Tarot Huyền Bí Blog thủ thuật
10/10 1500 bình chọn

So Sánh Lá 4 Kiếm (4 of Swords) và Lá 7 Tiền (7 of Pentacles)

item-thumbnail
Một bài post cũ trong THB, trả lời thắc mắc của bạn Lô Ri. 2 lá tưởng chừng ko liên quan lắm khi phân tích ra lại có kha khá điều thú vị.


Thắc mắc của Lô Ri:

Hôm qua em trải bài, việc chính trải bài xong rồi vứt béng sang một bên vì em bỗng dưng nghĩ về sự giống và khác nhau của 2 lá: 4 of Swords và 7 of Pentacles. Có ai có kinh nghiệm có thể chia sẻ cho em về sự giống và khác của 2 lá này được không ạ?


Chỉ là lúc nhìn bài em thấy có vẻ nó cũng giông giống nhau vì đều rơi vào 1 thời điểm khi 1 giai đoạn work hard đã qua, và cả 2 đều còn trầm ngâm với giai đoạn đã qua đó... nhưng hơi khác nhau ở chỗ là 7 pentacles trông có vẻ thảnh thơi, có vẻ thoải mái... còn 4 swords trông lại có vẻ bất an, nguy ngại. Có lẽ một bên vì tính vật chất của pentacles nên có phần thưởng thức thành quả vậy chất của mình, đến độ mân mê phải đứng ngắm nhìn mới đc, là vật chất bên ngoài ảnh hưởng bên trong. Còn bên kia vì mặt tinh thần mà swords đại diện, cảm thấy bên trong hơi bất an luôn bị thúc giục ảnh hưởng tới bên ngoài, dù bên ngoài thực ra không có gì nguy ngại cả...


4 of Swords


7 of Pentacles 
Thế thì em phải nói cụ thể hơn tại sao em nghĩ 4 kiếm bất an còn 7 tiền thảnh thơi thì từ đó chị mới giải thích cho em được, nếu em nói em chỉ cảm thấy thế thì chị cũng chịu. Tuy nhiên, nếu em vẫn work well vs bộ bài của mình với những nghĩa đó thì e cứ tiếp tục thôi. Ở đây e hỏi thì c đưa ra một số ý kiến mà emm có thể xem xét như sau:

Nếu 2 lá này giống nhau, thì có lẽ điểm giống là "stillness, in progress, achieve nothing", số 4 trong tarot diễn tả một trạng thái tĩnh (vững chắc) và số 7 diễn tả giai đoạn vượt qua trở ngại trước khi có được thứ gì đó.

Nhưng dĩ nhiên đây là 2 lá rất khác nhau:

Lá 4 là kiếm, là khí, là lý lẽ, logic, giao tiếp, đồng thời là tinh thần. Lá 7 là tiền, là vật chất, công việc, vận may, lợi ích, những thứ hữu hình... Sự khác biệt này sẽ đưa đến tính chất khác nhau cho hai lá, nhưng ko phải khác nhau ở cách "trầm ngâm" như em nói (kiếm căng thẳng, tiền thoả mãn), mà khác biệt này thuộc về bản chất, nên nó khác ngay từ ở gốc rễ rồi : cái "after working hard" mà em nói, nó thuộc về lá 7 tiền thôi, còn "progress" trong 4 kiếm không liên quan gì đến "work" (hành động xắn tay áo lên và làm), mà nó là giai đoạn nghỉ ngơi, hồi sức cấp cứu sau những căng thẳng và tổn thương tinh thần. 

