Tarot Huyền Bí Blog thủ thuật
10/10 1500 bình chọn

The Fool VS Ten of Swords - Học So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Ý nghĩa chung gây lầm lẫn giữa hai lá bài là sự đau khổ và tai họa. Điểm khác biệt nằm ở chỗ, The Fool lãnh nhận sự đau khổ và tai họa này như là hậu quả của những điều điên rồ đã làm (do sự điên loạn hoặc thiếu kinh nghiệm). Trong khi đó, Ten of Swords là sự thất bại đau khổ của một người đã bướ qua đầy đủ kinh nghiệm nhưng cuối cùng đành buông xuôi mà thất bại (do hoàn cảnh bất khả kháng, hay khả năng có hạn). Phái Golden Dawn đưa thêm một nghĩa phụ về sự xất xược và ngạo mạn, có thể gây lầm lẫn với The Fool, tuy nhiên bản chất khác biệt giữa sự điên loạn mất kiểm soát (trong The Fool) và sự ngạo mạn của người có nhiều kinh nghiệm hay tài năng (trong Ten of Swords), vẫn giúp chúng ta nhận ra sự sự sai khác cơ bản.

Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở Pháp. 
Đọc tiếp »

The Fool VS Nine of Swords - Học So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Hai lá bài có điểm chung liên quan đến sự nghi ngờ và do dự. Chú ý là ở The Fool, sự phân vân này được nhấn mạnh ở trường phái Mathers, và yếu hơn ở phái Waite hay Crowley (Waite nhấn mạnh sự lơ đễnh, mất tập trung; trong khi Crowley nhấn mạnh sự khai phá), nguồn gốc của sự phân vân này là ở sự thiếu kinh nghiệm. Ở Nine of Swords, sự nghi ngờ và do dự này là do bề dày kinh nghiệm. Cả Waite, Mathers và Case (ngoại trừ Crowley) đều cho là điều này là cần thiết và hữu ích, tức là tích cực. Ngược lại với The Fool tạo nên sự tiêu cực. Lá Nine of Swords, Waite gọi là nỗi sợ có căn cứ, còn Mathers gọi là sự hoài nghi khôn ngoan.

Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở Pháp. 
Đọc tiếp »

The Fool VS Eight of Swords - So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Hai lá này có nhiều điểm chung có thể gây nhầm lẫn. Ở đây, chỉ tập trung vào vài điểm căn bản nhất. Để phân biệt, phải bám vào luận giải chung, chứ nếu canh vào chi tiết ý nghĩa thì sẽ bị lạc lối. Chìa khóa là ở đây: The Fool là kẻ thiếu kinh nghiệm, Eight of Swords là kẻ dầy dặn kinh nghiệm.

Nhóm thứ nhất liên quan đến sự bội tín và chống đối ở nghĩa ngược của Eight of Swords. Ở The Fool, sự bội tín hay chống đối này không có một mục đích phá hoại, nó đơn giản là sự "thiếu hiểu biết" của The Fool so với mục tiêu của đối phương (đồng nghiệp hay cấp trên). Ở Eight of Swords, đây là sự bội tín có chủ đích. Dù vậy, Liber T cũng đề cập đến một số ngữ nghĩa gây sự lầm lẫn với The Fool: bốc đồng, rồi loạn ở một số mặt (tức là trạng thái không chủ đích). Nếu chỉ dựa trên sự khác biệt giữa có và không có chủ đích thì vẫn chưa đủ để phân biệt hai lá này. Cần nhớ về sự khác biệt giữa có kinh nghiệm và không có kinh nghiệm. Sự bốc đồng, bất ổn định của The Fool do không nắm được hậu quả (không có kinh nghiệm), trong khi ở Eight of Swords là bất chấp hậu quả (dù đã biết hoặc chí ít là cảm nhận được, có kinh nghiệm).

