đời được dùng làm mẫu để xây dựng hình tượng hoặc phản ánh vào tác phẩm” đó là theo mặt ngữ nghĩa của tiếng Việt. Còn theo Carl Jung thì nguyên mẫu trong tâm lý sẽ được ông hiểu là “Nội dung của những ảnh hưởng đến từ cõi vô thức tập thể được gọi là những nguyên mẫu. Carl Jung còn gọi chúng là tâm thức hệ chủ quản, bao gồm những biểu tượng, hoặc những hình ảnh huyền thoại hay những hình ảnh nguyên thủy. Tuy nhiên thuật ngữ nguyên mẫu được ông sử dụng nhiều nhất. Theo Carl Jung, nguyên mẫu chính là xu hướng tâm thức không cần được học nhưng được sử dụng như một kênh chung để con người khắp nơi trên hành tinh có những kinh nghiệm tâm lý hiện tượng rất giống nhau.” – Nguyễn Thơ Sinh, trích trong Các học thuyết tâm lý học nhân cách. Ta thấy trong quan niệm này của Carl Jung thì nguyên mẫu có liên quan rất mật thiết với vô thức tập thể, và nó có tác dụng biểu tưởng hóa rất cao. Chính “nguyên mẫu” hình thành được dùng để giải thích sự hình thành nhân cách của cá nhân. Và nó cũng giải thích những bí ẩn của cá nhân mà không do ý thức xác lập.

Đó là “nguyên mẫu” trong học thuyết của Carl Jung, và nếu ta sử dụng ý nghĩa “nguyên mẫu” trong học thuyết này để giải thích những hình ảnh biểu tượng của Tarot, thì ta sẽ thấy được phần nào trùng khớp và mang ý nghĩa chung. 

Như đã nói ở trên thì “nguyên mẫu” là một trong những phần cấu tạo nên nhân cách của mỗi cá nhân. Nhân cách ấy một phần sẽ được phô diễn bên ngoài, cũng như những cái được dồn nén che dấu trong cỏi vô thức cá nhân, hay những cái được mặc định sẵn từ tổ tiên, giống loài trong vô thức tập thể. Nếu ta sử dụng phương diện này để áp lên những lá bài Tarot, thì những lá Tarot cũng sẽ là sự biểu hiện của những “nguyên mẫu” để tạo nên hình tượng. Nó chứa đựng những nguyên mẫu bí tích cổ xưa, hay huyền thoại, những giáo lý trong tôn giáo. Để rồi trong những hoàn cảnh cụ thể những lá bài Tarot sẽ khơi gợi lại những huyền bí từ những nguyên mẫu mà nó chứa đựng. Từ đó, đáp ứng cho cho những kết nói với người đọc bài Tarot, cũng như khơi lại hình tượng của nguyên mẫu mà nó ẩn chứ trong vô thức tập thể của mỗi cá nhân. Rất có thể thông quá sự kết nói này mà hình thành nên những trường tâm linh huyền diệu, và mang đến những tiên đoán vượt lên trên những rào cản của ý thức. Nó sẽ thể hiện những kinh nghiệm cổ xưa của tổ tiên được ẩn dấu trong những lá bài, mà chỉ khi ta thật sự rộng mở thì những nguyên mẫu mới nhận diện được nhau và xác nhập vào nhau tạo nên điều kỳ bí.
Đọc thêm: Carl Jung và Tarot và mô hình tâm lý học MBTI trong Tarot của Philippe Ngo.
Ta có thể điểm qua những nguyên mẫu trong tâm lý của Carl Jung hay là những yếu tố hình thành một phần nhân cách một cá nhân nó bao gồm: Nguyên mẫu tình mẹ, nguyên mẫu năng lục siêu nhiên, nguyên mẫu bóng tối, nguyên mẫu mặt nạ, nguyên mẫu âm tính và nguyên mẫu dương tính, nguyên mẫu gia đình, nguyên mẫu trẻ em, nguyên mẫu phá đám nguyên mẫu thượng đế, nguyên mẫu lưỡng cực... Khi ta sử dụng lý thuyết tâm lý của Carl Jung để giải nghĩa cho những quân bài Tarot ta sẽ nhận thấy một sự nhất quán giữa “Tarot” và “Học thuyết tâm lý học của Carl Jung”. Và nếu nhìn nhận ở một khía cạnh tích cực ta có thể nói rằng Tarot mang trên mình những điều thần bí có tác dụng chữa lành những vết thương tâm thần. Hay một phương hướng khác ta có thể thừa nhận rằng Học thuyết tâm lý học của Carl Jung đã góp phần giúp mọi người hiểu rõ hơn về Tarot. Tarot là những điều thần bí, những khía cạnh của tâm linh có một cơ sở biện luận chặc chẽ, có những lý luận thích đáng chứ không mang màu sắc của sự lừa gạt hay mê tín. 

