Tarot Huyền Bí Blog thủ thuật
10/10 1500 bình chọn

Trải Bài Tarot Cổ Điển của Long Phan & Philippe Ngo

item-thumbnail
Trong cuốn sách này, Long Phan và tôi đã tổng hợp và hiệu đính hơn mười phương pháp trải bài tarot cổ điển đã từng được các nhà huyền học cấp cao trong giới tarot sử dụng. Những trải bài này, ngày nay đã rơi vào dĩ vãng và ít khi được nhắc đến vì phải cạnh tranh với những phương pháp hiện đại đơn giản hơn rất nhiều. Nhưng không phải vì thế mà những phương pháp này trở nên kém hiệu lực, và nó vẫn tiếp tục được sử dụng bởi các nhà tarot huyền học. Và hầu như, khi một tarot reader đạt một trình độ đủ cao, tôi tin là họ sẽ lại quay về tìm những trải bài cổ điển vô cùng kỳ diệu và phức tạp này để nghiên cứu. Cuốn sách có thể coi là một nỗ lực trong việc hỗ trợ những tarot reader chuyên nghiệp để hiểu hơn về những trải bài cổ điển huyền học. 

Hiệu Đính Các Trải Bài Tarot Cổ Điển của Long Phan và Philippe Ngo.

Cuốn sách là một dự án quan trọng của tôi kéo dài nhiều năm. Trong thời gian đó, tôi đã lần lượt tìm và trích lục lại tất cả những phương pháp cổ điển trong các sách ra đời từ đầu thế kỷ 18 với luận giải của Gebelin cho đến cuối thời kỳ vàng son của Golden Dawn. Các tư liệu đó, một số bằng tiếng Anh, Pháp và Ý được các cộng tác viên của hội dịch và hoàn thành bản dịch trong hai năm ròng. Long Phan và tôi đã dành thời gian để hiệu đính bản dịch, chỉnh sửa và bình phẩm một các xác đáng những yếu tố cấu thành nên các phương pháp. Công việc vẫn đang tiếp tục và hi vọng sẽ kết thúc vào cuối năm 2015 (tính từ ngày lên ý tưởng cho đến nay là hơn 4 năm).



Phát hành dự kiến: tháng 12.2015.


Cuốn sách là một dự án hợp tác giữa Philippe Ngo và Long Phan, một người nghiên cứu tarot tại tp HCM.


TRẢI BÀI TAROT CỔ ĐIỂN
(ANCIENT CLASSICAL TAROT SPREADS)
ISBN-10: 1515266710
ISBN-13: 978-1515266716
Phiên Bản Trực Tuyến (Online Edition): Đọc trực tuyến miễn phí trên website. Phiên bản điện tử miễn phí, có thể chứa toàn bộ nội dung hoặc chỉ một phần nội dung sách. Phiên bản trực tuyến miễn phí, có thể không phải là bản chính thức của sách mà có thể là bản nháp trước khi beta của cuốn sách. Vui lòng không sao chép bất kỳ nội dung nào của chúng tôi đến các trang khác mà không thông qua sự cho phép. 
Phiên Bản Điện Tử (Electronic Edition): Tải về miễn phí trên website. Phiên bản điện tử miễn phí, có thể chứa toàn bộ nội dung hoặc chỉ một phần nội dung sách. Vui lòng không tái phân phối bản điện tử dưới mọi hình thức. Nếu bạn muốn chia sẻ, hãy chia sẽ liên kết (link) giới thiệu sách của chúng tôi.
Phiên Bản Bìa Cứng (Hardcover Edition, Limited Edition): Phân phối độc quyền bởi TAROT BOOK SERIES (tp.HCM). Phiên bản giới hạn dành riêng cho những bạn có thú vui sưu tập sách giả cổ. Sách bìa cứng bọc da, in chữ mạ vàng, nội dung được trang trí cầu kỳ theo phong cách cổ. Mỗi trang đều có trang trí và phần chữ gọn trong trang trí. Một số cuốn có thể được trang trí đính đồng, khắc da hoặc đính đá quý. 


Phiên Bản Bìa Mềm (Softcover Edition, Standard Edition): Phát hành rộng rãi toàn thế giới. Phiên bản chuẩn của sách được thiết kế theo lối hiện đại, dễ đọc, phát hành toàn thế giới. Các bạn có thể mua sách trực tiếp trên hệ thống bán sách trực tuyến Amazon và Book Depository, hệ thống niêm yết sách của Barnes&Noble, hệ thống cho thuê sách Chegg hoặc có thể nhờ các shop trung gian (LT TAROT SHOP hoặc MIRASTORE) vận chuyển về Việt Nam. Sách trên amazon được niêm yết bằng tiếng Anh. Bạn có thể sử dụng tên tiếng anh hoặc ISBN để tìm sách. Giá thống nhất tất cả đầu sách là 14.99$.




