Bách Việt và Kinh Dịch

Ngày giỗ tổ, kể chuyện nước Việt. Truyện huyền sử, kể lại nghe chơi.


Thời xa xưa có ngũ thị thay phiên nhau mà cai quản 5 cõi :
Hữu Sào thị (有巢氏)
Toại Nhân thị (燧人氏)
Phục Hi thị (伏羲氏)
Nữ Oa thị (女媧氏)
Thần Nông thị (神農氏)

Trong năm thị tộc lớn đó, có 3 thị tộc mạnh hơn cả tục xưng là Tam Hoàng (Phục Hi, Nữ Oa, Thần Nông)

Thần Nông thị cai quản phía nam là thủy tổ của người bách việt. Thần Nông biết ngề làm lúa, dạy cho dân tính toán lịch nước lên xuống. Vua lúc này là ông Viêm Đế (một trong Ngũ Đế). Để tính toán đó tạo ra Hà Đồ.



Theo đúng luật phiên đế, thì đến lượt Thần Nông thị làm vua tức là Viêm Đế, cai quản 4 cõi. Viêm Đế bị một gia thần trong tộc là Xi Vưu làm phản. Xi Vưu đánh bại Viêm Đế, Viêm đế bị thua chạy về đất Trác Lộc nhờ vua của Phục Hi thị là Hoàng Đế (một trong ngũ đế) giúp đỡ. Hoàng Đế đánh giết được Xi Vưu ở trận Trác Lộc, sau đó lấy người của tộc Nữ Oa thị rồi quay lại đánh Viêm Đế ở trận Bản Tuyền. Viêm Đế mất đất phải chạy về phương Nam, mất đất Nam trung nguyên lại cho Hoàng Đế. Từ đó Hoàng Đế là thủy tổ của tộc Hán. Hoàng Đế giành được Hà Đồ của Viêm Đế, thay Viêm đế đặt mốc làm lúa, đặt ra nền xã tắc và nghi chế.Hoàng Đế lập ra nhà Hạ khởi thủy của Trung Quốc. Hà Đồ do Viêm Đế họ Thần Nông phương nam làm chủ, nên chủ khí cũng ở nam, tức là quẻ 1 nằm ở phía nam, đại diện cho đất mẹ, tức là Xã và Tắc (thần lúa và thần nước). Hoàng Đế tuy thắng được Viêm Đế nhưng Hoàng Đế vẫn để chủ ký về nam. Do đó là Tiên Thiên Bát Quái, chủ khí là quẻ Khôn vẫn ở Nam.

Phục Hi thị diệt được Hữu Sào thị và Toại Nhân thị trước đó. Hoàng đế lại lấy con gái của Nữ Oa thị nên cũng thống nhất được cả 3 cõi, gọi là tộc Hạ. Vì Hoàng Đế của tộc Hạ của Phục Hi thị thống nhất được 5 cõi sau khi chiếm được đất của Viêm Đế tộc Hoa của Thần Nông thị nên từ sau này người Hán tự hào là dòng dõi Hoa Hạ, chiếm được trọn Trung Nguyên.

Viêm Đế lui về nam, nhường đến đời thứ 3 là Đế Minh. Đế Minh có 2 con trai một là con chính Đế Nghi hay Đế Trực. Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, lấy con gái của vua Ngũ Lĩnh phương nam là bà Vu Tiên đẻ một đứa con tên là Lộc Tục, ban đất xưng là Kinh Dương Vương. Đế Nghi là con nối ngôi, cai quản phương Bắc, Lộc Tục cai quản phương nam, xưng là đất Xích Quỷ.

Ông Lộc Tục này lại đi xuống phía nam nữa lấy con gái vua Động Đình là Thần Long, sinh được 1 con là Sùng Lãm, xưng là Lạc Long Quân. Sự này ở sử Trung Hoa chép hơi khác, cuốn Đường Kỷ chép: thời Kinh Dương (tức là Lộc Tục) có người đàn bà chăn dê, tự xưng là con gái út của Động Đình Quân, lấy con thứ của Kinh Xuyên, bị bỏ, viết thư nhờ Liễu Nghị tâu với Động Đình Quân để dàn xếp hôn phối. Việc này không rõ thực hư ra sao.

Ông Lạc Long Quân (Sùng Lãm), con của Kinh Dương Vương lấy con gái của Đế Lai là bà Âu Cơ, sinh ra trăm con trai , là tổ của Bách Việt. Đế Lai là con Đế Nghi, gọi Kinh Dương Vương là chú, cũng tức là bà Âu Cơ và Sùng Lãm là anh em họ, tức là lấy người cùng dõi. Thời ấy hoang sơ, chưa có lễ nhạc, nên sự phối hôn ấy cũng không có gì lạ.

Các con của Âu Cơ và Lạc Long Quân chia nhau 50 người lên rừng, 50 người xuống biển, tạo thành dân Bách Việt. Con trưởng của Lạc Long Quân lên ngôi, xưng họ Hùng Vương, họ Lạc Việt. Lập nước Văn Lang, đóng đô đất Phong Châu. Truyền được 18 đời phiên đế thì hết. Sử Trung Quốc có chép thêm rằng vào Thành Vương nhà Chu, nước Việt lần đầu sang thăm nhà Chu, xưng là Việt Thường thị, hiến chim trĩ trắng. Chu Công nói: "Chính lệnh không ban đến thì người quân tử không coi người ta là bề tôi của mình", rồi sai làm xe chỉ nam đưa sứ giả về nước. Không rõ là thời Hùng Vương nào, hay một tộc Việt khác.

