Tarot Huyền Bí Blog thủ thuật
10/10 1500 bình chọn

Chiromancy Và Palmistry ( Tướng Tay Và Chỉ Tay)

item-thumbnail



Thường khi chúng ta sinh ra, số phận đã ghi khắc vào trong tay chúng ta. Ấy thế nên, những dòng huyền học đông tây đều quan tâm đến việc xem hình tướng để luận giải vận mệnh qua chỉ tay và bàn tay.

Bản thân tôi, từng đọc qua sơ lược qua trong cuốn “ tướng pháp tinh hoa”, sách cổ của gia đình, nhưng không chú trong nhiều vì có lẽ cách viết khá bí hiểm, tối nghĩa, rời rạc. Song khi có nhiều cơ hội nghiên cứu huyền học phương tây, thì tôi mới chú tâm đến lĩnh vực này.

Xem tướng tay, xem chỉ tay tương ứng với chiromancy và palmistry của phương tây. Tướng tay phương đông phân theo ngũ hành gồm: kim hình thủ, mộc hình thủ, thủyhình thủ, hỏa hình thủ, thổ hình thủ. Còn phương tây phân theo bốn nguyên tố gồm bàn tay của lửa, nước, khí, đất.

Mà trong tay thì những đường chính thường được hai bên có những cách gọi tương tự nhau như: tâm đạo, trí đạo, mệnh đạo, sinh đạo… Những đường này, rất quan trọng, cần phải dày, đậm, ổn, không đứt đoạn, rõ nét. Ngược lại, đường nào thiếu đi thì trong vấn để mà đường đó chủ quản sẽ dễ gặp trắc trở gập ghềnh.

Nhưng nếu chỉ xem những đường chỉ tay ấy mà bỏ qua các yếu tố khác trong lòng bàn tay thì sẽ rất thiếu sót. ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH trọng ở chỗ CÂN BẰNG.

BỐN NGUYÊN TỐ cũng phải CÂN BẰNG với nhau mới diễn hóa thế giới.

Theo quan niệm phương đông, trong tay có Bát Quái Trận Đồ chia làm tám cung vị gồm: Càn, Khôn, Chấn, Ly, Đoài, Tốn, Khảm , Cấn.

Mà phương tây chia thành bát tinh trấn trong tám khu gồm: kim tinh, mộc tinh, thổ tinh, hỏa tinh, thủy tinh, thái dương, thái âm, địa tinh. Dựa vào các vùng kết hợp các đường lớn nhỏ với nhau mà luận giải thì mới có được cái nhìn toàn diện.

Dưới đây, xin trích mấy dòng mà thầy tôi luận về chỉ tay cho bạn biết thêm về chiromancy và palmistry

“(34) Fambais (Ligne de Vie, Ligne du Coeur, Line of Life, Great Palmer Arch, Linea Vitalis, Tai Mệnh Đạo)


Tên Chính Thức: Fambais (tiếng Latin).


Tên Khác: Ligne de Vie, Ligne du Coeur (tiếng Pháp), Line of Life, Great Palmer Arch (tiếng Anh), Linea Vitalis (tiếng Latin), Tai Mệnh Đạo (tiếng Việt).


Mã Số: (34)

Vị Trí: Đường quang trọng trong bàn tay, bao quanh cơ ngón cái, một trong ba đường đậm nhất và cơ bản nhất của bàn tay. Đường này được định nghĩa đi từ gò Mộc Tinh đến cốc Địa Tinh, đến tận vị trí ngã ba giao nhau giữa gò Kim Tinh, gò Thái Âm và cốc Địa Tinh. Đường này được ứng với Phân Cung (Decans) thứ 34 là Thổ Tinh trong Song Ngư (Saturn in Pisces). Sở dĩ đường này gáng với Thổ Tinh là vì đường này và đường Renethis (Hiệp Sĩ Đạo, Mã Số 27) là hai đường trùng sinh, thường dính vào nhau. Fambais là hạ đạo nên luận giải theo thượng đạo Renethis, vốn từ Thổ Tinh đến Mộc Tinh.