ĐỌC TRỰC TUYẾN TRÊN WEBSITE

{nhắp vào liên kết để đọc, chú ý, nội dung trong website là nội dung nháp của cuốn sách, chưa được hiệu đính, có thể khác biệt so với nội dung chính thức của cuốn sách}

Lời Bạt

Lời Mở Đầu

Chương I: 
Chương II: 
Chương III: 
Chương IIII: 
Chương V: 
Phương Pháp Vòng Cấu Trúc của Dr.Papus
Chương VI: 
Phương Pháp Ba Chu Kỳ của S.M.Mathers
Chương VII: 
Phương Pháp Tuần Hoàn Năm của S.M.Mathers
Chương VIII: 
Phương Pháp Vòng Quay Số Phận của Etteilla 
Chương VIIII: 
Phương Pháp Vòng Hoàng Đạo của A.E.Thierens
Chương X:
Phương Pháp Chữ Thập của O.Wirth
Chương XI:
Phương Pháp Khai Mở Khóa của A.Crowley
Chương XII:
Phương Pháp Giấc Mơ Joseph của C.de.Mellet
Chương Kết

Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot tại Pháp. 
Long Phan, thành viên Mật Hội Tarot, một người nghiên cứu Tarot tại tp.HCM.
Đọc tiếp »

Hiệu Đính Các Trải Bài Cổ Điển - Chương IV: Phương Pháp Móng Ngựa của S.L.Mathers

item-thumbnail
A. HIỆU ĐÍNH

Ngay sau đây tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một vài phương pháp bói bài. Người bói có thể áp dụng bất cứ cách nào mà mình thích, hoặc có thể kết hợp các phương pháp lại với nhau.



Dù trong bất kì trải bài nào, thì điều quan trọng nhất chính là người bói cần phải xào bài thật cẩn thận. Có 2 vấn đề cần lưu ý: Thứ nhất: lật ngược một số lá bài trước khi xào và kênh (cắt) bài. Thứ hai, xào kĩ để thay đổi vị trí và thứ tự của các lá bài. Sau đó thì kênh bài. Khi xào và kênh bài, người hỏi nên suy nghĩ thật nghiêm túc về những vấn đề khiến bản thân lo lắng và mong muốn được giải đáp; nếu không những lá bài sẽ không thực sự linh nghiệm. Công đoạn xào và kênh bài nên được thực hiện ba lần liên tục. Người xào bài nên để úp các lá bài xuống. 

Trước hết, hãy xào và kênh bài thật kĩ, như đã hướng dẫn ở trên. Đăt lá đầu tiên lên bàn, ta đặt bên cho vị trí này là B, chia lá thứ hai ở bên cạnh, ta gọi là A (ta đã có 2 “cửa” bài A và B, dựa vào 2 cừa này, ta sẽ chia hết toàn bộ bộ bài.) Sau đó chia lá thứ 3 và 4 ở B, lá thứ 5 ở A; lá thứ 6 và 7 ở B, lá thứ 8 ở A; lá thứ 9 và 10 ở B, lá thứ 11 ở A. Cứ tiếp tục chia hai lá ở B và 1 lá ở A cho đến khi hết bộ bài. Ta sẽ có tụ A gồm 26 lá và tụ B gồm 52 lá.

Bây giờ hãy lấy 52 lá của tụ B lên. Chia lá trên cùng xuống một chỗ trống, ta gọi vị trí đó là cửa D, chia lá tiếp theo ở một vị trí khác gọi là C. (Ta có 2 cửa C và D). Tiếp tục chia lá thứ 3 và 4 ở D, lá thứ 5 ở C; lá thứ 6 và 7 ở D, lá thứ 8 ở C; cứ thế ta chia hết 52 lá. Lúc này ta có 3 tụ bài: Tụ A có 26 lá, tụ C có 17 lá và tụ D có 35 lá.

Ta lại lấy tụ D gồm 35 lá lên, chia lá đầu trên cùng xuống một chỗ trống khác gọi là F, lá tiếp theo ở E (để tạo nên 2 “cửa” E và F.) Ta tiếp tục chia lá thứ 3 và 4 ở F, lá thứ 5 ở E, cứ thế chia hết 35 lá.

Lúc này ta sẽ có tất cả 4 tụ: A có 26 lá, C có 17 lá, E có 11 lá và F có 24 lá. Đặt tụ F sang một bên, những lá bài này sẽ không dung để bói, các lá này được xem như không liên quan tới vấn đề được hỏi. Bây giờ chỉ còn A, C và E.

Trải 26 lá bài ở tụ A úp xuống theo chiều trải từ phải sang trái (lưu ý rằng không được thay đổi trật tự của các lá) để chúng trông giống như hình móng ngựa, lá trên cùng lúc này nằm thấp nhất phía tay phải, và lá thứ 26 nằm thấp nhất phía tay trái. Đọc ý nghĩa của các lá bài từ phải sang trái trước khi giải thích. Khi hoàn thành, ta sẽ có câu trả lời bằng cách liên kết các lá bài lại với nhau như sau: Lấy lá đầu tiên và lá thứ 26, kết hợp ý nghĩa của chúng lại, tiếp theo lấy lá thứ 2 và lá thứ 25, tiếp tục cho đến cặp cuối cùng là lá thứ 13 và 14. Giải nghĩa xong thì đặt A sang một bên, làm tương tự với tụ C và tụ E.

Đây là một phương pháp bói bài cổ xưa được tin rằng rất linh nghiệm.

B. BÌNH LUẬN

a. Nguồn gốc:

Phương pháp này được được tìm thấy trong cuốn The Tarot của S. L. MacGregor Mathers xuất bản năm 1888.

Samuel Liddel MacGregor Mathers, sinh năm 1854, mất 1918. Ông được biết đến như là một trong những người sáng lập ra hội Golden Dawn. Ông vừa là thầy, vừa là kẻ thù của Crowley, tác giả của bộ Thoth. 

Những tác phẩm của Mathers như Book T, The Tarot, Kabbalah Unveiled, The Key of Solomon… luôn có giá trị là chuẩn mực để người ta tham chiếu vào.

Nói như vậy để các bạn có thể thấy rằng, phương pháp trong cuốn sách The Tarot này là một trong những phương pháp cổ điển và có độ tin cậy cao đến mức nào.

Phương pháp rút bài hình móng ngựa (Horseshoe Spread) là một phương pháp cổ điển, phiên bản của nó thường có 6 hoặc 7 lá. Ở đây tác giả đã nâng số lá lên rất nhiều lần, nhưng phương pháp giải kết hợp từng cặp lại với nhau thì vẫn giữ nguyên.

Có vẻ như việc chia số lá bài thành 26, 17, 11 có cùng chung nguồn gốc với phương pháp Thoth của Etteilla.

b. Cơ sở lý luận: 

Tuy tác giả không giải thích nhiều về phương pháp này, nhưng ta có thể nhận thấy rằng, bộ bài cuối cùng sẽ được chia thành 4 tụ, 4 tụ này tương ứng với 4 chữ thần thánh mang tên của Chúa Y H V H, hay ứng với 4 nguyên tố Lửa, Nước, Khí, Đất. Trong đó, chỉ có 3 tụ được dùng để bói, 3 tụ này tương ứng với 3 chữ đầu tiên Y H V, hay ứng với 3 nguyên tố Lửa, Nước, Khí. Trong 4 âm tiết Yod, He, Vav, he thì chữ “he” thứ 2 chỉ là âm gió, trong 4 nguyên tố thì Đất là nguyên tố phụ được thêm vào sau cùng, bởi vậy nên Mather đã bỏ đi tụ cuối cùng trong 4 tụ, xem như trong đó không có chứa đáp án của câu hỏi.

Tụ A, 26 lá. 26 trong phép diễn giải số học thần thánh (Gematrica) nó được xem là số huyền nhiệm. Vì nó đúng bằng tổng giá trị của 4 chữ cái tạo thành tên chúa Yod = 10, He = 5, Vav = 6, he = 5. 

17 là một con số có ý nghĩa quan trọng trong cuốn Sáng Thế Ký.

11 là một con số huyền nhiệm, được hội Thelema của Crowley xem như là con số linh thiêng.

Mà ta thấy rằng 26 = 78/3. 17 ~ 52/3. 11 ~ 35/3. Vậy mấu chốt của phương pháp này là qua 3 lần chia 3 bộ bài ta sẽ lấy được ra những lá bài mình cần.

c. Ưu và nhược điểm của phương pháp này:

- Ưu điểm: Sử dụng được trong mọi câu hỏi, đặc biệt là những câu hỏi yêu cầu độ chi tiết cao thì càng hữu dụng. Phương pháp này bạn không cần phải nhớ vị trí, ý nghĩa của từng vị trí là gì, bạn chỉ cần biết cách chia bài, gần giống cách chia bài tú lơ khơ, vậy là xong. Giải bài bằng cách kết hợp các lá bài từng đôi một, khi đã làm quen với ý nghĩa của các lá bài rồi, bạn sẽ đọc nó một cách rất nhẹ nhàng và đơn giản.

- Nhược điểm: Quá nhiều lá bài cho một trải bài, nên nó không thích hợp đối với những vấn đề nhỏ, đơn giản. Vì nó sử dụng quá nhiều lá bài, nên để giải xong một case ắt hẳn sẽ ngốn của bạn không ít thời gian. Một vấn đề nổi cộm của phương pháp này là nó không có ý nghĩa của từng vị trí, thậm chí từng hàng của nó cũng không có ý nghĩa nhất định. Như vậy ý nghĩa của nó hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm cũng như kiến thức của người bói.

d. Những lưu ý trong phương pháp này:

Đây lá một phương pháp, theo như lời tác giả, cổ điển. Nhưng nó khác với các phương pháp cổ khác, nó không có lá bài đại diện (Significator, Inquirer…). 

Có 2 vấn đề được nêu ra ở đầu phương pháp này: 1 là đảo ngược một số lá lại để có lá ngược. Phương pháp tạo lá bài ngược này đã được A.E. Waite kế thừa trong cuốn sách Pictorial Key To The Tarot của mình. Vấn đề thứ 2 là xào bài thật kĩ. Trong khi xào và kênh bài phải tập trung suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề cần giải đáp. Đây là vấn đề muôn thuở, nó vừa mang tính thủ tục vừa mang tính tâm linh. Nếu bạn không thành tâm, các lá bài liệu có ứng nghiệm cho bạn?

Xào và cắt bài 3 lần liên tục. Cách xào bài này cũng được A.E. Waite áp dụng trong phương pháp Celtic Cross.

Không có ý nghĩa cho từng vị trí, từng cặp, thậm chí từng hàng của nó. Nhưng thông qua phép Gematrica ta có thể xác định được phần nào.

Số 26 được xem là con số thần thánh, tượng trưng cho Chúa. Vì vậy ta có thể gán cho tụ A 26 lá là những sự kiện được Chúa sắp đặt, mang tính định mệnh. Số 26 ứng Danh từ Yehovah (YHVH) được xuất hiện lần đầu tiên trong Sáng Thế Ký 2:4.

Với con số 17, nó xuất hiện lần đầu trong Sáng Thế Ký 1:4 với từ towb (TVB) mang ý nghĩa “điều tốt đẹp”. Như vậy ta có thể xem xét tụ 17 lá như là những điều thuận lợi, điều tốt đẹp sẽ đến trong vấn đề được hỏi.

Con số 11, ứng với từ “ed” (VAD) xuất hiện lần đầu ở Sáng Thế Ký 2:6 mang ý nghĩa những điều còn che giấu, chưa sáng tỏ, nó cũng mang ý nghĩa những điều muộn phiền. Từ đó ta có thể xem như tụ 11 lá nói về những trở ngại, những điều còn ẩn giấu phía sau vấn đề cần hỏi.

Phương pháp đọc bài bằng cách gom 2 lá lại với nhau theo từng cặp thoạt nghe có vẻ khó, nhưng nếu đọc kĩ phần giải nghĩa trong The Tarot, nó sẽ trở nên khá đơn giản.

Với tụ 17 và 11 lá, lá ở giữa sẽ là trung tâm sự kiện và nó đứng một mình, không bắt cặp với lá nào khác.

C. KẾT LUẬN:

Phương pháp trải bài móng ngựa của S.L. Mathers trong cuốn The Tarot là một phương pháp cổ hoàn toàn có cơ sở để tin cậy. Các bạn có thể áp dụng nguyên mẫu phương pháp này hoặc kết hợp với các phương pháp khác. Cách đọc bài bằng từng đôi một có thể được áp dụng trong nhiều trường hợp, ví dụ như trải bài freestyle 3 lá, 5 lá, 7 lá… Cụ thể nhất thì nó có thể được áp dụng vào phương pháp OOK sẽ được đề cập đến ở các phần sau.

Phương pháp này, với số lượng bài lớn, có thể giải quyết triệt để các vấn đề lớn nhỏ. Nhưng đôi khi lại khá mất thời gian. Vì thế hãy áp dụng tùy trường hợp. Đây là một phương pháp cổ rất đáng tin cậy.

Đọc các chương còn lại của cuốn Hiệu Đính Các Trải Bài Cổ Điển của Long Phan & Philippe Ngo.
Long Phan, thành viên Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở tp.HCM. 
Đọc tiếp »

Hiệu Đính Các Trải Bài Tarot Cổ Điển - Chương III: Hiệu Đính Phương Pháp Phản Biến Dịch (35 Lá) Của A.E.Waite

item-thumbnail
A. HIỆU ĐÍNH.

Sau khi việc đọc bài theo Phương pháp Biến dịch kết thúc, nhưng vấn đề chưa được sang tỏ, hoặc vẫn còn những câu hỏi khác thì chúng ta thực hiện như sau:

Lấy các lá bài chưa được sử dụng trong phương pháp Biến dịch. (35 lá còn lại), đặt thành một tụ trước mặt Querent, lật ngửa lên trên. 35 lá bài sẽ được xào và cắt như trước đó, sau đó được chia thành 6 tụ như sau: 




Tụ I gồm 7 lá.

Tụ II gồm 6 lá, tiếp tục như vậy, tụ III là 5 lá, tụ IV có 4 lá, tụ V có 2 lá và tụ cuối cùng có 11 lá. Sắp xếp các tụ như hình:


Liên tục lấy các tụ và xếp chúng thành 6 hàng, chiều dài không cần thiết phải bằng nhau.

Hàng đầu tiên tượng trưng cho ngôi nhà, môi trường v…v…

Hàng thứ 2 tượng trưng cho người, sự vật, sự việc đang được xem xét.

Hàng thứ 3 tượng trưng cho những thứ đang diễn ra bên ngoài, sự kiện, con người, v…v…

Hàng thứ 4 tượng trưng cho một điều bất ngờ, không được ngờ tới, v…v…

Hàng thứ 5 tượng trưng cho sự chia sẻ, giúp cân bằng với những điều xấu ở các hàng trên.

Hàng thứ 6 thì cần phải trao đổi thêm với Querent để làm sáng tỏ vấn đề, một phần của nó không quan trọng cho lắm.

Những lá bài này nên được đọc từ trái sang phải, bắt đầu từ hàng trên cùng.

Ta có thể kết luận rằng không có phương pháp bói Tarot nào mà không áp dụng được cho những lá bài Tây thông thường, ngoại trừ những lá mặt thêm vào, và trên hết là những lá Ẩn Chính, những lá làm tăng giá trị và độ chính xác của lời tiên tri.

Và đây, để kết thúc mọi vấn đề, tôi còn một số lời – như là lời kết – xa xa hơn một chút. Đó là tôi có cảm giác rằng các lá ẩn chính chứa đựng thuyết huyền bí trong đó. Ở đây không có nghĩa là tôi đã quen với hội kín và hội huynh đệ mà trong đó các học thuyết được xây dựng và có cả những kiến thức Tarot cấp cao. Tôi cũng không nói rằng những học thuyết đó, được gìn giữ và truyền lại, có thể được phát triển một cách độc lập trong các lá ẩn chính. Những học thuyết đó không hề tách rời khỏi Tarot. Các hội kín tồn tại có những kiến thức đặc biệt ở cả hai mảng; kiến thức dựa trên Tarot và những kiến thức ngoài Tarot; cả 2 mảng đều có một gốc chung. Nhưng cũng có những thứ được bảo tồn, không phải trong hội kín hay ngoài xã hội, mà được truyền lại theo một cách khác. Ngoài những cách kế thừa này ra, bất kì ai nghiên cứu huyền học cũng có thể phân chia và kết hợp các lá The Magician, The Fool, The High Priestes, The Hierophant, The Empres, The Emperor, The Hanged Man và The Tower. Sau đó anh ta có thể xem xét lá bài Last Judgement. Chúng chứa những huyền thoại về linh hồn. Những lá ẩn chính khác là những chi tiết – như người ta vẫn thường nói - những biến cố. Có lẽ một người như vậy sẽ bắt đầu hiểu được những thứ sâu xa ẩn sau các biểu tượng, cho dù người đầu tiên sáng tạo ra là ai và cách thức bảo tồn như thế nào. Nếu như vậy, anh ta cũng sẽ hiểu tại sao tôi lại lo lắng cho bản thân, nhưng vẫn bất chấp mạo hiểm để viết về vấn đề bói bài này. 

B. BÌNH LUẬN

a. Nguồn gốc của trải bài:

Trải bài này nằm trong cuốn Pictorial Key To The Tarot của A.E.Waite xuất bản năm 1911. Cuốn sách này có thể được xem là Phúc Âm của giới Tarot. Nếu bạn nói rằng bạn sử dụng Tarot nhưng chưa từng đọc qua cuốn này thì cũng giống như một tín đồ Công Giáo chưa từng biết đến Kinh Thánh vậy.

