Tarot Huyền Bí Blog thủ thuật
10/10 1500 bình chọn

Dòng Năng Lượng Trong Bộ Pentacles và Sự Khác Biệt 3 Pentacles vs. 8 Pentacles

item-thumbnail
Đối với các newbie, thì 3 tiền và 8 tiền là hai lá gây nhiều băn khoăn. Trong đó, 2 băn khoăn lớn nhất có thể kể ra như sau:

1. Hai lá này đều nói về công việc, làm việc. Theo RW, hai lá này đều vẽ hình một người thợ đang điêu khắc, chạm trổ. Vậy đâu là điểm khác nhau giữa chúng ?

2. Người ta hay nói lá 3 tiền là “thợ lành nghề” (craftsmanship), 8 tiền là học việc (apprentice). Vậy đó có phải mâu thuẫn không, sao 8 lại “nhỏ” hơn 3, đáng lẽ phải ngược lại mới đúng chứ ? 

Bài viết này sẽ nhằm đóng góp một quan điểm riêng của tác giả, giúp các bạn nhìn thấy rõ hơn sự khác biệt của hai lá bài này.

Đầu tiên, chúng ta ghi nhận rằng cả 2 lá bài đều vẽ hai người thợ thủ công. Lá 3 tiền vẽ người thợ đang điêu khắc trong một tu viện, bên cạnh anh ta là hai người đang đứng nhìn. Còn lá 8 tiền chỉ vẽ một người thợ thủ công, đang chăm chú miệt mài điêu khắc. Như vậy, chúng ta ghi nhận rằng điểm chung giữa hai lá này là chúng đều có khả năng đề cập tới công việc, trong Pictorial key, chúng chia sẻ cùng nhau những keyword có vẻ same same, như là work, employment, métier, labor…


3 of Pentcales
8 of Pentacles


Nhưng nếu chỉ sa đà vào nghĩa “công việc”, thì chúng ta chỉ có thể tìm thấy duy nhất một “căn cứ” để phân biệt giữa hai lá này. Đó là ở 3 tiền, đây là một người thợ lành nghề, còn ở 8 tiền, đây mới chỉ là thợ học việc. Điều này có cơ sở dựa trên những gì Waite miêu tả về hai lá này trong Pictorial Key, cụ thể, với 3 tiền, Waite sử dụng cụm từ “skilled labor”, với 8 tiền, ông sử dụng “skill…in the preparatory stage” để miêu tả.

Tuy nhiên, nếu dựa theo căn cứ này để phân biệt, thì ta sẽ phát hiện ra một điều kì cục, đó là dòng năng lượng từ lá 3 đến lá 8 không đi lên như bình thường, mà lại đi xuống. Vì lẽ gì ở lá 3 người ta đã là một thợ lành nghề, lên đến lá 8 lại trở thành thợ học việc? Vì lẽ gì người thợ học việc lại dễ dàng đạt tới đỉnh cao tiền tài ở các lá 9, 10, trong khi đó, “thợ lành nghề” còn phải đi một chặng đường dài ở 4,5,6,7,8?

Vì lẽ đó, tôi cho rằng dựa vào skill trong công việc để phân biệt giữa 2 lá bài này là một căn cứ sai lầm. 3 và 8 khác nhau không phải ở chỗ đâu là master, đâu là amateur. Cũng như bộ tiền vốn không phải là câu chuyện mà nội dung chánh yếu là về công việc, về người thợ thủ công, nó không phải là sự phát triển năng lượng từ ace đến 10 xoay quanh các vấn đề về kĩ năng, kĩ xảo trong công việc, nâng cao năng lực làm việc.

Bộ tiền là câu chuyện về cách mà chủ thể ứng phó, cư xử đối với thế giới vật chất. Pentacles vốn ám chỉ đến physical world, mà tiền (money) hay tài chính nói chung chỉ là khía cạnh trong cái physical world ấy. Nhưng để dễ hình dung về sự phát triền dòng năng lượng trong bộ tiền, ở đây ta sẽ chỉ tập trung nói đến khía cạnh “money” như ví dụ cụ thể. Như vậy, nếu nói theo nghĩa hẹp money để tiện cho việc làm rõ sự khác nhau giữa 3 và 8, thì bộ tiền miêu tả cách thức mà người ta deal with money (cư xử với nó, cho đi nó, nhận lại nó, kiếm ra nó, duy trì nó, kế thừa nó…)

