Tarot Huyền Bí Blog thủ thuật
10/10 1500 bình chọn

Golden Dawn Tarot Và Tetragrammation

item-thumbnail
GOLDEN DAWN TAROT VÀ TETRAGRAMMATON




A. Mở Đầu

Từ lâu, chủ đề về tetragrammaton (Yod-Hé-Vau-Hé) trong hệ thống court của RWS luôn gây ra nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu. Câu hỏi lớn nhất được đặt ra là phần lực Yod-Lửa sẽ ứng với King hay là Knight. Qua bài viết này, tôi muốn sử một vài kiến thức nhỏ của mình để lập luận cho việc ủng hộ quan điểm Knight ứng với Yod-Lửa và King ứng với Vau-Khí của hội Golden Dawn, hội kín đã tạo nên cơ duyên hợp tác giữa Waite và Pamela Colman Smith . Tôi sẽ chỉ ra những diễn biến lịch sửa cũng như những tác phẩm, bài viết có liên quan đến chủ đề này.

~~~~~~~~

B. Ngược Dòng Lịch Sử

Năm 1887, ba nhà huyền học nổi bật thời bấy giờ là William Robert Woodman (1828–1891), William Wynn Westcott (1848-1925) (tác giả của quyển Numbers' Occult Power & Mystic Virtues trứ danh), và Samuel Liddell MacGregor Mathers (1854-1918) (nổi tiếng với những tác phẩm chuyển ngữ từ tiếng Hebrew như Kabbalah Denudata và The Lessor Key of Solomon) đã tập hợp lại và thành lập đền thờ đầu tiên của hội. Một năm sau, đền thời thứ hai được thành lập, đánh dấu sự ra đời chính thức của hội kín Hermetic Order of the Golden Dawn. 

Trong vòng một thời gian ngắn ngủi, danh tiếng của hội Bình Minh Ánh Kim Vàng ngày một lẫy lừng do phương châm "Nam Nữ Bình Quyền" và đã quy tụ được rất nhiều nhân tài huyền học thời bấy giờ. Cùng năm đó, Mathers đã phát hành quyển sách đầu tiên giới thiệu về hệ thống Tarot của hội với tên "The Tarot". 

Ba năm sau, Arthur Edward Waite (1857-1942), bút danh khác là Grand Orient, dưới sự giới thiệu của Edmund William Berridge (1843 – 1923) đã chính thức trở thành thành viên của Hermetic Order of The Golden Dawn.

~~~~~~~~

C. Hệ Thống Tarot

i. Năm điều cơ bản

Hệ thống Tarot của Golden Dawn được xây dựng dựa trên những ghi chép trong The Cipher Manuscript. Nến tảng của hệ thống này được xây dựng dựa trên năm điều sau:

1. Những lá Trumps (Majors) là những biểu tượng thể hiện quá trình thụ giáo của một người trên Tree of Life cũng như là theo cấp bậc của hội:

First Order
Neophyte 0=0
Zelator 1=10
Theoricus 2=9
Practicus 3=8
Philosophus 4=7

Intermediate—Portal Grade
Second Order
Adeptus Minor 5=6
Adeptus Major 6=5
Adeptus Exemptus 7=4

Third Order
Magister Templi 8=3
Magus 9=2
Ipsissimus 10=1

***


2. Tarot là phương pháp liên kết hai hệ thống huyền học là Astrology và Kabbalah, cụ thể hơn là hệ thống 22 kí tự Hebrew, 10 Sephiroth, Partzufim (hệ thống sắp đặt các đường dẫn trên Tree of Life) và Tree of Life.

Hệ thống kí tự Hebrew bao gồm:
_3 mother letters: Aleph (khí), Mem (nước), Shin (lửa). 
Chúng thể hiện ba ngôi nhất thể Trinity.

_7 double letters*: Beth (Mercury), Gimel (Moon), Daleth (Venus), Kaph (Jupiter), Pé (Mars), Resh (Sun), Tau (Saturn). 
Con số 7 thể hiện rất nhiều khái niệm huyền học như 7 charkas, 7 hành tinh cổ, 7 ngày trong tuần, 7 bước chân trên hoa sen của Đức Phật khi chào đời...

_12 simple letters*: Hé (Aries), Vau (Taurus), Zain (Gemini), Cheth (Cancer), Teth (Leo), Yod (Virgo), Lamed (Libra), Nun (Scopio), Samekh (Sagittarius), Ayin (Capricorn), Tzaddi (Aquarius), Qoph (Pisces).

Con số 12 thể hiện 12 cung hoàng đạo, 12 tháng...

*Hệ thống chiêm tinh này tôi dựa trên hệ thống chính của Mathers. Những nhà huyền học khác có những hệ thống riêng của mình, như Mather cho rằng Hé là Bảo Bình, còn Tzaddi là Bạch Dương.

Mười Sephiroth ứng với hệ thống Minors như sau:

Kether - Ace
Chokmah -2 - King*
Binah - 3 - Queen 
Chesed - 4
Geburah - 5
Tiphareth - 6 - Prince
Netzach - 7
Hod - 8
Yesod - 9
Malkuth - 10 - Princess*

*Xin lưu ý rằng tên gọi King và Princess nằm trong hệ thống gốc của Mathers.

Partzulim - các cách phân bố 22 paths vào 22 lá majors gồm có: Serpent of Wisdom, Flaming Swords*, Caduceus*.

*Hai cách này được hội Thelema của Aleister Crowley (1875-1947) sử dụng.

***

3. Tarot là một phần quan trọng của những triết lý về tinh hoa của con người, Chiêm Tinh Học, Nghi Thức Ma Thuật, cũng như sự tương tác giữa những dòng năng lượng của bốn thế giới trong triết học Kabbalah: Atziluth (lửa), Briah (nước), Yetzirah (khí), Assiah (đất).

***

4. Tarot có thể dùng để bói toán, nhưng không chỉ đơn thuần là dự đoán tương lai. Nó là sự tổng hợp giữa nghệ thuật bói bài, nghi thức ma thuật và sự minh mẫn.

***

5. Như đã nói ở trên, Tarot đóng một vai trò trực tiếp trong các nghi thức ma thuật của Golden Dawn, dựa trên hệ thống Enochian.

***

ii. Lịch sử.

Hệ thống Tarot của Golden Dawn được đúc kết dựa trên những biến đổi xuyên suốt lịch sử mấy trăm năm của Tarot. Nền tảng đầu tiên của hệ thống này có lẽ là Solar Busca (1491) vì đây là bộ bài đầu tiên có đầy đủ 78 lá, khác với những dòng Visconti ra đời trước đó vài chục năm. 

Ngoài ra, không có bất cứ dữ liệu xác đáng nào cho thấy sự xuất hiện của hai lá bài Death và Tower trong dòng Visconti. Ta có thể thấy khá nhiều mô típ của Solar Busca được sử dụng trong bộ RWS như: three of swords, seven of swords, queen of swords; ten of wands, six of wands, page of wands, king of wands; queen of cups; eight of pentacles, queen of pentacles. 

Tuy ra đời từ giữa thế kỉ 14 và 15, nhưng mãi cho đến cuối thế kỉ 18, Tarot mới chính thức được sử dụng cho mục đích bói toán. Người có công mở đầu phong trao này có lẽ là Antoine Court de Gebelin (1725-1784) khi ông là người đầu tiên đưa ra dẫn chứng rằng Tarot là "Book of Thoth", kho tàng kiến thức cổ xưa của người Ai Cập được người du mục Gypsies đưa vào châu Âu. 

Ông cũng là người đầu tiên đưa ra khái niệm về việc gán ghép 22 kí tự Hebrew vào 22 lá majors Tarot, nhưng đã không thể lập ra một hệ thống của riêng mình. Tuy đã thất bại trong việc đưa ra một hệ thống hoàn chỉnh, nhưng người sau vẫn phải ghi nhận ba điểm lớn trong lý thuyết của ông:

1. The Fool đứng trước "Game of Cups" hay còn gọi là Juggler (Magician).
2. Hệ thống chuyển đổi qua lại giữa 4 suits minors và bài tây: Cơ-Cups, Rô-Wands, Bích-Swords, Chuồn-Pentacles.
3. Hệ thống Mellet gán Tzaddi cho lá King (Emperor). Sự gán ghép này đã được Crowley chấp nhận và sử dụng cho bộ bài Thoth Tarot của mình.

Mãi cho đến 70 năm sau, Ephilas Levi (1810-1875) mới thành công thiết lập hệ thống 22 kí tự Hebrew và Tarot, đồng thời xuất bản quyển sách huyền học nổi tiếng nhất của ông: Dogme et Rituel de la Haute Magie (1854). Theo Levi, 22 kí tự Hebrew sẽ gán lần lược từ lá Magician cho đến Judgement, Fool, và cuối cùng là World. 

Với tầm ảnh hưởng rộng lớn và chấn động của nó trong suốt 20 năm, các nhà huyền học lúc đó đã dần dần sử dụng hệ thống của ông làm nền tảng cho hệ thống lý luận Tarot của mình. Trong đó phải kể Gérard Anaclet Vincent Encausse, tức Papus, (1865-1916), Oswald Writh (1860-1943). Sau đó, A.E Waite đã quyết định chuyển ngữ quyển sách này sang tiếng Anh vào năm 1986. Không quên lưu ý với các bạn, hệ thống majors của Marseille xếp Justice ở vị trí số 8 và Strength ở vị trí số 11.

Những thành tựu của Lévi không chỉ thu hẹp trong hệ thống Hebrew và Tarot. Ông đã thành công tái tạo ba biểu tượng huyền học của ba lá majors; Chariot, Wheel of Fortune, và Devil. Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn đề xuất việc gán tetragrammaton cho bốn lá court. Ông viết:

"The married pair, the youth, the child, the race: 
Thy path by these to unity retrace"

Tuy nhiên, lý luận của ông đã không nhận được sự đồng tình của A.E Waite. Trong bài viết "The Great Symbols of the Tarot" được phát hành trong tạp chí "The Occult Review" số 10 tháng 1 năm 1926, Waite nói rằng trong nghệ thuật bói bài tây, người xưa không quy ước rằng Knight nhất định phải là một người trẻ tuổi hoặc Jack nhất định phải là một đứa trẻ. Nếu Lévi am hiểu sâu hơn một tí về Sephirotic Kabalism, ông đã có thể dễ dàng nhận ra rằng King ứng với Chokman, Queen ứng với Binah, Knight ứng với 6 Sephiroth từ Chesed đến Yesod, và Damoiselle (thiếu nữ) ứng với Malkuth. Ông nói tiếp:

"Four signs present the Name of every name. 
Four brilliant beams adorn His crown of flame. 
Four rivers ever from His wisdom flow.
Four proofs of His intelligence we know.
Four benefactions from His mercy come.

Four times four sins avenged His justice sum. 
Four rays unclouded make His beauty known. 
Four times His conquest shall in song be shown. 
Four times He triumphs on the timeless plane. 
Foundations four His great white throne maintain. 
One fourfold kingdom owns His endless sway,
As from His crown there streams a fourfold ray.

Lần lượt, Aces sẽ ứng với Kether, Twos ứng với Binah, Threes ứng với Chokmah cho đến hết."