Trải bài này thực chất là một trải bài phụ nhằm hỗ trợ cho phương pháp biến dịch 42 lá (chính xác là 43 lá cả thảy) ở trong cuốn sách này. Khi phương pháp biến dịch với 42 lá không đem đến kết quả như ta mong đợi, hoặc có những vấn đề chưa được sáng tỏ, ta sẽ tiếp tục đào sâu vấn đề với 35 lá bài còn lại.

b. Cơ sở lý luận:

Như ta đã biết, trải bài này là một trải bài phụ hỗ trợ cho phương pháp biến dịch, vậy nên cơ sở lý luận của trải bài này là dựa vào phương pháp biến dịch. 

Phương pháp này được sử dụng khi không có câu hỏi xác định, khi người hỏi muốn biết chung chung những việc liên quan đến cuộc sống và số phận của họ. Khi những lá bài trước đó không thể cho ta biết kết quả, thì ẩn số nằm trong những lá bài còn lại.

Phương pháp này sử dụng nhiều lá bài nhưng không gán ý nghĩa cho từng vị trí, bởi vậy nên trực giác của người bói trong phương pháp này là rất quan trọng.

c. Ưu và khuyết điểm của trải bài:

- Ưu điểm: Trải bài này là một trải bài bổ trợ nhằm làm sáng tỏ những vấn đề còn chưa được nhìn thấy hết ở trong phương pháp biến dịch. Tuy sử dụng nhiều lá bài nhưng trải bài này khá dễ nhớ và dễ sử dụng, bởi nó cần nhiều trực giác, cảm giác hơn là các kiến thức về thủ tục, biểu tượng v…v…

- Khuyết điểm: Vì nó là một trải bài phụ cho nên ít khi được sử dụng như một trải bài độc lập. Tất nhiên nếu bạn muốn sử dụng nó như một trải bài riêng biệt thì cũng hoàn toàn được. Nhưng với số lượng lá khá lớn, lên tới 35 lá thì đây không phải là trải bài dùng trong trường hợp hạn chế về không gian cũng như thời gian. Vì phương pháp này sử dụng nhiều trực giác, nên đôi khi người bói sẽ lạm dụng nó và dẫn tới sai lầm trong kết quả.

d. Những điểm cần lưu ý:

- Tuy rằng phương pháp 35 lá này được sinh ra để hỗ trợ cho phương pháp biến dịch. Nhưng với cấu trúc của nó, nó hoàn toàn có thể trở thành một trải bài riêng biệt, không cần phải dựa vào phương pháp biến dịch. Trải bài này không chỉ giúp trả lời cho câu hỏi chung mà còn có thể đi sâu và chi tiết. Phạm vi của nó mang tính phổ quát tương đương với phương pháp Celtic Cross. Có thể cho thấy tình trạng của vấn đề, môi trường xung quanh, trở ngại, thuận lợi đối với vấn đề đó. Nó lấp đi những khuyết điểm ban đầu của phương pháp biến dịch.

- Nếu trong phương pháp biến dịch, các hàng không được gán một ý nghĩa nhất định nào. Thì đối với trải bài 35 lá này, mỗi hàng lại có một ý nghĩa tương ứng.

- Xào và cắt bài trong phương pháp này giống với phương pháp biến dịch. Tức là người bói xào bài, người được bói cắt bài, bằng tay trái. Để tạo ra lá ngược thì đảo ngược một số lá bài trong khi cắt. Cần đảm bảo rằng số lá ngược phải ít hơn số lá xuôi. (Đọc thêm trong Phương pháp biến dịch).

- Nếu trong phương pháp biến dịch, các hàng được đọc từ phải qua trái, thì trong phương pháp này, ta đọc từ trái qua phải, bắt đầu từ hàng trên cùng.

- Trong quá trình bói bài cần có sự trao đổi với người được bói để làm sáng tỏ thêm vấn đề.

- Waite cho rằng, tất cả các phương pháp bói Tarot đều được áp dụng cho bài Tây. Các lá ẩn chính chỉ nhằm làm tăng độ chính xác và sáng tỏ thêm vấn đề.

C. KẾT LUẬN.

Phương pháp 35 lá của A.E.Waite tuy chỉ là một trải bài phụ hỗ trợ cho phương pháp biến dịch. Nhưng tính ứng dụng của nó rộng rãi và có phần đi sâu vào chi tiết hơn.

Đọc các chương còn lại của cuốn Hiệu Đính Các Trải Bài Cổ Điển của Long Phan & Philippe Ngo.
Long Phan, thành viên Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở tp.HCM. 
Đọc tiếp »

Hiệu Đính Các Trải Bài Tarot Cổ Điển - Chương III : Hiệu Đính Phương Pháp 35 Lá của A.E.Waite

item-thumbnail
A. HIỆU ĐÍNH.