Cũng như những điều tôi cố chứng minh trong bài luận này không phải là những ngụy biện mang tính chủ quan của cá nhân tôi. Bởi nếu ta lần tìm lại những những luận điểm đầu tiên, ta sẽ nhận thấy rằng Carl Jung là một nhà tâm lý, một nhà khoa học tôn trọng tâm linh, những điều thần bí. Carl Jung xây dựng cho học thuyết của ông những tri thức mang tính phân tích nhưng cũng mang hơi thở của tâm linh. 

Như ta đã biết Carl Jung là người có kiến thức sâu và rộng về giả kim thuật, về tôn giáo, về những điều cổ xưa... ông cũng trải nghiệm nhiều điều thần bí như những lần thị kiến, những lần sống lại từ cõi chết điều này càng chứng tỏ rằng giữa Carl Jung và Tarot có một mói quan hệ rất gắn bó rất đặc biệt. 

Cũng chính Carl Jung trong những lần chia sẽ ông thừa nhận mình biết một ít về Tarot, ông có tìm hiểu về Tarot và công nhận những giá trị của Tarot. Từ đây nếu ta suy luận ngược lại rõ ràng Tarot cũng đã có những tác động nhất định trong nên tảng tâm lý học của Carl Jung. Để có thể nói lại một lần nữa nói rằng Tarot chứa đựng những nguyên mẫu, và cũng chính nguyên mẫu trong Tarot sẽ gợi nhớ về những nguyên mẫu theo nền tảng tâm lý học của Carl Jung.

Nguyên mẫu sẽ được gợi nhớ như thế nào? Và nó có sự trùng khớp như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ở kỳ sau.
Huỳnh Dương, thành viên Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Sài Gòn. Bài viết đăng tải cùng sự cho phép của tác giả. Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả.
Đọc tiếp »

Carl Jung - Carl Jung, Tarot và Những Biểu Tượng trong Tâm Lý Học

item-thumbnail

“Biểu tượng là khái niệm cơ bản cho mọi sự hoán đổi năng lượng giữa các tầng ý thức của cuộc sống” – Willian Gray, trích trong cuốn Magical Ritual Methods.



Biểu tượng luôn có một sức hút mê hồn đến nhiều nhà huyền học, những nhà tâm lý học và những người nghiên cứu về Tarot. Rõ ràng, ta thấy rằng có một sự tương quan giữa biểu tượng và tâm linh. Biểu tượng giữ một vị trí quan trọng trong quá trình tiên đoán, cũng như nó giúp nhà tâm lý định hình những cốt lỗi tâm lý của thân chủ.
Đọc thêm về Tarot và Tâm Lý Học, trong cuốn Tarot và Tâm Lý Học - Vài Luận Đề

Nếu như ở bài trước chúng ta đã thông qua những cơ bản về sự gắn kết từ tiểu sử cuộc đời Carl Jung, những quan niệm tâm lý học của ông với những quân bài Tarot huyền ảo. Ở kỳ này ta tiếp tục hành trình đến với những quan niệm cũng như xoay quanh những trùng khớp về ý nghĩa biểu tượng học của những quân bài Tarot với những lý thuyết về tâm lý của Carl Jung.

Carl Jung nói “ Cơ chế tâm lý cho việc chuyển đổi năng lượng là biểu tượng”- Carl Jung – trích cuốn Pychic Energy. Theo quan điểm này của Jung ta thấy được sự quan trọng của biểu tượng đối với việc chuyển đổi của những trạng thái, những ý thức hay bản ngã của một thực thể tâm lý. Một bản ngã cũng có thể sẽ được mã hóa bằng biểu tượng.

Trong khi đó ta có thể thấy gắn kết giữa Carl Jung, Tarot và biểu tượng một cách rất huyền diệu. 

Bởi ngay từ khóa “Biểu tượng” được hiểu như những hình ảnh mang ý nghĩa. Mà theo Carl Jung thì biểu tượng có thể mã hóa cho bản ngã, cho một năng lượng tâm linh, để giúp chuyển đổi năng lượng tâm lý trong một cá nhân. Và ngôn ngữ biểu tượng giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong Tarot. “Tarot về bản chất là môn biểu tượng học, chúng có cùng ngôn ngữ và ký hiệu” – A.E. Waite, trích trong Pictorial Key To Tarot. Ta thấy một sự đáp ứng qua lại giữa ý niệm biểu tượng của Carl Jung và Tarot. 