Đến thời của Golden Dawn, giới huyền học Tarot lại có một bước tiến trọng đại. Năm 1888, Westcott với “Cipher Manuscript” trong tay đã hợp tác cùng Mathers xây dựng lên hệ thống Tarot riêng của Golden Dawn. Phần lớn hệ thống này tương đồng với dòng Marseille, chỉ có vài sự thay đổi nhỏ về tên gọi của mỗi lá bài. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý chính là thứ tự của 22 lá Majors cũng như hệ thống Hebrew tương ứng với nó. Trước hết, cũng như Gebelin, Mathers cho rằng Fool phải đứng trước Magician và ứng với Aleph. Thứ hai, ông hoán đổi vị trí của Justice VIII và Strength XI thành Strength VIII và Justice XI. Thứ ba, ông cũng đồng tính với Gebelin trong hệ thống chuyển đổi giữa 4 suits và bài tây. Cuối cùng, dựa vào hệ thống 36 faces trong Chiêm Tinh Học cổ do Ptolemy lập thành, ông đã thiết kế nên hệ thống nghĩa của 36 lá minors (từ lá 2 cho đến lá 10 của mỗi suits)

~~~~~~~~

D. King vs. Knight RWS - Ai là Yod?

Cho đến hiện nay, chưa có một tài liệu xác thực nào do chính A.E Waite viết khẳng định về đặc tính của Tetragrammaton của 4 lá court cards. Ngoài ra, cách ông đặt tên King/Knight nảy sinh ra rất nhiều tranh cãi về đặc tính của hai lá bài King và Knight. Có nhiều luồng ý kiến cho rằng Waite có quan điểm riêng của mình khi thiết kế bộ bài RWS, tôi không phủ nhận, nhưng cũng muốn nhắc lại rằng hệ thống Tarot của Golden Dawn được Mathers công bố thông qua quyển sách "The Tarot" năm 1988, tức là 22 năm trước khi RWS tarot ra đời. 

Đồng thời, trước đó, dựa trên những quyển sách mà Waite phát hành, tôi có thể khẳng định rằng chỉ có duy nhất hai quyển của bộ Dogme et Rituel de la Haute Magie do ông chuyển ngữ là có liên quan đến Tarot. Do đó, tôi tin rằng Waite chỉ thật sự tiếp cận Tarot từ những năm 1986. Tuy nhiên, đây này không phải là luận điểm chính của tôi. Điều tôi nói đến ở đây là mô típ của những lá bài trong bộ RWS. 

Tôi tạm gác qua 22 lá Majors, vì theo như tài liệu tôi có được, những lá Majors sẽ do các thành viên Golden Dawn tự do sáng tạo dựa trên kiến thức cá nhân và mô típ cơ bản do Mathers đề xuất. Tôi muốn xét đến các lá Aces, Twos và các lá Courts. Tại sao chỉ có Ace và Two? Vì cũng như dòng Marseille, các lá pips của Golden Dawn không có hoạt cảnh mà chỉ có biểu tượng của suits. Do đó, những gì thiết kế ở lá Ace và Two sẽ rất công phu và khác biệt so với các lá pips còn lại.Tôi sẽ trích dẫn cụ thể những gì được viết trong "The Tarot" và đối chiếu với những gì được viết trong Pictorial Key.

***
"The Kings, in each instance, wear a cap-of-maintenance beneath the crown; the Queens wear the crown only. The Queen of Pentacles and the Knave of Sceptres are the only ones represented in profile. In the suit of Sceptres the King bears a wand akin to that represented on the small cards of the suit, while the other three honours bear a bludgeon similar to that which is shown for the ace. In the suit of cups, that only which is held by the Queen is covered, thus showing the essentially feminine properties of this suit, while the sceptre held by the King of the preceding suit shows its more masculine character."

Ở đoạn trên, ta thấy được các chi tiết sau:

1. Chỉ có King đội cap of maintenance và vương miện; Queen chỉ đội vương miện. Trường hợp ngoại lệ là Queen of Pentacles và Page of Wands. 

Waite mô tả về King of Wands rằng: "like his three correspondences in the remaining suits, what is called a cap of maintenance beneath his crown." Cụm từ "three correspondences in the remaining suits" ám chỉ ba lá King còn lại. Như vậy, Waite tuân theo Mathers, cho King đội cap of maintenance.

2. Ở suits Wands, Mathers phân biệt King và 3 courts còn lại thông qua cây gậy họ cầm trên tay: King gậy dài, 3 courts còn lại cầm cây gậy được mô tả trong lá Ace of Wands. 

Tương tự, Waite cũng phân biệt King và 3 courts còn lại bằng cây gậy họ cầm trên tay, nhưng ngược lại, ông cho Knight cầm cây gậy ngắn: "armed with a short wand."; các court khác cầm gậy dài.

3. Ở suit Cups, chỉ có chiếc bình của Queen là được trang trí đặc biệt vì nó thể hiện tính nữ của Queen, đối lập với tính nam của King được thể hiện qua cây gậy. Rõ ràng, chiếc bình Waite thiết kế cho Queen cực kì công phu và chi tiết, chứ không sơ xài như 3 court còn lại.

Tuy nhiên, có một điểm cực kì mâu thuẫn ở đây. Mathers đã nói rằng cây gậy King cầm là cây gậy dài vì nó đại diện cho tính nam. Thế nhưng, cây gậy ngắn Mathers mô tả ở lá Ace of Wands mới chính là biểu tượng của tính nam vì nó là cây gậy của Hercules, món vũ khí thô sơ nhưng mạnh mẽ của đã du hành cùng ông trong suốt 12 kì công. 

Ngoài ra, nó được vẽ như là dương vật của người nam để nhấn mạnh đặc tính sinh dục của nam giới. Đây chính là điểm mấu chốt thể hiện sự chỉnh sửa của Waite cho phù hợp với những gì Mathers đã mô tả. Ông đã cho Knight cầm cây gậy ngắn: "armed with a short wands". Tôi muốn lưu ý rằng chỉ có duy nhất Knight of Wands là Waite nhấn mạnh độ dài của cây gậy bằng hình ảnh lẫn mô tả trong sách.

***

"If we examine the small cards carefully we shall be struck a once by the comparative similarities of pattern of the Sceptres and the Swords, which are only distinguished from each other by the former being straight and the latter being curved. We shall also notice that the Deuces have peculiarities of their own, which distinguish them from the rest of the suit. The Deuce of Sceptres forms a cross with two roses and two lilies in the opposite angles; the Cross between the Rose of Sharon and the Lily of the Valley. The Deuce of Cups shows a tesselated pavement or cloth whereon the cups stand; between them is a species of Caduceus, whose serpents are replaced by Lion-headed foliations, which recall the Chnuphis Serpent of the Gnostics, and certain familiar forms of the Elemental Spirits; practical occultists will know to what I allude. The Deuce of Swords forms a species of Vesica piscis enclosing a mystic rose of the primary colours. The Deuce of Pentacles is bound together by a continuous band in such a manner as to form a figure 8, and represents the one as being the reflection of the other, as the Universe is that of the Divine Idea."

Ở đoạn này, ta thấy được vài điểm cực kì thú vị về các lá 2:

1. Lá Two Wands có vẽ hai cành hoa hồng bắt chéo hai cành lilies, tạo thành hình chữ X. Waite chỉ vẽ một cành hoa hồng và một cành lily và đã khéo léo dấu nó vào một góc nhỏ trên lá bài bằng cách điêu khắc nó lên bức tường.

2. Lá Two Cups có biểu tượng cậy gậy Caduceus và đầu sư tử Chnuphis Serpen của Gnositics. Điều này thể hiện quá rõ ràng ở RWS.

3. Lá Two Swords thể hiện biểu tượng Vesica Piscis, tức là biểu tượng vòng tròn ở lá World RWS. Nó thể hiện qua hình ảnh bắt chéo kiếm ở Two Swords RWS. Vấn đề này thuộc về sacred geometry, tôi sẽ viết một bài về lãnh vực này nếu có thời gian.

4. Lá Two Pen thể hiện một tấm vải uốn quanh liên tục hai đồng tiền tạo thành hình số 8. Điều thú vị ở đây là những lá Two Pen của dòng Marseille không uốn công liên tục mà đức khoảng.Waite đã tuân thủ điều chỉ dẫn này của Mathers.

Như vậy là cả bốn lá Two của RWS đều tuân theo Mather, khác ở chỗ là Waite thêm vào hoạt cảnh.

***

"The four Aces stand out by themselves from the rest of the pack, each forming, as it were, the Key of its respective suit. The Ace of Sceptres recalls the Club of Hercules; it is surrounded by eight detached leaves, whose shape recalls that of the Hebrew Letter Yod, or I, and is crowned with the Symbol of the Triad represented by the three lopped branches; it is the Symbol of Almighty Strength within the cube of the Universe, which latter is shown by the eight leaves, for eight is the first cubical number. The Ace of Cups is of Egyptian origin, which can be more easily seen in the Spanish Tarot. The figure, like an inverted M on its front, is all that remains of the Egyptian twin Serpents which originally decorated it. It represents the Waters of Creation in the first chapter of Genesis. It is the Symbol of the Power which receives and modifies. The Ace of Swords is a Sword surmounted by a Crown, from which depend on either side an olive and a palm branch, symbolic of mercy and severity; around it are Six Hebrew Yods, recalling the Six days of the Mosaic Creation. It is the Symbol of that Justice which maintains the World in order, the equilibrium of Mercy and Severity. The Ace of Pentacles represents Eternal Synthesis, the great whole of the visible Universe, the Realisation of counterbalanced power."

Ta lại thấy được những điều thú vị về bốn lá Aces:

