Tarot Huyền Bí Blog thủ thuật
10/10 1500 bình chọn

The Fool VS Wheel of Fortune - So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Cả hai lá bài đều ám chỉ đến sự bất định trong kết quả của hành động. Điểm khác biệt khá rõ. Cho dù ở tầng nghĩa thuận hay ngược, Wheel of Fortune luôn mang lại kết quả tốt đẹp cho dù hành động của nhân vật có thế nào đi nữa. Sự bất định trong kết quả đó thể hiện khi đối chiếu với những hành động của nhân vật. Nhưng vẫn là một kết quả tốt đẹp. Ở The Fool, sự bất định trong hành động của nhân vật cũng khiến cho kết quả của hành động đó cũng bất định theo. Sự bất định đó bị xúi giục bởi bản tính điên rồ của The Fool. Nhưng kết quả của nó thì ngược lại, sự bất định đó lại luôn mang lại cho The Fool những hậu quả đáng tiếc.

The Fool và Wheel of Fortune giống nhau ở chỗ sự tương quan không đồng nhất giữa nguyên nhân (hành động, cách thức của nhân vật) và kết quả của hành động. Nhưng kết quả thì rõ ràng khác biệt: The Fool chỉ nhận lãnh những thất bại, Wheel of Fortune chỉ nhận lãnh những thành công. Điều đó thật bất công, nhưng lại là sự công bình của thế giới.

Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot ở Pháp.
Đọc tiếp »

The Wheel Of Fortune - Mật Mã 4 Nguyên Tố

item-thumbnail
The Wheel trong Rider Waite Tarot. Ảnh: Internet.
Mục đích của bài viết này là giải mã 4 nguyên tố được ẩn chứa sau 4 con vật ở 4 góc lá bài. Ở bài viết này, tôi không sử dụng bất cứ quyển sách nào, chỉ dựa vào những gì mà tôi mày mò được trong hệ thống chiêm tinh học của RWS cũng như các emblem có liên quan đến lá X này.

Rõ ràng một điều là trong quyển "The Magical Ritual of the Sanctum Regnum" của Lévi và "Pictorial Key" của A.E Waite đều không đề cập chính xác đến đặc tính của từng loài vật. 

Tôi cũng có xem qua các bộ Marseille, khoảng 4, 5 bộ, và không nhìn thấy sự xuất hiện của 4 con vật trên trong lá X. Ngay cả Thoth cũng như bộ Golden Dawn cũng không có. Do đó, ở đây, theo tôi, có thể là đi theo quan điểm của Waite:

"The symbolism is, of course, not exclusively Egyptian, as the four Living Creatures of Ezekiel occupy the angles of the card, and the wheel itself follows other indications of Lévi in respect of Ezekiel's vision, as illustrative of the particular Tarot Key"

Cuốn sách của Levi
Nếu tôi không hiểu sai, và cũng đã có kiểm tra quyển companion về bộ Golden Dawn, thì cả 2 chỉ nhấn mạnh vào cấu trúc của bánh xe được tuân theo Lévi, chứ không nói gì về việc 4 con vật phải tuân theo ý của Lévi. Tuy nhiên, đường nào cũng về La Mã. 

Trước nhất, tôi dựa vào Kinh Thánh, cuốn Khải Huyền 4:7 : "The first living creature was like a lion, the second was like an ox, the third had a face like a man, the fourth was like a flying eagle."

Thứ tự xuất hiện của 4 con vật là: Lion - Ox - Man - Eagle (Tức là đi theo chiều vòng xoay đầu tiên để tạo ra chữ ROTA.)

Các bạn có bao giờ đặt câu hỏi tại sao đặc tính cung hoàn đạo chỉ bắt đầu xuất hiện từ lá số 4 trở đi không? Tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề trên và đã nảy ra một kết luận như sau:

Số 1 (Magician) đã kế thừa toàn bộ trí tuệ và sự thông thái của số 0 (Fool) Hư Vô, dẫn đến việc hình ảnh kinh điển, bất di bất dịch của Magician là một nhân vật nam sử dụng 4 emblems tượng trưng cho 4 nguyên tố. 

Tiếp theo, bộ 3 High Priestess - Empress - Emperor chính là Mercury - Salt - Sulfur. Nếu bạn để ý bài viết Rose Cross của tôi, bạn sẽ biết rằng 3 hoạt chất trên tạo ra Vitriol là dung môi của vũ trụ, chất dẫn châm ngòi tạo bất cứ phản ứng hoá học nào. 

Và cuối cùng sẽ là phân bố của các cung hoàng đạo cũng như 4 hành tinh và 2 nguyên tố còn lại. Dòng Marseille tôi không rành lắm về huyền học của nó cũng như là phân bố hoàng đạo. Tuy nhiên, nếu bạn đã ý kĩ các lá Majors của G.D nói chung và RWS nói riêng, bạn sẽ thấy một điều rằng thứ tự xuất hiện của 4 nguyên tố sẽ là:

Lửa - Đất - Khí - Nước.
IV ---V ---VI-----VII 
VIII--IX----XI-----XIII 
XIV--XV---XVII---XVIII 

Sở dĩ tôi rất tin tưởng vào hệ thống này và dùng nó để lập luận cho việc giải mã là vì ngày xưa, Mathes, cha đẻ của Golden Dawm đã phân bổ lá the Strength (Sư Tử) ở vị trí XI còn lá The Justice (Thiên Bình) ở vị trí VIII. Tuy nhiên, sau đó, A.E. Waite và Paul F. Case đã nhận ra sự bất hợp lý này và đã thay đổi vị trí của the Strength thành VIII, còn Justice thành XI. Còn Crowley, ông đã không quan trọng việc này nên đã để nguyên ví trí của Justice ở VIII và Strength ở XI. Nếu các bạn đã tìm hiểu sơ về 22 lá Majors, các bạn sẽ thấy rằng A.E Waite đã thiết kế lên 22 lá bài vô cùng tinh vi và có ảnh hưởng tương tác cực kì chặt chẽ với nhau. Do đó, ở lá Fortune này, tôi chắc chắn một điều rằng cũng không nằm ngoài hệ thống mà ông đã kì công xây dựng nên.

