Cái Chết, Sự Bất Tử và Sự Hồi Sinh (Phục Sinh) - Phần I

Dẫn: Trong bài này, tôi giới thiệu về các biểu tượng liên quan đến ba chủ đề quang trọng trong tarot, đó là cái chết, sự bất tử, và sự hồi sinh. Nó có thể được tìm thấy ở nhiều lá bài khác nhau trong bộ Tarot truyền thống, cũng như các bộ tarot mới hơn. Tôi tin rằng việc phân tích và liệt kê các biểu tượng này sẽ giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan về lá bài với các đặc tính của ba yếu tố này. Phần trình bày này gồm các biểu tượng, mỗi biểu tượng gồm chú thích và các hình ảnh thường gặp. Các biểu tượng này thường gặp nhất ở các ngôi mộ, và phần lớn các thông tin này được hướng dẫn trong các cuốn hướng dẫn tham quan nghĩa địa. Bài viết này có sự giúp đỡ của vài người bạn làm trong ngành mai táng và xây mộ ở Pháp, nhân một chuyến đi tham quan khu mộ cổ ở Lyon.

Thần Chết. Ảnh: Internet
Các biểu tượng tang lễ thường được quy ước rõ ràng, và ít khi có ngoại lệ. Các biểu tượng này thường liên quan đến các yếu tố thần thoại cũng như kinh thánh, hoặc đôi khi có thể tiết lộ tính cách của người quá cố hoặc hoàn cảnh cái chết của ông.  Việc đọc biểu tượng trên mộ hay trong tranh vẽ có thể xác định được rất nhiều yếu tố như tuổi tử vong , giới tính, tình trạng hôn nhân , nghề nghiệp, lựa chọn chính trị và triết học mà tác giả hoặc chủ nhân ngôi mộ, tranh vẽ ấy muốn người xem khám phá. Tuy cùng ám chỉ cái chết, sự bất tử và sự hồi sinh, nhưng ở mỗi biểu tượng, sắc thái ý nghĩa lại không hề giống nhau, đó là điều làm cho các biểu tượng này vô cùng thú vị.

Vòng cung, cầu vồng, cung tròn, vòng tròn:
Hình ảnh vòng cung, hay cầu vồng bắc ngang qua bia mộ hay vắt ngang qua tượng đài ám chỉ bầu trời, hay sự thăng thiên của người quá cố. Nó gợi ý mong muốn của người quá cố muốn được về với các đấng tối linh hay thiên chúa của họ. Nó cũng thường được dùng để ám chỉ người chết liên quan đến các ngành hàng không.

Con rắn:
Trong thần thoại Hy Lạp, rắn là biểu tượng gắn liền với đất hay âm phủ và đất mẹ Gaia. Con rắn chín đầu Lernaean Hydra mà Hercules đánh bại,  và ba chị em Gorgon (trong đó nổi tiếng nhất có Medusa được mô tả là một vị thần bất tử gớm ghiếc, với mái tóc là những con rắn và có phép thuật biến những kẻ đàn ông thành đá chỉ bằng ánh mắt) đều là con của Gaia, nữ thần đất. Các Titan cũng được mô tả là có các con rắn thay vì có chân vì cùng một lý do—họ đều là con của Gaia với Ouranos (Uranus), vì thế họ cũng gắn liền với đất. 

Cây gậy của Aesculapius:
Con rắn uốn lượn dọc theo một cây gậy được gọi là cây gậy của Aesculapius . Thường xuất hiện trong các mô típ liên quan đến y học vì là dụng cụ của Asclepius, vị thần của y học ở Hy Lạp. Rắn biểu hiện sự bất tử trong trường hợp này. Asclepius (Asclepios, Aesculapius) là con của thần Apollo và nữ thần Coronis. Apollo gởi con trai cưng cho quái vật hiền minh Cheiron nuôi dưỡng và dạy môn y dược. Vì cứu quá nhiều người Cheiron bị giết. Asclepius hơn hẳn Cheiron vì học được bí quyết làm người chết sống lại khi thấy một con rắn mang loại cỏ thuốc trị lành con rắn khác bị tử thương. Vì rắn là loài duy nhất có đi lại giữa trần gian và địa ngục nên chỉ có rắn biết được phương thuốc để bất tử. Thần Zeus, cha của Apollo không vui, e sợ thầy thuốc thần kỳ làm mất độc quyền bất tử của các thần, bèn giết Asclepius. Từ đó hình ảnh cây gậy Aesculapius đại diện cho sự bất tử cũng như sự hồi sinh. Nó cũng thường nằm trên các ngôi mộ của dược sĩ hay y sĩ.

Cái chén Hygieia:
Hình ảnh con rắn quấn quanh một cái ly hay chén được gọi là cái chén Hygieia. Hygieia là con gái của Aesculapius, cũng có tài trị bệnh và biết phương thuốc bất tử. Theo truyền thuyết, Hygie nuôi rắn thần để chữa bệnh, sau trở thành Nữ thần biểu tượng cho việc giữ gìn sức khỏe con người, môn Vệ Sinh Học được đặt tên là Hygène. Biểu tượng này có cùng ý nghĩa với cây gậy Aesculapius.Nó cũng thường nằm trên các ngôi mộ của dược sĩ hay y sĩ.

Cây gậy Caduceus:
Theo thần thoại Hy Lạp, thần Apollon trao đổi với thần Hermès một chiếc đũa vàng để lấy một cây đàn lia (lyre). Một hôm, Hermès dùng chiếc đũa để tách hai con rắn ra, nhưng chúng lại quấn vào chiếc đũa. Biểu tượng này được tiếp tục lưu truyền, tượng trưng cho thần Hermès. Ban đầu là hình dạng một cây gậy nguyệt quế hay ôliu với nhiều cành. Về sau các cành cây được cho cuộn quanh thân cây thể hiện hai con rắn quấn lấy nhau, rồi gậy có thêm cánh tượng trưng cho vận tốc của Hermès, sứ giả của thần thánh. Biểu tượng đó thể hiện sự cân bằng giữa các khuynh hựớng đối nghịch nhau quanh trục tới đất (hai con rắn tượng trưng cho lửa và nước, cây gậy là đất, đôi cánh là trời), tức là dấu hiệu của hòa bình do sứ giả của thần thánh mang đến. Thường được dùng thay cho cây gậy Aesculapius đế ám chỉ sự bất tử và hồi sinh, nhưng đây là sự lầm lẫn tai hại.Nó cũng thường nằm trên các ngôi mộ của dược sĩ hay y sĩ.

Alpha và Omega:
Alpha và omega ám chỉ sự sanh tử. Alpha là ký tự bắt đầu bản chữ cái, còn omega là ký tự kết thúc trong tiếng Hi Lap. Vì vậy, nó ám chỉ cái chết theo đúng quy trình sống của con người.  Điều này cũng liên quan thiên chúa giáo rất nhiều. Khái niệm "Alpha và Omega" xuất phát từ sách Khải Huyền 1:8, 21:6, và 22:13 "I am the alpha and the omega"; một cách xưng của chúa Jesus. Nó ám chỉ đến sự trở về với chúa trời trong thiên chúa giáo.

Những chiếc vò hai quai:
Những chiếc vò hai quai là các thùng chứa các loại tinh dầu . Nó đại diện cho phần cơ thể của một người được tẩy uế để về với thượng đế cũng như sự thanh lọc với tâm hồn. Nó cũng đại diện cho những ngôi mộ của người làm nghề dầu hay pha chế.

Mỏ neo, Que diêm cháy, đàn Harp, lòng bàn tay:
Đây là các đại diện ám chỉ đức tính "Hi Vọng", một ba biểu tượng trong Theological virtues. Đây là đức tính được xem trọng trong thiên chúa giáo như một thể hiện được về với thiên đàng. Nó cũng ám chỉ sự bất tử dài lâu trên thiên giới. Một số bộ phận của ba đại diện này có chỗ bị hư hỏng có thể được hiểu như một đại diện của cuộc sống mà cái chết đang đến hồi kết thúc.

Chữ thập, đầu mũi tên hướng lên trên, cái chén, cây đèn, ngọn nến:
Đây là các đại diện ám chỉ đức tính "Đức Tin", một ba biểu tượng trong Theological virtues. Đây là đức tính được xem trọng trong thiên chúa giáo như một thể hiện được về với thiên đàng. Nó cũng ám chỉ sự bất tử dài lâu trên thiên giới. Một số bộ phận của ba đại diện này có chỗ bị hư hỏng có thể được hiểu như một đại diện của cuộc sống mà cái chết đang đến hồi kết thúc.