Ở 2 tiền, là trường hợp không thể tự chủ về tài chính, không hề dư dả, dầu rằng các lá hai vốn chủ sự cân bằng, nhưng sự cân bằng ở đây là sự cân bằng tạm thời, như là sự cân bằng của chú hề đi trên dây, tay phải tung hứng để giữ thăng bằng vậy. Chủ thể phải liệu cơm gắp mắm, khéo ăn thì no, khéo nằm co thì ấm, còn không khéo thì toi (2 tiền ngược). Nếu nhìn về 2 tiền trong mô tả của Book T, ta sẽ thấy nó được mô tả như một cơ chế luân phiên giữa được và mất, mạnh và yếu… rất bấp bênh, không ổn định, không dựa dẫm được  (alternation of gain and loss; weakness and strength; everchanging occupation – Book T)

Sang đến 3 tiền, lúc này chủ thể đã có nguồn tài chính đáng tin cậy hơn, có thể đủ chi tiêu, không còn phải tung hứng mà có thể chuyên tâm vào làm việc, tuy nhiên vẫn chưa thể tự chủ - độc lập về tài chính, vì nguồn tiền này là do người khác bơm cho (hai nhà đầu tư đứng bên cạnh) ( trade, glory, renown – Pic.Key, gain in commercial transactions, cleverness in business – Book T)

Đến 4 tiền, lá bài thể hiện một sự kiểm soát tài chính ích kỉ, không khôn ngoan (tiền giữ lại, không thể sinh sôi, người ta vẫn hay nói “Phải biết cách tiêu tiền mới biết cách kiếm tiền”. ) ( Assured material gain…but leading to nothing beyond…careful and orderly, but discontented – Book T) 

Thế nên ở 5 tiền, chủ thể trải qua sự mất mát, trắng tay. ( Loss of money or position – Book T)

Ở 6 tiền, chủ thể được cấp vốn làm lại từ đầu (Lord of material success) Bắt đầu từ 7 tiền, chủ thể đã có sự độc lập – tự chủ về tài chính, tức là tiền do chính mình tự kiếm ra, không ai tới cho cả, nhưng vẫn giữ một thái độ nôn nóng, vội vã, thất vọng khi chờ đợi thành quả. (Loss of apparently promising fortune. Hopes deceived and crushed. Disappointment – Book T)

Sang lá 8, nguồn năng lượng của bộ tiền lúc này ổn định hơn, chủ thể không những tự chủ về tài chính (self-employment), mà còn hiểu ra cách duy trì một nguồn tài chính dồi dào là chuyên tâm, tận tụy, tận hiến và cẩn trọng (Lord of prudence). Đến 9 tiền, chủ thể có được nguồn tài chính để tự thỏa mãn mọi nhu cầu của bản thân trong hiện tại. (Complete realization of material gain, good, riches – Book T; it is her own possession and testifies to material well-being – Pic.Key) Và cuối cùng ở 10 tiền, chủ thể không những có tài chính sung túc phục vụ cho bản thân, mà còn đủ để duy trì , chuyển thừa kế cho con cháu. (Completion of material gain and fortune; as it were, at the very pinnacle of success – Book T; family matters, archives, extraction, the abode of a family – Pic.Key)

Đó là sự phát triển của dòng năng lượng trong bộ tiền từ thấp tới cao, từ việc không tự chủ tài chính, phải tung hứng (2), phải “mời gọi đầu tư” (3), tới lúc có được món tiền nhưng lại kiểm soát quá chặt chẽ khiến nó không thể phát triển (4), rồi mất trắng (5). Từ lúc được người khác rộng lượng ban phát tài chính (6), cho tới khi tự chủ, chuyên tâm, cẩn trọng làm ra tài chính riêng (8). Từ lúc tài chính chỉ đủ để thỏa mãn bản thân (9), cho tới khi đủ sức nuôi cả gia đình (10). 

Từ đó, ta có thể thấy được sự khác nhau cơ bản giữa lá 3 và lá 8, tổng kết lại như sau: Cùng là làm công việc, nhưng:

- Lá 8 tiền là làm việc để…làm việc, lá 3 tiền là làm việc để gây ấn tượng tốt. Lá 8 tiền mục đích vì công việc, phát triển kĩ năng. Lá 3 tiền vì mục đích kêu gọi đầu tư, tạo dựng ấn tượng.

- Lá 8 tiền đề cập tới sự tự chủ, với danh xưng Lord of prudence, khía cạnh tập trung của nó nhấn vào sự tỉ mỉ, cẩn trọng, cầu toàn, kiên nhẫn, hard-working . 