Ta biết chắc một điều rằng trong 12 cung hoàng đạo, ứng với Lion chỉ có cung Sư Tử và ứng với Ox chỉ có cung Kim Ngưu. Khi ráp 4 con vật vào chuỗi hoàng đạo kể trên theo thứ tự xuất hiện của chúng trong Kinh Khải Huyền, các bạn sẽ thấy rằng:

Lửa - Đất - Khí - Nước
Lion - Ox - Man - Eagle 

Lion và Ox hoàn toàn ăn khớp với phân bố trên bộ RWS. Tiêp theo, tôi sẽ chứng minh chứng con vật còn lại là Man và Eagle ứng với Khí và Nước.

Nào giờ ta nhìn lại vị trí của 4 con vật theo hàng dọc, ta sẽ thấy 2 trục đối xứng Khí-Đất, Lửa-Nước:

Man-Eagle => Khí-Nước
Ox-Lion => Đất-Lửa

Nếu hình ảnh trên không gợi nhớ cho các bạn điều gì, hãy để tôi nhắc các bạn nhé. Đó chính là Pentagram, mà Levi đã có nhắc đến trong quyển The Magical Ritual of the Sanctum Regnum: "The Wheel of Ezekiel is the type on which all the Pantacles of the Higher Magic are designed."

----Spirit----
Khí------Nước
Đất------Lửa 

Tiếp theo, tôi sẽ nói về emblem Churubim, nguồn gốc xuất xứ của 4 con vật kể trên. Lý do tôi đợi đến bây giờ mới đề cập đến emblem này và vì tôi muốn cho các bạn thấy sự tương quan mật thiết giữa nó và Ritual pentagram của hội G.D. Trong emblem Churubin, 4 góc của Thiên Đàng, tức 4 ngôi sao sáng nhất ở các cung Hoàng Đạo bao gồm:

Formalhaut ở Aquarius (Man) <=> Regulus ở Leo (Lion)
Antares ở Ophiuchus (Eagle) <=> Aldebaran ở Taurus (Ox)

(Xin lưu ý các bạn là mỗi chòm sao hoàng đạo bao gồm nhiều phần các nhau. Viếc này đòi hỏi một lượng kiến thức khá nhiều về Chiêm Tinh Học mà tôi chưa đủ trình độ để đề cập tôi. Mong các bạn bỏ qua cho)

Giờ thì tập trung nhìn vào bánh xe của lá Wheel, hãy để ý dấu chéo của bánh xe các bạn sẽ thấy rằng:

Lửa (Sư Tử - Fixed) <=> Khí (Bảo Bình - Fixed)
Đất (Kim Ngưu - Fixed) <=> Nước (Hổ Cáp - Fixed) 

Emblem Churubim
Đó chính là cái mà ta gọi là "the cross formed in the heavens by the positions of the fixed signs of the zodiac", trong Ritual Pentagram của hội G.D đã nhắc đến. Một lần nữa, ta lại thấy sự liên hệ mật thiết trong 4 con vật kể trên và Ritual Pentagram của hội Golden Dawn.

Như vậy là tôi đã giải mã cho các bạn thấy 4 nguyên tố ẩn nấp đằng sau 4 con vật ở 4 góc lá Wheel. 

Một vài ý kiến tranh luận của thành viên trong Hội:

Phản biện từ Yamato Zen: 

Cái cấu trúc bánh xe và bao gồm cả biểu tượng bên trong là theo Lévi, thể hiện rõ ràng nhất ở cái cách sắp xếp R.O.T.A là chữ T ứng với Mercury ở đầu bánh xe và tiếp đó là sự cân bằng đối xứng mà tôi đã nói. Cái này là của Lévi: "...cấu trúc của bánh xe được tuân theo Lévi, chứ không nói gì về việc 4 con vật phải tuân theo ý của Lévi. Tuy nhiên, đường nào cũng về La Mã." nên câu này tôi không thấy hợp lý.

Tôi vẫn giữ quan điểm Man là Water và Eagle là Air. Vì sao, vì cái Man là Air còn Eagle là Water của cậu lấy từ dạng ước Kerub lấy từ GD. WAITE's WHEEL BASED ON the WHEEL of EZEKIEL INLLUSTRATED by LÉVI mà trong đó có cả hình ảnh "Lévi's interpretation of the wheel of Ezekiel" và cậu biết không: nó y hệt bánh xe của lá Wheel of fortune của Waite. 

Waite's wheel based on Lévi mà cậu lại lấy dạng ước của GD ra để quy định cho Waite's wheel là không thể nào hiểu nổi.

Còn Lévi là người quy định T đứng đầu bánh xe ứng với Mercury và thuộc yếu tố Khí, là Eagle. R đứng đối xứng với T ứng với Azoth và thuộc yếu tố Nước, là Man. Lévi quy định, tôi phải chứng minh cái gì? Tôi chỉ có thể chứng minh Waite's Wheel tuân theo quy định này. Man = Air là dạng ước KERUB của GD.

Phản Hồi của tác giả: 

"It is legitimate--as I have intimated--to use Egyptian symbolism when this serves our purpose, provided that no theory of origin is implied therein. I have, however, presented Typhon in his serpent form. The symbolism is, of course, not exclusively Egyptian"

Trích từ Liber 777.
Nếu đã là symbol của Ai Cập thì phải tuân theo cái Emblem trên. Mình đang xét 4 biểu tưởng của Ai Cập nhé. The Magical Ritual of the Sanctum Regnum của Lévi có viết: "The Wheel of Ezekiel is the type on which all the Pantacles of the Higher Magic are designed." và "The Wheel of Ezekiel contains the solution of the problem of the quadrature of the circle, and demonstrates the correspondences between words and figures, letters and emblems; it exhibits the tetragram of characters analogous to that of the elements and elemental forms. It is a glyph of perpetual motion. The triple ternary is shown; the central point is the first Unity; three circles are added, each with four attributions, and the dodekad is thus seen. The state of universal equilibrium is suggested by the counterpoised emblems, and the pairs of symbols. The flying Eagle balances the man; the roaring Lion counterpoises the laborious Bull."

"The transliteration of Taro as Rota is inscribed on the wheel, COUNTERCHANGED with the letters of the Divine Name--to shew that Providence is imphed through all" -Pictorial Key To Tarot, A.E.Waite.

Ảnh từ cuốn Rituel et Dogme de la Haute Magie.
Đây là tài liệu cuối cùng. Nên nhớ là Crowley chuyên về Egypt, và ngay cả trong 3 lá: Hierophant, Chariot và World ông ta đều nhấn mạnh "4 BEASTS OF KERUB"

Quyển thứ 2 của Rituel et Dogme de la Haute Magie , by Eliphas Levi, có vẽ Tetragram cũng có đề cập điều này.

Lẽ ra tôi nên nhận ra sự khác biệt trong bố trí 4 biểu tượng này trong lá Hierophant của Thoth để rôi làm thức so sánh giữa Thoth và RWS. Nhưng vẫn k quá muộn. Cũng nhờ lần này mà tôi đã hiểu ra Ma Phương trong Wheel of Fortune. Lần sau, chắc chắn tôi sẽ không sai.
Anh Văn, thành viên Tarot Huyền Bí, một người tìm hiểu về Tarot tại Mỹ. 
Yamato Zen, thành viên Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tâm linh tại Hà Nội. 
Bài viết được tổng hợp bởi Niran, từ một tranh luận trên Tarot Huyền Bí vào tháng 5 năm 2013. Nay mới được đăng lên Tarot Huyền Bí. Beta Editor: Philippe Ngo.
Đọc tiếp »

Mật Mã Bài Tarot: Lá The Wheel Of Fortune - Lá Bánh Xe Số Phận (P11)

item-thumbnail
“We are the sisters of Fate, we are abundance and loss. Destruction and growth are by our whim, and The Fool will always win our favour. We are the spinning wheel of Time’s cruel hand, yet happily we will grant our boons. We have much to give, the price is paid. The fire is taken with the fair, and the storm is taken with The Sun, for one’s bright day is another’s troubled night. Such is life and such are we, and so the Wheel of Fortune spins our dance.”

--- Emily Carding ---

Roue de fortune trong Tarot de Marseille 
Thần thoại Hy Lạp xưa kể rằng: Zeus tuy là vị thần tối cao, quyền uy và sức mạnh hơn hẳn các vị thần thế giới Olympus, ấy thế mà vẫn không phải là đấng tối cao toàn năng, toàn diện, toàn quyền, hoàn mỹ. Trên Zeus còn có một sức mạnh và quyền lực quyết định hết thảy mà chẳng vị thần hay một người trần thế nào có thể đảo ngược. Đó là Định Mệnh, Định Mệnh này do ba chị em nữ thần Moirai cai quản. Nàng Clotho quay cuộn chỉ cho nữ thần Lachesis giám định và Atropos cầm kéo cắt. Số phận của thần thánh và người trần nằm trong cuộn chỉ, sự giám định cùng nhát kéo khắc nghiệt đó.

Ba nữ thần số phận trên thảm thêu trung cổ. Trưng bày tại bảo tàng Victoria and Albert Museum, London
Đấy là câu chuyện mang màu sắc thần thánh. Còn trong thực tế, người ta vẫn thường truyền tai nhau huyền thoại về vua Arthur. Nhiều phiên bản miêu tả rằng nhà vua nằm mơ hoặc nhìn thấy đứng trước ngài trong đêm trước trận chiến cuối cùng, hình ảnh một vị vua giàu có và hùng mạnh ngồi trên đỉnh một bánh xe. Bất ngờ, nữ thần May Mắn quay vòng bánh xe và nhà vua bị nghiến nát bên dưới. Tỉnh lại, Arthur nhận ra rằng quyền lực thế tục này dẫu có tích được bao nhiêu đi chăng nữa thì số phận của chúng ta luôn luôn nằm trong tay Chúa Trời.

Cả hai câu chuyện – một huyền ảo, một thực tế - tựu chung đều mang nét nghĩa tương đồng về sự vần xoay trong cuộc sống con người; rộng ra hơn là sự biến chuyển của lịch sử nhân loại hay của cả vũ trụ bao la, to lớn. Có những sự thay đổi mang đến nhiều điều tốt lành, may mắn, thuận lợi song cũng không ít khi nó gieo rắc tai họa, bất hạnh và bệnh tật. Những điều chúng ta đang có, đang nắm trong tay chưa chắc gì ngày mai còn trường tồn. Những mất mát hiện tại lại có thể trở thành tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai. C’est la vie – Cuộc sống là thế đấy! Đó là một chuỗi những sự kiện tưởng chừng được sắp xếp ngẫu nhiên nhưng thực tế lại tuân theo quy luật tối cao của vạn vật tạo hóa. Đấy cũng chính là thông điệp mà The Wheel of Fortune – lá bài thứ 11 trong bộ ẩn chính hàm chứa, Bánh Xe May Mắn chắn giữa con đường phát triển của The Fool – Chàng Khờ.

Wheel of Fortune trong Rider Waite Tarot. Ảnh: Wikipedia
Trong Rider Waite của A.E Waite và Pamela Smith, đây là lá bài đầu tiên và duy nhất sử dụng hình ảnh đồ vật làm trung tâm. Chính giữa, nổi bật lên giữa nền mây trời, là chiếc Bánh Xe May Mắn màu cam với 3 vành, và 8 nan hoa. Trong đó, vành thứ 2 chứa các biểu tượng giả kim thuật. Vành ngoài cùng lại được khắc họa bởi 4 kí tự Hebrew Yod, Heh, Vav, Heh – tên của Đấng Chúa Trời toàn năng. Xen kẽ là các chữ T, A, R, O ứng với ma phương Tarot. Bên ngoài, đang vận hành chiếc bánh xe ấy là 3 sinh vật. Một con nhân sư ngự ở trên, trong tay ôm thanh kiếm 2 lưỡi. Một con rắn bên trái đang lăn bánh xe đi xuống dưới. Và một hình người Hermanubis phía phải đang đẩy bánh xe đi lên. Xung quanh, tại bốn góc của lá bài là bộ tứ tượng: thiên thần, bò mộng, sư tử và đại bàng. Tất cả đều có cánh và đang nắm giữ một quyển sách mở ra. Thật là giàu biểu tượng và hình ảnh. Có thể nói đây là một trong những lá được miêu tả chi tiết nhất trong bộ bài!