Nhóm thứ hai liên quan đến sự tai nạn và khủng hoảng. Nhóm nghĩa này xuất hiện ở cả nghĩa thuận lẫn nghĩa ngược, và là một nghĩa chủ đạo trong Eight of Swords. Sự khác biệt nằm ở khía cạnh kinh nghiệm. Giải nghĩa của cả Waite và Mathers lẫn Crowley đều không diễn đạt rõ ý nghĩa này, nhưng Liber T giải nghĩa tương đối dễ hiểu. Eight of Swords thất bại do quá chú trọng sự tiểu tiết, bị đánh lừa bởi chính kinh nghiệm của mình. Trong khi The Fool là sự thiếu hoàn toàn kinh nghiệm. 

Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở Pháp. 
Đọc tiếp »

The Fool VS Seven of Swords - So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Điểm chung liên quan đến sự tự tin, nỗ lực và kết quả thất bại. Lá bài này được xem là khó, chính Waite cũng nhắc nhở về tính nước đôi của lá bài. Một mặt, nó giống The Fool ở điểm nỗ lực và tự tin. Ở The Fool, sự nỗ lực hay tự tin này mang tính chất ngu muội, chẳng biết trời đất là gì, những nỗ lực này hoàn toàn không màn đến thực tế sai lầm. Ở Seven of Swords, nỗ lực này là có toan tính, nhưng sự toan tính không vượt qua được sự thật phũ phàng. Cả hai phần nỗ lực này (ở cả hai lá) đều có ít nhiều sự ảo tưởng, nhưng ở Seven of Swords vẫn gần với sự tỉnh táo hơn. 

Điểm thứ hai ở sự thất bại. Seven of Swords là sự thất bại không hoàn toàn, tức là đối tượng vẫn đạt được chút gì đó sau tất cả. Waite và Mathers dường như gặp khó khăn khi diễn đạt ý này, cho nên họ đã cố đưa vào các yếu tố tích cực trong từ khóa liên quan về lời khuyên, hay những yếu tố thất bại nhẹ (không mạch lạc, thông suốt; tranh cãi phiền toái...). Trong khi ở The Fool, là một sự thất bại điên rồ, không thể cứu chữa, mà Waite gọi đó sự trả giá. Nó còn hơn sự thất bại nữa, mà là một sự thất bại báo trước.
Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở Pháp. 
Đọc tiếp »

The Fool VS Six of Swords - So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Điểm chung của hai lá bài này khá phức tạp, do luận giải của Mathers, Waite khác biệt nhau. Cả hai ngữ nghĩa đều ít khi gây nhầm lẫn. Điểm duy nhất có thể gây khó khăn là trong nghĩa ngược của lá này trong quan điểm của Waite, gắng liền với sự thất bại trong tòa án hay kiện tụng. The Fool cũng có một nghĩa ám chỉ sự trả giá và đền tội. Điển khác biệt nằm ở tiến trình của sự thất bại hay trả giá đó. Ở lá Six of Swords, ý nghĩa của nó đơn thuần là giá trị của phán quyết, nó không nói lên bản chất của hành động dẫn đến phán quyết đó (ví dụ như đó là một phán quyết sai lầm), trong khi ở The Fool, ý nghĩa của phán quyết đó là sự trả giá cho những hành động điên rồ. Ở mức độ này, phán quyết trong The Fool có thể coi là mặc nhiên hợp lý và công bằng, trong khi ở lá Six of Swords có thể là không.
Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở Pháp. 
Đọc tiếp »

The Fool VS Five of Swords - So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Điểm chung của hai lá bài này nằm sự thất bại thảm hại ở cả nghĩa thuận lẫn nghĩa ngược của Five of Swords. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của hai lá này khác xa nhau. Ở The Fool, mức độ nghiêm trọng rất nhẹ, chủ yếu là sự không hoàn thành được điều cần làm ở hiện tại, không hề dính dáng đến sức khỏe hay tính mạng. Ngược lại, ở Five of Swords, ở cả nghĩa thuận lẫn nghĩa ngược, đều ít nhiều dính dáng đến sự mất mát về nhân mạng, hoặc tai họa sụp đổ hoàn toàn, không thể khắc phục được. Ở cả hai phái Waite và Mathers đều mang tính chất đặc trưng này của lá Five of Cups.
Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở Pháp. 
Đọc tiếp »