Mặt khác, biểu tượng là vấn đề then chốt như là cầu nói để gắn kết Carl Jung với Tarot. Biểu tượng giúp ông đưa tâm lý tâm linh đến với mọi người gần hơn, cũng như biểu tượng ẩn chứa trong Tarot giúp con người đến với những tri thức cổ, những kinh nghiệm huyền bí của vũ trụ và đời sống tâm linh.

Carl Jung còn nói:“Chúng ta gọi là biểu tượng, một danh từ, một tên gọi hay một hình ảnh tuy đã quen thuộc với ta hằng ngày, nhưng còn gợi lên những ý nghĩa khác thêm vào ý nghĩa ước định hiển nhiên của nó. Biểu tượng gợi lên cái gì mờ mịt, xa lạ hay tàng ẩn đối với ta” - Carl Jung, trích trong Thăm Dò Tìm Thức.
Đọc thêm: Carl Jung và Tarot và mô hình tâm lý học MBTI trong Tarot của Philippe Ngo.
Một lần nữa Jung đã mang ý niệm “Biểu tượng” những hình ảnh mang ý nghĩa. Để khẳng định một sự nhất quán trong lập trường tư tưởng của ông về tác động của biểu tượng đến tâm lý của con người. Nếu như có một liên tưởng nào đó ở đây, tôi xin được liên tưởng về sự gần gũi giữa lý thuyết của Jung đến với những ý nghĩa biểu tượng của bài Tarot. Ta thấy rằng, những người giải bài sẽ thông qua những biểu tượng được mang đến từ các lá bài để gợi nên hay tạo một sự kết nói, và đạt được những tiên lượng chính xác vào ngữ cảnh tham gia giải bài để tìm râ được cái để cần giúp đỡ. 

Và nếu như đứng trên một quan điểm cá nhân hạn hẹp và những hiểu biết còn non kém, tôi thấy rằng có một sự liên quan rất mật thiết giữa Carl Jung và những lý thuyết của ông về tâm lý, tâm thần, hay tâm linh với những lá bài Tarot. Có thể đã có một sự học hỏi nào đó từ Tarot để xây dựng nền tảng cho những học thuyết của Carl Jung. Hay có thể, từ những học thuyết của Carl Jung về những thần bí trong tâm lý con người, trong biểu tượng, giúp cho ý nghĩa của Tarot được sáng tỏ hơn.

Nếu ta phân tích học thuyết của Carl Jung dưới cái nhìn của Tarot ta sẽ thấy rõ hơn về mối tương đồng và tác động qua lại giữa Carl Jung và Tarot thông qua ngôn ngữ biểu tượng. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là sự tương đồng ở mức độ như thế nào? 

Đầu tiên, khi nói đến học thuyết của Carl Jung ta sẽ thấy ông chia tâm thức con người ra thành 3 phần. “Phần đầu tiên là cái tôi, trong đó Jung cho là bộ phận ý thức của tinh thần. Phần thứ hai có liên hệ rất chặt chẻ với cái tôi là cỏi tiềm thức cá nhân, bao gồm tất cả những gì không xuất hiện nhưng thuộc về bộ phận ý thức, và khi cần sẽ có thể trở thành một phần của ý thưc. Cõi tiềm thức cá nhân bao gòm ký ức được truy cập một cách tương đối dễ đàng dù đôi lúc được chôn rất sâu.” – Nguyễn Thơ Sinh, trích trong Các Học Thuyết Tâm Lý Học Nhân Cách. Nếu như sử dụng Tarot như một công cụ biểu tượng, thì rõ ràng ta thấy Tarot sẽ có tác dụng rất lớn đối với tiềm thức cá nhân, thông qua ngôn ngữ biểu tượng. Ta đây có một sự liên kết giữa biểu tượng trong bài Tarot đến sự khơi gợi ở cõi tiềm thức cá nhân để những điều được cất trong sâu thẩm tâm trí mỗi cá nhân sẽ được thông hành lên ý thức một cách dễ dàng. Việc mang những điều được cất giấu lên trên bề mặt của ý thức mang một ý nghĩa quan trọng giúp mỗi cá nhân định vị được tâm thức của mình, hiểu rỏ điều mà sâu thẩm mình đang cần. Từ đó đưa ra những lựa cho đúng nhất cho mình. Nếu như nhận định này là đúng thì ta thấy được một phần nào đó sự gắn kết của biểu tượng trong Tarot với học thuyết của nhà tâm lý. Nhưng sự gắn kết không chỉ nằm ở đó nó còn thể hiện nhiều hơn nữa, bởi vì chúng ta chỉ mới bước vào khởi đầu của học thuyết tâm lý Carl Jung mà thôi. Bởi theo kết cấu của Carl Jung tâm thức sẽ gồm ba phần ta vừa mới chỉ đề cập đến hai phần vậy còn phần thứ ba thì như thế nào?