Ở trên không xa xứ Văn Lang ấy là đất của Thục Vương (tên Phán), người quê ở Ba Thục, họ Âu Việt (một trong Bách Việt), đóng đô ở Phong Khê. Cuối thời Hùng Vương (tức Hùng Duê Vương), đẻ được con gái đẹp tên Mị Nương, được Thục Vương sang hỏi hôn. Hùng Vương từ chối, Thục Vương cả giận đem quân sang đánh, chiếm được nước Văn Lang. Thống nhất lại hai họ Âu Việt và Lạc Việt, đặt tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở thành Cổ Loa, xưng là An Dương Vương. Năm thôn tính được Văn Lang là vào năm Giáp Thìn, tức An Dương Vương năm thứ nhất, sử Trung Quốc tính vào thời Chu Noãn Vương năm thứ 58. Lãnh thổ Âu Lạc gồm lãnh cũ của bộ tộc Âu Việt ở phía bắc, mà ngày nay là một phần phía nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và lãnh thổ của Văn Lang ở miền bắc Việt Nam. Âu Lạc có ranh giới phía bắc là sông Tả Giang (Quảng Tây) đến phía nam là dãy núi Hoành Sơn ở Hà Tĩnh hiện nay.

Dòng Bách Việt (100 tộc Việt), nay không còn biết đầy đủ, có lẽ con số 100 chỉ mang tính tượng trưng. Còn lại trong chính sử có Ngô Việt (sau này thành Nước Ngô, nổi tiếng nhất là sự Ngô Phù Sai diệt Sở), Ư Việt (thường gọi là nước Việt, nổi tiếng nhất là Việt Vương Câu Tiễn với nàng Tây Thi), Hồ Việt (nay là Hồ Nam, Trung Quốc), Đông Việt (nay là Giang Tây, Trung Quốc), Dương Việt (sau này các nước này góp thành nước Sở, nổi tiếng nhất với nhân vật Tây Sở Bá Vương Hạng Võ), Mân Việt (nay là xứ Mân Nam, tập trung tại sông Mân Giang, nay là tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc ), Nam Việt (đất của Triệu Đà), Đông Việt (không rõ), Sơn Việt (không rõ), Lạc Việt (Người Kinh ở Bắc Việt Nam) và Âu Việt (Đất cũ của An Dương Vương Thục Phán trước khi thôn tính Hùng Vương, nay là khu tự trị dân tộc Choang, Trung Quốc), Chiêm Việt (nay là đảo Hải Nam), Điền Việt (nay thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc).

Lại nói về Hoàng Đế tộc Hạ lưu truyền được nhiều đời đến ông Nghiêu, ông Thuấn rồi ông Vũ. Ông vũ không truyền theo chế độ phiên đế nữa mà truyền cho con trai. Chế độ phiên đế từ đó kết thúc chỉ còn cha truyền con nối mà thôi. ÔNg Vũ lập ra nhà Hạ (vì là người của tộc Hạ) vẫn còn dùng tiên thiên bát quái. Nhưng ông Vũ chuyển quẻ số 1 khởi từ Khôn phươg nam sang quẻ Cấn phía tây nam vì quê của ông là ở Liên Sơn . Hệ bát quái này được giảng nghĩa với quẻ khởi của vũ trụ nằm ở Cấn gọi là Liên Sơn Dịch.

Nhà Hạ lại bị tộc bách việt là ông Thành Thang lật đổ lập ra nhà Thương của dòng Thần Nông. Nhà Thương lại dịch quẻ khởi số 1 về lại phương nam ở quẻ Khôn. Và giải nghĩa nó theo hướng này gọi là Quy Tàng Dịch. Nhà Thương này kéo dài đến ông Trụ Vương với loạn Đắc Kỷ thì hết.

Ông Trụ bị mất nước về tay ông Cơ Xương vua phía tây của tộc Phục Hi- Nữ Oa. ÔNg cơ xương lập ra nhà Chu, gọi là Chu Văn Vương. Ong Cơ Xương muốn hủy bỏ hoàn toàn mối liên hệ với Viêm Đế phương nam, độc chiếm huyền môn Kinh Dịch, nên phá Tiên Thiên, lập Hậu Thiên, không chỉ dời quẻ số 1 mà dời lun vị trí quẻ trong bát quái: dời quẻ Khôn từ phía nam về phía tây bắc vì ông CƠ Xương làm vua ở phía tây bắc (cho nên mới xưng là Tây Bá Cơ Xương), sau đó ông Chu Công Đán của nhà Chu viết đẩy đủ giải nghĩa lại gọi là Chu Dịch.

Từ đây, Chu Dịch là kinh chính, các nhà khác đều bị hủy không còn một bản chú giải nào.
DMCA.com Protection Status
Bài viết "Bách Việt và Kinh Dịch" có bản quyền, được bảo vệ bởi DMCA. Bất kỳ hình thức sao chép lại ở các trang khác mà không tuân thủ các điều khoảng sử dụng của chúng tôi sẽ được thông báo đến DMCA để thực hiện gỡ bỏ khỏi hệ thống tìm kiếm của Google và Bing. Truy cập DMCA.COM để biết thêm về các biện pháp trừng phạt do vi phạm bản quyền nội dung số.
Trang chủ