Để tìm hiểu lá bài, chúng ta sẽ phân tích hệ thống các biểu tượng và hình ảnh từ ngoài vào trong. Bắt đầu từ bộ tứ tượng – tetramorph.

Trong thánh kinh, bộ tứ tượng được gán với hình ảnh của 4 vị thánh đã viết 4 cuốn sách Phúc Âm, bao gồm: thánh Matthew, thánh Mark, thánh Luke và thánh John.

Bốn thánh tông đồ trong nét vẽ của Benozzo Gozzoli, 1464-1465
Trong đó, thánh Matthew – tác giả của cuốn phúc âm đầu tiên được tượng trưng bởi hình ảnh người đàn ông có cánh hay thiên thần. Tin mừng Matthew đề cập đến gia phả Joseph, bắt đầu từ tổ phụ Abraham. Như vậy, Matthew được thể hiện trong hình dạng con người vì phúc âm của ông tập trung miêu tả bản chất con người và cuộc sống của Đấng Christ. Để minh chứng cho điều này, thánh Jerome đã viết: “The first face of man signifies Matthew, who began his narrative as though about a man: ‘The book of generation of Jesus Christ the son of David, the son of Abraham’”. Tạm dịch là: “Khuôn mặt đầu tiên của người đàn ông có nghĩa là Matthew, người đã bắt đầu câu chuyện của mình về một người đàn ông: ‘Cuốn sách về dòng họ của Chúa Jesus Christ – con trai của vua David, con trai của tổ phụ Abraham’”.

Tiếp đó, thánh Mark, tác giả của cuốn phúc âm thứ 2, gắn liền với hình ảnh của con sư tử có cánh – hình ảnh của sự can đảm và chế độ quân chủ. Trong phúc âm của mình, Ngài đã đưa hình ảnh Gioan Tẩy Giả đang rao giảng tựa như “một con sư tử đang gầm thét” lên phần đầu của tác phẩm. Và vì sư tử được cho là ngủ với đôi mắt mở, so sánh với Đấng Jesus Christ ở trong ngôi mộ, cuốn sách còn tượng trưng cho sự sống lại của Ngài. Như vậy, việc thánh Mark được thể hiện như một con sư tử có cánh là do Ngài đã tuyên bố nhân phẩm hoàng gia của Đấng Jesus Christ. “The second (face signifies) Mark in whom the voice of a lion roaring in the wilderness is heard: ‘A voice of one shouting in the desert: Prepare the way of the Lord, make his path straight.’”. Tạm dịch là: “Gương mặt thứ hai là thánh Mark – người mang giọng nói như con sư tử gầm thét trong hoang dã: Hãy dọn đường cho Thiên Chúa, hãy làm con đường của Ngài thẳng tiến.’”.

Bốn thánh tông đồ trong hình ảnh biểu tượng trên kính nhà thờ.
Kế đến, thánh Luke, tác giả của cuốn phúc âm thứ 3 và sách Công Vụ Tông Đồ, được thể hiện bởi hình ảnh một con bò có cánh – tượng trưng cho sự hy sinh, phục vụ và sức mạnh. Phúc âm của ông đề cập đến sự hy sinh, chuộc tội cho con người của Đấng Jesus Christ – Ngài đã phải chịu khổ nạn và đóng đinh vào Thập Giá để cứu rỗi nhân loại. Do đó, việc thánh Luke được gán ghép với hình ảnh con bò là hoàn toàn hợp lý. “The third (is the face) of the calf which prefugures that the evangelist Luke began with Zachariah the piest”. Tạm dịch là “Gương mặt thứ ba của con bò tiên báo thánh Luke và các giáo sĩ Zachariah”.

Cuối cùng, thánh John, tác giả của cuốn phúc âm thứ 4, được đại diện bởi biểu tượng con đại bàng – một con vật của bầu trời và theo quan niệm nhân gian, nó có thể nhìn thẳng vào mặt trời. Trong tác phẩm của mình, Ngài bắt đầu với cái nhìn tổng quan đời đời của Jesus Christ. Nó đề cập đến sự thăng thiên và bản tính Thiên Chúa của Chúa Con. “The fourth (face signifies) John the evangelist who, having taken up eagle’s wings and hastening toward higher matters, discusses the Word of God”. Tạm dịch là: “Thứ tư là khuôn mặt của thánh John, Ngài đã nâng cánh chim đại bàng và đẩy nhanh tiến độ đến các vấn đề cao hơn, thảo luận về Lời của Thiên Chúa”.

Như vậy, qua bộ tứ tượng, chúng ta thấy được hình ảnh của các vị thánh cùng nội dung của 4 cuốn phúc âm. Cả 4 cuốn sách này mô tả về dòng họ, cuộc đời, sự hy sinh và thăng thiên của Người vĩ đại nhất trong Thiên Chúa Giáo – Đấng Jesus Christ. Chúng đại diện cho tất cả quy luật vũ trụ, các điều răng dạy, đạo làm người. Như vậy, đặt hình ảnh của bộ tứ tượng ở 4 góc lá bài như lời nhắc nhở: Thiên Chúa đã xuống thế làm người, Ngài hiểu cuộc sống của con người và đã cứu rỗi nhân loại khỏi cái chết. Do đó, Ngài có thể nắm bắt từng hành động của chúng ta, sắp xếp và định đoạt định mệnh của mỗi người. Những sự kiện chúng ta gặp phải được các Đấng bề trên thiết lập. Từ đó, chúng ta phải sống theo những điều được viết trong thánh kinh, tức mở rộng ra hơn là sống vì lẽ phải thì mới có thể nhận được những điều tốt lành.