1. Như đã nói ở trên, cây gậy trong Ace Wands là cây gậy của Hercules. Tuy nhiên, hãy chú ý kĩ những chi tiết sau nhé. Trên cây gậy có ba tán lá thể hiện ba triad và 10 sephiroth trên Tree of Life. Xung quanh cây gậy có tám chiếc lá đang rơi, tượng trưng cho Vũ trụ vì nó là sẽ luỹ thừa ba đầu tiên (2^3). 

Ở Ace Wands RWS, trên cây gậy cũng có ba tán lá; tán đầu tiên có 4 chiếc lá, hai tán còn lại mỗi tán 3 chiếc lá, tộng cộng là 10 chiếc lá ứng vối 10 serphiroth. Xung quanh cây gậy cũng có 8 chiếc lá đang rơi, và vị trí đối ứng 1:3:3:1 thể hiện bậc luỹ thừa. 

2. Ace Cups bắt ngồn từ Ai Cập. Chữ M ngược thể hiện biểu tượng Twin Serpents của Ai Cập. Nó thể hiện hình ảnh Waters of Creation ở chương đầu tiên của Sáng Thế Kí.

Ở Ace Cups RWS, ta thấy được chữ W trên cổ bình và biểu tượng con chim bồ câu ngậm Wheel Cross bay xuống chiếc bình là hình ảnh của sự tạo thế. Ngoài ra, 26 giọt nước là trị số Gematria của tên gọi của Chúa YHVH - Jehovah.

3. Ace Swords vẽ một vương miệng, một cành ô liu và một cành cọ dừa, thể hiện lòng nhân từ - Mercy (ô liu) và sự trừng phạt - Severity (cọ dừa). Một điểm thú vị ở đây là trong lá Lovers của dòng Marseille, ở một vài version, ta vẫn thấy trên đầu hai cô gái đội một chiếc vòng cọ dừa và vòng ô liu. Xung quanh Ace Sword là 6 kí tự Yod thể hiện 6 ngày tạo thế trong Mosaic. Những chi tiết này thể hiện rằng Công Lý sẽ bảo vệ trật tự của thế giới, thông qua sự cân bằng của lòng nhân từ và sự trừng ác.

Ở Ace Swords RWS, ta vẫn bắt gặp những hình ảnh trên. Tuy nhiên, lạ một điều là theo Tree of Life, cột Mercy ở bên trái, cột Severity ở bên phải, nhưng Wait lại vẽ chúng theo chiều ngược lại. Tôi chắc chắn rằng cành cọ dừa là biểu tượng của sự trừng phạt và ô liu là lòng nhân từ. Điều này có thể lý giải rằng thông qua cách hoán đổi này, Waite ngụ ý rằng trong sự trùng phạt nên có sự khoan dung và ngược lại, lòng nhân từ cũng cần có sự khắc khe. Điều này hoàn toàn hợp lý.

4. Ace Pen thể hiện sự đồng nhất vĩnh hằng, tức là vũ trụ. Điều này thể hiện qua hình ảnh ngôi sao năm cánh trong lá Ace Pen RWS.

Ta lại thấy rằng Waite hoàn toàn tuân theo từng chi tiết được Mathers mô tả.

***

Phần về tetragrammaton của court tôi sẽ trích từ quyển Book T của Mathers.

"Four Kings, or "Figures mounted on steeds," represent the Yodh forces of the Name in each Suit: the Radix, Father and commencement of Material Forces, a force in which all the others are implied, and of which they form the development and completion. A force swift and violent in its action, but whose effect soon passes away, and therefore symbolized by a Figure on a Steed riding swiftly, and clothed in complete Armour."

Bỏ qua những rắc rối về danh xưng, ta thấy rõ ràng một điều rằng theo Mathers, court nào cưỡi ngựa, mặc giáp toàn thân sẽ ứng với Yod, tức là phần lửa. Ta có thể thấy rằng cả bốn con Knight của RWS đều cưỡi ngựa và mặc giáp toàn thân.

***

"These Princes are Figures seated in Chariots, and thus borne forward. They represent the Vau Forces of the Name in each suit: the Mighty Son of the King and Queen, who realizes the influence of both scales of Force. A Prince, the son of a King and Queen, yet a Prince of Princes, and a King of Kings: an Emperor whose effect is at once rapid (though not so swift as that of the Queen) and enduring."

Thật thú vị! Prince là sự dung hoà giữa King và Queen, và nó ngồi trên xe ngựa. Nó là con của King và Queen, nhưng là Hoàng tử của những vị Hoàng Tử, và là Vua của những vì Vua: một vị Đế Vương đích thật, Ngoải ra, ta thấy bốn con King ở RWS đều ngồi trên ghế, chừ không cưỡi ngựa.

Một điểm cực kì thú vị nữa là độ tuổi mà Waite gán cho court. Knight và Queen đồng 40 tuổi hoặc già hơn. King và Page là những người trẻ hơn: "A Knight should be chosen as the Significator if the subject of inquiry is a man of forty years old and upward; a King should be chosen for any male who is under that age a Queen for a woman who is over forty years and a Page for any female of less age." Ta nhớ lại ở trích dẫn trong tạp chí Occult Review, Waite đã nói rất rõ rằng trong nghệ thuật bói bài tây, người xưa không quy ước rằng Knight nhất định phải là một người trẻ tuổi hoặc Jack nhất định phải là một đứa trẻ.

Ngoài ra, tôi còn có thể chứng minh ý King of Kings mà Mathers viết về Prince dựa trên đặc tính tượng trưng cho Sun của Tiphareth, sephiroth ứng với Prince. Tuy nhiên, đó sẽ lại là phần rất rất dài và khiến cho bài viết này dài dòng không cần thiết.

~~~~~~~~

E. Kết luận

Thông qua dòng thời gian và những chi tiết trong các lá bài, tôi tin rằng mình đã nêu ra những bằng chứng cụ thể và rõ ràng để chứng minh rằng lá King của RWS ứng với phần Vau, tức là Khí, còn lá Knight của RWS ứng với phần Yod, tức là Lửa. Tôi sẽ tranh thủ viết tiếp phần nói về Tiphareth và chi tiết "king of kings" để củng cố thêm cho lập luận của mình.

~~~~~~~~
F. Nguồn


Anonymous, [n.d.], Fama Fraternitatis, http://www.hermeticgoldendawn.org/fama.html , accessed 2009-06-04.
Anonymous, Kupperman, J S (transcriber / translator), [n.d.], The Cipher Manuscript, http://www.hermetic.com/gdlibrary/cipher/index.html et seq., accessed 2009-05-21.
Case, P F, 1933, The Oracle of the Tarot, http://tarot.org.il/Library/PFCase/Oracle%20of%20the%20Tarot.pdf, accessed 2009-06-24.
Case, P F, 1968, The Book of Tokens, fourth edition, Builders of the Adytum, Los Angeles.
Cicero, C, Cicero, S T, 2006, Tarot Talismans: Invoke the Angels of the Tarot, Llewellyn, St Pauls, Minnesota.
Le Comte de Mellet, Tyson, D (translator), 1781, “Recherches sur les Tarots, et sur la Divination par les Cartes des Tarots,” published in Le Monde Primitif, analysé et compare avec le monde moderne, Volume 8, http://www.donaldtyson.com/gebelin.html, accessed 2009-05-21.
Crowley, A, 1904, The Book of the Law Liber AL vel Legis sub figura CCXX as delivered by XCIII = 418 to DCLXVI, http://www.sacred-texts.com/oto/engccxx.htm accessed 2009-08-03.
Crowley, A, 1912, The Equinox, Volume 1 number 8, Wieland & Co, London.
Crowley, A, 1995, The Book of Thoth (Egyptian Tarot), Weiser, Boston MA.
De Gebelin, A C, Tyson, D (translator), 1781, “Du Jeu Des Tarots,” published in Le Monde Primitif, analysé et compare avec le monde moderne, Volume 8, http://www.donaldtyson.com/gebelin.html, accessed 2009-05-21.
Phillips, O, 2001, Aurum Solis Initiation Ceremonies and Inner Magical Techniques, Thoth Publications, Leicester.
Duquette, L M, 2003, Understanding Aleister Crowley’s Thoth Tarot, Red Wheel / Weiser, Boston MA.
Farrell, N, 2003, Magical Pathworkings: Techniques of Active Imagination, Llewellyn, St Pauls Minnesota.
“G H Frater DDCF, 7=4” (Macgregor Mathers, S L), 1898, General Orders,http://www.angelfire.com/ab6/imuhtuk/gdmans/general.htm , accessed 2009-06-04.
Greer, M K, 2006, Llewellyn’s Tarot Reader 2006, Llewellyn, St Pauls Minnesota.
Lévi, E, Waite, A E (translator), 1896, Transcendental Magic: its doctrine and ritual, Rider & Company, London.
Papus, Morton, A P (translator), 1892, The Tarot of the Bohemians, http://www.sacred-texts.com/tarot/tob/index.htm, accessed 2009-05-22.
Regardie, I, 1989, The Golden Dawn, 6th edition, Llewellyn, St Pauls, Minnesota.
Regardie, I, Cicero, C (editor), Cicero, S T (editor), 2002, A Garden of Pomegranates: Skrying on the Tree of Life, 3rd edition, Llewellyn, St Pauls, Minnesota.
“Shemesh,” [n.d.], XXIII Aura Teachings (2nd Series) Concerning Sex On The Aura, http://magicoftheordinary.files.wordpress.com/2008/06/aura-23-complete.pdf , accessed 2009-07-31.
“V.N.”, 1910, “The Truth About the Tarot Trumps,” reprinted in Waite, A E, Kuntz, D (editor), 1996, The Golden Dawn Tarot, Holmes Publishing Group, Edmonton WA.
Waite, A E, 1909, The Hidden Church of the Holy Graal, Rebman Limited, London.
Waite, A E, 1909, “The Tarot: A Wheel of Fortune,” The Occult Review, Volume X: No. 12, London.
Waite, A E, 1911, The Pictorial Key to the Tarot, Rider, London.
Waite, A E, Kuntz, D (editor), 1996, The Golden Dawn Tarot, Holmes Publishing Group, Edmonton WA.
Westcott, W W, 1912, Dr W W Westcott Letter regarding the legitimate rights of the Golden Dawn and RR et AC materials, http://www.sria.org/gdletter-westcott.htm, accessed 2009-05-21.


Bé Béo, Thành viên hội Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu huyền học đang sinh sống ở Mỹ, bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả.


Đọc tiếp »

The Tower trong Rider Waite Tarot Và Tính Cách Một Người

item-thumbnail
The Tower trong Rider Waite Tarot. Ảnh: Wikipedia

The Tower gắn liền với câu chuyện về tháp Babel, về mộng tưởng xây dựng một toà tháp chạm tới thiên đường bằng những vật liệu do chính loài người tạo ra. Kết quả là Chúa đã chấm dựt họ bằng cách phân chia ngôn ngữ của họ, khiến họ không thể nào hiểu nhau. Đó là tại sao, ta thấy sự chia cách của 22 Kí Tự Hebrew, thể hiện 22 cánh hoa bị chia làm hai bên, bên 10, bên 12. Con số 10, tượng trưng cho 10 sephiroth. Số 12 tượng trưng cho 12 chòm sao hoàng đạo.

Ngoài ra, 2+2= 4 là Emperor đại diện cho chòm sao Bạch Dương, chòm sao bị cai quản bởi Mars, tức the Tower. Đồng thời, 1+0=1; 1+2=3; 1*3= 13, tức Death, Hổ Cáp, chòm sao thứ hai bi cai quản bởi Mars.

Tia sét có hình dạng của the Flaming Swords, đỉnh tháp có hình Vương Miện tức Kether, the Crown. Hai người rơi xuống, một nam (Chokmah), một nữ (Binah).
 

Tower thể hiện một người có hoài bão to lớn, viễn vong, mong muốn thay đổi cả thế giới bằng chính đôi tay của mình. Họ luôn sẵn sàng đạp bỏ cái cũ đễ lập nên cái mới, tiếp nhận những định kiến mới và đấu tranh, cãi cách bất công trong xã hội. Điều họ làm, không hoàn toàn vì mọi người xung quanh, mà chỉ vì muốn thể hiện, khẳng định bản thân của mình, cũng như là người dân xây dựng tháp Babel vậy.

Ở mặt xấu, Tower thể hiện một người không dám tiếp nhận những cái mới, cứ sống khư khư trong toà tháp mình đã xây dựng lên cho đến khi mọi thứ sụp đổi mới thôi.

Điểm chung của cả 2 mặt là họ điều sống trong sự tự hào (pride) của mình. Ở tích cực, họ tự hào vì mình có thể đóng góp cho xã hội, dù mục đích không thật sự là thế. Ở tiêu cực, họ tự hào vì mọi thứ mình xây dựng lên đã quá hoàn hảo đến mức từ bỏ mọi sự thay đổi vì sợ rằng mình sẽ không bao giờ xây dựng được cái thứ hai.


Bé Béo, thành viên Tarot Huyền Bí. Bài viết mang quan điểm của tác giả. 
 
Đọc tiếp »

Một Cách Diễn Giải Theo Bộ Số - Trải Bài Bốn Ngọn Gió

item-thumbnail
Mình cảm thấy đây là một ví dụ khá hay về bộ số nên đã đề xuất một cách diễn giải cho nó. Hi vọng các bạn sẽ góp ý cho cách diễn giải này. Đặc biệt hơn, thân chủ không trải ngược nên đây sẽ là một ví dụ khá hay cho những bạn đang phân vân giữa trải một chiều và trải ngược.

 
Trải Bài Bốn Ngọn Gió. Ảnh: Bé Béo

Đọc tiếp »

Bàn Về Năm Quẻ Kinh Dịch Trong Minor

item-thumbnail
Crowley là một quái nhân; ông nghiên cứu huyền học của những nền văn hoá khác nhau như Hindu, Ai Cập, Kinh Dịch...rồi hoà nhập nó vào làm một. Thoạt nhìn có vẻ lố bịch, nhưng khi xem xét kĩ hệ thống mà ông lập nên, ta vẫn thấy được tính logic của nó. Bài viết này, tôi sẽ giới thiệu và lý giải cách ông bố trí 5 quẻ kinh dịch trong 36 lá minors.

I-Ching Tarot. Ảnh: PalaisdesTarot.com

Đọc tiếp »

Luận Giải Court Cards

item-thumbnail
Nội dung bài viết được trích dịch từ quyển "Understanding the Tarot Court Cards" của Mary Greer. 
Tarot. Ảnh: Internet
A. Một số ý nghĩa bao hàm của court cards trong trải bài

Một người trong cuộc sống của bạn, có đặc điểm nhận dạng, nghề nghiệp hoặc vai trò cụ thể trong tình huống đang nói đến.

Ví dụ: Queen Swords là một người có học thức, khách quan có vai trò hướng dẫn hoặc điều đình.

_ 1 đặc điểm tính cách hoặc vai trò mà bạn đang nắm giữ.
Ví dụ: Knight Wands có nói lên tính vội vàng, hấp tấp, nóng nảy.

_ Quan hệ giữa querent và một người khác.
Ví dụ: Page Pen dựa dẫm vào kinh tế của King Pen nên có thể bạn đang lệ thuộc vào ai đó.

_ Ảnh hưởng của tâm linh trong cuộc sống của bạn.
Ví dụ: Knight Cups có thể là nguồn cảm xúc dồi dào, giúp bạn cảm thấy hăng hái và lãng mạn.

_1 sự kiện, tình huống
Ví dụ: Page Swords có thể báo trước về một phi vụ làm ăn hợp pháp và quan trong.

B. Significator - Lá đại diện

Đây là một trong các công dụng của court cards. Significator, gọi tắt là Sig, lá bài đại diên cho người hỏi giúp giới hạn lại tầng nghĩa rộng lớn của trải bài và tập trung xoay quanh câu hỏi được đặt ra cũng như góp phần làm rõ tình huống hiện tại. 

Ví dụ, hỏi về mối quan hệ với một người. Sig là Page Pen, 2 lá còn lại là King Pen và 5 Swords. Điều này cho thấy một sự "dưới cơ" của người hỏi trong mối quan hệ. Cụ thể là họ phải dựa dẫm vào tài lực kinh tế của đối phương (King Pen) và sự "dưới cơ" này đem lại sự phiền muộn, tiêu cực (5 Swords)

Sự dưới cơ ở đây bao hàm rất nhiều tầng nghĩa, tiêu cực lẫn tích cực. Bạn có thể dựa dẫm, lệ thuộc vào một người và chịu theo sự sai khiến, sắp đặt của người đó hoặc có thể họ là một người luôn chăm sóc, bảo vệ và che chở cho bạn. Tóm lại, cần phải phối hợp các lá còn lại để hiểu được ý nghĩa thật sự của tình huống.

Có rất nhiều cách chọn Sig, nhưng tôi sẽ bỏ qua cách chọn theo ngoại hình của court vì nó quá khô khan và không phù hợp với người dân Việt Nam mình, vốn chỉ có duy nhất màu tóc đen và da vàng. Sách có đề cập đến cách chọn theo Hoàng Đạo, tôi cũng sẽ bỏ qua vì cách này không được giải thích chuyên sâu và khá phức tạp, cầu kì. Hai cách còn lại thì khá đơn giản. Một là xào, rút một trong 16 lá court và hai là dựa vào trực giác, linh cảm khi nhìn vào chúng. Sau khi chọn xong, bạn có thể để Sig sang một bên hoặc cho vào bộ bài và xào bình thường. Tất cả là do bạn quy ước.

Một cách để thực hành, đồng thời là một trải bài hoàn chỉnh, đó là bạn rút ra 5 lá, bao gồm Sig, và 2 quá khứ, 2 lá tương lai. Đầu tiên, chọn Sig, sau đó cho vào lại bộ bài rồi xào và tráo. Tiếp theo, bạn lật ngửa từng lá trên cùng, khi thấy được lá Sig, bạn lấy lại hai lá trước đó và lật thêm hai lá nữa rồi dừng lại. Hai lá trước lá Sig sẽ nằm bên tay trái của nó và hai lá sau sẽ nằm bên tay phải. Nếu mặt của Sig nhìn về bên nào thì bên đó sẽ là tương lai còn sau lưng sẽ là quá khứ. Hoặc, nếu Sig thuận thì nhìn bên phải, ngược thì nhìn bên trái.

Ví dụ
Tôi lật ngửa được những lá sau:
......7C, 8C, 9S, 10S, Queen Cups (Sig), 10W, 9W

Như vậy, trải bài của tôi sẽ là:

9Swords ***** 10Swords ***** QueenCups (thuận, nhìn phải) ***** 10Wands ***** 9Wands
----------QUÁ KHỨ---------HIỆN TẠI & SIGNIFICATOR -----------TƯƠNG LAI------->

9Swords là nguyên nhân của 
hành động 
10Swords là hành động trong quá khứ
10Wands là hành động trong tương lai
9Wands là kết quả của hành động đó

Bé Béo, thành viên Tarot Huyền Bí, một trong số ít thành viên nghiên cứu sâu về Tarot.
Đọc tiếp »
Tiếp Tục
Trang chủ