“Nếu một họa sĩ chỉ có một màu, màu đỏ chẳng hạn, anh ta sẽ không thể vẻ cây xanh. Nhưng nếu có màu vàng, đỏ, xanh và đen, anh ta có thể vẻ ra hàng trăm màu sắc khác nhau vì anh ta có thể trộn chúng theo tỉ kệ khác nhau.” – Jostein Gaarder, trích cuốn Thế giới của Sophie.
Tìm hiểu thêm về Tarot và Tâm Lý Học trong cuốn Tarot và Tâm Lý Học - Vài Luận Đề |
Nếu như ở kỳ trước ta cố tìm ra điểm chung giữa “Carl Jung”, “Tarot” và “biểu tượng”. Nhận diện sự tương tác qua lại giữa “biểu tượng” “Tarot” và “Học thuyết Carl Jung” thì lần này ta lại tiếp tục cuộc hành trình để minh chứng cho sự khắn khích giữa “Tâm lý học của Carl Jung” và “Tarot”.
Nếu ta hiểu rằng “biểu tượng” là những hình ảnh mang ý nghĩa, vậy câu hỏi đặt ra là ý nghĩa đó từ đâu ra? Nó được cấu thành như thế nào? Và tại sao nó có thể cấu thành ý nghĩa? Ý nghĩa nó giống nhau hay khác nhau? Nó chiụ sự chi phối như thế nào bởi ý thức con người ?
Rõ ràng luôn có rất nhiều, rất nhiều bí ẩn xung quanh chúng ta, nó luôn mang trong mình những sự kỳ bí, để kích thích sự tò mò và vô vàng câu hỏi sẽ được đặt ra. Tâm lý học của Carl Jung và Tarot cũng thế, luôn mang những ẩn chứa để ta khám phá. Vì chính khi khám phá được những cái mới có nghĩa cũng là khám phá được những tiềm năng của chính bản thân ta.
Và ở kỳ này, trên con đường tìm kiếm những liên quan tương tác của Carl Jung và Tarot ta lại lần mò tìm đến những thứ thuộc về ta và đã bị ta che dấu, hay vô tình được tống vào vô thức một cách không lý do. Và những thứ tưởng chừng như đã mất ấy lại được gợi ra nhờ hình ảnh và biểu tượng bởi những quân bài Tarot một cách kỳ diệu. Vậy những thứ ấy là gì?
Trả lời cho câu hỏi này đó chính là “nguyên mẫu”. Và câu hỏi sẽ lại được đặt ra vậy nguyên mẫu là gì?
Nguyên mẫu theo từ điển của tiếng Việt nó là: “vật vốn có từ trước được dùng làm mẫu. Người, việc có thực ngoài đời được dùng làm mẫu để xây dựng hình tượng hoặc phản ánh vào tác phẩm” đó là theo mặt ngữ nghĩa của tiếng Việt. Còn theo Carl Jung thì nguyên mẫu trong tâm lý sẽ được ông hiểu là “Nội dung của những ảnh hưởng đến từ cõi vô thức tập thể được gọi là những nguyên mẫu. Carl Jung còn gọi chúng là tâm thức hệ chủ quản, bao gồm những biểu tượng, hoặc những hình ảnh huyền thoại hay những hình ảnh nguyên thủy. Tuy nhiên thuật ngữ nguyên mẫu được ông sử dụng nhiều nhất. Theo Carl Jung, nguyên mẫu chính là xu hướng tâm thức không cần được học nhưng được sử dụng như một kênh chung để con người khắp nơi trên hành tinh có những kinh nghiệm tâm lý hiện tượng rất giống nhau.” – Nguyễn Thơ Sinh, trích trong Các học thuyết tâm lý học nhân cách. Ta thấy trong quan niệm này của Carl Jung thì nguyên mẫu có liên quan rất mật thiết với vô thức tập thể, và nó có tác dụng biểu tưởng hóa rất cao. Chính “nguyên mẫu” hình thành được dùng để giải thích sự hình thành nhân cách của cá nhân. Và nó cũng giải thích những bí ẩn của cá nhân mà không do ý thức xác lập.
Đó là “nguyên mẫu” trong học thuyết của Carl Jung, và nếu ta sử dụng ý nghĩa “nguyên mẫu” trong học thuyết này để giải thích những hình ảnh biểu tượng của Tarot, thì ta sẽ thấy được phần nào trùng khớp và mang ý nghĩa chung.