Một điển chú ý khác là đường Psamiatois (Phúc Mệnh Đạo, Mã Số 21) và đường Fambais (Tai Mệnh Đạo, Mã Số 34) là hai đường được coi thuộc về đường Mệnh Đạo (Line of Life). Hai đường này thường là một, nhưng có đôi khi bị tách làm hai đường. Trong chưởng thủ tướng học, gọi là đường Mệnh Đạo bị phân đoạn. Trường hợp bị tách thành hai đường, thì đường từ gò Mộc Tinh bị suy biến là đường Psamiatois (Phúc Mệnh Đạo, Mã Số 21), còn đường đi từ cổ tay bị suy biến là đường Fambais (Tai Mệnh Đạo, Mã Số 34). Việc phân biệt hai đường này tùy thuộc vào vị trí của đường này khi đi đến hết gò Kim Tinh, nếu nó rẽ vào gò Kim Tinh thì đó là đường Psamiatois (Gia Mệnh Đạo, Mã Số 21) , nếu nó đi thẳng xuống cổ tay ở cốc Địa Tinh thì đó là đường Fambais (Tai Mệnh Đạo, Mã Số 34).

Ý Nghĩa: Thổ Tinh trong Song Ngư (Saturn in Pisces) được định nghĩa là Dominance of Prison, ám chỉ đến sự khống chế những tai nạn hoặc tai họa trong cuộc đời người. Đường Mệnh Đạo, là đường chung cuộc của đời người, vậy, thế nào mới là chung cuộc của đời người, chính là phúc mệnh của người đó, và tai mệnh của người đó. Phúc mệnh chính là phúc đức của gia đình; còn tai mệnh là những tai biến xuất hiện trong đời con người, những thứ không ai muốn, nhưng không ai tránh khỏi.

Tai mệnh ám chỉ đến cả việc tù tội, kiện tụng, các việc giam giữ, tra tấn và mọi tai họa khác. Đường này không thường xuất hiện, chỉ khi nào gặp trường hợp bị suy biến hay còn gọi là trường hợp Mệnh Đạo đứt đoạn (được xem là cực xấu trong chưởng tướng học) thì đường này ứng với đường đi từ phía dưới bàn tay đi lên, trỏ về gò Thổ Tinh (có thể lý giải tại sao đường này mang ứng tinh của Thổ Tinh). Đường này còn ám chỉ đến những cái chết đột ngột, hoặc chết do người khác sát hại.

Lịch Sử: Đường này thường luận giải phức hợp. Nó luôn được coi là một phần của đường Line of Life (Sinh Đạo) nói chung. Do đường này chỉ hiện rõ khi bị suy biến nên ít khi được xuất hiện trong luận giải của các nhà chưởng thủ tướng học. Đáng chú ý, có chưởng đạo đồ của Jean Belot, có ghi chú vị trí khu vực bị suy biến của đường Line of Life là vị trí 

"assassinat” (tức là ám sát) ngay đúng vị trí của đường này.

Nhầm Lẫn: đường này hầu như không lầm lẫn. Chỉ có sự phân biệt nhất định giữa đường Psamiatois (Phúc Mệnh Đạo, Mã Số 21) và đường Fambais (Tai Mệnh Đạo, Mã Số 34) là hai đường được coi là hai đường của Mệnh Đạo (Line of Life)."



Đọc tiếp »

Lời Ban Phước Của Quỷ Dữ - Lá The Devil

item-thumbnail
Gần đây có bạn hỏi về biểu tượng bàn tay đặc biệt trong lá số 6 Quỷ Dữ (Devils) trong bộ Rider Waite Tarot. Đây đúng là một câu hỏi khó, vì chỉ những người chuyên và có nghiên cứu sâu về tarot và tôn giáo mới thấy được nguồn gốc đặc biệt của biểu tượng này. Vì vậy, sẵn câu hỏi đó, lạm bàn dài dòng về ý nghĩa của biểu tượng này trong bài viết Lời Ban Phước Của Quỷ Dữ.


Biểu tượng bàn tay trên lá Devil trong Rider Waite Tarot. Ảnh: Hạnh Paro.
Đầu tiên, xin được mô tả lại biểu tượng bàn tay đặc biệt này. Bàn tay xoè ra năm ngón, ngón trỏ kết với ngón giữa, ngón áp út kết với ngón út, ngón cái xoè ra, tạo thành chạc ba. Hình ảnh đó nằm ở tay phải của quỷ sứ trong lá bài.

Muốn hiểu về biểu tượng này, trước hết xét đến cấu trúc của lá Devil trước. Hình ảnh Devil đặc trưng bởi sự phân đôi thể hiện tính nhị nguyên. Cần so sánh nó với lá số 6 The Lovers với cùng thể tính nhị nguyên. Quỷ dữ ngồi giữa, đóng vai trò cán cân, mỗi bên tay là một giả-Satyr nam hoặc nữ (Satyr là người đầu có sừng, thân dê, là một  sinh vật truỵ lạc trong văn hoá Hi-La, giả-Satyr là những người tôn vinh truỵ lạc, thường đóng giả Satyr trong những ngày hội, xem thêm ở bài viết Tarot và Mối Quan Hệ với Thần Thoại Hi-La - Phần 1: THE FOOL). Sau này hình ảnh Satyr và giả-Satyr được đồng hoá với quỷ dữ và những người tôn thờ quỷ dữ. Một bên là người phụ nữ giả-satyr mang đuôi có nho, một bên là người nam giả-satyr mang đuôi có ngọn lửa. Ý nghĩa của nó là gì ? Người nữ, đại diện cho truỵ lạc và hưởng thụ; người nam, đại diện cho hung hãn và hiếu chiến. Cả hai người này mang thể tính nhị nguyên: một bị động, một chủ động nhưng đều mang dáng dấp của tính bản năng, của dục vọng. Quỷ dữ bảo trợ cho con người thực hiện và biểu lộ thú tính của mình: sự hung bạo (nam) và sự truỵ lạc (nữ). Sự hung bạo của người nam được ban cho bởi gậy phép của quỷ dữ (ngọn đuốc địa ngục). Hình ảnh ngọn đuốc cũng là một hình ảnh nhị nguyên thú vị. Ngọn đuốc là hình ảnh soi sáng minh triết, cũng đồng thời là hình ảnh cuồng nộ thiêu đốt. Nếu là ngọn lửa từ thiên đàn, đó là ngọn lửa minh triết; nếu là ngọn lửa từ địa ngục, đó là ngọn lửa dục vọng. Sự truỵ lạc của người phụ nữ được ban bởi thánh danh của quỷ dữ (cử chỉ ban phước - bénédiction). Hình ảnh ban phước cũng là một hình ảnh nhị nguyên. Ban phước bởi hiệu danh của đấng toàn năng là sự trong sáng; ban phước bởi hiệu danh của quỷ dữ là sự truỵ lạc. 

Xem thêm: The Devil - Ác Quỷ Trong Tarot đề cập đến các thể loại quỷ trong các bộ bài Tarot.

Nhiều người hiểu lầm nghĩa của chữ ban phước (bénédiction) do cách dịch thiếu sáng suốt của những người đi trước. Chữ ban phước (dịch từ chữ Benediction gốc từ chữ Latin: bene, có nghĩa là tốt lành + dicere, có nghĩa là tuyên phán) đồng nghĩa với lời chúc, lời nói tốt lành. Thực ra, người ta vẫn có thể ban phước một điều xấu xa, tức là nguyền rủa. Lấy ví dụ như lời ban phước của I-sắc với hai con của ông là Ê-sau và Gia-cốp. Lời ban phước của I-sắc cho Gia-cốp là tốt đẹp, đúng nghĩa một lời ban phước: "muôn dân phải phục tùng con, các nước phải quỳ lạy con" [Sáng Thế Ký 27:29], trong khi lời ban phước của I-sác cho Ê-sau chẳng khác gì lời nguyền rủa: "con sẽ nhờ gươm mới được sống, và làm tôi tớ cho các em con". Cho nên ý nghĩa của dấu hiệu ban phước này vẫn phải hiểu ở nghĩa kép: là ban phước (tốt lành) hoặc nguyền rủa (xấu xa). Ở đây, người phụ nữ hưởng sự truỵ lạc là nhờ vào lời ban phước của quỷ dữ.

Ý nghĩa của hình ảnh bàn tay trong bối cảnh đã hiểu rõ rồi: đó là dấu hiệu ban phước. Câu hỏi giờ đây là, cụ thể thì cách thức cấu thành ngón tay như vậy là kiểu ban phước gì ? Trước hết xin bàn thêm về các kiểu ban phước và dấu hiệu bàn tay. Ta đã biết, việc sử dụng thủ ấn là một trong những phương cách triệu gọi các đấng  thần linh (xem thêm bài viết Tarot và Giao Ước, mục Triệu Gọi và Hiến Tế). Riêng Thiên Chúa Giáo, chúng ta có thể nhận ra hai kiểu thủ ấn chính: cựu thủ ấn thường gặp ở Chính Thống Giáo Phương Đông và tân thủ ấn thường gặp ở Công Giáo La Mã. Cựu Thủ Ấn có hình thức ngón cái chạm ngón áp út (có khi cả ngón giữa), các ngón còn lại đưa hờ ra trước. Còn Tân Thủ Ấn (còn gọi là Benediction's hand) có hình thức hai ngón út và áp út gập lại, ba ngón còn lại đưa xoè ra, ngón trỏ và giữa khép vào nhau. Đây là hai kiểu thủ ấn ban phước cơ bản của Thiên Chúa Giáo.

Cựu Thủ Ấn trong Thiên Chúa Giáo qua hình ảnh thánh Andrew. Ảnh: Internet.
Tân Thủ Ấn trong Thiên Chúa Giáo qua hình ảnh chúa Cha.
Ảnh: The Samuel Courtauld Trust, The Courtauld Gallery, London.

Trong phương đông, đặc biệt là Ấn Độ Bà La Môn Giáo và Phật Giáo Mật Tông, phát triển rất mạnh các thế tay gọi là Thủ Ấn (gọi là Mudras). Ở phương tây, các thủ ấn này phát triển trong các hội kín như Tam Điểm. Các ấn này có thể gần giống nhau: ví dụ như Tân Thủ Ấn trong Thiên Chúa Giáo rất giống với Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Kiếm Ấn.  Còn Cựu Thủ Ấn rất giống với Thích Ca Mâu Ni Phật Báo Thân Thuyết Pháp Ấn. Điều này gặp rất nhiều khi nghiên cứu sâu về thủ ấn. Điều này không có gì lạ cả.

Quay lại với thủ ấn trong lá bài Quỷ Dữ.  Ta có thể nhận ra ba nguồn gốc của thủ ấn này. Lần lượt, ta sẽ điểm qua các nguồn gốc của thủ ấn. 

Đầu tiên, một lầm lẫn, mặc dù thú vị, kiểu thủ ấn này giống với kiểu chào Vulcan (Ang. Vulcan peace sign). Thủ ấn này có nhiều người biết nhờ bộ phim Star Trek với ý nghĩa "Live Long and Prosper". Vulcan là một vị thần quan trọng trong nhiều văn hoá, đại diện cho mặt trời, ánh sáng, sấm sét. Trong văn hoá Tam Điểm, Vulcan được gán cho tên Tubalcain (dòng dõi Cain). Cain, con trai của Adam và Eva, chính là kẻ tội đồ giết em trai của mình, kẻ sát nhân đầu tiên trong lịch sử loài người theo Kinh Thánh (Sáng Thế Ký 4:8). TubalCain, dòng dõi ma quỷ của Cain, kẻ sáng tạo vũ khí và chủ về rèn thép, đại diện cho chiến tranh và hung tàn. TubalCain trong tam điểm Mỹ còn mang dấu hiệu của truỵ lạc. TubalCain, trong cách chơi chữ của tiếng Anh, đồng âm với Two Ball Cane (một gậy và hai banh) ám chỉ dương vật đàn ông. 