Sau khi việc đọc bài theo Phương pháp Biến dịch kết thúc, nhưng vấn đề chưa được sang tỏ, hoặc vẫn còn những câu hỏi khác thì chúng ta thực hiện như sau:

Lấy các lá bài chưa được sử dụng trong phương pháp Biến dịch. (35 lá còn lại), đặt thành một tụ trước mặt Querent, lật ngửa lên trên. 35 lá bài sẽ được xào và cắt như trước đó, sau đó được chia thành 6 tụ như sau: 


Tụ I gồm 7 lá.

Tụ II gồm 6 lá, tiếp tục như vậy, tụ III là 5 lá, tụ IV có 4 lá, tụ V có 2 lá và tụ cuối cùng có 11 lá. Sắp xếp các tụ như hình:

Liên tục lấy các tụ và xếp chúng thành 6 hàng, chiều dài không cần thiết phải bằng nhau.

Hàng đầu tiên tượng trưng cho ngôi nhà, môi trường v…v…

Hàng thứ 2 tượng trưng cho người, sự vật, sự việc đang được xem xét.

Hàng thứ 3 tượng trưng cho những thứ đang diễn ra bên ngoài, sự kiện, con người, v…v…

Hàng thứ 4 tượng trưng cho một điều bất ngờ, không được ngờ tới, v…v…

Hàng thứ 5 tượng trưng cho sự chia sẻ, giúp cân bằng với những điều xấu ở các hàng trên.

Hàng thứ 6 thì cần phải trao đổi thêm với Querent để làm sáng tỏ vấn đề, một phần của nó không quan trọng cho lắm.

Những lá bài này nên được đọc từ trái sang phải, bắt đầu từ hàng trên cùng.

Ta có thể kết luận rằng không có phương pháp bói Tarot nào mà không áp dụng được cho những lá bài Tây thông thường, ngoại trừ những lá mặt thêm vào, và trên hết là những lá Ẩn Chính, những lá làm tăng giá trị và độ chính xác của lời tiên tri.

Và đây, để kết thúc mọi vấn đề, tôi còn một số lời – như là lời kết – xa xa hơn một chút. Đó là tôi có cảm giác rằng các lá ẩn chính chứa đựng thuyết huyền bí trong đó. Ở đây không có nghĩa là tôi đã quen với hội kín và hội huynh đệ mà trong đó các học thuyết được xây dựng và có cả những kiến thức Tarot cấp cao. Tôi cũng không nói rằng những học thuyết đó, được gìn giữ và truyền lại, có thể được phát triển một cách độc lập trong các lá ẩn chính. Những học thuyết đó không hề tách rời khỏi Tarot. Các hội kín tồn tại có những kiến thức đặc biệt ở cả hai mảng; kiến thức dựa trên Tarot và những kiến thức ngoài Tarot; cả 2 mảng đều có một gốc chung. Nhưng cũng có những thứ được bảo tồn, không phải trong hội kín hay ngoài xã hội, mà được truyền lại theo một cách khác. Ngoài những cách kế thừa này ra, bất kì ai nghiên cứu huyền học cũng có thể phân chia và kết hợp các lá The Magician, The Fool, The High Priestes, The Hierophant, The Empres, The Emperor, The Hanged Man và The Tower. Sau đó anh ta có thể xem xét lá bài Last Judgement. Chúng chứa những huyền thoại về linh hồn. Những lá ẩn chính khác là những chi tiết – như người ta vẫn thường nói - những biến cố. Có lẽ một người như vậy sẽ bắt đầu hiểu được những thứ sâu xa ẩn sau các biểu tượng, cho dù người đầu tiên sáng tạo ra là ai và cách thức bảo tồn như thế nào. Nếu như vậy, anh ta cũng sẽ hiểu tại sao tôi lại lo lắng cho bản thân, nhưng vẫn bất chấp mạo hiểm để viết về vấn đề bói bài này. 

B. BÌNH LUẬN

a. Nguồn gốc của trải bài:

Trải bài này nằm trong cuốn Pictorial Key To The Tarot của A.E.Waite xuất bản năm 1911. Cuốn sách này có thể được xem là Phúc Âm của giới Tarot. Nếu bạn nói rằng bạn sử dụng Tarot nhưng chưa từng đọc qua cuốn này thì cũng giống như một tín đồ Công Giáo chưa từng biết đến Kinh Thánh vậy.

