Tìm
Hiểu Về Bốn Nguyên Tố
I.
Dẫn Nhập
Về
bốn nguyên tố, hay bốn thành tố là Lửa, Nước, Đất và Khí thì không có gì mới mẻ.
Hơn nữa, vấn đề này cũng đã được viết rất nhiều. Tuy nhiên, vì được viết khá
nhiều nên gây ra sự lẫn lộn nhập nhằng khiến người mới tìm hiểu khá là khó khăn
trong việc tiếp cận với bốn nguyên tố. Trong bài viết này, tôi sẽ cố gắng trình
bày một cách đơn giản, cơ bản và nguyên sơ nhất về bốn nguyên tố để giúp bạn có
thể hiểu về bốn nguyên tố theo nhiều bình diện.
Bốn Nguyên Tố| Ảnh Tác Giả |
II.
Bốn
Nguyên Tố Trong Triết Học Hy Lạp Cổ
Bạn
hãy bình tĩnh khi đọc đến dòng này, đừng vì hai chữ " triết học " mà
cảm thấy hoang mang lo lắng. Thực ra chúng ta đều có chung một nỗi ám ảnh về
môn học thuộc hoặc lật sách chép này trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, tôi nhắc lại,
đừng sợ! Triết học nghe thì ghê gớm cao xa, nhưng thực ra nó nằm trong đời sống
của chúng ta. Thí dụ như về bốn nguyên tố, theo tôi nghĩ thì học thuyết này là
cách mà người xưa tìm hiểu, suy luận về sự vận hành và bản chất của thế giới.
Nó chính là thế giới quan, đơn giản là cách nhìn nhận thế giới xung quanh chúng
ta. Để giải thích rõ ràng hơn, chúng ta hãy tìm đến cuốn " Thế
Giới Của Sophie "
" Xét một mặt
nào đó, Parmenides và Heraclitus có quan điểm đối lập hoàn toàn với nhau. Lý
tính của Parmenides khẳng định rằng không có gì biến đổi. Các tri giác giác
quan của Heraclitus khẳng định một cách không kém phần chắc chắn rằng tự nhiên ở
trong một trạng thái vận động không ngừng.
Cái nào đúng? Ta nên
để cho lý tính chỉ huy hoàn toàn hay nên tin tưởng vào các giác quan? Cả Parmenides và
Heraclitus, mỗi người khẳng định hai điều:
Parmenides nói rằng:
- không có gì có thể
biến đổi, và do đó - các tri giác giác quan của ta không đáng tin cậy.
Trái lại, Heraclitus
cho rằng:
- mọi vật đều vận động
không ngừng,
- các tri giác giác
quan là đáng tin cậy.
Các nhà triết học
chỉ có thể bất đồng đến thế là cùng! Nhưng ai đúng? Empedocles (490-430 t.Cn),
người đảo Sicile, đã giải quyết sự bế tắc.
Theo ông, mỗi
nhà triết học có một khẳng định đúng và sai ở khẳng định còn lại.
Empedocles thấy
rằng nguồn gốc của bất đồng căn bản là ở chỗ cả hai đều giả thiết sự tồn tại của
một chất duy nhất. Nếu điều đó là đúng, khoảng cách giữa những gì lý tính mách
bảo và những gì “ta có thể thấy bằng chính mắt mình” là không thể kéo gần lại
được.
Rõ ràng, nước
không thể biến thành một con cá hay một con bướm. Thực tế, nước không thể biến
đổi. Nước tinh khiết vẫn sẽ mãi là nước tinh khiết. Vậy Parmenides có lý khi khẳng
định rằng “không có gì biến đổi”.
Nhưng Empedocles cũng
đồng ý với Heraclitus rằng ta phải tin vào các bằng chứng của giác quan. Ta phải
tin những gì ta nhìn thấy, và những gì ta thấy chính là thiên nhiên biến đổi.
Empedocles kết luận rằng
cái phải loại bỏ chính là ý niệm về một chất cơ bản. Riêng mình không khí hoặc
nước không thể biến thành một bụi hồng hay một con bướm. Nguồn gốc của thiên
nhiên không thể chỉ là một “nguyên tố” duy nhất.
Empedocles tin
rằng thiên nhiên bao gồm bốn nguyên tố mà ông gọi là các “gốc”. Bốn gốc này là
đất, không khí, lửa và nước.