“Jung đã đưa vào một đại lượng thứ 3 khiến cho thuyết của ông gây được sự chú ý của mọi người đó là cõi vô thức tập thể. Hiện nay nhiều người gọi cõi vô thức tập thể là tâm thức di truyền, vốn là một bể chứa rất lớn, cất giữ trong đó tất cả những kinh nghiệm chung của một chủng loại, một dạng kiến thức mỗi chúng ta sau khi sinh ra đã được trang bị. Tuy nhiên những kiến thức này thường không hiện lên trên bề mặt của ý thức.”- Nguyễn Thơ Sinh, sách đã dẫn. Ở ý niệm này ta cũng sẽ bắt gặp sự trùng khớp với quan niệm hình ảnh mang tính chất huyền bí, những những bí mật cỗ xưa, của nhiều thế hệ, của vũ trụ, của tôn giáo được ẩn dấu dưới dạng biểu tượng của những lá bài Tarot. Điều này không có nghĩa Tarot mang cấu trúc của tâm lý, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng khi ta xét về mặt biểu tượng của Tarot giúp việc tìm về vô thức tập thể (như theo quan niệm của Carl Jung), của một chủng loại, của những thế hệ đi trước. Để tìm về một cõi tâm linh được truyền lại của tổ tiên. Qua đây ta thấy được sự gắn kết một cách chặt chẽ của “biểu tường”, “Tarot” và “ Học thuyết của Carl Jung”

Những điều trên cũng chỉ là giả thuyết, những phân tích, suy niệm mang tính chất cá nhân. Bởi “Tarot” có vô vàng những điều huyền bí. Carl Jung và những học thuyết của ông vẫn mang trên nó nhiều trường ý nghĩa khác nhau. Nhưng tôi vẫn đặt niềm tin và hy vọng vào những suy niệm nhỏ nhoi của bản thân, để có thấy được sự gắn bó, sự liên kết mật thiết giữa “Tarot”, “Học thuyết của Carl Jung” và “Biểu Tương”.
Huỳnh Dương, thành viên Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Sài Gòn. Bài viết đăng tải cùng sự cho phép của tác giả. Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả.
Đọc tiếp »

Carl Jung - Từ Vô Thức Tập Thể Đến Những Giấc Mơ Huyền Diệu Trong Tarot

item-thumbnail
Phần I: Những Liên Quan Giữa Carl Jung và Tarot


“Bất cứ ai muốn hiểu được tâm thức của con người cần phải tránh xa tâm lý học thực nghiệm. Anh ta cần phải từ bỏ khoa học, cởi chiếc áo hàn lâm, chia tay với nghiên cứu của mình, sau đó anh ta cần rong ruổi khắp thế giới. Anh ta cần đi tìm từ bên trong thế giới trái tim của con người. rồi trải qua những sợ hải trong nhà tù, trong những nhà thương điên và nơi những quán rượu, trong nhà thổ cả những sòng bạc sát phạt nhau, trong những mỹ viện làm đẹp, thị trường tài chính, các cuộc hội thảo các nhà thờ, những cuộc đấu khẩu, những nhóm tôn giáo quá khích, trong tình yêu và cả những hận thù, tronh những đam mê dưới nhiều chiều kích của con người. Chỉ có thế anh ta mới tìm thấy những kiến thức thực tế và phong phú hơn rất nhiều so với những cuốn sách dày cộm. Và như thế anh ta sẽ biết cách chữa bệnh với những kinh nghiệm bằng chính lương tâm của con người. (Carl Jung - trích lại trong Các học thuyết tâm lý học nhân cách của Nguyễn Thơ Sinh)


Tìm hiểu thêm về Tarot và Tâm Lý Học trong cuốn Tarot và Tâm Lý Học - Vài Luận Đề



Từ quan điểm trên của Carl Jung về một nhà tâm lý học, một người chịu trách nhiệm chữa lành những vấn đề về tâm lý cho những người cần họ. Nó có một sự dường như trùng khớp về ý nghĩa đối với những người giải bài Tarot, người sẽ giúp cho những những tâm hồn rối rấm, cần một hướng đi, cần tìm đến chính cái họ cần nhất.