Trải bài này thực chất là một trải bài phụ nhằm hỗ trợ cho phương pháp biến dịch 42 lá (chính xác là 43 lá cả thảy) ở trong cuốn sách này. Khi phương pháp biến dịch với 42 lá không đem đến kết quả như ta mong đợi, hoặc có những vấn đề chưa được sáng tỏ, ta sẽ tiếp tục đào sâu vấn đề với 35 lá bài còn lại.

b. Cơ sở lý luận:

Như ta đã biết, trải bài này là một trải bài phụ hỗ trợ cho phương pháp biến dịch, vậy nên cơ sở lý luận của trải bài này là dựa vào phương pháp biến dịch. 

Phương pháp này được sử dụng khi không có câu hỏi xác định, khi người hỏi muốn biết chung chung những việc liên quan đến cuộc sống và số phận của họ. Khi những lá bài trước đó không thể cho ta biết kết quả, thì ẩn số nằm trong những lá bài còn lại.

Phương pháp này sử dụng nhiều lá bài nhưng không gán ý nghĩa cho từng vị trí, bởi vậy nên trực giác của người bói trong phương pháp này là rất quan trọng.

c. Ưu và khuyết điểm của trải bài:

- Ưu điểm: Trải bài này là một trải bài bổ trợ nhằm làm sáng tỏ những vấn đề còn chưa được nhìn thấy hết ở trong phương pháp biến dịch. Tuy sử dụng nhiều lá bài nhưng trải bài này khá dễ nhớ và dễ sử dụng, bởi nó cần nhiều trực giác, cảm giác hơn là các kiến thức về thủ tục, biểu tượng v…v…

- Khuyết điểm: Vì nó là một trải bài phụ cho nên ít khi được sử dụng như một trải bài độc lập. Tất nhiên nếu bạn muốn sử dụng nó như một trải bài riêng biệt thì cũng hoàn toàn được. Nhưng với số lượng lá khá lớn, lên tới 35 lá thì đây không phải là trải bài dùng trong trường hợp hạn chế về không gian cũng như thời gian. Vì phương pháp này sử dụng nhiều trực giác, nên đôi khi người bói sẽ lạm dụng nó và dẫn tới sai lầm trong kết quả.

d. Những điểm cần lưu ý:

- Tuy rằng phương pháp 35 lá này được sinh ra để hỗ trợ cho phương pháp biến dịch. Nhưng với cấu trúc của nó, nó hoàn toàn có thể trở thành một trải bài riêng biệt, không cần phải dựa vào phương pháp biến dịch. Trải bài này không chỉ giúp trả lời cho câu hỏi chung mà còn có thể đi sâu và chi tiết. Phạm vi của nó mang tính phổ quát tương đương với phương pháp Celtic Cross. Có thể cho thấy tình trạng của vấn đề, môi trường xung quanh, trở ngại, thuận lợi đối với vấn đề đó. Nó lấp đi những khuyết điểm ban đầu của phương pháp biến dịch.

- Nếu trong phương pháp biến dịch, các hàng không được gán một ý nghĩa nhất định nào. Thì đối với trải bài 35 lá này, mỗi hàng lại có một ý nghĩa tương ứng.

- Xào và cắt bài trong phương pháp này giống với phương pháp biến dịch. Tức là người bói xào bài, người được bói cắt bài, bằng tay trái. Để tạo ra lá ngược thì đảo ngược một số lá bài trong khi cắt. Cần đảm bảo rằng số lá ngược phải ít hơn số lá xuôi. (Đọc thêm trong Phương pháp biến dịch).

- Nếu trong phương pháp biến dịch, các hàng được đọc từ phải qua trái, thì trong phương pháp này, ta đọc từ trái qua phải, bắt đầu từ hàng trên cùng.

- Trong quá trình bói bài cần có sự trao đổi với người được bói để làm sáng tỏ thêm vấn đề.

- Waite cho rằng, tất cả các phương pháp bói Tarot đều được áp dụng cho bài Tây. Các lá ẩn chính chỉ nhằm làm tăng độ chính xác và sáng tỏ thêm vấn đề.

C. KẾT LUẬN.

Phương pháp 35 lá của A.E.Waite tuy chỉ là một trải bài phụ hỗ trợ cho phương pháp biến dịch. Nhưng tính ứng dụng của nó rộng rãi và có phần đi sâu vào chi tiết hơn.

Xem toàn bộ bài viết trong cuốn Hiệu Đính Các Trải Bài Tarot Cổ Điển của Long Phan & Philippe Ngo


Long Phan, quản trị viên Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở Sài Gòn.
Đọc tiếp »
Tiếp Tục
Trang chủ