Mọi quá trình
thiên nhiên là kết quả của sự kết hợp và phân rã của bốn nguyên tố đó. Mọi vật
đều là một hỗn hợp của đất, không khí, lửa và nước với các tỷ lệ khác nhau. Khi
một bông hoa hay một con vật chết, ông nói, bốn nguyên tố tách ra. Ta có thể chứng
kiến sự thay đổi này bằng mắt thường. Nhưng đất và không khí, lửa và nước tồn tại
mãi mãi, không bị ảnh hưởng bởi tất cả các hợp chất mà chúng là thành phần. Vậy,
nói rằng mọi thứ đều biến đổi là không đúng. Về cơ bản, không có gì thay đổi. Mọi
hiện tượng xảy ra chỉ là sự kết hợp và phân chia để rồi lại kết hợp của các
nguyên tố.
Ta có thể so sánh với
việc vẽ tranh. Nếu một họa sĩ chỉ có một màu, màu đỏ chẳng hạn, anh ta sẽ không
thể vẽ cây xanh. Nhưng nếu có các màu vàng, đỏ, xanh và đen, anh ta có thể vẽ
hàng trăm màu sắc khác nhau vì anh ta có thể trộn chúng theo các tỷ lệ khác
nhau.
Một minh họa
tương tự bằng việc làm bếp: nếu tôi chỉ có bột mì, tôi phải là phù thủy thì mới
làm được bánh. Còn nếu có trứng, sữa, bột và đường, tôi có thể nướng đủ loại
bánh.
Không phải hoàn
toàn tình cờ mà Empedocles chọn đất, không khí, lửa và nước làm các “gốc” của
thiên nhiên. Các triết gia trước ông đã cố gắng chứng tỏ rằng chất nguyên thủy
phải là không khí, lửa, hoặc nước. Thales và Anaximenes đã chỉ ra rằng nước và
không khí là hai nguyên tố cốt yếu trong thế giới vật chất. Người Hy Lạp tin rằng
lửa cũng quan trọng. Ví dụ, họ quan sát thấy tầm quan trọng của mặt trời với mọi
sinh vật sống, và họ biết rằng người và động vật đều có thân nhiệt.
Có thể
Empedocles đã quan sát một mẩu gỗ đang cháy. Có cái gì đó phân rã. Ta nghe thấy
nó nổ lách tách và réo xèo xèo. Đó là “nước”. Cái gì đó bay lên thành khói. Đó
là “khí”. “Lửa” là cái ta nhìn thấy. Cái gì đó còn lại khi lửa tắt. Đó là tro,
hay “đất”. Sau giải thích của Empedocles về các biến đổi của thiên nhiên bằng sự
kết hợp và phân chia của bốn cái “gốc”, vẫn còn cái gì đó cần làm rõ. Cái gì đã
kết hợp các nguyên tố này để làm xuất hiện sự sống mới? Và cái gì đã làm cho “hỗn
hợp”, chẳng hạn của một bông hoa, phân rã trở lại?
Empedocles tin
rằng trong thiên nhiên có sự tác động của hai lực khác nhau mà ông gọi là tình
yêu và xung khắc. Tình yêu kết hợp chúng với nhau và xung khắc chia rẽ chúng.
Ông phân biệt
giữa “chất” và “lực”. Điều này rất đáng chú ý. Ngay cả hiện nay, các nhà khoa học
cũng phân biệt giữa các nguyên tố và các lực thiên nhiên. Khoa học hiện đại khẳng
định rằng mọi quá trình tự nhiên đều có thể được giải thích bằng sự tương tác
giữa các nguyên tố và các lực thiên nhiên khác nhau. Empedocles còn đưa ra câu
hỏi về chuyện gì xảy ra khi ta tri giác về cái gì đó. Ví dụ, làm thế nào mà tôi
có thể “nhìn thấy” một bông hoa? Cái gì xảy ra? Em đã bao giờ nghĩ về điều đó
chưa, Sophie?
Empedocles
tin rằng mắt chứa đất, không khí, nước, và lửa như mọi vật khác trong thiên
nhiên. Do đó, “đất” trong mắt tôi sẽ cảm nhận những thứ thuộc về đất ở xung
quanh tôi, “khí” cảm nhận những gì thuộc về khí, “lửa” cảm nhận lửa, và “nước”
cảm nhận nước. Nếu mắt tôi thiếu một trong bốn nguyên tố, tôi sẽ không nhìn thấy
đầy đủ về thế giới."
Bạn
thấy đấy, những tri thức cổ thực sự rất hấp dẫn, chìm đắm và chiêm nghiệm chúng
sẽ giúp bạn thấu hiểu và sáng tạo ra những cái mới. Tất nhiên là đừng chìm đắm
mà quên thoát ra khỏi nó. Thuyết bốn nguyên tố có ảnh hưởng rất lớn, từ triết học,
qua chiêm tinh học, rồi Tarot, và giả kim ... Trải qua một thời gian dài, bốn
nguyên tố chính là các nguyên mẫu trong tâm lý học phân tích do Jung khởi xướng.