“ Thế giới từ trái tim của con người” đương nhiên nó là cụm từ không chỉ dành cho những người hoạt động tâm lý, mà nó còn có ý nghĩa cần thiết cho những người giải bài Tarot. Nếu một người giải bài Tarot không thật sự lắng nghe những thỉnh cầu từ trái tim của những tâm hồn cần giúp đỡ, thì làm sao có thể cảm nhận được những huyền bí mang đến từ những lá bài Tarot. Khi một người giải bài tarot thật sự lắng nghe những lời nói, những khúc mắc của những người cần giúp đỡ, lúc ấy hình thành một sự kết nối nhiệm màu của những kiến thức cổ xưa chứa đựng trong những lá bài Tarot để giúp tìm ra những tiên đoán từ một thế giới tâm linh huyền diệu. Và chỉ khi ấy người giải bài mới thoát khỏi được những rào cản khác tránh trở thành những cái máy khô khan, cứng nhắt trong những vấn đề tâm linh. Chỉ khi đó người giải bài mới thật sự xử dụng được chính lương tâm của bản thân mình để thấu hiểu những điều được truyền đạt từ những lá bài Tarot.

Điều này không đồng nghĩa người sử dụng Tarot là một nhà tâm lý và một nhà tâm lý là người hiểu hết về Tarot. Nhưng nó mang một ý nghĩa Tarot, tâm lý và tâm linh có một sự đan xen chặc chẽ với nhau để tạo nên những điều nhiệm màu từ những kiến thức cỗ xưa được truyện đạt lại. Cũng qua đây ta cảm nhận được có một sợi dây liên kết nào đó giữa những lý thuyết của Carl Jung và Tarot.

Khi điểm lại tiểu sử của Carl Jung ta thấy rằng ông được sinh ra và lớn lên trong một gia trình tri thức, ông được đầu tư vào ngôn ngữ và văn chương ngày từ bé, ông có khả năng đọc hiểu được cả những văn kiện bằng chữ viết cổ xưa, kể cả kinh Phạn, ngôn ngữ bản gốc của kinh thánh Ấn giáo. Điều này cho thấy việc tiếp xúc và hiểu về những tri thức của Tarot đối Carl Jung cũng không phải là một điều quá khó khăn. “Vào ngày 16 tháng 9 năm 1930, Jung đã viết cho bà Eckstein:“Vâng, tôi biết về Tarot. Theo như tôi biết đó là một kiểu bài cổ xưa đầu tiên được lịch sử ghi nhận lại và từng được người dân du mục ở Tây Ban Nha sử dụng. Chúng còn được dùng cho mục đích bói toán.” (Philippe Ngo, trích trong Carl Jung và Tarot)
Đọc thêm: Carl Jung và Tarot và mô hình tâm lý học MBTI trong Tarot của Philippe Ngo.
Ở một khía cạnh khác trong số những họ hang của Carl Jung có cả những người được coi như là có tâm thức kỳ quặc, nhưng ông luôn chấp nhận họ. Ông say mê thích thú với giả kim thuật, với biểu tượng, với tâm linh, thần thoại , tôn giáo, và triết học …

Carl Jung còn được xem như là bậc thầy của chủ nghĩa biểu tượng học, với những khiến thức uyên thâm về các phúc âm ngoài hệ thống Cơ Đốc giáo, thuật giả kim, kinh Do Thái cổ, cũng như khiến thức uyên thâm của của Ông về Phật giáo và Ấn giáo, đã giúp Carl Jung trình bày rõ ràng và tuyệt vời nhất về vô thức qua hình thái biểu tượng. Qua đây một lần nữa ta nhìn nhận một sự liên quan mật thiết giữa Carl Jung và Tarot.

Một điều rất hiển nhiên ý nghĩa của những lá bài Tarot được mã hóa bằng hệ thống biểu tượng, thông qua hệ thống biểu tượng ấy ta có thể thâm nhập vào một thế giới tâm linh huyền ảo (vô thức) để đưa ra những giải đoán liên quan đến những vấn đề trong thực tại, trong khi đó chính Carl Jung là người mở lối một cách rỏ ràng nhất trong lý thuyết của ông từ những biểu tượng đến cái thế giới nội tâm sâu thẩm của con người.

Sự kết nối giữa những lý thuyết Tâm lý học của Carl Jung và Tarot là như thế nào? Những diễn giải trong Tarot có liên quan như thế nào đến lý thuyết của Carl Jung? Là câu hỏi sẽ được giải đáp ở kỳ sau.
Huỳnh Dương, thành viên Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Sài Gòn. Bài viết đăng tải cùng sự cho phép của tác giả. Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả.
Đọc tiếp »
Tiếp Tục
Trang chủ