Tubal Cain, kẻ rèn vũ khí trong một thảm treo cổ. Bảo tàng Cluny, Pháp. Ảnh: Wikipedia
Ý nghĩa thật của biểu tượng này liên quan đến văn hoá Do Thái. Kiểu thủ ấn này gọi là nesiat kapayim (nghĩa là bắt khép chéo tay). Còn ban phước bằng thủ ấn này được gọi là Dukhanen (nghĩa là đăng thuyết đàn, lên bục giảng) hay  Birkat Kohanim (lời ban của tư tế). Thủ tục này trong Do Thái Giáo, sở dĩ gọi là Birkat Kohanim là vì nó phải do một Kohanim thực hiện. Konanim bắt buộc phải là một vị tư tế thuộc dòng dõi huyết thống tông truyền của Aron. Lý do là trong kỳ xuất Ê-đíp-tô, mặc dù Môi-se là tiên tri do thượng đế phán gọi giúp dân Do Thái, nhưng nguyên tắc tông truyền trưởng tử, Aron mới có quyền ban lời chúc phúc cho toàn dân Do Thái (Aron là trưởng tử, còn Môi-se là em của Aron, chỉ là thứ tử). Sau này phép lực ban phước của thiên chúa chỉ được truyền lại cho con cháu của Aron thông qua Giao Ước Muối (tiếng Do Thái: brith ha-kehuna).  Giao ước này cũng được nhắc đến trong kinh thánh ở Xuất Hành 29:44. Hiện tại, tính kế truyền hợp pháp của Giao Ước Muối vẫn còn gây tranh cãi trong cách giải thích, mặc dù hầu hết công nhận tính hợp pháp của giao ước này. Ngày nay nếu bạn bắt gặp một người Do Thái mang họ "Cohen"  (tiếng Anh và Pháp) hoặc "Kahn" (tiếng Đức) thì họ chính là dòng dõi của Aron đó. [Ps: có ai nhớ đến xì can đan của tổng thư ký quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Dominique Strauss-Kahn cách đây ba năm không? Ổng của là người Do Thái, dòng dõi Aron].

Đọc thêm bài Tarot và Giao Ước để hiểu thêm về các khái niệm giao ước.

Hình ảnh ban phước tập thể của những Kohanim. Ảnh: Internet.

Giờ hãy bàn đến ý nghĩa của dấu hiệu bàn tay này. Hình ảnh bàn tay tạo thành hình dạng của chữ Shin (שׁ) ám thị đến thuật ngữ El Shaddai, một trong danh hiệu của chúa trời, có nghĩa là Chúa Toàn Năng (Ang. God Almighty). Danh hiệu này xuất hiện ở lần gặp Môi-se trong Kinh Thánh (Xuất Ê-đíp-tô Ký 6:2). Tương ứng với hình ảnh trong lá bài, nó tương ứng với sự ban phước của quỷ dữ với danh thiệu Satan Toàn Năng.

Điều thú vị nhất của Rider Waite Tarot là những chi tiết nhỏ nhặt nhất của lá bài, cũng mang những hàm ý phức tạp bên trong. Đó là điểm làm cho Rider Waite Tarot luôn hấp dẫn bất kỳ ai nghiên cứu huyền học. Bài viết khởi nguồn từ một câu hỏi trong nhóm Tarot Huyền Bí.

Phillippe NGO, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp.

Đọc tiếp »
Tiếp Tục
Trang chủ