Hướng Dẫn Ngắn Về Prime Factor

Bộ Bài Khuyến Nghị: Tarot de Marseille, Tarot Waite
Phương Pháp Khuyến Nghị: Các kiểu cận đại
.
Tham Khảo chính:
Swami Panchadasi, Clairvoyance and Occult Powers. 1916.
Swami Panchadasi, The Mystic Sixth Sense.- Bản thảo viết tay
Swami Bhakta Vishita, Seership, a Practical Guide to Those Who Aspire to Develop the Higher Senses - Bản thảo viết tay.
Swami Bhakta Vishita, Seership, the Science of Knowing the Future.- Bản thảo viết tay.
Swami Bhakta Vishita, The Spiritual Laws Governing Seership.- Bản thảo viết tay.




 1. Sơ Đồ Prime Factor

Số nguyên tố là một tập các số chỉ chia được cho 1 và chính nó. Nguyên lý về số nguyên tố có lẽ là một trong những nguyên tắt số học được áp dụng trong huyền học sớm nhất. Có đến hàng trăm những mối liên hệ chằng chịt về quan hệ giữa số nguyên tố và huyền học, đặc biệt là trường phái Huyền Học Số của Pytago. Cho đến ngày nay, nó vẫn cuốn hút hằng trăm ngàn người tham gia nghiên cứu. 

Sơ đồ Prime Factor là sơ đồ gồm 22 nút với đặc tính: tổng hai nút nối nhau luôn có kết quả là một số nguyên tố. Đến nay, người ta chỉ duy nhất tìm được một sơ đồ với 22 nút. Nhiều nhà toán học vẫn đang tìm kiếm để hi vọng cho ra đời các sơ đồ Prime Factor với số nút nhiều hơn. Một số nhà toán học khác cố chứng minh sơ đồ này là duy nhất trong hệ thống.

Việc hình thành sơ đồ này khá mập mờ, dẫn chứng gần nhất cho rằng nó được thiết lập do Pytago, người luôn tôn sùng số nguyên tố và tìm hiểu về nó trong suốt cả đời. Tuy nhiên, văn bản gần nhất nhắc đến sơ đồ này là tác phẩm của Euclid, dù ông công nhận, nó ra đời trước ông. Việc tìm ra sơ đồ này thực sự chỉ mang lại lợi ích cho giới Huyền học, đối với toán học, nó gần như vô nghĩa. Ta không bàn thêm về lịch sử của nó.

Nhiều nhà huyền học, toán học trong khối châu âu, luôn tìm tòi về ý nghĩa số 22. Trong số đó có Marin Mersenne, một nhà toán học, triết học, huyền học của Pháp (Tk 17) đã phát triển lý thuyết huyền học về số 22 trong Hebrew. Cuối cùng, nhà huyền học William Walker Atkinson, hay được biết với tên Theron Q. Dumont (TK 19), đưa giả thiết về sự liên hệ giữa Tarot và Prime Factor, cũng như phát triển hệ thống suy luận.

2. Sơ Đồ Prime Factor và Tarot

Mô hình của ông đưa ra không thống nhất, trong một vài tác phẩm, ông liên hệ giữa 22 số nút trong sơ đồ và 22 ký tự Hebrew, một vài tác phẩm khác, là sự liên hệ trực tiếp 22 số nút và 22 lá bài. Ông mặc nhiên chấp nhận lá Fool là lá bài mang số 22 chứ không phải số 0. 

Khác với các học giả đương thời, ông đề xuất "Đoán với bản thân ngữ nghĩa của nó và chỉ chính nó mà thôi". Ông cho rằng, mỗi một hoàn cảnh là một sự tương ứng với một số nguyên tố (vô cùng lớn, và không xác định ), mà mọi giải thích hạn hẹp (tức có số lượng diễn giải nhỏ hơn số trường hợp diễn ra) đều dẫn đến sai lầm. Vì vậy, ông cho rằng mỗi lá bài, không được đoán riêng lẻ với nó, và được giải thích liên kết bởi người bói là không chính xác, mà phải dùng chính mối quan hệ có được giữa 2 lá bài đó.

Vì mỗi cặp số trong từ 1-22 tạo nên một số nguyên tố, tức là tạo nên một quan hệ, và quan hệ đó phải được giải thích bằng một lá bài khác, chứ không phải do người bói diễn giải. Ông đặt ra phương pháp tính lá bài quan hệ đựa vào một vài phép toán huyền học. Cuối cùng, việc giải đoán phải thực hiện thông qua 2 lá bài chủ, và các lá bài quan hệ.

Sự tương ứng giữa các nút sơ đồ và lá bài tarot theo 2 cách: cách 1, từ nút suy ra chữ hebrew, và từ chữ hebrew suy ra lá tarot, cách 2, từ nút suy thẳng ra lá tarot. Ông chưa từng đưa ra bảng liên hệ giữa hebrew và số nút, vì vậy ta có thể giả thiết, là ông sử dụng thứ tự hebrew của Golden Dawn. Trường hợp suy thẳng đến tarot thì ta có trực tiếp số lá của tarot và tương ứng nút, và Fool tương ứng số 22.

Ý nghĩa các lá bài chưa bao giờ được ông đề cập đến, tôi giả thiết là ông sử dụng hệ thống ý nghĩa của Etteilla hay Levi. Vì các hệ thống của Golden Dawn ra đời muộn hơn hoặc đồng thời với ông. Mặt khác, có thể dùng các thuộc tính Seph của Kabala để xem xét.

