Tarot Huyền Bí Blog thủ thuật
10/10 1500 bình chọn

Những Cuốn Sách Bạn Nên Tham Khảo Trên Hành Trình Tarot

item-thumbnail
Mỗi chúng ta đều bắt đầu hành trình khám phá những bí ẩn từ những bước vụng dại, và tất nhiên không thể thiếu đi trong hành trang của chúng ta những cuốn sách đầu đời.
Một cuốn sách đến với chúng ta, đều thuộc về số phận. Có cuốn sách thích hợp với người này, nhưng lại không phù hợp với người. Và trên hành trình tìm kiếm, chúng ta sẽ tìm thấy cuốn sách cho mình.
Bài viết này, nhằm mục đích ghi lại những kinh nghiệm; kỷ niệm của những thế hệ trước dành cho thế hệ tiếp nối. Và hãy nhớ rằng, chúng ta đều đứng trên vai những người khổng lồ, không có sự siêu việt nào được sinh ra từ hư không cả. - Phùng Lâm




Cuộc thăm dò ý kiến của mọi về những cuốn sách đầu tiên, được tổ chức tại Tarot Huyền Bí.





 1. 80 Ngày Học Tarot, Tác Giả:  Phùng Lâm & Philippe Ngo




Được xuất bản ở Amazon.com. Giải thích ý nghĩa từng lá bài trong từng trường hợp cụ thể như công việc, tài chính, bạn bè, đồng nghiệp, tình yêu, gia đình, sức khỏe, mất mát, tai nạn ... Các ý nghĩa này tổng hợp dựa trên bốn hệ thống huyền học lớn: A.E.Waite, M.McGregors, A.Crowley, P.F.Case.








Hồng Minh: Cuốn 80 ngày học là một cuốn hiếm hoi tiếng Việt tarot. Trước đó có bản dịch cuốn Tarot Bible của nhóm dịch do chị Vương Hoàng Phụng dịch ra, cá nhân em thấy cuốn này chỉ nên dành cho newbie, new 100% thôi ạ. Còn cuốn 80 ngày học em ko mua, mà đọc trên web của THB. Cá nhân em thấy nó còn hơi khô và chưa liên kết được nhiều giữa các lá. Có lẽ phù hợp vs những bạn muốn đi bằng hướng học keyword và nắm rõ ý nghĩa các lá bài. Căn bản là quan trọng nhất. Và cuốn này làm được điều đó. 



2. Pictorial Key To The Tarot, Tác Giả: Arthur Edward Waite



Đây là cuốn sách kinh điển trong giới Tarot. Được viết bởi tác giả của bộ bài Rider-Waite-Smith huyền thoại. Tuy nhiên, những lời lẽ đầy ẩn ý và mật ngữ của tác giả dễ khiến người mới bắt đầu rối bời. Đây là một cuốn sách đầy bí ẩn và quyến rũ.



Bạn có thể tìm cuốn sách tại đây: http://www.sacred-texts.com/tarot/pkt/index.htm




3. 78 degrees of Wisdom, Tác Giả: Rachel Pollack



Cuốn sách này được bán trên Amazon.com. Nó nói về sự huyền diệu bên trong các lá bài Tarot, phân tích biểu tượng và kết hợp với tri thức huyền bí. Tác giả đã cho chúng ta một ngọn đèn trên con đường dài đến vô tận này.





Hồng Minh: Kế đến là 78 độ minh triết, một cách tiếp cận tarot hay ho nhưng kén độc giả. Có lẽ bạn nên có một vốn hiểu biết khá rộng và dàn trải để nắm được các ẩn dụ và ngụ ý của tác giả trong này. Và một cái đầu không có thành kiến. Cuốn này nói cực kỹ về các lá chính, các lá phụ có đưa khái niệm các lá Cổng Vào, tuy rằng nói hơi ngắn. Có nói về các nghĩa ngược.
Bạn có thể tìm bản dịch cuốn sách này tại: http://thanthoainhangian.blogspot.com/p/tarot-78-degrees-of.html




4. Understanding the tarot Court Cards, Tác Giả: Mary K. Greer and Tom Little



Cuốn sách này đào sâu vào phân tích các lá Hoàng Gia trong cỗ Tarot. Những lá bài này, luôn là bài toán khó với người mới bắt đầu. Đọc cuốn sách này, sẽ cho bạn cái nhìn tỏ tưởng nhất về những lá bài với những tính cách riêng này.





Hồng Minh: Nói chung là nên thủ sẵn tiếng Anh và không ngại đọc thì mới đọc được ạ. 
Em thấy cuốn Understanding Court Cards được chị Lê Vân giới thiệu tuy chỉ có giá trị trong 16 lá thôi =)) nhưng rất hay. Cuốn sách ngoài việc giới thiệu các cách tiếp cận và nắm tầng nghĩa của CC từ chung đến riêng (chia theo Ranks, nguyên tố, phân tích theo MBIT hay MBTI gì đấy :3 rồi các trường phái khác nhau, có minh họa đính kèm, đúc kết bằng các key và hệ thống chiêm tinh) và theo nhiều hướng phân loại khác nhau, giúp cho mình có thể nắm chắc các kiểu mẫu từng CC, việc vận dụng nó sẽ linh hoạt hơn. Nói chung là nhờ nó đã bớt ngớ ra trước CC. Cuốn sách có nói thoáng qua việc liên hệ giữa nó vs cả Kabbalah, một vài ví dụ đi kèm, có trải Celtic Cross, có cả những bài tập như tưởng tượng ngoại hình, hành động các suy nghị của Court Cards trong một bữa tiệc bên bờ biển (beach party) chẳng hạn… Nói chung là xứng đáng bỏ tiền ra mua. Một cái rất rất hay là nó có pdf free trên mạng, dù là em đã mua lại một cuốn gốc rồi.
Bạn có thể tìm cuốn sách này tại Amazon.com
 https://www.amazon.com/Understanding-Tarot-Court-Special-Topics/dp/0738702862




5. Tarot and Astrology, Tác Giả:  Corrine Kenner



Cuốn sách này, giới thiệu về sự liên kết giữa Chiêm Tinh và Tarot trong các lá bài. Tác giả đã khéo léo phát triển giảng giải các lá bài dựa trên hệ thống chiêm tinh của Hội Bình Minh Ánh Kim. Cuốn sách phù hợp cho người muốn tìm hiểu về phương pháp luận giải Chiêm Tinh trong Tarot.








6. Quỷ Học - Vài Luận Đề, Tác Giả: Philippe Ngo



Cuốn sách này là một cuốn sách nghiên cứu đặc biệt trong lĩnh vực huyền học đầy cấm kị. Nó chỉ dẫn cho chúng ta những cái nhìn cơ bản về việc giao ước với các Đấng Linh Thiêng, phân loại các nhóm quỷ thần, đồng thời cho chúng ta có cái nhìn rõ hơn về ý nghĩa bí ẩn trong những thuật triệu gọi hay hiến tế.



Bạn có thể tìm cuốn sách này tại: 
http://book.antiquetarot.com/2016/04/quy-hoc-trong-tarot-vai-luan-e.html





7. Tarot - Dẫn Nhập Ngắn, Tác Giả: Phùng Lâm



Cuốn sách này là một tập hợp những chỉ dẫn ngắn về Tarot. Đó là cấu trúc, quan niệm về nghiệp, bốn nguyên tố, ý nghĩa các lá bài.


Cường Trần: Cuốn đầu tiên em đọc là Dẫn Nhập Ngắn của anh Phùng Lâm. Nhận xét của em thì mức độ cho Beginners về mặt kiến thức khá ổn, tuy nhiên cần thêm tính ứng dụng nhiều hơn thì sẽ ok. Vì dẫn dắt nhiều câu chuyện hơi dông dài dễ làm người đọc không tỉnh táo bị rối.
Nhưng cái em thấy được là nó đã truyền cảm hứng cho em ở những bước đi đầu tiên <3 và em nghĩ lựa chọn cuốn sách đầu tiên của mình không hề sai lầm.
 Tung Nguyen Bá chủ thì không dám nhận nhưng mình đọc Dẫn Nhập Ngắn và hiện là 80 ngày học Tarot của bên Tarot Huyền Bí Book Series nhé 


Bạn có thể tìm đọc cuốn sách tại đây:  http://www.tarothuyenbi.info/2014/11/tarot-dan-nhap-ngan.html



Và có thể mua tại đây:
 https://www.facebook.com/tarotbookseries/?fref=ts




8. Book T, Tác Giả: S. L. MacGregor Mathers



Đây là một cuốn sách thuộc hàng kinh điển, nó chứa đựng hệ thống chiêm tinh của Hội Bình Minh Ánh Kim. Tuy nhiên, để đọc nó cần có một nền tảng kiến thức về Tarot, Huyền Học nhất định.


Ngọc Nguyễn : Quyển đầu tiên đọc là book T để tiếp cận bộ bài đầu tiên theo Golden Dawn style. Cũng là quyển duy nhất đọc đc tử tế :)) tính ra trong tarot mình khá "vô học" vì rất ít đọc sách. họa hoằn lúc nào cần mới tham khảo vài đoạn liên quan hoy.
Bạn có thể tìm đọc cuốn sách này tại:  http://www.tarothuyenbi.info/2013/12/book-t-p1-loi-noi-au.html#related-show




9.21 Ways To Read A Tarot Cards, Tác Giả: Mary. K. Greer



Đây là cuốn sách hướng dẫn các bước cơ bản để làm quen, bắt đầu thực hành Tarot. Nó viết bởi một người có trái tim nồng nhiệt với Tarot.


Hồng Minh: Tiếp sau đó là cuốn 21 ways to reading a tarot card: rất cần sự kiên nhẫn khi đọc, vì chắc chắn ko phải là cuốn sách có thể đọc trong một lần là xong. Nó gồm rất nhiều bước và vì quá chi li, cụ thể. Có rất nhiều bước và cách đọc hoàn toàn có thể nhảy cóc, không nhất thiết phải theo thứ tự step 12, 13 20 vv.
Bạn có thể tìm đọc cuốn sách này tại:  https://www.amazon.com/Mary-Greers-Ways-Read-Tarot/dp/0738707848



10. Tarot Holistic, Tác Giả:  Benebell Wen



Giới thiệu sẽ được bổ sung sau








Ngoài những cuốn sách ở top 10 này, thì còn rất nhiều cuốn sách khác đáng đọc mà bạn có thể tìm hiểu.



Và dưới đây là những chia sẻ của mọi người về các cuốn sách khác:


Phùng Lâm Cuốn Understanding là một cuốn cơ bản giới thiệu dẫn nhập các kiến thức về Tarot nói chung, cũng như dòng Thoth nói riêng. Đọc nó cùng với cuốn Book Of Thoth sẽ bổ trợ cho nhau, một cái giảng giải, một cái kiến thức. <3

 Hồng Minh: Cuốn Tarot of Reversal nói súc tích theo style tương tự cuốn 80 ngày học luôn, nhưng không chú giải vì sao nhiều. Phần giá trị nhất của nó có lẽ là phần phụ lục hệ thống lại theo hướng tổng quát hơn. 

Shan Nguyen Gerd Ziegler - Mirror of the Soul: một cuốn sách khác về Thoth, có vẻ không nổi tiếng bằng Lon Milo Duquette.Eileen Connolly - Tarot - A new handbook for the apprentice: một lựa chọn khác cho những người mới nhập môn, khá là tỉ mỉ

Kiệt Hùng Võ Cuốn đầu tiên mình đọc là Companion của Wizards, không biết nó có được gọi là sách Tarot không, nhưng mà trong đó chứa đựng rất nhiều ý nghĩa, không chỉ có Tarot mà còn về nguyên tố, chiêm tinh,... sau này có cái nền, từ đó mà đọc những cuốn khác. Quyển tiếp theo đọc là Pictorial Key, sau đó là Power Tarot...

Thuy Duong Ng Tran Quyển đầu tiên chị đọc là quyển Companion của Intuitive Tarot. Quyển thứ 2 là Companion của Gilded, quyển thứ 3 là Tarot Tips, sau đó là các thể loại booklet / companion của các bộ mua / đc tặng sau này + một số sách đã quên tên

Đọc tiếp »

The Fool VS Ten of Swords - Học So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Ý nghĩa chung gây lầm lẫn giữa hai lá bài là sự đau khổ và tai họa. Điểm khác biệt nằm ở chỗ, The Fool lãnh nhận sự đau khổ và tai họa này như là hậu quả của những điều điên rồ đã làm (do sự điên loạn hoặc thiếu kinh nghiệm). Trong khi đó, Ten of Swords là sự thất bại đau khổ của một người đã bướ qua đầy đủ kinh nghiệm nhưng cuối cùng đành buông xuôi mà thất bại (do hoàn cảnh bất khả kháng, hay khả năng có hạn). Phái Golden Dawn đưa thêm một nghĩa phụ về sự xất xược và ngạo mạn, có thể gây lầm lẫn với The Fool, tuy nhiên bản chất khác biệt giữa sự điên loạn mất kiểm soát (trong The Fool) và sự ngạo mạn của người có nhiều kinh nghiệm hay tài năng (trong Ten of Swords), vẫn giúp chúng ta nhận ra sự sự sai khác cơ bản.

Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở Pháp. 
Đọc tiếp »

The Fool VS Nine of Swords - Học So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Hai lá bài có điểm chung liên quan đến sự nghi ngờ và do dự. Chú ý là ở The Fool, sự phân vân này được nhấn mạnh ở trường phái Mathers, và yếu hơn ở phái Waite hay Crowley (Waite nhấn mạnh sự lơ đễnh, mất tập trung; trong khi Crowley nhấn mạnh sự khai phá), nguồn gốc của sự phân vân này là ở sự thiếu kinh nghiệm. Ở Nine of Swords, sự nghi ngờ và do dự này là do bề dày kinh nghiệm. Cả Waite, Mathers và Case (ngoại trừ Crowley) đều cho là điều này là cần thiết và hữu ích, tức là tích cực. Ngược lại với The Fool tạo nên sự tiêu cực. Lá Nine of Swords, Waite gọi là nỗi sợ có căn cứ, còn Mathers gọi là sự hoài nghi khôn ngoan.

Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở Pháp. 
Đọc tiếp »

The Fool VS Eight of Swords - So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Hai lá này có nhiều điểm chung có thể gây nhầm lẫn. Ở đây, chỉ tập trung vào vài điểm căn bản nhất. Để phân biệt, phải bám vào luận giải chung, chứ nếu canh vào chi tiết ý nghĩa thì sẽ bị lạc lối. Chìa khóa là ở đây: The Fool là kẻ thiếu kinh nghiệm, Eight of Swords là kẻ dầy dặn kinh nghiệm.

Nhóm thứ nhất liên quan đến sự bội tín và chống đối ở nghĩa ngược của Eight of Swords. Ở The Fool, sự bội tín hay chống đối này không có một mục đích phá hoại, nó đơn giản là sự "thiếu hiểu biết" của The Fool so với mục tiêu của đối phương (đồng nghiệp hay cấp trên). Ở Eight of Swords, đây là sự bội tín có chủ đích. Dù vậy, Liber T cũng đề cập đến một số ngữ nghĩa gây sự lầm lẫn với The Fool: bốc đồng, rồi loạn ở một số mặt (tức là trạng thái không chủ đích). Nếu chỉ dựa trên sự khác biệt giữa có và không có chủ đích thì vẫn chưa đủ để phân biệt hai lá này. Cần nhớ về sự khác biệt giữa có kinh nghiệm và không có kinh nghiệm. Sự bốc đồng, bất ổn định của The Fool do không nắm được hậu quả (không có kinh nghiệm), trong khi ở Eight of Swords là bất chấp hậu quả (dù đã biết hoặc chí ít là cảm nhận được, có kinh nghiệm).

Nhóm thứ hai liên quan đến sự tai nạn và khủng hoảng. Nhóm nghĩa này xuất hiện ở cả nghĩa thuận lẫn nghĩa ngược, và là một nghĩa chủ đạo trong Eight of Swords. Sự khác biệt nằm ở khía cạnh kinh nghiệm. Giải nghĩa của cả Waite và Mathers lẫn Crowley đều không diễn đạt rõ ý nghĩa này, nhưng Liber T giải nghĩa tương đối dễ hiểu. Eight of Swords thất bại do quá chú trọng sự tiểu tiết, bị đánh lừa bởi chính kinh nghiệm của mình. Trong khi The Fool là sự thiếu hoàn toàn kinh nghiệm. 

Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở Pháp. 
Đọc tiếp »

The Fool VS Seven of Swords - So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Điểm chung liên quan đến sự tự tin, nỗ lực và kết quả thất bại. Lá bài này được xem là khó, chính Waite cũng nhắc nhở về tính nước đôi của lá bài. Một mặt, nó giống The Fool ở điểm nỗ lực và tự tin. Ở The Fool, sự nỗ lực hay tự tin này mang tính chất ngu muội, chẳng biết trời đất là gì, những nỗ lực này hoàn toàn không màn đến thực tế sai lầm. Ở Seven of Swords, nỗ lực này là có toan tính, nhưng sự toan tính không vượt qua được sự thật phũ phàng. Cả hai phần nỗ lực này (ở cả hai lá) đều có ít nhiều sự ảo tưởng, nhưng ở Seven of Swords vẫn gần với sự tỉnh táo hơn. 

Điểm thứ hai ở sự thất bại. Seven of Swords là sự thất bại không hoàn toàn, tức là đối tượng vẫn đạt được chút gì đó sau tất cả. Waite và Mathers dường như gặp khó khăn khi diễn đạt ý này, cho nên họ đã cố đưa vào các yếu tố tích cực trong từ khóa liên quan về lời khuyên, hay những yếu tố thất bại nhẹ (không mạch lạc, thông suốt; tranh cãi phiền toái...). Trong khi ở The Fool, là một sự thất bại điên rồ, không thể cứu chữa, mà Waite gọi đó sự trả giá. Nó còn hơn sự thất bại nữa, mà là một sự thất bại báo trước.
Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở Pháp. 
Đọc tiếp »

The Fool VS Six of Swords - So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Điểm chung của hai lá bài này khá phức tạp, do luận giải của Mathers, Waite khác biệt nhau. Cả hai ngữ nghĩa đều ít khi gây nhầm lẫn. Điểm duy nhất có thể gây khó khăn là trong nghĩa ngược của lá này trong quan điểm của Waite, gắng liền với sự thất bại trong tòa án hay kiện tụng. The Fool cũng có một nghĩa ám chỉ sự trả giá và đền tội. Điển khác biệt nằm ở tiến trình của sự thất bại hay trả giá đó. Ở lá Six of Swords, ý nghĩa của nó đơn thuần là giá trị của phán quyết, nó không nói lên bản chất của hành động dẫn đến phán quyết đó (ví dụ như đó là một phán quyết sai lầm), trong khi ở The Fool, ý nghĩa của phán quyết đó là sự trả giá cho những hành động điên rồ. Ở mức độ này, phán quyết trong The Fool có thể coi là mặc nhiên hợp lý và công bằng, trong khi ở lá Six of Swords có thể là không.
Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở Pháp. 
Đọc tiếp »

The Fool VS Five of Swords - So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Điểm chung của hai lá bài này nằm sự thất bại thảm hại ở cả nghĩa thuận lẫn nghĩa ngược của Five of Swords. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của hai lá này khác xa nhau. Ở The Fool, mức độ nghiêm trọng rất nhẹ, chủ yếu là sự không hoàn thành được điều cần làm ở hiện tại, không hề dính dáng đến sức khỏe hay tính mạng. Ngược lại, ở Five of Swords, ở cả nghĩa thuận lẫn nghĩa ngược, đều ít nhiều dính dáng đến sự mất mát về nhân mạng, hoặc tai họa sụp đổ hoàn toàn, không thể khắc phục được. Ở cả hai phái Waite và Mathers đều mang tính chất đặc trưng này của lá Five of Cups.
Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở Pháp. 
Đọc tiếp »

The Fool VS Four of Swords - So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Hai lá bài này hầu như có rất ít điểm chung lớn nào để phân biệt. Điểm duy nhất có thể gây khó hiểu là ở sự trì trệ trong cả hai lá bài. Sự trì trệ đó tìm thấy ở nghĩa thuận của lá bài Four of Swords. Sự trì trệ ở The Fool đặc trưng bởi sự do dự, cẩu thả, thiếu quyết đoán; trong khi ở Four of Swords là sự thoái lui, rút lui để bảo toàn lực lượng hoặc năng lượng. Một cái bị động, một cái chủ động. Một cái không chủ đích, một cái có chủ đích. Thứ nữa là cần phân biệt giữa thái độ trì trệ và thái độ thoái lui. Điểm cuối cùng dị biệt là The Fool là sự thất bại hoàn toàn, nhưng ở Four of Swords vẫn có điểm sáng cuối đường hầm, nhất là trong quan điểm của Waite.
Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở Pháp. 
Đọc tiếp »

The Fool VS Three of Swords - So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Điểm gây lầm lẫn nằm ở cả nghĩa thuận và nghĩa ngược của lá Three of Swords. Ở nghĩa thuận, sự trả giá, sụp đổ là điểm căn bản chính, và cùng ám chỉ một kết quả hiển nhiên. Ở The Fool là sự điên rồ; trong khi ở Three of Swords là sự đoạn tuyệt, sự chấp nhận. Điển khác biệt chính là sự nhận thức: ở The Fool, nhân vật không hề nhận thức được hoàn cảnh của bản thân, và cũng không nhận thức được sự điên rồ của mình; trong khi ở Three of Swords, nhân vật nhận thức được hoàn cảnh của mình, cũng như sự chấp nhận số phận cay nghiệt đến với mình.

Ở nghĩa ngược, cả hai cùng nhấn mạnh đến yếu tố vô tổ chức, cả hai ngữ nghĩa này gần như giống nhau. Điểm khác nhau lớn nhất nằm ở chỗ: The Fool nhấn mạnh đến yếu tố vô tổ chức theo hành xử cá nhân (một người vô tổ chức trong một tập thể đồng nhất), trong khi Three of Swords là sự vô tổ chức theo tập thể (một tập thể vô tổ chức). Ở trường phái Waite, sự khác biệt này nhỏ đến mức, trong phần lớn trường hợp, tôi vẫn thường  sử dụng một nghĩa chung cho cả hai lá bài.
Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở Pháp. 
Đọc tiếp »

The Fool VS Two of Swords - So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Điểm cần phân biệt nằm chủ yếu ở nghĩa ngược của Two of Swords. Sự giống nhau nằm ở kết quả thất bại ở cả hai lá bài. Two of Swords nhấn mạnh đến sự phản bội có toan tính, trong khi The Fool nhấn mạnh đến sự vụng về thờ ơ, hoặc mặt nào đó là sự cẩu thả, vô dụng. Mặc dù hai ý nghĩa này khác xa nhau về bản chất, nhưng lại có sự tương đồng ở mặt biểu hiện: sự trung thành không nhất quán, lối cư xử tiền hậu bất nhất của nhân vật. Đặc biệt nhấn mạnh đến khía cạnh tình bạn trong việc giải đoán hai lá bài này. 

Một điểm khác nữa, nếu xét về cách hành xử, ở The Fool là sự trễ nãi, do dự trong sự cẩu thả; thì ở Two of Swords là sự kiên quyết đằng sau sự cân nhắc cẩn trọng. Cả hai dường như có độ trễ trước khi hành động, nhưng ở The Fool gây ra bởi sự do dự, trong khi ở Two of Swords là do sự cân nhắc kỹ lưỡng.
Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở Pháp. 
Đọc tiếp »

The Fool VS Ace of Swords - So Sánh Ý Nghĩa Lá Bài Tarot

item-thumbnail

Điểm chung của hai lá bài này nằm sự thiếu thận trọng ở nghĩa ngược của Ace of Swords. Điểm cần lưu ý là sự thiếu thận trọng này được xếp vào trong ngữ cảnh tình yêu, trong khi ở The Fool, được xếp vào trong tất cả ngữ cảnh. Một điểm chú ý khác là ở trường phái Waite, lá này được xác lập rõ ràng liên đới với người phụ nữ. Sự thiếu thận trọng này dẫn đến kết quả thất bại, hoặc trở ngại. Ở The Fool, ý nghĩa này được liên kết với các yếu tố điên loạn, trong khi ở lá này thì không chứa các yếu tố đó. Đây là điểm khác biệt lớn nhất cần chú ý.
Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot ở Pháp. 
Đọc tiếp »

Cấm Thư Của Rừng

item-thumbnail


Cuốn sách của rừng

Cuốn sách này tập trung giải thích ngắn gọn về các khái niệm, quỷ thần, ma thuật, tiên tri, vận mệnh, trong địa hạt của Huyền Học.

Phùng Lâm





































Đọc tiếp »
Tiếp Tục
Trang chủ