The Fool VS Four of Swords - So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Hai lá bài này hầu như có rất ít điểm chung lớn nào để phân biệt. Điểm duy nhất có thể gây khó hiểu là ở sự trì trệ trong cả hai lá bài. Sự trì trệ đó tìm thấy ở nghĩa thuận của lá bài Four of Swords. Sự trì trệ ở The Fool đặc trưng bởi sự do dự, cẩu thả, thiếu quyết đoán; trong khi ở Four of Swords là sự thoái lui, rút lui để bảo toàn lực lượng hoặc năng lượng. Một cái bị động, một cái chủ động. Một cái không chủ đích, một cái có chủ đích. Thứ nữa là cần phân biệt giữa thái độ trì trệ và thái độ thoái lui. Điểm cuối cùng dị biệt là The Fool là sự thất bại hoàn toàn, nhưng ở Four of Swords vẫn có điểm sáng cuối đường hầm, nhất là trong quan điểm của Waite.
Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở Pháp. 
Đọc tiếp »

The Fool VS Three of Swords - So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Điểm gây lầm lẫn nằm ở cả nghĩa thuận và nghĩa ngược của lá Three of Swords. Ở nghĩa thuận, sự trả giá, sụp đổ là điểm căn bản chính, và cùng ám chỉ một kết quả hiển nhiên. Ở The Fool là sự điên rồ; trong khi ở Three of Swords là sự đoạn tuyệt, sự chấp nhận. Điển khác biệt chính là sự nhận thức: ở The Fool, nhân vật không hề nhận thức được hoàn cảnh của bản thân, và cũng không nhận thức được sự điên rồ của mình; trong khi ở Three of Swords, nhân vật nhận thức được hoàn cảnh của mình, cũng như sự chấp nhận số phận cay nghiệt đến với mình.

Ở nghĩa ngược, cả hai cùng nhấn mạnh đến yếu tố vô tổ chức, cả hai ngữ nghĩa này gần như giống nhau. Điểm khác nhau lớn nhất nằm ở chỗ: The Fool nhấn mạnh đến yếu tố vô tổ chức theo hành xử cá nhân (một người vô tổ chức trong một tập thể đồng nhất), trong khi Three of Swords là sự vô tổ chức theo tập thể (một tập thể vô tổ chức). Ở trường phái Waite, sự khác biệt này nhỏ đến mức, trong phần lớn trường hợp, tôi vẫn thường  sử dụng một nghĩa chung cho cả hai lá bài.
Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở Pháp. 
Đọc tiếp »

The Fool VS Two of Swords - So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Điểm cần phân biệt nằm chủ yếu ở nghĩa ngược của Two of Swords. Sự giống nhau nằm ở kết quả thất bại ở cả hai lá bài. Two of Swords nhấn mạnh đến sự phản bội có toan tính, trong khi The Fool nhấn mạnh đến sự vụng về thờ ơ, hoặc mặt nào đó là sự cẩu thả, vô dụng. Mặc dù hai ý nghĩa này khác xa nhau về bản chất, nhưng lại có sự tương đồng ở mặt biểu hiện: sự trung thành không nhất quán, lối cư xử tiền hậu bất nhất của nhân vật. Đặc biệt nhấn mạnh đến khía cạnh tình bạn trong việc giải đoán hai lá bài này. 

Một điểm khác nữa, nếu xét về cách hành xử, ở The Fool là sự trễ nãi, do dự trong sự cẩu thả; thì ở Two of Swords là sự kiên quyết đằng sau sự cân nhắc cẩn trọng. Cả hai dường như có độ trễ trước khi hành động, nhưng ở The Fool gây ra bởi sự do dự, trong khi ở Two of Swords là do sự cân nhắc kỹ lưỡng.
Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở Pháp. 
Đọc tiếp »

The Fool VS Ace of Swords - So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Điểm chung của hai lá bài này nằm sự thiếu thận trọng ở nghĩa ngược của Ace of Swords. Điểm cần lưu ý là sự thiếu thận trọng này được xếp vào trong ngữ cảnh tình yêu, trong khi ở The Fool, được xếp vào trong tất cả ngữ cảnh. Một điểm chú ý khác là ở trường phái Waite, lá này được xác lập rõ ràng liên đới với người phụ nữ. Sự thiếu thận trọng này dẫn đến kết quả thất bại, hoặc trở ngại. Ở The Fool, ý nghĩa này được liên kết với các yếu tố điên loạn, trong khi ở lá này thì không chứa các yếu tố đó. Đây là điểm khác biệt lớn nhất cần chú ý.
Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở Pháp. 
Đọc tiếp »

The Fool VS King of Wands - So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Điểm gây lầm lẫn duy nhất của hai lá bài nằm ở nghĩa ngược của King of Wands, trong đó nó đại diện cho một nhân tách và thái độ độc đoán, không độ lượng và nghiêm khắc. Điểm chung này nằm ở sự điên loạn và thất thường của The Fool. Thái độ hẹp hòi hay nghiêm khắc thái quá của The Fool có lẽ ít nhiều mang tính cục bộ và nhất thời, nó không phải là tính cách duy trì lâu dài. The Fool không duy trì một thái độ có tính lô gic hay tuân thủ một toan tính nào cả. Ở King of Wands, sự hẹp hòi hay nghiêm khắc này ít nhiều liên hệ với tính cách cố hữu của cá nhân, luôn đặt sự khuôn phép lên hàng đầu trong ứng xử. Tuy là nghĩa ngược, nhưng thái độ này không đến mức gọi là một tính xấu, chỉ là nó gây khó khăn cho bản thân nhân vật và người xung quanh thôi.

Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp.
Đọc tiếp »

The Fool VS Queen of Wands - So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Điểm chung ở hai lá này không lớn, có thể xem thái độ đối kháng ở nghĩa ngược của Queen of Wands là một điểm gây nhầm lẫn. Ở cả hai lá bài, sự đối kháng này ít nhiều quẩn trí và điên loạn. Ở The Fool, sự đối kháng này thường vô lý, không thể biện giải theo suy luận do nó xuất phát từ sự điên loạn và vô chủ đích. Trong khi đó, Queen of Wands, sự đối kháng này là có nguồn gốc từ sự ganh ghét, và có một chủ đích cụ thể. 

Cần chú ý rằng nghĩa ngược này kết hợp với sự ganh ghét chỉ xuất hiện trong trường phái của nhà huyền học Waite, và trong mối quan hệ với các lá bài khác trong trải bài, chứ không được coi là một nghĩa cố hữu.

Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp.
Đọc tiếp »

The Fool VS Knight of Wands - So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Điểm chung của hai lá bài này nằm ở sự bất hòa và sự chia rẽ nội bộ ở nghĩa ngược và cả nghĩa thuận của Knight of Wands. Sự bất hòa hoặc từ bỏ này ở cả hai lá bài đều xác định trong hoàn cảnh bất ngờ. Ở The Fool, sự bất hòa này đến từ sự không ổn định trong tâm lý và tâm trạng của nhân vật, không có mục đích gây tổn thương. Còn ở Knight of Wands, sự bất hòa hay chia rời này là có mục đích và đã lường trước được sự tổn thương cho đối phương. Một điểm khác, dù không thể khẳng định rõ trong cách mô tả, hình ảnh chia ly và bất hòa này dường như được tô đậm trong mối quan hệ gắng kết của hai cá thể trong tình yêu hoặc trong một cam kết đồng đội. Theo trường phái Waite, sự bất hòa nằm chủ yếu ở nghĩa ngược, trong khi ở trường phái Mathers, sự bất hòa này nằm ở cả nghĩa ngược lẫn nghĩa thuận của lá bài.

Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp.
Đọc tiếp »

The Fool VS Ten of Wands - So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Điểm chung của hai lá bài này nằm ở sự tư tin và niềm tin tuyệt đối. Ở The Fool, niềm tin tuyệt đối này đến từ sự ngây thơ về những thứ xung quanh, những nguy hiểm rình rập. Ở Ten of Wands, sự tự tin này đến từ sự từng trải vì đã bước qua tất cả các bước đường để tiến đến thành công. 

Ở The Fool sự tự tin này có thể mang đến tai họa chết người. Nhưng ở Nine of Wands, sự tự tin này sẽ mang đến thành công mà không gặp bất kỳ nguy hiểm nào.

Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp.
Đọc tiếp »

The Fool VS Nine of Wands - So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Điểm chung của hai lá bài này là sự trì trệ, ở nghĩa ngược của The Fool và Nine of Wands. Sự trì trệ ở The Fool là sự trì trệ vô ý, ngẫu nhiên do nhân vật không hề có bất kỳ chủ đích hay mục tiêu nào cả. Ngược lại, sự trì trệ ở Nine of Wands là sự trì trệ có chủ đích, do cố ý làm trái và làm trì trệ hệ thống. Đó là sự cố ý mang tính phá hoại. 

Chú ý rằng sự trì trệ này, trong hệ thống của nhà huyền học Waite lại nằm ở nghĩa thuận của lá bài, thay vì ở nghĩa ngược như quan niệm của nhà huyền học Mathers. 

Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp
Đọc tiếp »

The Fool VS Eight of Wands - So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Điểm chung của hai lá bài này nằm ở chủ đề bất hòa ở nghĩa ngược của Eight of Wands. Ở The Fool, sự bất hòa này nằm ở sự ngây thơ, không ý tứ lẫn ở sự điên loạn không kiềm chế. The Fool với sự thất thường bất ổn của mình khiến cho sự hòa đồng cùng tập thể trở nên vô cùng khó khăn. Ở Eight of Wands, sự bất hòa đến từ sự cản trở trong nội bộ và có sự tranh đấu ngầm trong nội bộ. Sự bất hòa này không phải là sự kết hợp không hợp ý hoặc sự không đồng tình trong quan niệm như ở Five of Wands. Ở đây, sự bất hòa này là do tranh chấp nội bộ, nó hoàn toàn không vô tư như ở The Fool.

Sự bất hòa ở The Fool có thể dễ dàng được bỏ qua hay dàn xếp. Mối bất hòa ở Eight of Wands là không thể cứu vãn.

Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở Pháp. 
Đọc tiếp »

The Fool VS Seven of Wands - So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Điểm chung gây lầm lẫn lớn nhất giữa hai lá bài này là ở nghĩa ngược của The Fool và Seven of Wands. Cả hai đều ám chỉ đến sự do dự, không quyết đoán. Ở The Fool, sự do dự này đến từ sự vô định hướng của nhân vật, thờ ơ và không chủ tâm đến mục tiêu. Ở Seven of Wands, sự do dự này đến từ những khó khăn chồng chất và không lối thoát. Ở lá bài này, nhân vật bị dồn vào thế bí và bất kỳ lối thoát nào cũng mang đầy cạm bẫy. 

Hiếm khi điểm chung của hai lá bài này tương đối gần gũi, mà sự khác biệt cũng không quá lớn. Điểm mấu chốt cần chú ý là ở Seven of Wands, nhân vật đang trong tình huống nguy hiểm mà sự quyết định liên quan đến tính mạng và tài sản của nhân vật. Trong khi ở The Fool, tình huống do dự này không gây ảnh hưởng gì quá lớn với nhân vật, và nếu có, cũng không phải là sự mất mát do gầy dựng. Không có gì thì có thể mất gì được ?

Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp.
Đọc tiếp »

The Fool VS Six of Wands - So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Điểm khác biệt thứ nhất nằm ở một nghĩa hiếm dùng của Six of Wands: sự thất vọng trước người lãnh đạo, hoặc trong gia đình, sự thất vọng trước người chồng. Một nghĩa ngược của Six of Wands cũng có cách nhìn tương tự là sự bội tín. Cả hai ý nghĩa này đều ít nhiều có thể gây lầm lẫn với The Fool, đặc biệt là trong sự thất thường của nhân vật. 

Trong The Fool, sự thất vọng hay bội tín của kẻ dưới cho người trên đều xuất phát từ sự điên rồ của nhân vật. Vốn dĩ nhân vật chưa bao giờ nhận thức được ai là kẻ dưới và ai là người trên, cũng như chính vị trí của bản thân mình trong mối quan hệ. Sự ngây thơ nếu có trong sự điên rồ này khiến cho nhân vật không hề hiểu được sự nhìn nhận về sự trung thành hay sự tin tưởng. The Fool có thể nhảy ngay từ trang thái tin tưởng và trung thành hoàn toàn sang nghi ngờ và bội phản mà không có một dấu chỉ rõ ràng. Trong khi ở Six of Wands, thì hoàn toàn ngược lại. Tất cả sự bội phản và mất lòng tin đều diễn ra chậm rãi và chỉ đến ở bước cuối cùng sau tất cả những nỗ lực hàn gắng.

Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp 
Đọc tiếp »

The Fool VS Five of Wands - So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Điểm chung có thể có giữa hai lá bài là sự bất hòa nằm ở nghĩa ngược của Five of Wands. Ở The Fool sự bất hòa đến từ sự thất thường và điên loạn của nhân vật. Nhân vật không khống chế được sự đồng tình hay đối nghịch trong quan điểm, và cũng không duy trì sự thống nhất trong suy nghĩ. Ở Five of Wands, sự đối nghịch này đến từ những yếu tố xác lập có định hướng. Tùy quan điểm mà sự bất hòa này có liên đới với tranh tụng tại tòa án, hoặc đến từ sự đối nghịch quan điểm, và quan niệm. Ở đó, những quan điểm khác biệt được nhận biết và xác lập rõ ràng, trong khi ở The Fool, không có một sự xác tín nào về quan điểm của nhân vật.

Điểm khác biệt ở sự rõ ràng hay không rõ ràng trong quan điểm đưa lại sự khác biệt trong cách lý giải sự bất hòa trong hai lá bài này.

Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot tại Pháp.
Đọc tiếp »

The Fool VS Four of Wands - So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Điểm chung gầy lầm lẫn ở lá bài này là niềm hạnh phúc. Ở Four of Wands, đây là niềm hạnh phúc của sự ổn định và thịnh vượng. Đây là niềm hạnh phúc khi đã đạt thành tựu và thành tựu đó ổn định qua thời gian dài. Ở The Fool là niềm hoan lạc bấp bênh. Nó chỉ là sự tự hạnh phúc, tự cảm thấy thỏa mãn chứ không được đảm bảo bởi bất kỳ sự thành công hay thịnh vượng nào cả. Lại càng không thể có sự ổn định dài lâu.

Hạnh phúc có thể ngắn ngủi như The Fool, có thể lâu dài như Four of Wands. Hạnh phúc cũng có thể bấp bênh như The Fool, cũng có thể ổn định như Four of Wands. Nhưng khó mà biết được ai hạnh phúc hơn ai, nhỉ ?

Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp.  
Đọc tiếp »
Tiếp Tục
Trang chủ