Trái tim rực lửa, với hình ảnh trẻ em đang hái quả:
Đây là các đại diện ám chỉ đức tính "Tình Yêu", một ba biểu tượng trong Theological virtues. Đây là đức tính được xem trọng trong thiên chúa giáo như một thể hiện được về với thiên đàng. Nó cũng ám chỉ sự bất tử dài lâu trên thiên giới. Một số bộ phận của ba đại diện này có chỗ bị hư hỏng có thể được hiểu như một đại diện của cuộc sống mà cái chết đang đến hồi kết thúc.

Thiên thần dang cánh:
Các thiên thần là sứ giả của Thiên Chúa, người thi hành thánh ý Chúa. Cánh tay dang rộng cánh, thiên thần có thể mất dưới sự bảo vệ của những người được khắc trong văn bia. Hình ảnh này cũng ám chỉ sự thăng thiên và cái chết của người quá cố. Nó cho thấy một cái chết lành lặng và trong sạch.

Thiên thần khóc hay rũ người:
Với hình dạng đang khóc hoặc uể oải , các thiên thần thể hiện sự đau buồn liên quan đến sự mất mát của một người thân yêu. Hình ảnh ám chỉ cái chết của người quá cố. Nó thường ám chỉ một cái chết bất ngờ, không dự đoán trước hoặc chứa nhiều ẩn khuất.

Thiên thần bao quanh đồng hồ cát:
Đôi cánh thiên thần có thể bao quanh đồng hồ cát. Đây là hình ảnh liên quan đến thời gian kết thúc của cuộc đời. Nó thường ám chỉ một người chết do già yếu và chết tự nhiên. 

Thiên thần trên/trong thân cây:
Hình ảnh này không đơn thuần chỉ là thiên thần, trong việc ám chỉ cái chết mà còn nhắc đến sự phán xét cuối cùng của thiên chúa và sự phục sinh. Hình ảnh thân cây có lẽ dính liền với quan tài, nơi mà trong sự phán xét cuối cùng, người chết sẽ ra khỏi quan tài và sống lại để chịu phán xét của chúa trời.

Cái cây:
Cây là một đại diện của cuộc sống. Đây là dây liên kết giữa trời và đất , là sổ đăng ký của con người và miền đất của Thiên Chúa. Với chuyển đổi hình ảnh cái cây liên quan đến các mùa, cây gợi lên cuộc sống với sự ra đời , trưởng thành và cái chết. Nó ám chỉ sự tuần hoàn của vũ trụ và sự bất tử.

Cái cây bị trụi lá:
Là đại diện cho cái cây trong mùa đông, là mùa của sự chết chóc. Nó là cái chết tự nhiên của con người. Nó ám chỉ cái chết trong nghĩa đơn thuần nhất.

Cái cây xanh tươi:
Là đại diện cho cái cây trong mùa xuân, là sự phục sinh sau chết chóc. Nó là niềm an ủi người sống về sự ra đi yên bình của người chết sẽ được phục sinh ở thế giới bên kia. Nó ám chỉ sự hồi sinh.

Cái cây bị chặt ngọn:
Hình ảnh cái cây bị chặt bỏ ngọn lại mang hàm ý khác hoàn toàn. Không có ngọn, đó là cái chết đột ngột của cô gái hay con trai ở tuổi quá trẻ. Nó ám chỉ sự mất mát không đáng có của người dưới mộ. Đôi khi người ta thường vẽ hay tạc thêm một tấm màn voan đặt trên gốc cây.

Quầng sáng:
Quầng sáng giống như các quầng sáng xung quanh đầu của Chúa Kitô, Mẹ Maria và các thánh trong nghệ thuật. Nó ám chỉ sự ban phước lành của các đấng đối với người dưới mộ, thông qua đó biểu hiện vừa là cái chết vừa là sự phục sinh trong ngày phán xét. Đôi khi nó ám chỉ sự thánh thiện của người dưới mộ sẽ được trở thành thiên thần hay các vị thánh, nó được vẽ hay khắc trên các mộ của các giáo sĩ.

Cái cân:
Các dụng cụ đo lường có thể được khắc bên trên một hộp sọ gợi lên ý tưởng cho rằng cái chết loại bỏ các đặc quyền , sự khác biệt xã hội ... Nó ám chỉ cái chết một cách cẩn trọn. Nó cũng gợi nhớ đến cán cân được dùng trong ngày phán xét, và vì vậy cũng ám chỉ sự phục sinh. Giống như thanh kiếm, cái cân cũng được dùng ám chỉ các ngành liên quan đến tư pháp và luật sư và thường được trang trí cho mộ hay hình vẽ của các người này.

Tấm khiên:
Tấm khiên rất thường dùng tô điểm cho ngôi mộ. Nó ám chỉ địa vị của gia đình quý tộc hoặc chính trị gia. Tấm khiên ám chỉ cái chết với sự tôn nghiêm của người dưới mộ. Hình ảnh cái khiên trong cái chết, biểu trưng sự sáng suốt và dũng cảm.

Lúa mì:
Lúa mì ám chỉ cuộc sống, và ngọn lúa mì bị cắt mất gốc trong biểu tượng học cho thấy cái chết. Hình ảnh lúa mì có thể được tham dẫn đến sự chết của chúa Ki Tô, theo đó, lúa mì được đại diện cho cơ thể của Chúa. Trong trường hợp này , họ thường vẽ hay chạm thêm chùm nho, đại diện cho máu của Con Thiên Chúa . Trích Kinh Thánh I Cô-rinh-tô 11:23-25: "Vả, tôi có nhận nơi Chúa điều tôi đã dạy cho anh em: ấy là Đức Chúa Jêsus, trong đêm Ngài bị nộp, lấy bánh [bằng lúa mì], tạ ơn, rồi bẻ ra mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, vì các ngươi mà phó cho; hãy làm điều nầy để nhớ ta. Cũng một lẽ ấy, sai khi ăn bữa tối rồi, Ngài lấy chén [chứa rượu nho] và phán rằng: Chén nầy là sự giao ước mới trong huyết ta; hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm điều nầy để nhớ ta.".  Lúa mì phải được cắt (ám chỉ của cái chết) để cung cấp cho bột để con người làm bánh mì, thực phẩm, giống như Chúa Jesus đã chết cho con người. Mô típ này vừa mang hàm ý về cái chết, vừa là sự bất tử và cả sự phục sinh. Trên các ngôi mộ của những người nông dân , hình các bó lúa mì hoặc bắp có thể đi kèm với các công cụ liên quan đến sử dụng đất để ám chỉ ngành nghề.

Nho, bình rượu nho:
Tương tự đã nói ở lúa mì. Nho và bình rượu nho đại diện cho máu của chúa. Trích Kinh Thánh I Cô-rinh-tô 11:23-25: "Vả, tôi có nhận nơi Chúa điều tôi đã dạy cho anh em: ấy là Đức Chúa Jêsus, [...], sai khi ăn bữa tối rồi, Ngài lấy chén [chứa rượu nho] và phán rằng: Chén nầy là sự giao ước mới trong huyết ta; hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm điều nầy để nhớ ta.". Khác với lúa mì, nho và bình rượu nho chỉ mang hàm nghĩa về sự bất tử và phục sinh. Nó cũng được dùng trang trí cho các ngôi mộ làm nghề rượu hay thức uống có cồn.

Hàng rào, sợi xích:
Hình ảnh hàng rào và sợi xích trang trí quanh mộ hay trong tranh vẽ ám chỉ thế giới địa phủ, là khu vực không thuộc về người trần. Hình ảnh sợi xích còn ám chỉ sự ràng buộc của người dưới mồ với địa phủ, như sự bảo chứng của cái chết trọn vẹn.

Hàng rào, sợi xích bị đứt một vài mắt xích:
Hình ảnh hàng rào và sợi xích bị đứt nửa chừng mang ý nghĩa khác hơn. Các hình họa trang trí quanh mộ hay trong tranh vẽ ám chỉ sự liên tục của đời sống như những mắc xích của chuỗi xích, một đoạn xích bị mất đi là sự kết thúc của cuộc sống. Hình ảnh này còn diễn tả sự mất mát không lường trước hay sự ra đi đột ngột của người dưới mộ.

Bình hương, lư hương:
Trong lịch sử và trong các văn hóa khác nhau trên thế giới , các lư hương, bình hương đã được gắn liền với các phong tục chôn cất. Bằng cách mở rộng ý nghĩa của nó, các yếu tố này đã được ví von với cái chết.

CAP:
Là chữ viết tắt của "Concession à perpétuité", có nghĩa là "yên nghĩ vĩnh viễn".

PAX:

Mũ giáp trụ:
Mũ giáp trụ quân sự báo hiệu ngôi mộ của một người lính đã ngã xuống. Mũ giáp trụ là tinh thần còn lại của một người đã mất. Các ngành nghề thường dùng mũ giáp trụ trong mô tip thể hiện gồm các tay đua xe gắn máy, nhân viên cứu hỏa.

Mũ vải, mũ vuông và các kiểu mũ khác:
Tương tự hình tượng mũ giáp trụ, cho thấy tinh thần còn lại của người đã mất. Nó ám chỉ địa vị trọng trách của người đội như trong các nghề: trọng tài hay chủ toạ phiên toà, các mũ miện của giám mục...

Vương miện:
Tương tự như mũ giáp trụ với ý nghĩa của nó, nhưng dành riêng cho hoàng gia.

Vòng tròn, dãy băng chéo, dãy băng mobius hoặc biểu tượng vô cực:
Là các dạng vòng không có bắt đầu hay kết thúc, là một đại diện cho sự hoàn hảo, bánh xe thời gian,  nó ám chỉ sự vĩnh cửu hay bất tử. Nó cũng ám chỉ bầu trời, mặt trời và cả Chúa trời.

Quan tài:
Các mô típ quan tài ám chỉ trực tiếp đến cái chết, nhưng nó còn ám chỉ sự vĩnh cữu của cái chết trong chu trình loài người, nhắc nhở kẻ còn sống về sự nghiệt ngã này.

Dây gai, cây gai:
Các mô típ này với gai của nó, là giẫy giụa của cuộc sống mà cuối cùng, cái chết rồi cũng sẽ đến. Nó ám chỉ đến cái chết đau đớn và tuyệt vọng. Cây gai cũng mang ý nghĩa giống như hàng rào hay sợi xích quanh mộ, là nơi đánh dấu chia cắt giữa vùng đất của sự sống và lãnh địa của cái chết.  Thời trung cổ, các cây gai thường được trồng ở nghĩa địa, nhằm chống lại sự hồi sinh của xác chết. Người ta tin rằng, xác chết nếu sống lại sẽ bị vướng gai của cây mà không thể rời mộ được.

Cây sồi:
Nếu ngọn cây bị cắt, nó có ý nghĩa giống với hình ảnh cây bị cắt ngon. Tuy nhiên, cây sồi với sự rắn rỏi của nó ám chỉ vị trí lãnh đạo của người dưới mộ. Nếu được mô tả ở phần chéo của cây (chạc cây) nó biểu hiện tinh hoa và sức mạnh của người đã mất với thế giới.

Cây sồi dưới chân thập giá:
Dưới chân thập giá, cây sồi ám chỉ một sự từ chối phát triển. Nếu được mô tả với các chồi mới nhú, nó hứa hẹn mùa xuân tương lai. Một là nó ám chỉ sự vĩnh cữu của thời gian, hai là nó ám chỉ người dưới mộ chết vào mùa xuân.

Con chó:
Con chó có thể được tạc hay vẽ với hình ảnh nằm trên giường, ngủ gà ngủ gật trên một tấm nệm. Nó gợi lên lòng trung thành, nó thường được ám chỉ sự chôn cất được thực hiện bởi đồng đội, hay người cùng hội.

Cánh cửa đóng:
Giống như hình ảnh hàng rào hay sợi xích quanh mộ, nó ám chỉ ranh giới giữa thế giới sự sống và cái chết. Hình ảnh này mô tả lại khái niệm cổ xưa về không gian thiêng liêng của người chết tách khỏi thế giới trần tục.

Trái tim:
Trái tim đại diện cho tình yêu trong các giá trị thần học. Một trái tim có thể được khắc trên tượng đài hay tranh vẽ để gợi lên tình yêu dành cho người quá cố, mà thường được các trường hợp cho những người trẻ đã chết. Chú ý rằng hình ảnh trái tim có ý nghĩa gần giống với hình ảnh trái tim rực lửa đã mô tả bên trên.

Cột gãy:
Bị hỏng, nó gợi lên cái chết sớm của một người đàn ông trẻ hay một người đàn ông trong các thời điểm nhất định của tuổi tác (thường là từ 16 đến 40 năm), và hiếm gặp hơn , cái chết sớm của một phụ nữ trẻ đã chết. Trên thực tế, cột thường ám chỉ về dương vật và sự cương cứng, gắng liền với yếu tố nam. Các mộ lính trong thế chiến một và hai thường ưa chuộng mô típ này.

Cột, tượng đài, bia tưởng niệm bị cắt ngang, hay chưa xây xong:
Đây là các hình ảnh khác tương đương với hình tượng cột bị gãy với các yếu tố của nó. Thông thường ám chỉ người chết trẻ từ 20 đến 40, nhưng không gắng liền với nhà binh như cột gãy.

Cột ngắn:
Một dạng cột ngắn và nhỏ, mỏng manh có thể bị gãy đổ hoặc còn nguyên vẹn. Nó được ám chỉ đến độ tuổi của người chết khi chưa quá 20. Thường là các ngôi mộ con nít. 

Compas, thước kẻ, và các dụng cụ xây dựng hay chế tác:
Rất thường thấy trên các mộ của nhà điêu khắc, kiến trúc sư, hay các ngành nghề về xây dựng ... Compas và thước kẻ là hai vật dụng tiêu biểu nhất cho nhóm này.

Compas và Thước Kẻ ở vị trí khớp nhau:
Là hai biểu tượng đặc biệt trên ngôi mộ của thành viên Tam Điểm, Compas và Thước Kẻ trở thành công cụ mang tính tượng trưng của việc xây dựng "đền thờ của nhân loại". Thông thường, người ta có thể tạc thêm một ngôi sao năm cánh với G thư ở trung tâm. Phần lớn các mộ danh nhân thế kỷ 18, 19 thường có biểu tượng này.

Vòng hoa:
Vòng hoa là một biểu tượng của sự vĩnh cửu bằng vòng tròn, không có bắt đầu hay kết thúc, ám chỉ sự hoàn thiện linh thiêng, sự bất tử của người đã mất và sự tái sinh trong tinh thần. Tùy vào loại hoa trong vòng hoa mà ý nghĩa của nó được diễn giải khác đi. Vì hoa bị bứng khỏi đất khi tạo vòng hoa nên vòng hoa ám chỉ cái chết một cách mật thiết, nhưng nó đồng thời hứa hẹn sự tái sinh vì tuy thực tế là nó bị cắt rời khỏi đất, nó vẫn nở hoa, tức là tinh thần hay linh hồn của nó được thăng hoa và hồi sinh trong vòng đời kế tiếp. Vòng hoa có thể tượng trưng cho cuộc phán xét cuối cùng trên trời , lời hứa về sự sống đời đời và vương miện của Chúa Kitô.

Vòng hoa thuốc phiện:
Thuốc phiện vốn là một loại dược gây hưng phấn, thời trung cổ thường dùng làm thuốc an thần hay thuốc ngủ, vì vậy thuốc phiện được coi như vị thần của sự ngủ ngon. Và trong trường hợp này, cây hoa bị cắt lìa cho thấy một giấc ngủ an lành mãi mãi. Một giấc ngủ vĩnh hằng. Vòng hoa thuốc phiện không nói về sự tái tinh hay hồi sinh, và càng không nói về sự bất tử, nó đơn giản là cảm giác an lành. Thường mộ của những người vô thần hay không tin có sự luân hồi thường dùng biểu tượng này trên mộ.

Vòng nguyệt quế:
Là kiểu vòng biểu hiện sự vĩnh hằng kèm theo đó là sự vĩ đại của người được nói đến. Nó ám chỉ đến những nhân vật hay sự kiện liên quan đến tranh đấu và chiến thắng. Nó không phải là sự vĩ đại chung chung mà là sự vĩ đại trong tranh đấu: chiến tranh hoặc thậm chí trong tranh luận hay bầu cử. Nó đôi khi cũng ám chỉ sự chiến thắng của người dưới mồ đối với thần chết, và trong trường hợp này nó đề cập đến sự vinh quang hơn là sự bất tử. Vòng nguyệt quế không liên hệ gì đến sự hồi sinh.

Vòng hoa lá sồi:
Là ám chỉ của sự vinh quang, và tầm quang trọng lãnh đạo của người chết. Liên hệ với hình ảnh cây sồi đã phân tích trước đó.

Vòng hoa cây thường xuân:
Sự vĩnh cửu, sự bất tử và sự phục sinh. Cây thường xuân trơ trụi vào mùa đông vẫn tiếp tục xanh tươi vào mùa xuân. Từ lâu trong văn hóa âu châu, thường xuân chính là bất tử là hồi sinh. Cả cây và quả thường xuân đều mang hàm ý bất tử.

Vòng hoa bất tử:
Sự vĩnh cữu, bất tử với các ý nghĩa cơ bản về vòng hoa.

Vòng hoa hồng:
Chủ yếu ám chỉ sự bất tử kèm với tình yêu. Hoa hồng còn đại diện cho tình cảm, cảm xúc để cân bằng với lý trí. Hoa hồng trên mộ còn ám chỉ sự nhiệt thành và lòng nhân ái. Tuy là một biểu tượng chung, nhưng các mộ liên quan đến các tổ chức hay cá nhân từ thiện, hay đóng góp cho cộng đồng thường có biểu tượng này. Tuy nhiên trong nghệ thuật hắc ám, vòng hoa hồng còn ám chỉ đến sự hiến sinh. Nếu đi chung với các dụng cụ cắt mổ, nó có thể là nằm trong chuỗi nghệ thuật hắc ám.

Cái gường:
Không nghi ngờ về biểu tượng của cái chết này. Giống với tính biểu tượng của quan tài đã nói bên trên. Tuy nhiên, thường được thể hiện trên các mộ phụ nữ, cái giường là biểu tượng của phái yếu.

Cái gối:
Giống như cái giường, tuy nhiên, với cấp độ nhẹ nhàng hơn, và thường ám chỉ đến cái chết của thiếu nhi. Cái gối cũng là một biểu tượng thường dùng liên quan đến sự bất tử, khác với quan tài hay cái giường chỉ nói thuần túy đến cái chết.

Hộp sọ và xương:
Hộp sọ và xương là hình ảnh thực tế của những gì còn lại của cơ thể. Đại diện này từ lâu đã là biểu tượng của cái chết và các ngôi mộ của nhà thờ cũ. Hình ảnh hộp sọ còn gợi ý về cái chết tinh thần, cái chết về tư tưởng hay tâm linh (xương thì không). Trong thế kỷ mười chín và đặc biệt là thế kỷ hai mươi, biểu tượng này phần lớn đã được thay thế bởi thập tự giá. Hộp sọ và xương là những yếu tố của cơ thể, thường được tạo thành các hầm mộ lớn, là công trình xây dựng tương ứng với biến cố Phục Sinh. Nhìn chung, sọ và xương không ám chỉ sự bất tử như hầu hết các tài liệu hay nhầm lẫn về điều này.

Hộp sọ và xương trong hình tam giác:
Một biểu tượng đặc biệt. Nếu hộp sọ và xương tìm thấy ở trung tâm của một tam giác, nó được xem là ám chỉ đến những phần còn lại của Adam , hình tam giác đại diện cho Golgotha ​​mà từ nguyên gốc có nghĩa là "đầu lâu". Chúa Kitô đã bị đóng đinh để chuộc lại tội lỗi đầu tiên của Adam, và nhiều lỗi lần sau đó của loài người. Vì vậy biểu tượng này thể hiện chu trình được hoàn thành theo kinh thánh. Nó ám chỉ sự bất tử và phục sinh. Hình tam giác còn được hiểu là ba ngôi trong thiên chúa giáo.

Hộp sọ với cánh dơi:
Một mô tip đặc biệt tìm thấy ở khá nhiều mộ nổi tiếng. Cánh dơi đi ban đêm, giống như lãnh địa của người chết. Hình ảnh này gợi đến khu vực tử địa mà người trần không được phép bước chân vào. Cánh dơi được hiểu như sứ giả của cái chết, còn hộp sọ là cái chết của người trần. Thuần túy ám chỉ cái chết.

Hết Phần I

Phillippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp.

DMCA.com Protection Status
Bài viết "Cái Chết, Sự Bất Tử và Sự Hồi Sinh (Phục Sinh) - Phần I" có bản quyền, được bảo vệ bởi DMCA. Bất kỳ hình thức sao chép lại ở các trang khác mà không tuân thủ các điều khoảng sử dụng của chúng tôi sẽ được thông báo đến DMCA để thực hiện gỡ bỏ khỏi hệ thống tìm kiếm của Google và Bing. Truy cập DMCA.COM để biết thêm về các biện pháp trừng phạt do vi phạm bản quyền nội dung số.
Trang chủ