Mặt khác, trong chiêm tinh học, bộ tứ tượng còn đại diện cho 4 cung hoàng đạo ổn định: con bò – cung Kim Ngưu, con sư tử - cung Sư Tử, con đại bàng – cung Thiên Yết và thiên thần – cung Bảo Bình. Trong đó, cung Kim Ngưu là dấu hiệu của tiền bạc, của cải vật chất. Cung Sư Tử đại diện cho quyền lực, sự thống trị. Cung Thiên Yết lại nói đến những điều bí ẩn như cái chết, tình dục, Và cuối cùng, cung Bảo Bình lại biểu trưng cho hy vọng, giấc mơ và bạn bè. Ngoài ra, các cung hoàng đạo ấy còn đại diện cho 4 mùa trong năm, 4 phương địa lý. Do đó, nhìn một cách tổng thể, ta có thể thấy được Bánh Xe May Mắn vận hành xuyên suốt không gian, nó không từ một ai trong bất kỳ lĩnh vực nào. Còn khi bánh xe xoay chuyển theo thời gian, nó cuốn theo những hành động của chúng ta trong quá khứ và sẽ trả lại những điều đó trong tương lai.

Cuối cùng, trong tiếng Hebrew, bộ tứ tượng còn gắn liền với tên gọi của Thiên Chúa – Yod Heh Vav Heh. Điều đó, một lần nữa nhấn mạnh rằng Thiên Chúa đứng bên trên và bên trong tất cả qui luật của vũ trụ và của cuộc sống con người.

Khác với thần thoại xưa hay câu chuyện về vua Arthur, Bánh Xe May Mắn trong lá The Wheel of Fortune không được vận hành bởi 3 chị em nữ thần Moirai hay nữ thần May Mắn Fortuna mà thay vào đó là 3 sinh vật huyền bí: nhân sư, con rắn và Hermanubis.

Anubis (Hermanubis) trong một cuộn vải ai cập cổ. Ảnh: Wikipedia
Bàn về hình ảnh con nhân sư, trong bài viết về The Chariot, ta đã đề cập đến nhân sư như một con vật chuyên đánh đố loài người về chính con người và các hiện tượng tự nhiên xung quanh họ. Khi nào nó còn tồn tại thì những bí ẩn trong cuộc sống vẫn chưa thể nào giải đáp hết. Mang trọn vẹn ý nghĩa đó vào The Wheel of Fortune, con nhân sư ngự trên vị trí cao nhất của Bánh Xe May Mắn, nó gợi nhắc cho chúng ta thấy rằng sự thay đổi, vần xoay của những sự kiện, diễn biến trong đời người, may mắn hay bất hạnh, giàu có hay nghèo khổ, được hay mất là sự sắp đặt của vũ trụ, đầy ngẫu nhiên nhưng cũng rất tất nhiên. Thế nhưng trong con mắt phàm trần, chúng ta chỉ nhìn thấy nó qua cái bề mặt hiện tượng bên ngoài, mà không ai hiểu thấu được quy luật ẩn chứa bên trong. Thế nên, đôi khi, con người cứ lao đi vào vòng xoay cuộc đời ấy, bị nó nghiền nát mà cuối cùng vẫn không thể hiểu được mục đích, ý nghĩa cho những gì mình đã trải qua. Song! Đó không phải là tất cả, nhìn kỹ lại, chúng ta dễ dàng nhận thấy con nhân sư đang ôm trong tay thanh kiếm 2 lưỡi. Kiếm là đại diện cho trí tuệ. 2 lưỡi tượng trưng cho những điều thiện ác, mặt tốt và mặt xấu. Như vậy, những bí ẩn về số phận, định mệnh của con người không phải là không thể hé mở. Ở đây, nếu chúng ta dừng lại một chút, mở rộng tầm mắt, nâng cao khả năng suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề trên bình diện tất cả các mặt thì sớm hay muộn gì, chúng ta sẽ nhận ra quy luật và cách thức mà Bánh Xe May Mắn vận hành, tức là hiểu sâu sắc hơn về sự chuyển biến của dòng đời.

Ở đây, thật thiếu sót, nếu không nhắc đến The Four Power of the Sphinx – 4 Sức mạnh của Nhân sư, được phân tích và phát triển trong các bài viết, công trình nghiên cứu của 2 nhà huyền học nổi tiếng Eliphas Lèvi và Aleister Crowley. Trong quan niệm này, nhân sư được gắn kết với 4 sức mạnh đó là To Know – Hiểu biết, To Dare – Mạo hiểm, To Will – Sẵn sàng và To Keep Silence – Giữ yên lặng. Và như vậy, nhân sư được kết nối với bộ tứ tượng kể trên: nhân sư là sinh vật tổng hợp, nó có cái đầu của con người, bờm và hai chân trước của con sư tử, thân của con bò mộng và cánh của con đại bàng. Lại nói, 4 con vật này là hiện thân cho 4 nguyên tố cấu thành vũ trụ: nước, lửa, khí, đất; 4 mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông và 4 phương địa lý: đông, tây, nam, bắc. Sự hòa hợp của chúng trong nhân sư được xem là hình ảnh hoàn mỹ và cân bằng nhất của con người. Như vậy, dưới một góc nhìn khác, việc đặt con nhân sư lên vị trí trên cùng như một mục tiêu mà Bánh Xe May Mắn hướng đến. Sự sắp đặt của vạn vật, tạo hóa, thực chất là sự tôi luyện nhằm giúp con người tự hoàn thiện bản thân mình. Và để thực hiện điều đó, mỗi chúng ta phải Hiểu Biết những gì phải được hoàn thành, Sẵn Sàng với những điều đòi hỏi, dám Mạo Hiểm trước những thách thức và Giữ Yên Lặng để phân biệt rõ ràng mọi thứ.

Ngoài ra, trong Wheel of Fortune, con nhân sư còn được biết đến như vị thần Ai Cập – Horus, vị thần có đầu chim ưng, con của thần Isis và thần Osiris. Ngài là vị thần đại diện cho ánh sáng, sức khỏe, sự sống và tái sinh. Mắt phải của ngài có màu trắng, đại diện cho mặt trời và mắt trái có màu đen, đại diện cho mặt trăng. Hai vầng sáng lớn nhất ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt và cuộc sống của con người trên thế gian.

Hình ảnh Typhoon trong vại cổ của La Mã. Ảnh: Theoi.com
Phía bên tay trái là hình ảnh con rắn. Con rắn trong nhiều truyền thuyết, thần thoại là con vật xấu xa, gieo rắc tai ương cho nhân loại. Không nằm ngoài ý nghĩa đó, con rắn trong lá bài chính là hiện thân của Typhon trong thần thoại Hy Lạp hay thần Seth trong thần thoại Ai Cập. Nếu như Typhon là con của Gaia và Tartaus, một con quái thú với âm mưu lật đổ Zeus để trở thành Vua của các vị thần là loài người thì Seth lại là vị thần bão tố, sấm sét và sa mạc, là em trai và là người đã từng hại chết Osiris, chặt và quăng xác của ngài trên khắp bờ cõi Ai Cập. Như vậy, dù biểu thị cho nhân vật nào, thì con rắn ở đây đều thể hiện cho những tội lỗi, lòng tham, hận thù. Nó đang lăn bánh xe đi xuống, biến cuộc đời thành những chuỗi ngày bất hạnh, bi thương, thậm chí là cái chết.

Phía bên tay trái là một hình người Hermanubis, tượng trưng cho thần Anubis, vị thần mình người đầu chó rừng. Ngài có mặt trong quá trình ướp xác, là vị thần đại diện cho cuộc sống sau cái chết và tái sinh. Trong Wheel of Fortune, ngài đang đẩy Bánh Xe May Mắn đi lên, ý nói đến sự hồi phục sau những ngày tháng đen tối. Ở một vài phiên bản cổ kể lại rằng, Anubis chính là con của thần Seth. Thế nên, ở một góc nhìn khác ta nhận thấy, cái chết lại chính là cha của sự tái sinh. Do đó, cái chết chưa phải là tất cả, nó chỉ là bắt đầu cho một quá trình mới – một cánh cửa khép lại thì một cách cửa khác lại mở ra.

 Như vậy, nhìn tổng thể toàn bộ, ta dễ dàng nhận thấy cả ba sinh vật vận hành Bánh Xe May Mắn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Con nhân sư, hiện thân của thần Horus, đại diện cho ánh sáng, cho cuộc sống. Nó ẩn chứa tất cả bí mật của tạo hóa. Mặt khác, nó còn tượng trưng cho con người từ lúc vừa sinh ra đến lúc trưởng thành và già đi – tựa như câu đố nổi tiếng: “Sinh vật nào buổi sáng đi bằng bốn chân, buổi trưa đi bằng hai chân và buổi chiều đi bằng ba chân?”. Kế đến là con rắn, Typhon hay Seth, đại diện cho cái chết. Và cuối cùng, là Hermanubis, thần Anubis biểu thị cho sự tái sinh, khởi đầu một chu trình, một cuộc sống mới. Tóm lại, cả 3 sinh vật là hiện thân của vòng luân hồi: sinh – tử - tái sinh!

Tiếp đến, chúng ta tiến đến bên trong, phân tích hình ảnh chiếc Bánh Xe May Mắn với 3 vành, 8 nan hoa cùng những kí tự, biểu tượng được chạm khắc bên trên.

Trong tác phẩm The Tarot of Awakening của Amy M.Wall, tác giả đã mô tả chiếc Bánh Xe như hiện thân của 4 thế giới trong Kabalah – cái chốt chính giữa tượng trưng cho Atziluth, vành trong cùng là Briah, vàng thứ 2 là Yetzirah và cuối cùng, vành thứ 3 bên ngoài là Assiah. Như vậy, Wheel of Fortune đại diện cho tất cả các mặt, các khía cạnh của vũ trụ. Và Bánh Xe xoay chuyển, tựa như mặt trăng quay quanh Trái Đất còn Trái Đất thì quay quanh mặt trời. Toàn bộ vũ trụ là sự vận hành cũng như tổng thể cuộc sống con người là sự biến chuyển.

Bên cạnh đó, chiếc Bánh Xe có cấu tạo gồm 8 nan hoa. 8 nan hoa ấy chính là tượng trưng cho 8 ngày lễ trong năm: Samhain/ All Hallow’s Eve/ Halloween (31/10); Yule/ Winter Soltice (21/12); Imbolc/ Candlemas/ Brigid’s Day (02/02); Ostara/ Eostar/ Spring Equinox (20/3); Beltane/ May Day (01/01); Litha/ Summer Solstice (21/06); Lammas/ Lughnasad (01/08) và Mabon/ Fall Equinox (22/09). Một lần nữa, ta thấy rằng Bánh Xe May Mắn không chỉ xoay chuyển theo không gian mà còn theo thời gian.

Trên vành thứ 2 của Bánh Xe May Mắn là biểu tượng giả kim thuật. Chúng bao gồm biểu tượng Mercury, tức sao thủy trong chiêm tinh học và cũng là biểu tượng của thủy ngân (nằm bên dưới chữ T); biểu tượng của lưu huỳnh (nằm bên cạnh chữ A); biểu tượng của muối (nằm bên bên cạnh chữ O) và cuối cùng là biểu tượng tương tự như chòm sao Bảo Bình, đại diện cho sự phân hủy trong giả kim thuật (nằm bên trên chữ R). Viết về phần này, trong bài nghiên cứu “Lá X – The Wheel of Fortune” của anh Tiểu Yết Yết có đoạn: “Giả kim thuật vào đầu thế kỉ 17 cho rằng thế giới được cấu tạo nên từ 3 chất là thủy ngân, muối và lưu huỳnh. Các chất đó tương tác để cấu tạo nên mọi vật chất trên thế giới thông qua 2 nguyên lý là xung đột và tình yêu (hiểu nôm na là phân tách và hòa hợp ) thông qua các hình thức như đốt cháy, thăng hoa, bay hơi,… Nếu hiểu rộng ra thì nó chính là quá trình phân hủy một chất sẽ tạo nên một hay nhiều chất mới. Như vậy vòng tròn thứ 2 của bánh xe ám chỉ nguyên lý sinh ra mọi vật trên thế giới”.

Trên vành ngoài cùng của Bánh Xe May Mắn là 8 kí tự, bao gồm 4 kí tự Latin T, A, R, O và 4 kí tự Hebrew.

Về 4 kí tự Latin, chúng ứng với ma phương Tarot. Trong bài viết cùng tên, Phillippe Ngo đã đề cập đến ma phương này như sau:


“Ma phương Tarot được xây dựng từ thuật ngữ "Rota Taro Orat Tora Ator" được dịch thành "The Wheel of Tarot speaks the Law of Ator" nghĩa là Vòng quay Tarot tiên tri về luật của thần Hathor. Thuật ngữ này chỉ được xây dựng từ 4 chữ cái và sử dụng đảo ngữ như trường hợp của ma phương Sator. Hầu hết các sách tarot đều chỉ nhắc đến thuật ngữ này mà không hề giải thích gì thêm về cấu trúc của nó.

Trong cuốn The Tarot của Mathers xuất bản năm 1888, ông đã giải nghĩa cấu trúc biến đổi từ ngữ trong từ Tarot như sau "The following are interesting metatheses of the letters of TARO: TORA (Hebrew) = Law; TROA (Hebrew) = Gate; ROTA (Latin) = wheel; ORAT (Latin) = it speaks, argues, or entreats; TAOR (Egyptian) = Täur, the Goddess of Darkness; ATOR (Egyptian) = Athor, the Egyptian Venus.". Tức là:

TORA: Luật lệ

TROA: Cổng
ROTA: Vòng quay
ORAT: Tiên tri
TAOR: Tên của thần Bóng Tối
ATOR: Tên của thần Tình Yêu

Ma phương Tarot chỉ sử dụng thuật ngữ 4 từ : "Rota Taro Orat Ator". Đây mới chính là thuật ngữ đúng đắn của mật chú Tarot. "Rota Taro Orat Ator" phải dịch là "The Wheel of Taro by Ator" nghĩa là Vòng Quay của Tarot bởi thần Hathor.”

Hathor trên một tấm papyrus tại bảo tàng Brooklyn Museum, New York.


Hathor là vị nữ thần bầu trời của người Ai Cập và là con gái của thần Ra. Bà là vị nữ thần của bà mẹ và trẻ em. Bà chăm sóc, nuôi dưỡng người sống cũng như chở người chết qua âm phủ - một vòng sinh tử. Mặt khác, truyện xưa còn kể rằng, Hathor trước kia là nữ thần báo thù Sekhmet, được thần Ra tạo ra để trừng trị loài người. Song do tính hiếu chiến của mình, Sekhmet đã tàn sát hầu như toàn bộ nhân loại. Bấy giờ, thần Ra đã tưới ướt các bãi chiến địa bằng hàng nghìn lít rượu pha nước trái lựu. Sekhmet khát máu đã uống no thứ nước màu đỏ tươi ấy và nó trở nên say khướt không còn tấn công được nữa và sau đó biến hóa thành nữ thần Hathor xinh đẹp. Do đó, trong bản thân vị nữ thần này tồn tại cả cái thiện và cái ác, cả tốt và xấu. Như vậy, “Rota Taro Orat Ator” mang ý nghĩa về vòng luân hồi của con người và trong vòng xoay ấy chúng ta sẽ đối mặt với tất cả những điều tốt đẹp cũng như những thứ đen tối nhất.



Xen kẽ với các mẫu tự Latin là các mẫu tự Hebrew – Yod Heh Vav Heh ý chỉ tên của Đấng Chúa Trời toàn năng. Đây là lần ba, chúng ta thấy sự nhắc lại của cái tên quyền năng này. Lần đầu là bộ tứ tượng ở bốn góc lá bài. Lần thứ 2 là trong con nhân sư – sinh vật vận hành bánh xe. Và lần thứ 3, ngay trên vành của bánh xe ấy. Như vậy, Thiên Chúa có mặt ở tất cả mọi nơi. Ngài vừa cho chúng ta quy luật về cuộc sống, vừa thiết lập và vận hành nó.

Từ đầu đến bây giờ, chúng ta đã phân tích hàng loạt các biểu tượng và bắt gặp những triết lý giao thoa từ nhiều nền văn minh với nhau, ảnh hưởng lên tất cả các khía cạnh của cuộc sống con người. Như vậy, khi Bánh Xe May Mắn xoay chuyển, nó hòa trộn tất cả mọi thứ lại với nhau, tạo nên số phận của vũ trụ, định mệnh của con người. Khi vận hành, Bánh Xe ấy thể hiện một quy luật duy nhất – quy luật của tạo hóa!


Trong bộ ẩn chính – major arcana, lá bài The Wheel of Fortune được đánh số 10. Với tác phẩm “A Dictionary of Symbol”, tác giả J.E. Cirlot đã định nghĩa: “Trong các hệ thống thập phân, số 10 tượng trưng cho sự trở về với nhất nguyên. Trong Tam giác điểm 4 hàng Tetractys (mà tam giác gồm các điểm – 4, 3, 2, 1 – có tổng số là 10), số 10 có liên lạc với số 4. Nó cũng tượng trưng cho sự thành đạt tâm linh cũng như cho sự thống nhất trong chức năng như một số chẵn (hoặc lưỡng lự) hoặc như khởi đầu của một chuỗi mới đa bội. Theo một số lí thuyết, số 10 tượng trưng cho tính toàn thể của vũ trụ . cả siêu hình và vật chất – bởi nó nâng vạn vật đến nhất nguyên. Từ tư tưởng Đông phương cổ đại, qua trường phái Pythagoras và cho suốt đến Thánh Jerome, nó được biết như con số của sự hoàn hảo.”


Số 10 là sự tổng hợp của số 1 và số 0, tức nó gắn kết với lá The Magician và The Fool. Trong các bài viết trước, tôi đã trình bày con số 1 khi được gắn liền với The Magician nó khẳng định vị thế độc tôn, sức mạnh, quyền năng và uy lực của vị Pháp Sư. Ở đây, được nhìn nhận như bản chất cái tôi của con người. Còn con số 0 khi gán ghép với lá The Fool là biểu trưng do sự vô tận. Nó thiếu vắng mọi thứ nhưng cũng là tiềm năng cho bất kì điều gì. Như vậy, số 10, đặt số 1 đứng kế số 0, tương tự như đặt con người vào trong vòng xoáy bất tận của cuộc đời, ở đấy mọi thứ đều có thể xảy ra, xuyên suốt cả chu kì sinh – tử - tái sinh.

Mặt khác, trong hệ nhị phân, tất cả mọi thứ đều được ghi nhận bởi 2 con số 1 và 0. 2 con số này tượng trưng cho 2 mặt của 1 vấn đê, 2 chiều hướng phát triển của sự vật, sự việc. 1 là có tất cả, 0 là không có gì. Do đó, con số 10 ở đây còn nói lên yếu tố ngẫu nhiên, các mặt của chuỗi sự kiện tồn tại trong cuộc sống của con người.

Ngoài ra, việc đánh số trên lá bài còn được thể hiện dưới dạng số La Mã, con số 10 tương tự như mẫu tự X trong bảng chữ Latin. Theo quan niệm, X thường gán liền với ẩn số, thể hiện những điều bí ẩn, chưa được khám phá. Như vậy, một lần nữa, The Wheel of Fortune cho ta thấy vòng quay của Bánh Xe May Mắn mang đến cho chúng ta những điều không thể lường trước được.

Gắn liền với chiêm tinh học, lá The Wheel of Fortune được đại diện bởi sao Mộc – Jupiter. Đấy là hành tinh lớn nhất, tượng trưng cho sự phát triển, mở rộng , may mắn và sự hăng hái, nhiệt tình. Biểu tượng của nó giống như con số 21 và số 4 – con số phát âm gần giống với từ “fortune”.

Trong hệ thống chữ Hebrew, lá bài được gắn liền với mẫu tự “Kaph” tức là “nắm tay” hay “bàn tay”. Điều đó có nghĩa là vũ trụ mà chúng ta đang sống là một hệ thống khép kín: không gì có thể thoát ra khỏi. Và vì thế, số phận của con người sẽ mãi mãi vần xoay trong Bánh Xe May Mắn.

Và cuối cùng, khi nối kết với Cây Sự Sống – Tree of Life, lá The Wheel of Fortune đại diện cho con đường thứ 21, nối liền Chesed với Netzach, nằm toàn bộ trên Cột Nhân từ - the Pillar of Mercy. Nó chỉ ra rằng, tất cả mong muốn của chúng ta cho những điều tốt đẹp – nhân từ, lòng từ bi và tình yêu – là những yếu tố giúp vận hành Bánh Xe May Mắn.

Tóm lại, The Wheel of Fortune nói lên những biến chuyển trong cuộc sống của con người và rộng ra hơn là toàn thể vũ trụ. Những điều xảy đến với chúng ta là rất ngẫu nhiên nhưng cũng rất tất nhiên. Nó là tổng hòa của những quy luật cuộc sống, là một chuỗi những hành động của chúng ta trong quá khứ dẫn đến tương lai. Do đó, để nắm bắt được những bí ẩn, chúng ta cần có hiểu biết, phải suy ngẫm mọi thứ, xem xét chúng ở tất cả các phương diện. Và cuối cùng, lá bài đại diện cho những xoay chuyển trong cuộc sống của chúng ta, những chuỗi ngày đen tối có thể bỗng chốc trở nên tươi sáng, nhưng những điều tốt đẹp cũng có thể trong nháy mắt hóa thành tồi tệ.

Xem toàn bộ bài viết trong cuốn Mật Mã Bài Tarot.

Tài liệu tham khảo:

· Những bí ẩn triết lý và Đạo học của các con số, www.tarothuyenbi.info, Nguyễn Tiến Văn dịch và giới thiệu
· Tarot chú giải – Phùng Lâm – Thư viện Tarot Huyền Bí
· Sơ lược về 10 con số trong Minors – Bé Béo, Niran Gokuraku – www.tarothuyenbi.info
· Lá X – The Wheel of Fortune – Tiểu Yết Yết – www.tarothuyenbi.info
· Ma phương Tarot – Phil Ngô – www.tarothuyenbi.info
· On The Power of the Sphix – www.hermetic.com
· Seventy Eight Degrees of Wisdom (Rachel Pollack) – 78 Độ Minh Triết (Bản dịch của Pansy 88)
· Understanding Aleister Crowley’s Thoth Tarot (Lon Milo DuQuette)
· Tarot Constellations (Mary K. Greer)
· The Tarot of Awakening (Amy M. Wall)
· Wizards Tarot Handbook (Corrine Kenner)
· Tarot and Astrology (Corrine Kenner)
· Tarot of the Sidhe Companion (Emily Carding)
· Western Mysteries (David Allen Hulse) – Bí Mật Phương Tây (NXB Văn hóa Thông tin)
· Quy luật vũ trụ (Joanna Martine Woolfolk) – NXB Đồng Nai
· Website: www.tarotteaching.com

Thảo Nguyễn, thành viên Tarot Huyền Bí. Bài viết mang quan điểm của tác giả.Viết dưới sự hướng dẫn của Phùng Lâm và Phillippe Ngo.
Đọc tiếp »

Lá X – Wheel of Fortune

item-thumbnail
Chào cả nhà, Yết sẽ chia sẻ với cả nhà về lá X – Wheel of Fortune. Lá X – Wheel of Fortune mà Yết dùng để phân tích là của bộ Rider Waite. 

Wheel of Fortune trong Rider Waite Tarot. Ảnh: Internet

Điều đầu tiên khi nhắc đến lá X – Wheel of Fortune chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay đến các từ như may mắn, số phận hay sự kiện bất ngờ xảy ra. Có vẻ đúng nhưng chưa hẳn vì đây chỉ là một hệ quả có thể xảy ra từ ý nghĩa chính của nó nên sẽ rất dễ gây hiểu lầm với các bạn newbie. Mỗi khi tìm hiểu về một lá bài thì cuốn đầu tiên tôi tham khảo chính là cuốn Pictorial Key to the Tarot của ông Waite. Trong đó ông ta viết:
Đọc tiếp »
Tiếp Tục
Trang chủ