5 kiếm vs 5 gậy: Những Cuộc Xung Đột

Dẫn: Một bài viết hay và đầu tư kỹ lưỡng của bạn Ngoc Nguyen trên Ghi Chép Tarot. Dù không hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tác giả nhưng nhận thấy đây là bài viết hữu ích cho cộng đồng nên tôi đã đề nghị được trích lại trên trang của mình. Chúc mừng bạn Ngoc Nguyen đã có chuỗi bài viết hay và tạo được uy tín trong giới Tarot Việt Nam.


5 kiếm vs 5 gậy: Những Cuộc Xung Đột

Lại giở booklet thần thánh ra và ở phần giải nghĩa của 5 gậy và 5 kiếm, bạn sẽ tìm thấy từ này: Xung đột.

Dĩ nhiên, xung đột của 5 kiếm và 5 gậy là hai loại khác nhau. Vậy nó khác nhau như thế nào ? Bài tổng hợp sau đây dựa trên một lần trao đổi giữa mình và một bạn reader bên Tarot for a Better Life hy vọng giúp mọi người có cái nhìn sâu hơn về ý nghĩa hai lá này.


Con số 5 trong tarot chưa bao giờ là một con số dễ chịu, ở 5 cốc và 5 tiền là sự mất mát, ở 5 kiếm và 5 gậy đó là sự xung đột. Sự khác biệt cơ bản nhất giữa hai lá này đến từ hai nguyên tố: khí, lửa. Một lá thuộc bộ kiếm, chủ về trí tuệ, lý lẽ, giao tiếp. Một lá thuộc bộ gậy, chủ về năng lượng, tư tưởng, hành động. Có thể thấy 5 kiếm là lá bài xung đột của lý lẽ, lý do, hoặc dựa trên lý lẽ, lý do, bao gồm cả những lý lẽ công minh, logic, lẫn những lý lẽ giả tạo, xảo biện. Trong khi đó, 5 gậy là xung đột của năng lượng, ở 5 gậy ít có sự can thiệp của lý lẽ, mà chủ yếu là hành động. Khi đem một lá thuộc "trí tuệ" ra so với một lá "hành động", ko có ý nói rằng xung đột của 5 kiếm là xung đột trí thức, còn 5 gậy là đánh nhau tay chân, mà muốn nhấn mạnh, chính sự "tinh vi" hơn của bộ kiếm so với bộ gậy đã dẫn tới khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa hai lá bài này: tính công khai và công bằng trong xung đột.

Cùng là xung đột, đấu tranh, cuộc chiến, nhưng lá 5 kiếm là kiểu đấu tranh ko nương tay và ko lành mạnh. Nó không có sự công bằng. Đây là một cuộc xung đột dựa trên những lý lẽ ăn gian và mánh khoé, trong đó có một bên kiểu gì cũng thắng. Bên chắc thắng thì ko khoan nhượng, thẳng tay đàn áp, ko thương cảm, ko tôn trọng, ko fair-play, bên bị đàn áp thì cảm thấy bị bắt nạt, bị lừa gạt, ấm ức và mỏi mệt vì một cuộc chiến "ăn gian" , cảm thấy e ngại và toan muốn rút lui. Đây là một cuộc chơi bẩn mà ngay từ đầu, cơ hội thắng cuộc chỉ dành cho một bên, dù bên kia có cố gắng thế nào đi nữa cũng vô ích. Còn cuộc đấu tranh của lá 5 gậy là một cuộc tranh đấu lành mạnh, công bằng, công khai, ở lá 5 gậy mỗi bên đều tự chủ, cố gắng dành phần thắng. Và cơ hội thắng cuộc cho các bên là đều nhau. Một cuộc xung đột công bằng.

Khi nói "công bằng", ko có nghĩa kết cục sẽ là tình huống win-win, cả nhà cùng vui, ai cũng là ng chiến thắng. Đương nhiên kẻ mạnh đc, kẻ yếu thua, và đó mới chính là cái gọi là công bằng. 5 gậy là một cuộc cạnh tranh dựa trên thực lực, đập nhau túi bụi đấy nhưng ai có khả năng nhất sẽ là người chiến thắng. Và quan trọng là những kẻ chiến bại cảm thấy tâm phục, khẩu phục. Còn kẻ chiến bại trong 5 kiếm ko phục chút nào, bởi vì bên thắng cuộc của 5 kiếm chưa chắc đã là người có thực lực nhất, chiến thắng đơn giản chỉ vì mưu mô, mánh khoé, tiểu xảo, ăn gian, chơi bẩn... " 5 kiếm là tính mưu sau lưng, 5 gậy sẵn sàng thể hiện công khai." Chính vì lẽ đó mà 5 gậy còn có một từ khoá khác: cạnh tranh - trong khi đó 5 kiếm chưa bao giờ là lá bài của sự cạnh tranh, đơn giản bạn ko thể cạnh tranh trong một cuộc chiến mà ngay từ đầu bạn đã được định sẵn là người thua cuộc

Cũng chính từ đó, một điểm khác biệt nữa giữa 2 lá này là thông điệp mà nó mang lại. Lá 5 gậy kêu gọi chúng ta nỗ lực hết mình, thể hiện tối đa khả năng để có thể là người chiến thắng. Còn lá 5 kiếm kêu gọi sự rút lui, ko nhúng tay để tránh bị tổn thương trong một cuộc tranh đấu ăn gian mà đối phương chắc chắn sẽ thắng (nhờ thủ đoạn).

Tổng kết lại, tình huống xung đột mà hai lá bài mô tả rất khác nhau. Trong đó "công bằng" là điểm khác biệt cơ bản.

Một vài ví dụ để minh hoạ cho khác biệt giữa hai lá bài:

Một cuộc tuyển dụng vào vị trí giám đốc có 2 ứng viên tiềm năng ứng cử . 5 kiếm là trường hợp khi một trong hai người ấy thuộc dạng con cháu các cụ, đã được "phím" trước vào cái ghế ấy rồi, người kia dù thực lực thế nào, trình độ ra sao, cố gắng bao nhiêu thì cũng ko bao giờ trúng tuyển. Đó là 5 kiếm. Còn 5 gậy là khi chẳng anh nào được cấp trên nâng đỡ cả, ng ta xét tuyển công khai dựa vào khả năng, kinh nghiệm, ai hơn sẽ được chọn.

5 kiếm và 5 gậy cũng chỉ ra hai thái độ, cảm xúc, cách ứng xử khác nhau của cùng một tình huống. Một ví dụ khác, một anh chàng theo đuổi một cô gái xinh đẹp, cô này có nhiều vệ tinh. Nếu anh ta cảm thấy 5 gậy, nghĩa là anh ta đang cố chứng tỏ bản thân, tỏ ra mình nổi bật hơn đám vệ tinh kia, vì anh ta nghĩ mình vẫn có khả năng cưa đổ ng đẹp - một cuộc thi tài thực sự, ai giỏi thằng đấy ăn. Còn nếu anh ta cảm thấy 5 kiếm, nghĩa là anh ta ngay từ đầu đã tự ti, cảm thấy mình sẽ chẳng có cơ may nào đâu, vì mấy anh kia giàu quá, vì cô gái có vẻ ko thích mình rồi, hay cô ấy chắc ưu ái mấy chàng kia hơn. Anh ta thiếu tự tin, nghĩ mình sẽ thua vì anh ta nhìn đấy là một cuộc cạnh tranh ko cân sức.

Ko ai thích xung đột. Tuy nhiên, có những trường hợp "xung đột" lại tỏ ra có lợi. 5 kiếm là tình huống xung đột trên một diễn đàn, khi mà admin, mod lạm dụng quyền hạn của mình để ban nick hoặc del các comment trái chiều từ các thành viên, còn 5 gậy là tình huống khi các thành viên đc cạnh tranh công khai, sôi nổi, trao đổi những ý kiến trái chiều. Xét trên khía cạnh nào đó, thì cuộc xung đột của 5 gậy sẽ có khả năng "khai sáng" và mang tới những bước tiến mới.
DMCA.com Protection Status
Bài viết "5 kiếm vs 5 gậy: Những Cuộc Xung Đột" có bản quyền, được bảo vệ bởi DMCA. Bất kỳ hình thức sao chép lại ở các trang khác mà không tuân thủ các điều khoảng sử dụng của chúng tôi sẽ được thông báo đến DMCA để thực hiện gỡ bỏ khỏi hệ thống tìm kiếm của Google và Bing. Truy cập DMCA.COM để biết thêm về các biện pháp trừng phạt do vi phạm bản quyền nội dung số.
Trang chủ