3. Phương Pháp Tính

Thuật Ngữ: 

Con đường (Road): đường nối giữa 2 nút bất kỳ.
Khúc (Path): con đường nối giữa 2 nút có thể không trực tiếp nối với nhau, mà nối lần lượt với các nút khác trước khi đến nút đích, mỗi đoạn gọi là 1 path, bao gồm 2 nút đầu cuối.
Con đường ngắn nhất (Shortest road): là con đường ngắn nhất với số Path nhỏ nhất. Do đặc tính thú vị của sơ đồ, người ta luôn tìm được con đường ngắn nhất là với số path có thể là 1,2,3.

Các phép toán sử dụng: 

Phép công số học (Sum Numeric: Sn) : cộng số học bình thường.

Phép cộng thành phần (Sum Component : Sc): cộng các chữ số trong số, vd: Sc(12) = 1+ 2 = 3, Sc(77) = 7+7 = 14 = Sc(14) = 1+ 5 = 5.

Phép lấy dư (Modular Arithmetic: Mod): lấy số dư của 2 số, vd: Mod(12,3) = 0 vì 12 chia 3 được 4 dư 0, Mod (17,2) = 1, vì 17 chia 2 được 8 dư 1.

Phép ngắn nhất (Shortest road: Sr): lấy số khúc ngắn nhất, vd: Sp(14,3) = 1, Sp (17,13) = 2. Trong sơ đồ nút, số khúc nối giữa 2 nút có thể tạo nhiều kết quả khác nhau, trong sơ đồ này, số khúc nối giữa 2 nút ngắn nhất chỉ có thể là kết quả 1,2,3.

Các thuộc tính:

+ Tính Seph của lá bài: kết quả là phép cộng thành phần của lá bài đó. Nó cho biết thuộc tính của lá bài đó theo Seph của Hebrew.
+ Tính Bậc (Grade) của 2 lá bài: kết quả là phép ngắn nhất Sp của 2 lá bài. Nó cho biết mức liên hệ giữa 2 lá bài.
+ Tính Liên Hệ (Relationship) của 2 lá bài: Tổng lần lượt của từng cặp nút của Path trong con đường nối giữa 2 lá bài gốc. Mỗi tổng là một số nguyên tố. Dùng phép Mod cho 22 để tính lá bài liên hệ.

4. Nguyên Tắc Giải Đoán
+ Bậc của bài chỉ sự liên kết cao hay thấp.
+ 2 lá bài gốc ám chỉ câu hỏi, đối tượng, sự việc, tình trạng ...
+ Các lá bài quan hệ là câu trả lời.
+ Số lượng rút là từng cặp lá bài, tùy vào câu hỏi, sự việc, đối tượng tương ứng phức tạp hay đơn giản mà thay đổi số cặp rút.
+ Ý nghĩa: dùng bản ý nghĩa từng lá hoặc dùng Seph để tra (Đề xuất của tôi). 


Ví dụ 1:
Rút bài: được 2 lá Fool (22) và World (21).
Tính Bậc, Path: Road tứ 22 đến 21 có 1 path, vì vậy bậc của cặp bài là 1 (Tương ứng cao). 
Tính Seph: lá 22 có Seph là 2+2 = 4, tương ứng Chesed, lá 21 có Seph là 2+1 = 3 tương ứng Binah.
Tính lá liên hệ: ta có 21 -- 22, nên LLH = 21+22 = 43 là số nguyên tố. 43 chia 22 được 1 dư 21 nên Mod của 43 và 22 = 21. Tương ứng là lá World.


Ví dụ 2:
Rút bài: được 2 lá Fool (22) và Sun (20).
Tính Bậc, Path: Road tứ 22 đến 20 có 2 path, vì vậy bậc của cặp bài là 2 (Tương ứng trung bình).  Có 2 road: 20 -- 9 -- 22 và 20 -- 21 -- 22.
Tính Seph: lá 22 có Seph là 2+2 = 4, tương ứng Chesed, lá 20 có Seph là 2+0 = 2 tương ứng Chokmah.

Tính lá liên hệ: ta có 20 -- 21 -- 22, nên LLH1 = 21+22 = 43, LLH2 = 20+21 = 41 là số nguyên tố. 43 chia 22 được 1 dư 21 nên Mod của 43 và 22 là 21. Tương ứng là lá World. 41 chia 22 được 1 dư 21. Tương ứng là lá World. Ta cũng có road 20 -- 9 --22, nên LLH3 = 20+9 = 29, LLH4 = 9+22 = 31 là số nguyên tố. 29 chia 22 được 1 dư 7 nên Mod của 29 và 22 là 7. Tương ứng Chariot. 31 chia 22 được 1 dư 9 nên Mod của 31 và 22 là 9. Tương ứng lá Hermit.

5. Nhận Xét:

Quá phức tạp trong tính toán, nó khiến cho các nhà bói toán nãn lòng. Sự chú giải mập mờ, và không có tác phẩm giải thích trực tiếp khiến nó trở nên xa lạ với hầu hết người tham gia tarot. Chỉ những người thuộc nhóm Huyền Học Số mới quan tâm ít nhiều đến nguyên lý của ông. Ông chỉ chú tâm đến Tâm Lý Học, khi mà ông để lại gần hết di sản của mình ở lĩnh vực này. Sự nghiên cứu, và đề cập về tarot một cách hiếm hoi và  khiêm tốn của ông khiến cho sự tin tưởng kém hẳn.


Phillippe NGO, tác giả Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp.

DMCA.com Protection Status
Bài viết "Hướng Dẫn Ngắn Về Prime Factor" có bản quyền, được bảo vệ bởi DMCA. Bất kỳ hình thức sao chép lại ở các trang khác mà không tuân thủ các điều khoảng sử dụng của chúng tôi sẽ được thông báo đến DMCA để thực hiện gỡ bỏ khỏi hệ thống tìm kiếm của Google và Bing. Truy cập DMCA.COM để biết thêm về các biện pháp trừng phạt do vi phạm bản quyền nội dung số.
Trang chủ