Tarot Huyền Bí Blog thủ thuật
10/10 1500 bình chọn

Info Graphic Hành Trình Chàng Khờ (Fool's Journey)

item-thumbnail




Download PDF

Đọc tiếp »

Tarot Cấm Thư - Chương V: Cấu Trúc Và Ý Nghĩa Của Hành Trình Chàng Khờ

item-thumbnail
Thụ Pháp và Hành Pháp với hai mươi hai lá bài Tarot, có thể hiểu theo cách đơn giản là trên con đường tìm kiếm học hỏi thì chúng ta sẽ có được những bài học giúp chúng ta nhận thức về mọi thứ, đây chính là Thụ Pháp. Song để có thể tự chiêm nghiệm, biến đổi điều được học thành cái tự thân thì chúng ta phải trải qua quá trình hành pháp. Hãy tưởng tượng, chúng ta học bơi và được giảng dạy về các phương pháp bơi. Và chúng ta phải xuống nước để tự mình trải nghiệm, tìm ra cách bơi nào phù hợp nhất với chúng ta.


Trở lại với cấu trúc trong Tarot, thì từ lá số 0 cho đến lá số 10 là quá trình Thụ Pháp. Còn từ lá số 11 đến lá số 21 là quá trình Hành Pháp. Bắt đầu con số không thì ở giai đoạn đầu tiên thì hình ảnh các lá bài diễn tả sự tìm hiểu tri thức vô tận, đây là một quá trình chủ động. Từ khi còn là đứa trẻ thơ ( The Fool) cho đến lúc trở thành một cụ già ( The Hermit) là cả hành trình dài để trưởng thành. Song ở thời điểm này bản thân con người vẫn chịu sự ảnh hưởng của bánh xe số phận, hay nói cách khác là vẫn còn mải mê quay cuồng với đời sống cơm áo gạo tiền bình thường. Vẫn chịu sự tác động bởi ngoại lực ở bên ngoài.

Ở giai đoạn tiếp theo, là quá trình Hành Pháp từ Justice cho đến The World, thể hiện cách chúng ta thấu hiểu về quy luật nhân quả, để chịu trách nhiệm cho những hành động của mình. Quá trình Hành Pháp là một sự biến đổi, chiêm nghiệm xảy ra ở bên trong, khi chúng ta chịu ảnh hưởng và đối mặt những yếu tố siêu nhiên, bất định. Thí dụ như The Devil là sự phóng chiếu những bản năng, tội lỗi, tham lam, thù hận của chính bản thân con người.

Trong quá trình Hành Pháp này, bản thân chúng ta bước vào bóng tối để đối diện với chính bản chất của mình, chấp nhận và điều phục từ bên trong. Chứ không là để trốn chạy với nỗi sợ hãi. Ở lá The World, người vũ công nhảy điệu nhảy của riêng mình, với sự thoải mái, nhẹ nhàng. Rõ ràng con người này vẫn ở trong vòng tròn của số phận, nhưng dẫu vận mệnh đưa lên cao, hay đẩy xuống thấp thì người vũ công ở lá The World không hề phiền não mà bình thản đón nhận.

Trên thực tế, hai quá trình Thụ Pháp- Hành Pháp không xảy ra một cách tách biệt mà chúng song hành với nhau. Đôi lúc chúng hòa quyện với nhau, đôi khi lại lần lượt xảy ra trong đời sống hiện thực cũng như tinh thần của chúng ta.