- Lá 3 tiền có danh xưng Lord of material works, chính vì vậy, nó không nhấn mạnh vào chuyện hard-woking hay không, skill cao hay thấp. Lá này là một lá “trade” ( increase of material things; gain in commercial transactions, cleverness in business –Book T) Khía cạnh chủ đạo của nó không phải là nỗ lực hay sự tận tâm với công việc, mà là sự kì vọng, sự gây ấn tượng đối với người khác để người ta chịu đầu tư, để tâm để ý tới mình, để người ta đánh giá tốt về mình.

Như vậy, ở lá 3, dù là master hay amateur, thì chủ thể cũng đang cố gắng thực hiện một phi vụ, lôi kéo sự đầu tư, thu hút nguồn vốn tài chính. Ở lá 8, dù là master hay amateur, chủ thể cũng đang nhận thấy mình vẫn cần học hỏi, vẫn cần chú tâm, tỷ mỉ, cẩn trọng với công việc để tự mình tự chủ tài chính riêng của mình.

Điểm khác nhau cơ bản giữa hai lá bài này, không phải ở chỗ lá nào là master, lá nào là amateur, mà chính là ở lá 3 tiền vốn không hề đề cập tới công việc, sự tận tụy, hay sự chăm chỉ. Nó chủ yếu đề cập tới thương vụ, sự ủng hộ, sự đầu tư, sự gây ấn tượng đối với người khác. 

Xét hình ảnh trong RW, lá 8 tiền nhấn mạnh hành động “người - thợ - làm - việc” , còn lá 3 tiền nhấn vào hành động “người - thợ - làm - việc - dưới - sự - đánh – giá - của -2 -người – còn - lại”. Trọng tâm của 8 tiền nằm ở động từ “làm việc”, trọng tâm của 3 tiền nằm ở động từ “đánh giá”.

Nếu tính đến sự phát triển của dòng năng lượng từ 3 đến 8, thì ta có thể thấy, sở dĩ ở lá 8, chủ thể có thể chuyên tâm vào công việc, mà không cần gây ấn tượng tốt với ai như ở lá 3, là vì chủ thể lúc này đã có được sự hậu thuẫn tương đối vững chắc của "bộ tiền". Nói rộng ra với nghĩa physical world, ta có thể thấy, cách tương tác với physical world trong 3 tiền vẫn còn tương đối phụ thuộc và bị động, còn ở 8 tiền, đó là một thái độ tự chủ hơn. Ở 3 tiền là mong "thế giới vật chất" đáp lại cho mình, ở 8 tiền là tự mình xây dựng nên "thế giới vật chất"

Không nên hiểu từ “đánh giá”, hay hành động “cố gắng gây ấn tượng” trong lá 3 tiền là toan tính, vụ lợi, không trong sáng. Nó không nhất thiết phải ám chỉ những thứ tiêu cực. Xin kết lại bài viết bằng một ví dụ cụ thể để các bạn hình dung sâu sắc hơn khác biệt giữa hai lá:

Lá 3 tiền là trường hợp một cô gái tham dự một cuộc thi hát (Vn Idol, the voice…) cố gắng hết sức mình để gây ấn tượng với ban giám khảo, với hy vọng họ sẽ cho mình một cơ hội. Cô ta có thể có thực tài, cô ta có thể có sự tập luyện, nhưng mục đích của cô ta không dừng lại ở trau dồi, bồi dưỡng giọng hát, mà cô ta muốn có một best performance, muốn có một sự đánh giá tốt, muốn gây ấn tượng, muốn có một cơ hội…

Lá 8 tiền là trường hợp khi cô gái ấy đã thành danh, cô ấy không cần thiết phải gây ấn tượng, phải lôi kéo sự đánh giá tốt từ ai nữa. Cô ấy tự mình - chủ động, thận trọng và tận tâm, rèn luyện giọng hát của mình cho hay và hoàn hảo hơn nữa.


Tác giả: Ngọc Nguyễn - thành viên Tarot Huyền Bí, quản trị Ghi Chép Tarot, một người nghiên cứu Tarot tại Hà Nội. Bài viết mang quan điểm của tác giả.
Đọc tiếp »

The Moon vs. 7 of Cups: Sự Khác Biệt Trong "Ảo Tưởng"

item-thumbnail
Hai lá major và minor này chia sẻ với nhau chung từ khóa Illusion. Cần phải hiểu rằng, illusion không phải là thứ duy nhất mà Moon đề cập tới, tuy vậy, ở đây ta sẽ chỉ tập trung vào việc đem hai nghĩa illusion này ra so sánh với nhau và tìm sắc thái khác biệt giữa chúng.