Lá 7 tiền danh xưng trong Book T là "unfulfill success". Nếu em nhìn hình vẽ trong 7 tiền của Raider Waite theo mô tả như sau thì em sẽ hiểu được ngay cái danh xưng này: người đàn ông đang tạm nghỉ và nhìn vào những "công việc" chưa hoàn thành của mình. Anh ta đã chăm sóc, vun xén, nỗ lực, và tất cả những gì anh ta làm đc bây giờ chỉ là tạm dừng lại và đợi những nỗ lực ấy biến thành thành quả. Hình dung đơn giản là anh ta đang vun trồng cho một vụ mùa, nhưng hiện tại chưa đến thời điểm thu hoạch nên anh ta phải đợi. Nếu hiểu theo cách này, thì ý nghĩa chính của 7 tiền ko phải nghỉ ngơi hay trầm ngâm, mà nó là "patience". "Success" bây giờ nó đang "unfulfill", chưa cầm nắm trên tay được. Chủ thể đang trải qua nỗi sợ thất bại, nỗi sợ mất mát (vì bỏ ra quá nhiều mà chưa thấy thành quả) Vấn đề là chủ thể có đủ kiên nhẫn để tiếp tục đợi ngày hái quả hay không, hay là chán nản bỏ đi, vứt đấy. 

Chính vì lẽ đó, nên sự stillness của 7 tiền không phải "rest, meditation", mà là "pause, frustration". 

Lá 4 kiếm, trái lại, là sự nghỉ ngơi hoàn toàn sau căng thẳng và thương tổn về tinh thần. Chủ thể có lẽ đã trải qua giai đoạn khó khăn, nhưng khó khăn ở đây ko nhấn về khía cạnh đầu tư, bỏ nhiều công lao động, bắt tay thực hành (như 7 tiền), mà nó nhấn về những xung đột và ko yên vui về mặt tinh thần, suy nghĩ. Số 4 trong tarot thường diễn tả một trạng thái tĩnh tại vững chắc, mà em biết đấy, nếu "suy nghĩ" (kiếm) mà lại tĩnh tại đc thì nó là trạng thái "tạm chết" rồi , ko nghĩ ngợi chi cả, bất an ở đâu ra nữa ?

Nếu em lục lại "pictorial key", sẽ thấy vài từ mà Waite viết trong mô tả có liên quan đến cái ý tưởng "tạm chết" này (coffin chẳng hạn). Hình vẽ của lá này trong bộ Raider Waite cũng là vẽ một người đang nằm nghỉ ngơi trong một hầm mộ.

Lá 4 kiếm có nhiều giai thoại thú vị để lý giải cho hình vẽ , trong đó chị rất thích cái lý giải sau:
"Ngày xưa, trước khi ra trận, mỗi kỵ sĩ đều đặt làm trước cho mình một quan tài. Nếu anh ta còn sống sót trở về, thì anh ta sẽ vào nằm ngủ trong quan tài đó một đêm, vừa để tự chữa lành những vết thương tinh thần trong cuộc chiến tranh, vừa chiêm nghiệm tại sao Chúa vẫn giữ cho anh ta đc sống."
Lý giải này khá phù hợp với hình vẽ và ý nghĩa (nghỉ ngơi sau tổn thương, chiêm nghiệm, phục hồi) của 4 kiếm Raider Waite.

Như vậy, note lại, em có thể thấy hai lá này giống nhau ở chỗ nó đều là giai đoạn "stillness", khác nhau ở chỗ: 7 tiền bắt nguồn từ việc bỏ công sức mà chưa được thu hoạch, tương lai chưa biết vụ mùa thế nào, tâm trạng chủ thể có sự lo lắng, e sợ về mất mát, thất bại và sốt ruột. Còn 4 kiếm bắt nguồn từ những căng thẳng tinh thần, tâm trạng của chủ thể là tĩnh tại, nghỉ ngơi, tránh xa sự nhiễu loạn của suy nghĩ để chữa trị và phục hồi.


Ngọc Nguyễn - thành viên Tarot Huyền Bí, quản trị Ghi Chép Tarot, một người nghiên cứu Tarot tại Hà Nội. Bài viết mang quan điểm của tác giả.
Đọc tiếp »

Mật Mã Bài Tarot

item-thumbnail
Loạt bài này có mục đích giới thiệu một cách nhìn tương đối tổng quát về ý nghĩa tổng quan của các biểu tượng trên lá bài, dựa cơ bản trên Rider Waite Tarot. Tiêu đề cuốn sách được tác giả Tarot Huyền Bí đề xuất. Chùm bài viết thuộc dự án Ebook (bản Lite) cho Tarot, tựa sách: MẬT MÃ BÀI TAROT. 


"Giữa thế kỷ 15, trong bối cảnh xã hội Âu châu chịu sự thống trị của nhà thờ Thiên Chúa Giáo, xuất hiện một bộ bài không tên, không số do họa sĩ Bonifacio Bembo vẽ cho nhà Visconti ở Milan, Ý. Bộ bài ấy bao gồm 4 suit với 14 lá mỗi suit cộng thêm 22 lá thể hiện những hoạt cảnh khác nhau mà sau này chúng được gọi là “triomfi” – “trumphs” hay “trumps” tức “các lá bài chính”. Vào thời bấy giờ, nhiều hình ảnh trong 22 lá bài ấy được chuyển thể từ các vị thế khác nhau trong xã hội Trung Cổ như “Nữ Hoàng”, “Hoàng Đế”, “Giáo Hoàng”… Lại có những lá đại diện cho các đức tính tốt như “Hài hòa”, “Bất khuất”… Một vài lá khác lại thể hiện những hoạt cảnh thần thoại – tôn giáo, điển hình như người đã mất sống lại từ ngôi mộ khi nghe tiếng kèn đồng của các thiên sứ trong “Ngày phán xét cuối cùng”… Đấy là bộ bài đầu tiên, đặt nền tảng cho toàn bộ hệ thống Tarot sau này. Ban đầu, Tarot được sử dụng như một trò chơi. Mãi đến thế kỷ 18, nó mới được chú ý như công cụ dùng để tiên tri. Bắt đầu từ thời điểm đó, nhiều hội nhóm và các nhà huyền học, có thể kể đến như hội Golden Dawn, nhà huyền học Eliphas Lévi, A.E Waite, Aleister Crowley… đã nghiên cứu ý nghĩa riêng biệt của từng lá bài, đồng thời gắn kết chúng với nhiều hệ thống, học thuyết khác nhau như chiêm tinh học, thần số học, bảng chữ cái Hebrew, Qabalah v.v… Cùng với sự phát triển của thời gian, Tarot đúc kết tinh hoa nhân loại từ cổ chí kim, là sự giao thoa của hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây.Ngày nay, khi xã hội không còn chịu sự thống trị của Giáo Hội, Tarot đã từng bước phát triển mạnh mẽ, vũ bão.Hàng ngàn bộ bài ra đời với những chủ đề, phong cách khác nhau.Đồng thời, nhiều trường phái bói, luận giải bài xuất hiện càng làm Tarot trở nên đa dạng, phong phú hơn bao giờ hết." - Trích Lời Nói Đầu 

Phát hành dự kiến: 12.2015

Bản Điện Tử (Bản Lite: 22 Ẩn Chính): download miễn phí tại [chưa có thông tin]. 
Sách Giấy (Bản Full: 78 lá): phát hành độc quyền bởi LT Shop.

Các bài viết sau đây là kết quả từ sự cộng tác giữa Thảo Nguyễn (viết chính), Phùng Lâm (hướng dẫn). Phillippe Ngo, tác giả Tarot Huyền Bí, đứng vai trò cố vấn huyền học.


Bìa Sách
 Nội Dung Đọc Trực Tuyến Trên Website


Lịch Sử Hình Thành Tarot (đang viết)

Hành Trình Của Chàng Khờ (đang viết)


Quyển I: Ẩn Chính (Major Arcana)
{vui lòng nhắp vào link bên dưới lá bài để đọc bài viết}


Quyển IIa: Ẩn Phụ - Bộ Gậy (Minor Arcana - Wands Suit)




Quyển IIb: Ẩn Phụ - Bộ Tiền (Minor Arcana - Pentacles Suit)




Quyển IIIa: Ẩn Phụ - Bộ Cốc (Minor Arcana - Cups Suit)




Quyển IIIb: Ẩn Phụ - Bộ Kiếm (Minor Arcana - Swords Suit)



Thảo Nguyễn, thành viên Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Tp.HCM.  
Phùng Lâm, thành viên Tarot Huyền Bí, thành viên Mật Hội Tarot, một người nghiên cứu tarot tại Tp.HCM. 
Phillippe Ngo, tác giả Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot tại Pháp.
Đọc tiếp »
Tiếp Tục
Trang chủ