Đọc các chương khác của cuốn Tarot Cấm Thư (Tarot Grimoire) của Phùng Lâm & Philippe Ngo.
Phùng Lâm, nhà văn, một người nghiên cứu tarot ở Sài Gòn. Tác giả của nhiều cuốn sách về tarot như Tarot Dẫn Nhập Ngắn, 80 Ngày Học Tarot Cho Người Mới Bắt Đầu...
Đọc tiếp »

Từ Hành Trình Của Chàng Khờ, Tản Mạn Về “Tôn Giáo” Tarot

item-thumbnail
Từ hành trình của lá the fool, chúng ta vốn chỉ là những tên ngốc khờ dại. Cuộc đời là 1 hành trình dài, nơi mà chúng ta mải mê deo đuổi và kiếm tìm rất nhiều thứ, để rồi đến cuối cùng lại ngỡ ngàng nhận ra “hóa ra nó đã ở đây rồi!”, hành trình đến với tâm hồn bên trong chính chúng ta, tưởng gần mà cũng thật xa xôi. Lang thang, mộng mị, chờ đợi và kiếm tìm đến ám ảnh, đôi lúc không biết là tiềm thức hay thực tại, rằng ta đã đạt được chưa? Rằng tay ta đã chạm tới đỉnh núi sừng sững rồi ư, rằng hỡi đỉnh núi kia, dẫu ngươi có hùng vĩ và hiểm trở thế nào ta vẫn sẽ nhất định vượt qua ngươi, bởi ngày hôm sau ngươi vẫn là ngươi còn ta thì đã không còn là ta nữa, ý chí ta sẽ gai góc và nung nấu không ngừng. 

Deviant Moon Tarot. Ảnh: Anh Nguyễn.
Nhưng đã lên tới đỉnh núi rồi thì sao? Với niềm kiêu hãnh hân hoan, ta ngước nhìn xuống những bước chân đang loay hoay dưới chân núi, và lần đầu tiên trong đời thấy thấm thía rằng con người mới nhỏ bé làm sao. Ta say sưa trong khúc khải hoàn, nhưng nào đâu biết rằng bên dưới kia, trong con mắt của những kẻ dại khờ thì ta cũng chỉ nhỏ bé hệt như vậy mà thôi. 

Người ở trên đỉnh núi là kẻ mạnh sao? Kẻ bên dưới đỉnh núi là kẻ yếu sao? Dưới con mắt của kẻ trên đỉnh núi, dưới con mắt của kẻ dưới chân núi, chúng ta đều như nhau cả thôi. Ngay bây giờ đây chúng ta đang đứng giữa ranh giới, và kẻ mạnh sẽ quyết định đâu mới là đỉnh của thế giới.

Ta là kẻ mạnh ư, hay kẻ mạnh chỉ là một danh từ hoa mĩ? Ta có thể thua trong một trận chiến, nhưng ta sẽ thắng trong cả cuộc chiến tranh, vậy nên ta phải là kẻ mạnh.

Bởi vì ta phải là kẻ mạnh, có rất nhiều con đường để ta trở nên mạnh mẽ, giống như the fool kia có thể đi trên con đường trải đầy hoa hồng hay chỉ đơn thuần là nơi ánh trăng sáng dẫn đường. Trong rất nhiều những lựa chọn ấy, có một ngã rẽ có thể mang đến cho ta một thứ sức mạnh rất lớn lao: Sức mạnh tâm linh - từ tarot. Phải, thứ sức mạnh ấy đôi khi còn mạnh mẽ hơn tất cả những thế lực chính trị hay kinh tế, những đế chế tư bản hay cường quốc công nghệ nào trên thế giới, bởi đó chính là lịch sử nhân loại, tất yếu còn điều gì có thể lớn mạnh hơn thế?

Nói đến tâm linh, cách đây không lâu, tình cờ tôi được gặp gỡ một người bạn xa lạ và nói chuyện về một chủ đề cũng khá bất ngờ. Bạn hỏi tôi có tin vào linh hồn? Tôi trả lời vẫn còn nhiều điều khó lòng giải thích. Bạn chỉ cho tôi sự tách biệt giữa phần hồn và phần xác trong một con người. Rằng khi mà phần xác đang mải mê trong guồng quay của học tập, rồi mải mê tốt nghiệp, mải mê kiếm một công việc, lập gia đình rồi sinh con, rồi lại mải mê chăm sóc con cái và dõi theo chúng đi theo đúng những bước chân mà ta vừa đi qua, …cho tới khi về già mới có thời gian nghiền ngẫm và “âu cũng một kiếp người”. Khi thân xác ta đã về cát bụi, vậy phần còn lại sẽ đi đâu? Benjiamin Franklin chẳng đã từng nói “Phần lớn mọi người đều chết ở tuổi 25, chỉ có điều là đến tuổi 75 mới được chôn” đó sao?

Những trang thánh kinh dày cộp, bạn chỉ cho tôi những trang tân ước và cựu ước, những mốc lịch sử. Những kẻ ghi chép tự mình ghi ra những dòng kí tự mà ngay cả họ cũng không biết chúng nghĩa là gì, cho đến khi những lời tiên tri ấy ứng nghiệm vào hàng ngàn vạn năm sau. Những con người đến từ những quốc gia khác nhau, vị thế khác nhau, thời gian cách xa nhau nhưng những dòng ghi chép lại liên kết với nhau đến kì lạ. Bạn muốn tôi tin vào Đức chúa trời, song để tư duy duy vật của tôi tin vào Chúa vẫn còn là khiên cưỡng.

Chẳng lẽ, chỉ có tôn giáo mới làm sống dậy được cái phần hồn trong con người chúng ta hay sao? Chợt nhớ đến một câu nói “Tôn giáo không phải là khoa học chính xác mà là một loại nghệ thuật, giống như nhạc hay hội họa, giới thiệu với chúng ta một dạng thức kiến thức khác với những điều duy lý và cũng không dễ dàng có thể giải thích bằng lời”. Và tôi thấy giữa tôn giáo và tarot có những điểm tương đồng đến huyền diệu. Nếu thực tồn tại phần linh hồn và thể xác, tarot cũng là một chiếc chìa khóa quyền năng dẫn dắt ta vào với vùng đất của những linh hồn. Tôn giáo là nghệ thuật, song chẳng phải bản thân tarot cũng là một thứ nghệ thuật đó ư?

Dark Fairytale Tarot. Ảnh: internet
Tôi, một kẻ vô thần, không chịu được niềm tin bất lực vào sự khống chế của các thế lực vô hình, song lại tự hỏi bản thân mình có thể làm gì? Rồi tôi nhận ra rằng, những bí ẩn, định mệnh, vòng quay của số phận, tạo hóa, …nếu như ta không thể xoay chuyển hay định đoạt được chúng, thì chỉ có một con đường duy nhất là phải hiểu thật rõ về chúng mà thôi. Muốn con người thừa nhận sự nhỏ bé của mình ư, hãy chờ ta chinh phục được đỉnh núi cao kia đã nhé. Để rồi đứng trước thiên nhiên hùng vĩ, ta mới tự nhủ “phải, con người nhỏ bé thật!”. Nhưng chẳng phải cũng ngây giờ phút ấy đây, con người bé nhỏ lại đang đứng trên đỉnh cao nhất của vũ trụ hay sao? Sinh vật kiêu hãnh này thừa nhận sự nhỏ bé của mình nằng những cách thật vĩ đại.

Để hiểu thật rõ về những điều vô định ấy, hiểu thật rõ về tarot, những ngày đầu tiên tôi đã cố tìm hiểu xem tại sao tarot lại đúng. Chẳng phải tarot khởi thủy cũng chỉ là những lá bài bình thường được dùng để chơi bài hay sao? Hoặc bây giờ vẫn thế. Thậm chí có sự khác biệt về số lượng lá trong một bộ bài tarot để được hoàn chỉnh và thống nhất như hiện nay? Những biểu tượng cổ ư? Hay những ý niệm về chiêm tinh và huyền học? Ấn tượng của tôi về nó thật là rối rắm. Song, giống như the fool lang thang tìm đích đến, nhưng quên mất không định nghĩa về điểm bắt đầu, rồi cuối cùng nhận ra vòng tròn thì không hề có điểm đầu và điểm cuối. Câu trả lời khiến tôi thanh thản nhất hóa ra lại vô cùng đơn giản, bởi tarot là tarot, vậy thôi. Nếu như ngay cả khoa học cũng không thể giải thích được tại sao một bức họa được coi là tuyệt tác, một áng thơ mà sức sống mãnh liệt hay một nhạc phẩm lại có thể làm say đắm lòng người, vậy thì ta không cần và khoa học cũng chẳng thể minh chứng được bất kì điều gì về tarot cả. Nếu không thì nó đâu còn là huyền bí nữa? Và đã là nghệ thuật thì làm gì có ý niệm về đúng và sai?

Nhớ lại lần đầu tiên được người khác xem bài tarot cho. Cái bản tính “hoài nghi tất cả”, tôi đã tự xây cho mình một bức tường cố thủ vững chắc, một thái độ dò xét và quan ngại. Trải bài kéo dài suốt 30 phút, những lá bài trong bộ Deviant Moon đầy ma lực, chúng nhìn tôi và nói “hãy hỏi đi, ngươi muốn biết gì?”, song tôi cũng nhìn chúng “Ta sẽ chỉ nghe những gì mình thích”. Ôi, cái niềm kiêu hãnh đến cố chấp cố hữu sâu bên trong những kẻ thiếu hiểu biết!

Sau này, đến với Tarot tôi mới nhận ra điểm tựa vững chắc của Tarot ở đây chính là niềm tin. Niềm tin ư? Tin một người có dễ? Niềm tin- một danh từ mĩ lệ của văn chương, ấy thế mà trong những thời khắc khắt khe và chật vật nhất của cuộc sống, những thời khắc đen tối khi mà ta cần tới nhất, tại sao mi lại mong manh đến thế? Tin một người khó vậy sao?

Lại nghĩ về tôn giáo, điều làm nên những đấng con chiên sùng đạo cũng chẳng phải niềm tin tối thượng ấy sao? Người ta có thể chết cho những gì mà ta tin tưởng.

Người ta thường nói, tarot là những lá bài của cảm xúc và cảm giác. Những hình ảnh và biểu tượng trong mỗi người đều có những điểm khác biệt. Thậm chí, mỗi trải bài khi ta thực hiện với một tâm thế khác nhau cũng đều sẽ mang lại những kết quả không giống nhau. Và ngay cách giải đoán bài cũng thế, không có ranh giới riêng biệt giữa xấu và tốt, tất cả đều do nhận định của người trải bài. Như vậy chẳng phải tarot rất cảm tính sao? Những ta lại mỉm cười, tarot là chính ta sao không có phần cảm tính sao được? Một bản nhạc không lời, một bức họa lặng yên, những kẻ khiêm tốn và lặng lẽ ấy, song điều đang lên tiếng chẳng phải là tâm hồn của chính kẻ ngẫm tranh, thưởng nhạc đó sao? Tarot là tarot, tarot là nghệ thuật, tarot còn là ta nữa. Tin vào tarot để biết rằng tin vào chính mình là tuyệt vời như thế nào.

Bởi tarot phản ánh chính con người và cuộc sống của tôi, mà tôi biết bản thân mình không thể nào hoàn hảo. Cám ơn mi đã cho ta thấy những phần tối tăm nhất trong con người mình, chứ không chỉ « nghe những gì mà mình thích ».

78 lá bài tarot hay 78 lời thì thầm về cuộc sống. Ta cũng yêu ngươi, muốn đào sâu ngươi đến cuồng si điên đảo. Nhưng điều đó vẫn không nghĩa rằng ngươi với ta là độc giáo. Vì ta vốn vô thần nên hãy để ta tin ngươi, bởi ngươi là nhân loại, là con người, là chính ta

P.s: Trong bài có sử dụng hình ảnh và một số cảm nhận từ bộ Dark Fairytale tarot.

Hồng Trịnh, thành viên Tarot Huyền Bí. Bài viết mang quan điểm của tác giả, không phản ánh quan điểm của Tarot Huyền Bí.
Đọc tiếp »
Tiếp Tục
Trang chủ