Như đã nói ở trên thì “nguyên mẫu” là một trong những phần cấu tạo nên nhân cách của mỗi cá nhân. Nhân cách ấy một phần sẽ được phô diễn bên ngoài, cũng như những cái được dồn nén che dấu trong cỏi vô thức cá nhân, hay những cái được mặc định sẵn từ tổ tiên, giống loài trong vô thức tập thể. Nếu ta sử dụng phương diện này để áp lên những lá bài Tarot, thì những lá Tarot cũng sẽ là sự biểu hiện của những “nguyên mẫu” để tạo nên hình tượng. Nó chứa đựng những nguyên mẫu bí tích cổ xưa, hay huyền thoại, những giáo lý trong tôn giáo. Để rồi trong những hoàn cảnh cụ thể những lá bài Tarot sẽ khơi gợi lại những huyền bí từ những nguyên mẫu mà nó chứa đựng. Từ đó, đáp ứng cho cho những kết nói với người đọc bài Tarot, cũng như khơi lại hình tượng của nguyên mẫu mà nó ẩn chứ trong vô thức tập thể của mỗi cá nhân. Rất có thể thông quá sự kết nói này mà hình thành nên những trường tâm linh huyền diệu, và mang đến những tiên đoán vượt lên trên những rào cản của ý thức. Nó sẽ thể hiện những kinh nghiệm cổ xưa của tổ tiên được ẩn dấu trong những lá bài, mà chỉ khi ta thật sự rộng mở thì những nguyên mẫu mới nhận diện được nhau và xác nhập vào nhau tạo nên điều kỳ bí.
Đọc thêm: Carl Jung và Tarot và mô hình tâm lý học MBTI trong Tarot của Philippe Ngo.
Ta có thể điểm qua những nguyên mẫu trong tâm lý của Carl Jung hay là những yếu tố hình thành một phần nhân cách một cá nhân nó bao gồm: Nguyên mẫu tình mẹ, nguyên mẫu năng lục siêu nhiên, nguyên mẫu bóng tối, nguyên mẫu mặt nạ, nguyên mẫu âm tính và nguyên mẫu dương tính, nguyên mẫu gia đình, nguyên mẫu trẻ em, nguyên mẫu phá đám nguyên mẫu thượng đế, nguyên mẫu lưỡng cực... Khi ta sử dụng lý thuyết tâm lý của Carl Jung để giải nghĩa cho những quân bài Tarot ta sẽ nhận thấy một sự nhất quán giữa “Tarot” và “Học thuyết tâm lý học của Carl Jung”. Và nếu nhìn nhận ở một khía cạnh tích cực ta có thể nói rằng Tarot mang trên mình những điều thần bí có tác dụng chữa lành những vết thương tâm thần. Hay một phương hướng khác ta có thể thừa nhận rằng Học thuyết tâm lý học của Carl Jung đã góp phần giúp mọi người hiểu rõ hơn về Tarot. Tarot là những điều thần bí, những khía cạnh của tâm linh có một cơ sở biện luận chặc chẽ, có những lý luận thích đáng chứ không mang màu sắc của sự lừa gạt hay mê tín.
Cũng như những điều tôi cố chứng minh trong bài luận này không phải là những ngụy biện mang tính chủ quan của cá nhân tôi. Bởi nếu ta lần tìm lại những những luận điểm đầu tiên, ta sẽ nhận thấy rằng Carl Jung là một nhà tâm lý, một nhà khoa học tôn trọng tâm linh, những điều thần bí. Carl Jung xây dựng cho học thuyết của ông những tri thức mang tính phân tích nhưng cũng mang hơi thở của tâm linh.
Như ta đã biết Carl Jung là người có kiến thức sâu và rộng về giả kim thuật, về tôn giáo, về những điều cổ xưa... ông cũng trải nghiệm nhiều điều thần bí như những lần thị kiến, những lần sống lại từ cõi chết điều này càng chứng tỏ rằng giữa Carl Jung và Tarot có một mói quan hệ rất gắn bó rất đặc biệt.
Cũng chính Carl Jung trong những lần chia sẽ ông thừa nhận mình biết một ít về Tarot, ông có tìm hiểu về Tarot và công nhận những giá trị của Tarot. Từ đây nếu ta suy luận ngược lại rõ ràng Tarot cũng đã có những tác động nhất định trong nên tảng tâm lý học của Carl Jung. Để có thể nói lại một lần nữa nói rằng Tarot chứa đựng những nguyên mẫu, và cũng chính nguyên mẫu trong Tarot sẽ gợi nhớ về những nguyên mẫu theo nền tảng tâm lý học của Carl Jung.
Nguyên mẫu sẽ được gợi nhớ như thế nào? Và nó có sự trùng khớp như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ở kỳ sau.
Huỳnh Dương, thành viên Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Sài Gòn. Bài viết đăng tải cùng sự cho phép của tác giả. Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả.