Tarot Huyền Bí Blog thủ thuật
10/10 1500 bình chọn

Tarot, Có Không Nhân Quả Báo Ứng

item-thumbnail


[Hỏi]

Nãy em vừa đọc được mấy bài các bạn share về việc đọc bài Tarot cho người khác (free hay không free) thì cũng sẽ gặp điềm gở @@ điều này làm em thấy hơi băn khoăn :)) bởi vì trước kia đúng là em trải bài xem chuyện tình cảm cho bạn bè xong thì toàn cãi nhau tanh bành với người yêu luôn @@ thật sự thì, coi bài Tarot có kinh khủng đến mức phải trả giá hay ứng báo như người ta vẫn nói?

[Đáp]

Đầu tiếp, trước khi đáp lời của em về vấn đề điềm gở, tai họa khi xem Tarot. Thì hãy để cho anh được nói một chút về quan điểm với số phận của chúng ta?

Chúng ta có số phận không? Hay chỉ có thân phận? Nếu có số phận hoặc không, thì có thể dự đoán được tương lai hay không? Và khi dự đoán thì chúng ta cần những điều kiện gì, hay cần phải đổi những gì? Và báo ứng cho những gì chúng ta là gì?

Đó là những câu hỏi mà chúng ta cần phải trả lời nếu em muốn tìm hiểu về sự huyền ảo của số phận.

Còn về việc xem Tarot gặp các vấn đề như đau đầu, điềm gở, xui xẻo, bệnh tật( đui mù, yếu sinh lý) hay trả giá. Thì thực ra, chúng ta đang nhìn vào hiện tượng đơn lẻ, nên khó thể áp dụng lên tất cả các trường hợp.

Hãy thí dụ nếu chúng ta xem việc mà em hỏi ở trên là đúng, tức là xem Tarot là phải gặp báo ứng. Thì nguyên nhân nào dẫn đến điều này? Là nằm ở chúng ta hay ở Tarot?

Vấn đề này, thì quan điểm của anh tin tưởng rằng đời sống chúng ta được vận chuyển bởi các quy luật, mà một trong số các quy luật đó là luật nhân quả. Mà nói về nhân quả, thì đó không phải sự báo ứng hay trừng phạt, mà là phương thức chúng ta phải chịu trách nhiệm cho những hành động của chúng ta trong cuộc sống này.

Quay lại với vấn đề của chúng ta, trên quan điểm nhân quả, những hiện tượng đau đầu cho đến gặp tai họa đều xuất phát từ những hành động của chúng ta. Nếu chúng ta đang làm tốt mọi thứ, tại sao chúng ta lại phải chịu những quả đắng? Và những dấu hiệu là sự nhắc nhở với chúng ta. 

Trong chuyện đau đầu, anh có thể lý giải vì anh đã từng trải qua. Làm việc với Tarot, không phải là trò chơi nếu chúng ta chân thành. Việc quan sát, suy nghĩ, luận giải có thể khiến trí não chúng ta hoạt động căng thẳng trong thời gian đầu chưa quen, nên chuyện mệt mỏi là bình thường.

Còn chuyện của cá nhân em, gặp cãi vã với người yêu khi xem bài xong là chuyện không hiếm. Tarot là một chìa khóa để mở cánh cửa tâm linh, khi chúng ta xem đồng thời đang chia sẻ nỗi buồn của người khác. Nên việc dẫn đến trạng thái tinh thần căng thẳng, cáu giận, áp lực là điều hiển nhiên, nên việc dễ cãi nhau là chuyện có thể xảy ra. Nhưng có một quy luật lớn để cải thiện vấn đề này, đó chính là tình yêu.

Đôi lúc, khi xem cho người khác, chúng ta dễ sợ hãi mình sẽ bị như vậy, chúng ta mất niềm tin vào mình, vào tình yêu của mình. Nhưng em biết không, khi trốn tránh vấn đề thì chúng ta chính là một phần của vấn đề. Hãy chia sẻ câu chuyện của mình với người yêu, hãy nói ra những lo sợ trong lòng, giống như em đang hỏi anh chân thành, thì anh sẽ cảm nhận được sự chân thành tha thiết của em. Tình yêu là ánh sáng mà người mù có thể cảm nhận được, là âm thanh người điếc có thể nghe thấy.

Thật sự, thì đọc Tarot không kinh khủng đến như lời đồn thổi đâu. Nhưng đọc Tarot nghĩa là chúng ta phải có trách nhiệm với hành động của mình. Thí dụ, có những lần vấp ngã của tuổi trẻ để trưởng thành nhưng vì chúng ta chỉ ra và can thiệp mà sự trưởng thành không đến, thì chúng ta phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.

Và hãy nhớ, Tarot cho chúng ta thông tin để chúng ta có được sự chọn lựa phù hợp nhất. Và cuối cùng, trong đời sống này có những chuyện phải chính mình trải qua mới có thể thấu hiểu được.


--------------------------

Và nếu như

" Bạn có những thắc mắc, nỗi lòng về Tarot không biết bộc bạch cùng ai?
Cũng đừng ngại ngần, hãy nói, tôi sẽ nghe
Hãy chia sẻ cùng tôi"

http://goo.gl/forms/mnJA9WKyPe
Đọc tiếp »

Hệ Thống Tương Ứng Giữa Chữ Cái Hebrew và Tarot

item-thumbnail
1. Giới Thiệu

Ngày nay, trong hầu hết các sách về Tarot, sự tương ứng giữa Tarot và giá trị chữ cái Hebrew gần như là mặc định theo Golden Dawn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các hệ thống xắp xếp khác trở nên lỗi thời. Việc sắp xếp này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của các ý nghĩa từng lá bài. Vì vậy việc nghiên cứu nó luôn là một đề tài lớn trong tarot. Nếu như ở nước ngoài, sự tranh luận này khá gay gắt thì ở vn, hầu như người ta chỉ biết đến hệ thống Golden Dawn mà thôi. Vì vậy, tôi viết bài nhỏ này nhắm giới thiệu cho mọi người về các hệ thống đó.
Bài này tiếp theo, tôi chia làm 4 phần: hệ thống chữ Hebrew, tổng hợp các hệ thống, giới thiệu từng hệ thống, và nhận xét kết luận.

2. Hệ Thống Chữ Hebrew

Đây là hệ thống chữ cái Hebrew và Chữ phiên âm bằng tiếng La Tin mà tôi sẽ dùng để mô tả ở phần sau. Năm mẫu tự Kf, Mf ... Tzf không được tính vào hệ thống này. Màu xanh là mẫu tự Mother, màu đỏ là mẫu tự Double, màu đen là mẫu tự Simple.








א A            
י I                  
ק Q
ב B
כ K
ר R
ג G
ל L
ש Sh
ד D
מ M
ת Th
ה H
נ N
ך  Kf
ו V
 ס S
ם  Mf
ז Z
ע O
ן  Nf
ח Ch
פ P
ף  Pf
ט T
צ Tz
ץ  Tzf

Nhóm Mẫu Tự Mẹ (Mother Letter or Matrix Letter): Sh , A và M. Nó biểu trưng cho dạng ngữ âm chung của hệ chữ cái. Mẫu tự dạng phát thanh (Aspirates) là Aleph, mẫu tự dạng câm (Mutes) Men, mẫu tự dạng âm xì hơi (Sibilants) Shin. Nó thể hiện quan niệm: 3 ngôi nhất thể hay Trinity.

Nhóm Mẫu Tự Kép (Double Letter): gồm B, G, D, K, P, R, và Th. Những mẫu tự này có 2 cách phát âm. Nếu có dấu chấm ở giữa gọi là Dagesh thì nó phát âm mạnh, nếu không có thì nó phát âm yếu. Nếu có Dagesh nó tượng trưng cho nam tính, nếu không có, nó tượng trưng cho âm tính. Nó thể hiện tính nhị nguyên của lý luận Kabalah. 7 cặp này thể tính chất thiêng liêng của số 7: 7 ngày, 7 cổng trời, 7 hành tinh...

Nhóm mẫu tự đơn (Simple Letter) : gồm 12 mẫu tự còn lại. Những mẫu tự này chỉ có duy nhất một cách phát âm. Nó thể hiện sự thần bí của con số 12: 12 cung hoàng đạo, 12 tháng ...

3. Tổng Hợp Các Hệ Thống



Gồm các hệ thống của Filipas, Noblet, Mellet, Levi, Marteau, Golden Dawn, Crowley, Sitsky, Cohen, Gray.

Letter
Filipas
Noblet

de Mellet

Levi
Marteau
A
Bateleur
Bateleur

World

Bateleur
Bateleur
B
Popess
Popess

Judgement

Popess
Popess
G
Empress
Empress

Sun

Empress
Empress
D
Emperor
Emperor

Moon

Emperor
Emperor
H
Pope
Pope

Star

Pope
Pope
V
Lovers
Lovers

Tower

Lovers
Lovers
Z
Chariot
Chariot

Devil

Chariot
Chariot
CH
Justice
Justice

Temperance

Justice
Justice
T
Hermit
Hermit

Death

Hermit
Hermit
I
Fortune
Fortune

Hanged Man

Fortune
Fortune
K
Strength
Strength

Strength

Strength
Strength
L
Hanged Man
Hanged Man

Wheel

Hanged Man
Hanged Man
M
Death
Death

Hermit

Death
Death
N
Temperance
Temperance

Justice

Temperance
Temperance
S
Devil
Chariot

Chariot

Devil
Devil
O
Tower
Tower

Lovers

Tower
Tower
P
Star
Star

Jupiter

Star
Star
TZ
Moon
Moon

Emperor

Moon
Moon
Q
Sun
Sun

Empress

Sun
Sun
R
Judgement
Judgement

Junon

Judgement
Judgement
SH
World
World

Bateleur

Fool
Fool
TH
Fool
Fool

Fool

World
World


Letter

G.D.
Crowley
Sitsky
Cohen
Gray
A

Fool
Fool
Bateleur
Bateleur
Pope
B

Bateleur
Bateleur
Popess
Popess
Hermit
G

Popess
Popess
Empress
Empress
Star
D

Empress
Empress
Emperor
Emperor
Judgement
H

Emperor
Star
Pope
Pope
Temperance
V

Pope
Pope
Lovers
Lovers
Emperor
Z

Lovers
Lovers
Chariot
Chariot
Hanged Man
CH

Chariot
Chariot
Strength
Strength
Death
T

Strength
Strength
Hermit
Hermit
Justice
I

Hermit
Hermit
Fortune
Fortune
Strength
K

Fortune
Fortune
Justice
Justice
Empress
L

Justice
Justice
Hanged Man
Hanged Man
Tower
M

Hanged Man
Hanged Man
Death
Death
Devil
N

Death
Death
Temperance
Temperance
Lovers
S

Temperance
Temperance
Devil
Devil
Sun
O

Devil
Devil
Tower
Tower
Chariot
P

Tower
Tower
Star
Star
Wheel
TZ

Star
Emperor
Moon
Moon
Popess
Q

Moon
Moon
Sun
Sun
World
R

Sun
Sun
Judgement
Judgement
Bateleur
SH

Judgement
Judgement
World
Fool
Fool
TH

World
World
Fool
World
Moon

4. Giới Thiệu Từng Hệ Thống


Mark Filipas: nhà từ vựng học bí ẩn trong nhóm thảo luận TarotL, nhóm thảo luận tarot trên mạng đầu tiên và có sức ảnh hưởng lớn trong thời kỳ nghiên cứu tarot trên mạng. Cái tên này bắt đầu viết bài vào những năm 2000, đề xuất một lối hiểu tarot theo từ vựng học, được xem là một phương pháp mới mẻ và hợp lý. Vài bài viết gốc của ông vẫn còn lưu giữ ở đây, ngay cả trang Trionfi.com uyên về lịch sử tarot cũng chỉ nhắc tên chứ không có dữ liệu. Một tác giả ẩn danh hiếm hoi thời hiện đại. -- Xem thêm:  Trionfi

Jean de Noblet: tác giả của bộ bài Jean de Noblet 1650 cùng với một cuốn hướng dẫn nhỏ. Hệ thống này không rõ nguồn.

Conte de Mellet: một tác giả chưa rõ từ thế kỷ 14, được dẫn ra bởi Antoine Court de Gébelin trong tác phẩm Monde Primitif, bàn về tarot và hệ thống huyền học.

Eliphas Levi: còn có tên là Alphonse-Louis Constant, sinh 1810 mất 1875, một nhà huyền học tiêu biểu của Pháp. Ông hoạt động và nghiên cứu trong lĩnh vực chính trị của thuộc trường phái Xã Hội. Ông xuất bản nhiều tác phẩm phản đối giáo hội. Sau sự kiện tác phẩm La Bible de Liberte bị tịch thu và ông bị tù gàn năm. Ông phải thay đổi danh tính và chịu sự bảo bọc của các trưởng giả Thiên Chúa Giáo thân quen với gia tộc quyền quý của ông. Đến 1843, cha ông thừa nhận bản thân là thành viên của Hội Kín Thập Tự Hoa Hồng (Ordre Hermétique de la Rose-Croix Universelle sáng lập năm 1677 bởi Louis Quinault) và đã truyền dạy cho ông nhiều kiến thức huyền học. Ông gia nhập hội và leo lên được hàm Đại Tư Tế. Năm 1853, ông đến Anh và gặp thành viên Thập Tự Hoa Hồng là A.E. Waite, người đã dịch một vài tác phẩm của ông ra tiếng Anh, để thảo luận huyền học.Tham gia nghiên cứu cùng hội Golden Dawn và đặc biệt là Crowley, ông đã đề xuất nhiều tư tưởng về Tarot và được Golden Dawn thừa kế. -- Xem thêm

Paul Marteau: Ông không phải là nhà huyền học. Ông là người đứng đầu nhà In Grimmaud vào năm 1920. Ông đã đưa ra đời bộ Ancien Tarot de Maseille 1930 được sử dụng như là chuẩn mực trong bói bài cho đến ngày nay. Kèm theo bộ bài là một bảng mô tả tarot cũng như những vấn đề liên quan. Theo đó thứ tự này được xác lập và gây ảnh hưởng đến hầu hết các nhà bói tarot ở Pháp, dù thứ tự này vẫn chưa rõ ảnh hưởng từ đâu.

Golden Dawn: Chính xác hơn là hệ thống của Samuel Liddell  MacGregor Mathers , sinh năm 1854 mất năm 1918, sáng lập ra Hội Bình Minh Ánh Kim (Hermetic Order of the Golden Dawn), một hội huyền học vẫn còn tồn tại đến ngày nay tại nhiều quốc gia. Gia nhập hội Tam Điểm năm 1877 và đặc cách trở thành Đại Tư Tế ngay năm sau đó 1878, một sự kiện có thể nói là không tiền, khoáng hậu trong lịch sử của Hội Tam Điểm dòng Scottland. Cùng năm đó ông được mời làm giảng viên của Trường Cộng Đồng Thập Tự Hoa Hồng ở Anlia. Ông giành được Đại Tư Tế bậc 8 (có 9 bậc trong hệ thống Scottish) năm 1886 sau 10 năm nghiên cứu. Ông giữ chức trong hội đồng Đại Tư Tế Magus cho đến cuối đời. Ông thông thạo hơn 20 thứ tiếng như English, French, Latin, Greek, Hebrew, Gaelic and Coptic và thông hiểu nhiều thứ tiếng cổ đại hơn bất cứ nhà huyền học nào cho đến nay. Ông đã dịch và hiệu đính hơn 15 bộ sách cổ về huyền học, một số chúng đã được xuất bản như The Book of the Sacred Magic of Abramelin the Mage, The Kabbalah Unveiled, The Key of Solomon The King, The Lesser Key of Solomon, Grimoire of Armadel, vẫn giữ vị trí kinh điển trong mọi nghiên cứu huyền học sau này, một số lớn còn lại vẫn được giữ kín trong thư viện của Tam Điểm. Chính hội Bình Minh Ánh Kim của ông đã tập hợp ra hàng loạt các nhà huyền học trong đó có A.E. Waite, tác giả của bộ bài Tarot kinh điển Tarot Waite. Ông được đánh giá là nhà huyền học nổi bậc nhất trong thế kỷ 19. -- Xem thêm

Aleister Crowley: không biết Crowley là ai thì cũng như chẳng biết Tarot là gì. Crowley sinh năm 1875 mất năm 1947, là một nhà huyền học danh tiếng với cuốn Liber 777 mà bất cứ nhà nghiên cứu Kabbalah và Tarot đều phải biết đến. Thành viên hội Tam Điểm Scotland và thành viên cao cấp của Hội Bình Minh Ánh Kim (Golden Dawn), là học trò xuất sắc và cũng là kẻ thù ly khai của S.M.Mathers. Là người đề xướng cũng là đại tư tế đầu tiên của Huyền Học Thelema, sáng lập viên của Hội Đền Thánh Phương Đông (Ordo Templi Orientis  hay O.T.O - Xem Wiki). Ông dành cả đời nghiên cứ Tarot và Kabbalah, đặc biệt là Tree of Life. Dù sau này,bộ bài Tarot do ông vẽ không được người ta yêu thích bằng bộ của Waite, nhưng hệ thống Liber 777 mà ông xác lập, có vị trí tuyệt đối trong hệ thống bói bài Tarot mà đến nay chưa tác phẩm nào thay thế được. - Xem thêm

Larry Sitsky: sinh năm 1934, một nhà soạn nhạc nổi tiếng người Australia. Ông không phải là một nhà huyền học. Hầu như người ta chỉ biết đến ông trong những bản giao hưởng và nghiên cứu âm nhạc. Năm 1991 ông cho ra đời bản Concerto for Piano and Orchestra - The 22 Paths of the Tarot không chỉ làm sửng sốt giới âm nhạc mà cả giới huyền học cũng bị ảnh hưởng. Ông đã trình bày đầy đủ và trọn vẹn quy tắc của 22 path trong mô hình Golem. Đây là kết quả của 12 năm nghiên cứu về quan hệ Kabbalah và âm nhạc thính phòng. Bản hòa nhạc là sự kết hợp huyền ảo của 22 chữ cái Hebrew trong âm nhạc. Tác phẩm này được đặc cách đưa vào Thư Viện Quốc Gia Úc ngay một năm sau khi ra đời. - Xem thêm tại Thư Viện Quốc Gia ÚcWiki

Ofer Cohen : con trai của một nhà giả thuật Kabbala người Do Thái. Ông thừa hưởng những bí truyền mà cha ông để lại. Ofer Cohen có lẽ ảnh hưởng ở châu Âu hơn Mỹ. Ông có công đóng góp là đã phát triển hệ lý luận chuyển đổi về Phật giáo và Ấn giáo trong nghiên cứu Kabbala. Ông có lẽ là một nhân vật huyền học đặc biệt thành công trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời hiện đại (hơn chục bài báo nói về thân thế của ông) - Xem thêm

Eden Gray:  là bút danh của Priscilla Pardridge , cháu của công chúa Engalitcheff ,sinh năm 1901 và mất năm 1999, người có sức ảnh hưởng lớn trong trường phái Tarot hiện đại. Bà là người đề xướng phương pháp bói toán hiện đại vào năm 1960 và làm thay đổi diện mạo của bói toán tarot đương thời với cuốn Tarot Revealed: A Modern Guide to Reading the Tarot Cards xuất bản năm 1960. Bà là đường đầu tiên áp dụng các nguyên lý Fool's journey mà ngày nay khá quen thuộc với những người nghiên cứu tarot. Bà là người đã tạo ảnh hưởng đến Mary K. Greer, một nhà nghiên cứu sử liệu về Tarot. Sách của bà : Tarot Revealed: A Modern Guide to Reading the Tarot Cards và Recognition: Themes on Inner Perception (1969), A Complete Guide to the Tarot. Bantam Books and Crown Publishers (1970), Mastering the Tarot: Basic Lessons in an Ancient, Mystic Art (1971) - Xem thêm

Phụ Lục:

Đọc tiếp »

Bàn Về Phép Diễn Giải Số Học Thần Thánh Gematria

item-thumbnail

1. Giới Thiệu

Nếu đọc các sách bí thư Do Thái mà không hiểu về Gematria thì sự huyền bí của chữ Hebrew sẽ không thể thấu đáo. Nhận thấy các sách lý luận về Tarot của các thành viên hội Bình Minh Ánh Kim thường sử dụng Gematria như là phương pháp cơ bản nhất để phân tích tarot. Vì vậy,  tôi viết ra bài giảng ngắn này để giúp các thành viên nghiên cứu tarot hiểu rõ hơn về phương pháp Gematria.
Người Do Thái cho rằng mỗi từ, chữ được sáng tạo ra đều do Thượng Đế. Họ cho rằng ẩn chứa trong từng câu giáo huấn, từng câu chữ của kinh thánh đều có mang một con số huyền bí bên trong. Sự sùng bái các con số này không chỉ riêng Do Thái, mà hầu như các nền văn hóa đều có. Từ Pitagor của Hi Lạp, đến Phục Hi đều có bàn luận về những con số huyền nhiệm. Bài này chỉ xét riêng trường hợp của Do Thái.

2. Gematria, Temurah và Notarikon.

Gematria (Phép cộng trị): nguồn gốc chữ này là sự kết hợp của Geo-metria và Gramma-metria.Geo nghĩa là trái đất, Gramma nghĩa là chữ cái, metria là đo đạc. Ý tưởng của chữ này là việc diễn đạt các câu, chữ, từ, chương của các lời giáo huấn (của Abraham, của Jesus ...) bằng các giá trị số để nhờ đó diễn giải kinh thánh cũng như các thần chú. Gematria xuất hiện lần đầu trong văn bản "32 điều luật" hay còn biết dưới tên tên Bariatha of R. Eliezer ben R. Jose, the Galilean vào năm 200 sau công nguyên. Trong 32 điều luật này có điều số 29: Gematria là phương pháp hợp pháp đề chú giải kinh thánh.  

Temurah (Phép hoán vị): là phương pháp Gematria trong đó sắp đặt lại vị trí các mẫu tự để tạo thành từ khác. Các thay đổi này phải tuân theo một quy tắc nhất định để có thể tạo thành mật ngữ (Cryptogram) hoặc để giải mã lại các mật ngữ. Hai quy tắc cổ điển nhất là bảng mẫu tự AthBSh và ALBM.

Notarikon (Phép giản lượt): có nguồn gốc từ chữ latin Notarius nghĩa là tốc ký. Đây là phương pháp Gematria trong đó có sự đơn giản hóa một chữ bằng các mẫu tự đại diện. Thường là các ký tự đầu chữ, ký tự đầu âm tiết. Kết quả là ta có một chữ ngắn rút gọn gồm các mẫu tự. Vd như 7 mẫu tự đầu tiên trong sách Sáng Thế Ký (Book of Genesis) là BBAAHVH, có tổng là 22, được xem là số huyền diệu mô tả vũ trụ..Kết quả ngược của phép này cực kỳ quan trọng trong Tarot. Nó cho phép ra rút ra một câu hay chữ có ngữ nghĩa từ một cụm đơn. Vì mỗi ký tự của Hebrew tương ứng một lá Tarot nên ta có thể từ một câu hay chữ dùng Notarikon quy đổi thành cụm đơn.

3. Quy Tắc Số của Mẫu Tự

- Có 22 mẫu tự cơ bản Hebrew. Một từ được đọc từ Phải sang Trái.
- Tiếng Hebrew một từ được viết bằng các phụ âm chứ không có nguyên âm. Vd Adam được viết là MDA (ADAM có các chữ phụ âm là ADM, vì Hebrew viết ngược nên được viết là MDA)
- Trị số của 1 từ là tổng trị số các mẫu tự. Vd Adam trong tiếng Hebrew được viết là MDA = M + D + A = 40 + 4 + 1 = 45.
- Ngoài 22 mẫu tự còn có 5 mẫu tự chót Sofit. Mẫu tự K có mẫu tự chót là Kf, tương tự M có Mf, N có Nf, P có Pf và Tz có Tzf. Trong trường hợp chữ cuối rơi vào các mẫu tự K M N P Tz thì nó có thêm dạng mẫu tự chót, nên nó sẽ có 2 trị số. Vì Hebrew đọc ngược nên mẫu tự chót tương ứng mẫu tự đầu. Vd: MDA = M + D + A = 40 + 4 + 1, hay = Mf + D + A = 600 + 4 + 1 = 605.
- Khi mẫu tự được viết lớn thì nó có giá trị nhân lên 1000 lần. Vd A = 1, thì A lớn = 1000. Thường là đầu chương hay đầu đoạn sẽ xuất hiện các mẫu tự lớn.


4. Các Mẫu Tự của Hebrew, Phiên thành tiếng Latin và Giá trị gốc

Heb     Trị    
Heb      Trị      
Heb       Trị
א A 1 י I 10 ק Q 100
ב B 2 כ K 20 ר R 200
ג G 3 ל L 30 ש Sh 300
ד D 4 מ M 40 ת Th 400
ה H 5 נ N 50 ך  Kf 500
ו V 6  ס S 60 ם  Mf 600
ז Z 7 ע O 70 ן  Nf 700
ח Ch 8 פ P 80 ף  Pf 800
ט T 9 צ Tz 90 ץ  Tzf 900

22 Mẫu tự này chia làm 3 nhóm ngữ âm: 

Nhóm Mẫu Tự Mẹ (Mother Letter or Matrix Letter): Sh , A và M. Nó biểu trưng cho dạng ngữ âm chung của hệ chữ cái. Mẫu tự dạng phát thanh (Aspirates) là Aleph, mẫu tự dạng câm (Mutes) Men, mẫu tự dạng âm xì hơi (Sibilants) Shin. Nó thể hiện quan niệm: 3 ngôi nhất thể hay Trinity.

Nhóm Mẫu Tự Kép (Double Letter): gồm B, G, D, K, P, R, và Th. Những mẫu tự này có 2 cách phát âm. Nếu có dấu chấm ở giữa gọi là Dagesh thì nó phát âm mạnh, nếu không có thì nó phát âm yếu. Nếu có Dagesh nó tượng trưng cho nam tính, nếu không có, nó tượng trưng cho âm tính. Nó thể hiện tính nhị nguyên của lý luận Kabalah. 7 cặp này thể tính chất thiêng liêng của số 7: 7 ngày, 7 cổng trời, 7 hành tinh...

Nhóm mẫu tự đơn (Simple Letter) : gồm 12 mẫu tự còn lại. Những mẫu tự này chỉ có duy nhất một cách phát âm. Nó thể hiện sự thần bí của con số 12: 12 cung hoàng đạo, 12 tháng ...

5. Các Phép Gematria

Dưới đây, tôi sẽ phân tích chữ Adam (nhân loai) theo các phép diễn giải Gematria gọi là Mispar (Phép cộng trị) để đọc giả dễ dàng so sánh cách tính. Kế nữa là các phép Temurah (Phép hoán vị). Còn phép Notarikon (Phép giản lượt) thường dùng cho một câu hay đoạn trong kinh thánh mà tôi sẽ chưa bàn trong bài này. Các phép này được sử dụng rộng rãi trong các sách huyền bí về Do Thái. Theo một nghiên cứu của đại học Oxford thì ngta thống kê có tổng cộng 175 phép biến đổi Gematria đã được sử dụng trong các sách luân lý của Do Thái.


Phép Gematria Cơ bản: 

- Mispar Hechrachi hay Mispar ha-Panim [1]: Phép cộng giá trị số. Tức là cộng giá trị số từng mẫu tự.Vd: ADM = A + M + D = 1 + 4 + 40 = 45. Giá trị số của A = 1, M = 4, D = 45
- Mispar Gadol [2]: Phép cộng giá trị số mẫu tự chót. Tức là cộng giá trị số từng mẫu tự, áp dụng trường hợp cho mẫu tự sofit cuối. Vd: ADM = A + M + D = 1 + 4 + 600 = 605. Giá trị số sofit của A = 1, M = 4, D = Df = 600.   
- Mispar ha-Gadol [3]: Phép trị tên số mẫu tự chót. Tức là áp dụng phép cộng phát âm cho tên của mẫu tự, nhưng áp dụng mẫu tự sofit cuối.
- Mispar Katan hay Mispar Me'ugal [4]: Phép trị số phụ. Tức là bỏ các số 0 ở vị trí tính. Vd: ADM = A + D + M = 1 + 4 + 4 = 9. Giá trị số của A=1, D = 4, M = 40 = 4.
- Mispar Siduri [5]: Phép cộng thứ tự. Tức là cộng giá trị thứ tự của các mẫu tự. Vd: AMD = A + M + D = 1 + 4 + 13 = 18. Giá trị thứ tự của A = 1, M = 4, D = 18.
- Mispar Bone'eh [6]: Phép cộng gộp giá trị mẫu cộng gộp giá trị tăng tiến. Tức là cộng gộp giá trị của mẫu tự trước nó trong từ. Vd: ADM = A + (A+D) + (A+D+M) = 1 + (1+4) + (1+4+40) = 50
- Mispar Kidmi hay Mispar Meshulash [7]: Phép cộng gộp giá trị mẫu tự. Tức là cộng gộp giá trị mẫu tự trước nó trong bảng mẫu tự. Vd: ADM = A + (A+B+G+D) +(A+B+G+...I+K+L+M) = 1 + 10 + 91 = 102
- Mispar P'rati hay Mispar ha-Merubah ha-Prati' [8]: Phép cộng bình phương giá trị mẫu tự trong chữ. Tức là cộng từng bình phương của mỗi giá trị của mẫu tự. Vd: ADM = A^2 + D^2 + M^2 =(1x1) + (4x4) + (40x40) = 1 + 16 + 1600 = 1617
- Mispar ha-Akhor [9]: Phép cộng giá trị vị trí. Tức là giá trị mỗi mẫu tự được nhân với vị trí của nó trong câu hay từ. Phép này hay bị lầm lẫn với Phép 7 vì đôi khi được dùng cùng tên. Vd: ADM = Ax1 + Dx2 + Mx3 = 1x1 + 4x2 + 40x3 = 129
- Mispar Mispari [10] : Phép cộng theo phát âm. Tức là cộng các giá trị mẫu tự là giá trị của cách phát âm của mẫu tự ấy. Vd: A phát âm là AChD nên có giá trị là AChD = A +  Ch + D = 1 + 8 + 4 = 13 nên A = 13, tương tự   D = 278, M = 323. Vậy ADM = A + D + M = 13 + 278 + 323 = 614
- Mispar Shemi [11]: Phép cộng theo tên. Tức là cộng giá trị mẫu tự là giá trị của cách viết mẫu tự đó. Vd: A gọi là Aleph nên viết là ALP = A + L + P = 1 + 30 + 80 = 111, tương tự D gọi là Daleth nên viết là DLTh = 4 + 30 + 400 = 434, M gọi là Men (hay Mem) nên viết là MM = 40 + 40 = 80, hay MN = 40 + 50 = 90. Vậy, ADM = ALP + DLTh + MM = 111 + 434 + 90 =  635 (hay ALP + DLTh + MN = )
- Mispar Ne'elam [12]: Phép cộng theo tên ẩn tự. Tức là giống với Phép 11 nhưng loại bỏ mẫu tự của chính từ ấy. Như A gọi là Aleph nên viết là ALP, bỏ đi mẫu tự A trở thành LP = 30 + 80 = 110. Tương tự, D gọi là Daleth viết là DLTh, bỏ mẫu tự đầu thanh LTh = 30+ 400 = 430, M gọi là Men viết MN bỏ mẫu tự đầu thành N = 50. Vậy ADM = LP + LTh + N = 110 + 430 + 50 = 590
- Mispar Katan Mispari [13]: Phép giản tự, hay cộng thành phần. Tức là mỗi khi giá trị cuối cùng vượt quá 10 thì ngta thực hiện cộng các thành phần trong giá trị đó. Vd: A = 1, D = 4, M = 90 = 9+0 = 9 nên ADM = A + D + M = 1 + 4 + 9 = 14 = 1+ 4 = 5
- Mispar Misafi [14]: Phép cộng thêm. Tức là cộng thêm vào giá trị số của từ bằng số lượng mẫu tự có trong từ ấy.Vd: ADM = A +  D +  M + 3 = 1 +  4 + 40 + 3 = 48
- Kolel [15]: Phép tính số lượng. Tức là số từ trong câu, số mẫu tự trong từ. Nó thường được thêm vào các trị. 

 Các Phép Temurah:

- Atbash (AThBSh) [16]: Phép hoán vị ngược. Tức là đổi mẫu tự có giá trị ngược vào mẫu tự gốc. Mẫu tự A đầu tiên đổi cho mẫu tự Th cuối cùng, mẫu tự B kế tiếp đổi cho mẫu tự kế cuối Sh, và ngược lại. Đồng thời đổi cả giá trị số. Trị số do hoán vị cũng đổi theo ADM = A + D + M = Th + Q + I = 400 + 100 + 10 = 510.
- Albam (ALBM) [17]:Phép hoán vị phân đôi . Tức là đổi mẫu tự có giá trị tương ứng phân đôi vào mẫu tự gốc. Danh sách mẫu tự được chia làm 2 phần bằng nhau (11 mẫu tự cho mỗi phần, Phần 1 từ A đến K, Phần 2 từ L đến Th) . Mẫu tự A đổi với mẫu tự thứ 12 L, mẫu tự kế B đổi với mẫu tự kế 13 M, và ngược lại. Đồng thời đổi cả trị số. Trị sốdo hoán vị cũng đổi theo ADM = A + D + M = L + S + B = 30 + 60 + 2 = 92
- Achbi (AChB) [18]: Phép hoán vị phân đôi đảo. Tức là đổi mẫu tự có giá trị tương ứng phân đôi ngược lại vào mẫu tự gốc. Danh sách chia 2 phần bằngnhau giống như Albam. Nhưng thay vì đổi mẫu tự theo thứ tự thì ta đảo ngược lại.Mẫu tự A đầu tiên đổi với mẫu tự cuối cùng của nhóm là K, mẫu tự thứ 2 đổi với mẫu tự kế cuối của nhóm là I, và ngược lại. Trị số do hoán vị cũng đổi theo ADM = A + D + M = K + Ch + Sh = 20 + 8 + 300 = 328
- Ayak Bakar [19]: Phép hoán vị giảm. Tức là thay thế một mẫu tự bằng mẫu tự khác có giá trị giảm theo thập phân. Giá trị I là 10 thay thế bởi A là 1, giá trị Th là 400 thay thế bởi M là 40, giá trị A lớn là 1000 thay thế bởi Q là 100. Trị số do hoán vị cũng thay đổi. Vd: ADM = A + M + D = A + D + D = 1 + 4 + 4 = 9
- Ofanim (OFNM) [20]: Phép hoán vị chữ cuối. Tức là hoán vị mẫu tự bằng chữ cuối cùng tên của mẫu tự đó.Vd: ADM = Aleph + Daleth + Men = ALP + DLTh + MN = P + Th + N = 80 + 400 + 50
- Akhas Beta [21]: Phép hoán vị nhóm 778. Tức là phân bản chữ cái thành 3 nhóm, nhóm 7 gồm từ A đến Z, nhóm 7 kế gồm từ Ch đến N, nhóm 8 cuối gồm từ S đến Th. Mỗi mẫu tự sẽ bị hoán vị bởi mẫu tự của nhóm kế tiếp cùng vị trí. A vị trí đầu nhóm 7 sẽ thay thế bằng Ch cũng ở vị trí đầu nhóm kế tiếp, N vị trí cuối nhóm 7 kế sẽ hoán vị bằng Sh vị trí gần cuối của nhóm 8 (vì nhóm này hơn nhóm 7 là 1 mẫu tự), Th là mẫu tự số 8 của nhóm 8 do không có sự tương ứng ở nhóm 7 nên sẽ giu74 nguyên. Vd: ADM = A + D + M = Ch + K + Q= 8 + 20 + 100 = 128
- Avgad [22]: Phép hoán vị kế tiếp. Tức là thay thế vị trí mẫu tự bằng mẫu tự kế tiếp trong danh sách. Chiều ngược lại đôi khi cũng được dùng.Vd: ADM = A + D + M = B + H + N = 2 + 5 +50 = 552

Ghi chú: Các phép trên được dẫn giải theo sách của Rabbi Moshe Cordevero (học giả thế kỷ 16), một số phép được David Allen Hulse dẫn giải trong cuốn Key of it All, 1993, nhưng không đề cập đến tên của Mispar cũng như sách trích dẫn. Tôi nêu lên sau đây:
- Phép bình phương thứ tự [23]: Tức là tổng bình phương của giá trị thứ tự của từng mẫu tự.Vd: ADM =A^2 + D^2 + M^2 = 1x1 + 4x4 + 13x13 = 1 + 16 + 169 = 186
- Phép lập phương trị số [24]: Tức là lập phương của giá trị số của từng mẫu tự. Vd: ADM = A^3 + D^3 + M^3 = 1^3 + 4^3 + 40^3 = 1 + 64 + 64000 = 64065
- Phép trị số tarot Levy [25]: Do Eliphas Levi đề xuất. Trị số này chính là trị số thứ tự nhưng với Sh = 0, và Th = 21. Vd: ADM = A + D + M = 1 + 4 + 13 = 18
- Phép trị số tarot Mathers [25]: Do S.L. Mac Gregor Mathers đề xuất. Trị số này kém hơn trị số thứ tự là 1. Vd: ADM = A + D + M = 0 + 3 + 12 = 15.

6. Gematria và khái niệm tượng hình

Giống như tiếng Ai cập hay tiếng Hoa, hệ thống chữ Do Thái cũng xây dựng từ ý tưởng tượng hình. Vì bản thân mỗi mẫu tự đã mang trong nó một tượng hình, mà Mathers đã đề cập trong sách The Kabbalah Unveiled, được dịch từ The Kabbalah Denudata, bằng tiếng Latin do Christian Knorr von Rosenroth dịch lại từ Bí Thư Zohar, Kinh diển của Do Thái Giáo.
Sự phân tích thành tố từng mẫu tự cũng được diễn dịch khái niệm thánh thần. Vd: ADM = A + D + M = Bò Đực + Cửa Cái + Nước. ADM là nhân loại, loài người được sinh ra trong nước (dạ con), mang tính thần thánh (Bò Thần), mang tính nam (Bò đực), và mang tính thống lãnh (Cửa cái).
Bảng Phân Tích Thành Tố của Mathers được nêu ra dưới đây:

7. Liên hệ Gematria và Thiên văn học

Theo sách Lập Thư (Sepher Yetzirah), mỗi mẫu tự tương ứng một khái niệm thiên văn. Một mặt nó cung cấp khái niệm về cấu thành và nguyên lý của từng từ, mặt khác cung cấp sự phân tích về mặt thiên văn bất kỳ câu chữ nào. Mẫu tự Hebrew 22 chữ cái chia làm 3 nhóm. Nhóm khởi nguyên (Chữ Mẹ) : 3 ký tự đầu Aleph, Mem, Shin tượng trưng 3 nguyên tố đầu khởi tạo. Nhóm Hành Tinh (Chữ Kép): tượng trương cho hành tinh và sao gồm 7 mẫu tự, riêng mẫu tự  . Nhóm Hoàng đạo gồm 12 mẫu tự. Vd: ADM = A + D + M = Khí + Sao Kim + Nước. Tức là Adam, nhân loại sinh ra trong nước (Nước), có người mẹ (Sao Kim, nguồn sự sống), có tạo khí (Khí). Nhờ phương pháp phân tích này, người ta có thể phân tích một huấn thị, một đoạn kinh thánh thành các thành phần thiên văn. Theo sách LậpThư, ở tất cả các phiên bản, đều chưa bao giờ thống nhất giữa các hệ thống này. Những ấn bản cổ nhất của bộ Lập Thư đều không đề cập tới thứ tự của 7 hành tinh. Đây có thể là bí ẩn lớn nhất trong các quan hệ chữ cái của kabalah.

Bảng Tương Ứng Thiên Văn Học được nêu ra dưới đây từ sách Lập Thư do Marthers đề xuất:
Chú ý: ngoài bảng liên hệ này do Mathers đưa ra, còn có bảng liên hệ của Plotemy, của Kircher và Meyer, của Stenring. 

8. Liên hệ giữa Tarot và Gematria
Các lá bài của tarot được gán cho từng giá trị của mẫu tự. Điều này đã được nói đến trong nhiều bài trước, nên trong bài này không đề cập tới nhiều hơn. Tôi chỉ đề cập đến mối quan hệ giữa các phép Gematria và tarot:


Thứ nhất, các diễn giải ý nghĩa của các lá tarot hiện nay chính là diễn giải ý nghĩa của từng mẫu tự. Vì vậy nghiên cứu ý nghĩa của các mẫu tự sẽ cho phép ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của lá bài. Mối quan hệ giữa mẫu tự và các khái niệm thần học, thiên văn học được diễn dịch thành mối quan hệ giữa các lá bài tarot và các khái niệm đó. Và bí thư Liber 777 chính là sự diễn dịch này.
Thứ hai, sự kết hợp của các mẫu tự để tạo thành 231 cổng thần bí được trình bày trong sách Sepher Yetzirah chính là nguồn gốc của các ý nghĩa khi kết nối các lá bài. Ý nghĩa của 231 cổng này và mối quan hệ với tarot sẽ được trình bày ở bài khác.
Thứ ba, Gematria cho phép diễn dịch một câu hay từ khóa thành dạng số. Từng câu hay dạng số này có thể diễn dịch sang dạng Tarot theo bảng trên. Và có thể thực hiện điều ngược lại. Do đó, các lá bài tarot kết hợp lại có thể diễn dịch thành một trị số tham chiếu trong các sách bí thư hay lời giáo huấn. Đây cũng là một cách chú giải quan trọng của tarot (giống như bói xâm truyện kiều của Vn vậy)


9.Kết Luận

Sự huyền nhiệm của Gematria là khá rõ ràng. Việc nghiên cứu các dây liên hệ này có thể nói là thú vị. Mối quan hệ của nó và tarot đặc biệt khăn khít, nhất là về các chú giải biểu tượng. Sự khác nhau giữa các bản chú giải tarot chẳng qua là sự khác nhau giữa các luận giải về Gematria. Đây là vấn đề lớn mà trong một bài viết khó thể diễn tả được. Còn rất nhiều khái niệm và lý luận mà ta sẽ bàn rất nhiều ở các bài viết khác.

Cảm ơn chân thành đến Freezer, Wings, KissAngel đã cung cấp tài liệu về chìa khóa Tarot trong sách của David Allen Hulse. Tôi vốn nghĩ các học giả hiện đại thường đưa ra cái nhìn thiển cận hơn các học giả cổ, hoặc là sao chép, hoặc là cải biên các ý tưởng cổ, nên những học giả ra đời muộn hơn 1930 thì tôi thường ít khi tìm đọc. Nhưng học giả Allen Hulse rõ ràng đã có những lý luận đáng kinh ngạc về các vấn đề này.






Nguồn:
Bernstein, Henrietta (April 1984). Cabalah Primer: Introduction to the English/Hebrew Cabalah. Camarillo, CA: Devorss.
Bonner, John (March 2002). Qabalah: A Magical Primer. Boston: Red Wheel/Weiser.
Jones, Charles Stansfeld (Frater Achad) (April 2005). Q.B.L. or The Bride's Reception: Being A Qabalistic Treatise on the Nature and Use of the Tree of Life. York Beach, ME: Red Wheel/Weiser.
Mathers, S.L. MacGregor. The Kabbalah: The Essential Texts From The Zohar. New York: Barnes & Noble Books.
Regardie, Israel (1989). The Golden Dawn: A Complete Course in Practical Ceremonial Magic (Sixth Edition ed.). St. Paul: Llewellyn Publications.
Zalewski, Pat (1993). The Kabbalah of the Golden Dawn (First Edition ed.). St. Paul: Llewellyn Publications. 

Klein, Ernest, Dr., A comprehensive etymological dictionary of the English language: Dealing with the origin of words and their sense development thus illustrating the history and civilization of culture, Elsevier, Oxford, 7th ed., 2000
Davies, William David & Allison, Dale C., A Critical and Exegetical Commentary on the Gospel According to Saint Matthew, Continuum International Publishing Group, 2004
Acres, Kevin, Data integrity patterns of the Torah: A tale of prime, perfect and transcendental numbers, Research Systems, Melbourne, 2004 

Clawson, Calvin C., Mathematical Mysteries: The Beauty and Magic of Numbers, Perseus Books, 1999
Ratzan, Lee, Understanding Information Systems: What They Do and why We Need Them, ALA Editions, 2004
Genesis Rabbah 95:3. Land of Israel, 5th Century. Reprinted in, e.g., Midrash Rabbah: Genesis. Translated by H. Freedman and Maurice Simon. Volume II, London: The Soncino Press, 1983.
Deuteronomy Rabbah 1:25. Land of Israel, 5th Century. Reprinted in, e.g., Midrash Rabbah: Leviticus. Translated by H. Freedman and Maurice Simon. Volume VII, London: The Soncino Press, 1983.
DVD 'Unlocking Da Vinci's Code – Mystery or Conspiracy?', Highland Entertainment, 2004.
Lawrence, Shirley Blackwell, The Secret Science of Numerology – The Hidden Meaning of Numbers and Letters, New Page Books, 2001
Hughes, J. P., Suggestive Gematria, Holmes, 2008

http://en.wikipedia.org/wiki/Gematria
http://en.wikipedia.org/wiki/Biblical_Hebrew_orthography
http://www.soul-guidance.com/houseofthesun/treeoflifetraditional.htm

Phillippe NGO, tác giả Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp.
Đọc tiếp »
Tiếp Tục
Trang chủ