Moon là một lá bài nguy hiểm trong bộ ẩn chính. Nó nguy hiểm không phải ở tính chất bạo phát, bạo tàn, phá bỏ, đổ vỡ, cầm tù…như những lá dễ dọa người khác, kiểu Devil, Tower hay Death. Cái nguy hiểm của Moon nằm ở chỗ: nó là một wild card, không thể tiên liệu, không thể chắc chắn và không thể dựa dẫm. Dưới ánh trăng mờ ảo, bạn không thể tin được những gì bạn nhìn thấy là thật hay ảo, cũng không biết nó sẽ dẫn đường cho bạn đi tới đâu, đất mộng hay là miệng vực. Có liên hệ với chòm Song Ngư, The Moon hàm chứa trong mình cả một “biển nước” – đại diện cho cảm xúc, cảm tính, trực giác… thô sơ, thuần nhất, nguyên thủy. Khác với “trực giác” của High Ps là thứ trực giác đã qua “tinh luyện”, có kiểm soát, có tri thức của một người hiểu biết và nhạy cảm, thì khái niệm “trực giác” trong Moon gần hơn với bản năng vô thức nguyên thủy, là thứ trực giác khai sơ tiềm ẩn. Khi đã ở trong vùng kiểm soát của The Moon, chúng ta sẽ suy nghĩ, cư xử, hành động…hoàn toàn dựa theo tiếng gọi và sự chỉ bảo của cảm xúc, của bản năng…mà không có can thiệp của bất kỳ loại logic, lý tính nào cả. 

The Moon strong Rider Waite Tarot. Ảnh: Wiki

Được tháo bỏ khỏi gông xiềng lý tính và đắm mình trong vùng trực giác, xúc cảm nguyên sơ, đó là lý do tại sao The Moon vừa có thể mang tới những phút thăng hoa, lãng mạn, sáng tạo, chạm tới những chỗ ẩn sâu nhất trên bản đồ tâm lý con người, tạo ra những nghệ sĩ thiên tài, lại cũng có thể dẫn con người tới chỗ mơ mộng, ảo tưởng, lạc hướng, điên loạn, thần trí bất minh. Như ng ta hay bảo thiên tài và thằng điên chỉ cách nhau gang tấc. Hay như câu chuyện Van Gogh lừng danh trong cơn maniac đã tự cắt tai của mình, đó cũng là ví dụ tiêu biểu cho The Moon vậy.

Cái sự Illusion của Moon có thể hiểu như một cơn say của ma túy, hay dễ hiểu hơn, những ảo giác có được khi “đập đá”. Tức là một khi đã rơi vào cuộc ảo tưởng của The Moon, thì chủ thể khó mà biết mình đang ảo tưởng, cũng không thể ý thức được sự ảo tưởng đó có thể nguy hại đến nhường nào. Vì đã mất đi ánh sáng soi đường của logic và lý tính, nên nếu như dưới ánh mặt trời, chúng ta thấy trước mặt là vực thẳm, thì dưới ánh The Moon, chủ thể chỉ thấy đó chính là lối vào động thiên thai. Điều nguy hiểm hơn là chủ thể dễ dàng đi theo lối đó, tức là dễ hành động mù quáng và tin tưởng vào ảo mộng. Những việc mà người thường thấy là điên khùng, mộng hão…thì chủ thể lại thấy đó rất bình thường, thậm chí Moon còn có thể tạo ra cho chủ thể một cảm giác “sáng suốt” giả tạo, triệt tiêu và đánh lừa mọi suy nghĩ lý tính trước khi nó kịp nhen nhóm. Ảo mộng của Moon là thứ một khi đã dính vào thì rất khó để kiểm soát. Đó cũng là lý do tại sao lá bài này còn có thể ám chỉ các căn bệnh tâm thần.

Illusion của Moon, so với 7 cốc, thì trầm kha hơn rất nhiều. Với lá 7 cốc, ít nhất chủ thể không làm-gì-cả, nên việc mơ mộng ảo tưởng không (hoặc chưa) dẫn chủ thể tới hành động rồ dại nguy hiểm. Với danh xưng Illusionary vision trong Book T, và được mô tả như một lá bài “wishful thinking” trong RWS, chúng ta có thể hình dung 7 cốc là việc mơ mộng giữa ban ngày. Là khi người ta cứ tự tưởng tượng ra tương lai (phần nhiều là tốt đẹp) , cố ý vẽ vời ra các hệ quả mà không thực sự bắt tay làm gì. Dẫu rằng Illusion của 7 cốc cũng có thể dẫn tới một tương lai ảo tưởng, viển vông, nhưng ít nhất nó vẫn tỉnh táo hơn The Moon, ở chỗ: Trong 7 cốc, ít nhất chủ thể, dầu cho mơ mộng không thực về tương lai, nhưng cũng vẫn là mơ trên căn cứ của những gì đang có ở hiện tại (kể cả cái gọi là “căn cứ” đó có thể là ngây ngô hay ngộ nhận, thì ít nhất ở đây cũng có được một sự ý thức về việc suy diễn logic hiện tại – tương lai, nguyên nhân – hệ quả... Nó giống như kiểu một cô gái mới hẹn hò với anh chàng được một thời gian ngắn, thấy tình cảm phút đầu cũng nồng cháy lãng mạn, đã vội suy diễn và mơ về luôn một happy ending chỉ có cái chết chia lìa đôi lứa.

7 of Cups strong Rider Waite Tarot. Ảnh: Wikipedia

Điều thứ hai khiến 7 cốc không nguy hiểm bằng moon, đó là vì ở 7 cốc chủ thể phần nhiều là ngồi đó mà tự tưởng tượng, nằm mơ giữa ban ngày, vẽ vời hão huyền về những thứ sắp tới, chứ không (chưa) có hành động đi theo những điều đó. Nên ít nhất dù ảo tưởng có viển vông đến đâu, thì nguy hiểm cũng chưa phải là thứ sẽ lập tức tìm đến với họ.

Điểm cuối cùng: Dù Illusion của cả 2 lá bài này đều xuất phát từ bản thân chủ thể, nhưng với The Moon, Illusion còn lan tỏa và “bao bọc” ra cả môi trường xung quanh, khiến chủ thể đánh giá, cảm nhận mọi sự vật hiện tượng khách quan xung quanh đều dựa trên ảo tưởng. Giống như khi dùng ma túy tổng hợp, thay vì cái bàn, cái ghế, con đường…thì ng ta sẽ nhìn chúng thành đại dương nên ng ta phải bơi như cá, bầu trời nên ng ta sẽ bay như chim... Còn với 7 cốc, ít nhất những ảo tưởng xuất phát từ bản thân chủ thể vẫn chỉ được gói gọn trong những suy nghĩ về viễn cảnh tương lai của chủ thể mà thôi. Tức là mọi thứ sẽ dừng lại ở mức “tương lai tao sẽ biến hình thành siêu xay da”, còn hiện tại cùng lắm chủ thể nhìn chó đen thành chó trắng, chứ khó mà nhìn chó thành Xên bọ hung cho được.

Nếu như ảo tưởng trong The Moon là ánh trăng “lừa dối” có thể dẫn người ta u mê mà đi tới miệng vực, thì ảo tưởng của 7 cốc giống như bong bóng phù hoa khiến ng ta ngơ ngẩn ngồi đó ngắm nhìn mà không thiết tha gì tới việc suy tính và lập căn cứ để biến bong bóng trở thành thực tế. Cái bất lợi của 7 cốc khó mà dẫn ng ta tới chỗ nguy hiểm, điên loạn, thần trí bất minh được  mà nó chỉ khiến ng ta tiêu tốn quá nhiều thời gian vào việc ngồi và tưởng tượng, biến con người thành dreamer trên mây trên gió cả ngày, hão huyền viển vông, cũng đồng nghĩa với việc triệt tiêu dần những cơ hội bắt tay vào để hiện thực hóa giấc mơ của họ. 

Nói dài dòng cũng chỉ để diễn tả sự khác nhau căn bản của 2 lá này vốn nằm ở chỗ: 7 cốc có thể gọi là illusion, nhưng Moon còn có thể gọi là hallucination.

Định nghĩa và phân biệt hai loại ảo giác này có thể xem ở đây:

Tác giả: Ngọc Nguyễn - thành viên Tarot Huyền Bí, quản trị Ghi Chép Tarot, một người nghiên cứu Tarot tại Hà Nội. Bài viết mang quan điểm của tác giả.
Đọc tiếp »
Tiếp Tục
Trang chủ