Đặc Tính 4 Nguyên Tố | Nguồn Internet |
Kế
đến, chúng ta hãy xem bốn nguyên tố trong tính biểu tượng của chúng. Trong bài
viết này tôi chỉ đề cập đến Khí, Lửa và Nước còn Đất thì tôi dành lại cho bạn
tìm hiểu. Đầu tiên hãy nói về Khí đi.
Có
nhiều người tin rằng vũ trụ, hoặc thế giới chúng ta đang tồn tại có nguồn gốc từ
Lửa, song một số quan niệm khác lại cho rằng Khí là nguyên tố đầu tiên. Sự nén
lại và sự tích tụ của không khí tạo ra nhiệt hay lửa từ đó các dạng sống phát
sinh từ đó. "Không khí liên hệ mật
thiết với ba nhóm ý tưởng: phần huyết mạch có tính sáng tạo của cuộc sống, và
đó là, lời nói; cuồng phong, liên quan đến ý tưởng về sự sáng thế trong nhiều
thần thoại; và sau cùng là, không gian như là một phương tiện cho sự di chuyển
và sự trình hiện của những diễn trình sự sống. Ánh sáng, sự bay bổng, tính nhẹ
nhàng, cũng như sắc hương và mùi vị, tất cả đều thuộc về biểu trưng
chung của không khí."- Từ Điển Biểu
Tượng Của J.E. Cirlot.
Và
nếu bạn chú ý, lá bài khởi đầu trong bộ bài Tarot là lá The Fool được gán với
nguyên tố khí cũng có những đặc tính của khí như đã nêu ở trên. Còn đối với Lửa,
thì trong chữ tượng hình của người Ai Cập thì ngọn lửa biểu trưng cho mặt trời,
đồng thời có liên quan đến các quan niệm về sự sống và sức khỏe. Và theo Marius
Schneider phân biệt hai dạng lửa, tùy thuộc vào hướng (hay chức năng của
chúng): lửa theo trục hỏa-thổ (biểu tượng của dục vọng, sức nóng mặt trời và
năng lượng thể chất), và lửa theo trục hỏa-khí (liên hệ với thuyết thần bí, sự
thanh tẩy hay sự kiềm chế dục vọng và năng lượng tinh thần).
Đối
với nước, bản thân nó là biểu tượng cho sự thông giao giữa cái hình thức và phi
hình thức, là sự giao thoa giữa ý thức và vô thức. Là những gì nguyên sơ và sâu
thẳm nhất trong tâm hồn con người. Không chỉ vậy, nước còn là nơi dung dưỡng
cho sự sống.
Tạm
ngừng lại với tính biểu tượng của các nguyên tố, thì ta sẽ làm quen với một hệ
thống mới, đó là bốn nguyên tố trong tâm lý học.
Cấu Trúc Các Nguyên Tố Theo Platon| Nguồn Internet |
III.
Bốn
Nguyên Tố Trong Tâm Lý Học Phân Tích Của Jung
Mỗi
nguyên tố đều mang trong mình hai đặc tính : Lửa ( khô, nóng), Nước ( ẩm, lạnh
), Khí ( ẩm, nóng), Đất ( khô, lạnh). Và vì có những đặc tính này nên bốn
nguyên tố luôn có sự chuyển hóa không ngừng. Tất nhiên, đây là quan niệm cổ.
Còn ứng với lý thuyết của Jung, thì chia ra thành 2 cặp chính là hướng nội và
hướng ngoại, tương ứng với lửa và khí là hướng ngoại, còn đất và nước là hướng
nội. Tuy nhiên, nếu chỉ hướng nội hay hướng ngoại thì vẫn chưa đủ đánh giá hết
một tính cách một con người. Sau đó lại tiếp tục chia ra tương ứng với Khí sẽ
là Lý Trí ( Thinking) , với Nước là Tình Cảm ( Feeling ), còn Đất là Giác Quan
( Sensing) và Lửa là Trực Giác ( Intuition ).
§ Sensing Perception (Nhận thức qua giác quan): cách thức ta thu thập thông tin cụ thể
qua 5 giác quan của mình
§ Intuitive Perception (Nhận thức qua trực giác): cách thức ta liên kết và suy luận ra ý
nghĩa xa hơn.
§ Thinking Judgment (Đánh giá qua lý trí): cách thức ta sử dụng để đánh giá thông tin
khách quan và hợp lý.
§ Feeling Judgment (Đánh giá qua tình cảm): cách thức ta sử dụng để đánh giá
thông tin xem cái gì quan trọng với tôi và bạn.
Từ bốn nguyên tố
mang theo bốn tính chất này sẽ kết hợp với tính chất hướng nội hoặc hướng ngoại
để tạo thành tám cách thức tư duy.
Đơn
cử như trực giác hướng ngoại(Tập trung hoạt động vào góc nhìn khách quan bên ngoài
qua các điều mới, khả năng và ý nghĩa sự việc).v.v..v.
Và
bạn nên nhớ đây là một sự phân loại có tính tương đối, vì tâm lý của con người
thật sự quá phức tạp. Và dù con người có thể khám phá hết vũ trụ thì chắc gì đã
tìm hiểu được hết bên trong bản thân mình. Một mặt khác, bản thân con người
theo phân loại tính cách bốn nguyên tố thì là sự tổng hòa của cả bốn chứ không
phải là một. Chỉ là bản thân chúng ta tự do biểu hiện mặt nào đó mạnh nhất, hoặc
bị gò ép biểu hiện ra một mặt nào đó ( do những tác động, chấn thương về tâm
lý, tinh thần ).
Vì theo bản thân tôi quan niệm, cá nhân mỗi chúng ta đều là một
tiểu vũ trụ, nên sự tổng hòa các nguyên tố là không thể thiếu.
IV.
Bốn Nguyên Tố
Trong Việc Bói Toán :
Bói Toán. Tôi nhắc
bạn là bói toán. Tức là chúng ta sẽ tách bạch giữa các yếu tố tâm lý để đắm
mình trong không gian đầy tâm linh để chuẩn bị cho việc tiên tri. Chúng ta có bốn
bộ ẩn phụ trong bài Tarot. Ở đây, tôi chỉ đề cập đến bộ ẩn phụ. ( Vì bản thân tôi thì không mặn mà cho lắm với
việc gán yếu tố vào cho các lá ẩn chính. Nhưng nếu bạn muốn sử dụng phương pháp
bốn nguyên tố thì cũng không thành vấn đề. Mèo đen hay mèo trắng, bắt được chuột,
đều tốt.)
Đầu tiên thì trong
bộ ẩn phụ, bạn sẽ có bộ gậy/ bộ gươm/ bộ cúp/ bộ tiền. Mỗi bộ sẽ tương ứng với
một nguyên tố. Cụ thể gậy sẽ tương ứng với lửa, gươm tương ứng với khí, cúp
tương ứng với nước, tiền tương ứng với đất.
Với bộ cúp ta có
ý nghĩa : tình cảm, tình yêu, cảm xúc, sự thương mến.
Với bộ tiền thì
nói về : vật chất/ tiền bạc, sức khỏe, cơ thể .v.v..v
Với bộ gậy thì về
: hành động, tin tức, xung đột.
Với bộ gươm :
Phiền muộn, hủy diệt,....
Như ATV của hội
Tarot Huyền Bí đã nói, "Pentacles là vật chất, bao gồm cả thể xác con người
lẫn tiền tài danh vọng. Vì thế, ở 10 Pen ta thấy một cơ ngơi rộng lớn, giàu có.
Tuy nhiên, RWS đã không đề cập đến một keyword khá quan trọng, gắn liền với yếu
tố chiêm tinh học trong lá bài này. Đó chính là tuổi già. Nói về chuyện tuổi già,
nguyên nhân là do face thứ ba của chòm sao Xử Nữ chịu sự cai quản của Mercury
và Ptolemy gán cho nó đặc tính là tuổi già, yếu ớt, hom hem, lụ khụ... Trong
The Tarot, Mathers cũng có đề cập đến sự yếu ớt về mặt thể chất của con người
khi về già, nhưng lại rất mát tay và lợi hại trong những mối giao dịch làm ăn.
Đúng là gừng càng già càng cay."
V.
Ứng Dụng Bốn
Nguyên Tố Trong Tarot :
Khi sử dụng
phương pháp bốn nguyên tố, thì dù ta nhìn các nguyên tố dưới quan điểm nào thì
vẫn sẽ có những cách thức ứng dụng giống nhau. Tuy nhiên cách luận giải của mỗi
cá nhân sẽ khác nhau. Không nên quá khiên cưỡng bắt mọi người phải tuân thủ
theo cái phương thức, con đường mà bản thân đang theo. Sông Hồng, Sông Hương,
Sông Cửu Long, Sông nào rồi cũng sẽ ra biển lớn. Lòng lớn bao nhiêu thì thế giới
ta nhìn thấy càng rộng lớn bấy nhiêu.
Hội Tarot Huyền Bí | Ảnh Tác Giả Cung Cấp |
Phùng Lâm. Thành viên Hội Tarot Huyền Bí. Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả