Bàn Về The Strength và Book Of Lambspring

Ở bài viết này, tôi sẽ sử dụng một ít kiến thức về giả kim thuật, phân tâm học của Freud cũng như là thần kinh học. Thú thật, tôi luôn nghĩ rằng the Moon (RWS, Thoth, Marseille) và Art (Thoth) là hai lá bài duy nhất ẩn chứa giả kim thuật, nhưng thật ngạc nhiên khi biết rằng Strength cũng như thế. Ngày xưa, tôi có phân tích hình ảnh hai con chó và sói trong lá Moon RWS và chỉ ra rằng mô típ này bắt nguồn từ emblem thứ 5 trong Book of Lambspring. Hôm nay, tôi lại phát hiện thêm một điều vô cùng lý thú rằng có lẽ mô típ Strength cũng bắt nguồn từ Book of Lambspring (emblem IV). Tôi đã cố gắng kết nối các khái niệm tâm lý học lại với nhau nên chắc chắn không tránh khỏi sự khập khiễng. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của tôi cũng chỉ là giúp các bạn hiểu thấu đáo ý nghĩa của the Strength. Do đó, nếu có gì sai sót trong việc kết nối, mong các bạn thông cảm và sửa lỗi cho tôi.


Lúc sáng, tôi đọc quyển The Magical Tarot của Pat Zalewsky và thấy một điều rất lạ rằng danh tín của lá Strength là "Daughter of the Flaming Swords, Leader of the Lion". Rõ ràng Book T của Mathers không đề cập đến cụm từ "Leader of the Lion", vậy thì tại sao Zalewsky lại thêm vào cụm từ này chứ? Tôi liền kiểm tra quyển "The New Golden Dawn Ritual Tarot" của Chic Ciceros thì thấy rằng Ciceros cũng thêm vào cụm từ ấy. Tôi liền lẩm bẩm trong miệng "Leader of the Lion", "Kẻ thống lĩnh Sư Tử", "Kẻ dẫn dắt Sư Tử", thì lập tức trong đầu tôi chợt liện tưởng đến emblem thứ tứ của Book of Lambspring: "Here you behold a great marvel: two lions are joined into one" (Bạn đang chứng kiến một cảnh tượng kì diệu ngay tại nơi đây: hai con sư tử đang hoà hợp thành một). Tôi tạm dịch toàn bộ bài phú của emblem này như sau:

Linh hồn và tâm linh phải hoà làm một trong cơ thể.

Những nhà hiền triết đã dạy chúng ta

Rằng hai con sư tử, một đực, một cái,

Đang ẩn nấp trong thung lũng sâu thẳm, gồ ghề.

Chủ nhận của chúng phải cố gắng bắt lấy

Dù chúng rất nhanh nhẹn, hung tợn

Và cực kì điên cuồng, man rợ

Bằng trí khôn và mưu kế,

Ông đặt bẫy và dụ chúng vào tròng

Rồi dẫn chúng quay về khu rừng,

Mọi người rất mực kính trọng ca ngợi rằng

Trí tuệ ông là của bậc vĩ nhân.

The Spirit and Soul must be united in their Body.

The Sages do faithfully teach us

That two strong lions, to wit, male and female,

Lurk in a dark and rugged valley.

These the Master must catch,

Though they are swift and fierce,

And of terrible and savage aspect.

He who, by wisdom and cunning,

Can snare and bind them,

And lead them into the same forest,

Of him it may be said with justice and truth

That he has merited the meed of praise before all others,

And that his wisdom transcends that of the worldly wise.

Theo như một bài phân tích mà đọc được trên mạng về emblem này, hai con sư tử là đại diện cho emotion (cảm xúc) và feelings (cảm giác). Cảm xúc thuộc về soul, cảm giác thuộc về spirit. Để hiểu thêm về sự khác nhau giữa cảm xúc và cảm giác, mình sẽ trích dẫn và dịch một vài đoạn trong bài phỏng vấn nhà Thần Kinh học Antonio Damasio với tựa đề "Feeling our emotions". Bài viết này được đăng tại trang web scientificamerican.com, một trong những trang báo mạng về khoa học hàng đầu tại Hoa Kỳ.

MIND: You differentiate between feelings and emotions. How so?

(Ông phân biệt như thế nào giữa cảm giác và cảm xúc?)

Damasio: In everyday language we often use the terms interchangeably. This shows how closely connected emotions are with feelings. But for neuroscience, emotions are more or less the complex reactions the body has to certain stimuli. When we are afraid of something, our hearts begin to race, our mouths become dry, our skin turns pale and our muscles contract. This emotional reaction occurs automatically and unconsciously. Feelings occur after we become aware in our brain of such physical changes; only then do we experience the feeling of fear.

(Đại ý: Cảm xúc là những phản ứng phức tạp của cơ thể trước những sự kích thích nhất định. Khi chúng ta sợ, tim chúng ta bắt đầu đập nhanh, miệng khô, da tái và cơ bắp co lại. Sự phản ưng của cảm xúc là hoàn toàn tự động và vô thức. Cảm giác diễn ra sau khi não bộ ý thức được những thay đổi vật lý kể trên; và chỉ khi đó, chúng ta mới bắt đầu cảm thấy sợ.)

MIND: So, then, feelings are formed by emotions?

(Vậy có nghĩa là cảm giác được tạo nên bởi cảm xúc)

Damasio: Yes. The brain is constantly receiving signals from the body, registering what is going on inside of us. It then processes the signals in neural maps, which it then compiles in the so-called somatosensory centers. Feelings occur when the maps are read and it becomes apparent that emotional changes have been recorded—as snapshots of our physical state, so to speak.

(Đại ý: Đúng vậy. Não bộ liên tục tiếp nhận tín hiệu từ cơ thể và ghi nhận những gì đang xảy ra bên trong chúng ta. Sau đó, nó sẽ truyền tín hiệu đi khắp nơi dưới dạng bản đồ. Cảm giác diễn ra sau khi những bản đồ này được giải mã, đồng nghĩa với cảm xúc của chúng ta đã được ghi nhận)

MIND: What are some of the other functions that feelings have, in addition to helping us make decisions?

(Ngoài vai trò giúp chúng ta đưa ra quyết định, cảm giác còn vai trò gì khác nữa không ông?)

Damasio: My interest now extends way past the question of decision making. In our lab, we are working more intensely with social feelings such as sympathy, shame or pride—they form a foundation for morality. Neurobiol-ogy doesn’t simply help us to better understand human nature but also the rules of social interaction. Yet to really grasp this, we need a broader research approach: along with cognitive and neurological sciences, many of the humanities could contribute, especially anthropology and sociology.

(Đại ý: cảm giác đối với cộng đồng như sự thông cảm, xấu hổ, tự hào, mở rộng ra là nền tảng đạo đức.)

MIND: It seems your research also extends into defining consciousness. What role do emotions play? What role does the body play?

(Có vẻ như những nghiên cứu của ông còn mở rộng đến việc định nghĩa nhận thức. Vậy vai trò của cảm xúc và của cơ thể đối với nhận thức là gì?)

Damasio: Consciousness, much like our feelings, is based on a representation of the body and how it changes when reacting to certain stimuli. Self-image would be unthinkable without this representation. I think humans have developed a self-image mainly to establish a homeostatic organism. The brain constantly needs up-to-date information on the body's state to regulate all the processes that keep it alive. This is the only way an organism can survive in an ever changing environment. Emotions alone—without conscious feelings—would not be enough. Adults would be as helpless as babies if they suddenly lost their self-image.

(Đại ý: Nhận thức cũng như cảm giác, được dựa trên những thay đổi của cơ được khi phản ứng trước sự khích thích. Sự nhận thức về bản thân tạo nên một sự sống cần bằng bên trong cơ thể. Cảm xúc mà không có cảm giác sẽ không thể tạo nên sự cân bằng đấy.)

Thông qua, những đoạn trích trên, ta thấy được một điều rằng những phản ứng của cơ thể tạo nên cảm xúc, và cảm xúc được ghi nhận lại và tạo thành cảm giác. Cảm giác sẽ giúp ta đưa ra những quyết định cũng như đóng vai trò hình thành nên nền tảng đạo đức. Vậy thì thì này liên quan như thế nào đến Book of Lambspring cũng như lá Strength? Nếu phân tích kĩ một chút, chúng ta thấy rằng cảm xúc là một đặc tính chung và phổ biến, tức là mọi người khi đứng trước những tình cảnh nhất định sẽ có có cùng một phản ứng của cơ thể. Tuy nhiên, cảm giác là đặc tính riêng biệt của mỗi người. Một người lính xông pha trận mạc nhiều năm trên chiến trường Irag sẽ có thể bình tình và giải quyết mau lẹ, khôn khéo những tình huống nguy hiểm. Tuy nhiên, những người bình thường như chúng ta thì sẽ không bao giờ có thể làm điều đó. Một nhà hiền triết, một nhà sư có thể tịnh tâm trước cảm xúc của cơ thể đối sự kích thích của sắc dục. Người bình thường sẽ khó có thể kiềm nén cơ thể và gây ra những hành vi không đứng đắn.

Ngoài ra, cảm xúc hình thành trong vô thức, và thông qua nhận thức, nó tạo nên cảm giác. Hay nói cách khác, cảm xúc chính là bản năng vô thức của con người bởi vì sinh ra ai cũng sở hữu 5 sắc thái cảm xúc cơ bản: giận dữ, sợ hãi, xấu hổ, buồn bã, và hạnh phúc. Theo Freud, bản năng vô thức của con người bao gồm bản năng sống (sự đói khát, tình dục) và bản năng chết (những bản năng hướng tới sự phá bỏ, tiêu diệt cuộc sống; những hành vi gây thương tích, tự hủy hoại bản thân ở con người; những hành vi hung tính, sự nóng giận). Như vậy, tôi cảm thấy rằng có một sự liên hệ giữa cảm xúc và bản năng sống và chết của con người. Và tôi đã tìm được sự đồng tình từ một trang web về đạo, có lẽ là Tây Tạng. Trong bài viết "Studies in Instincts and Emotions", Swami Sivananda có viết:

"Fear accompanies the instinct of self-preservation. Man is afraid of impending danger. He tries to escape and save his life. Anger accompanies the instinct of combat. Man is aggressive and pugnacious. Lust or sexual excitement accompanies the reproductive instinct. Man copulates and generates. Feeling of loneliness accompanies the herding instinct. Man wants company and lives among groups of people. Man wants to possess or own and enjoy. He manifests the hoarding instinct."

(Sợ hãi đi kèm với bản năng sinh tồn. Con người luôn lo sợ trước những nguy hiểm sắp xảy ra. Chúng ta cố gắng trốn thoát và tự cứu mạng mình. Tức giận đi kèm với bản năng chiến đấu. Con người luôn hung hăng và hiếu chiến. Ham muốn hay hưng phấn tình dục đi kèm với bản năng sinh sản. Con người giao phối và sinh sản. Cảm giác cô đơn đi kèm với bản năng bầy đàn. Con người muốn tụ tập và sống cùng với nhau. Con người luôn muốn chiếm hữu, sở hữu và tận hưởng. Đó là bản năng tích trữ.)

Do đó, Book of Lambspring bảo rằng chỉ cần ta có thể rèn luyện và uốn nắn cảm giác của bản thân, chúng ta có thể điều khiển được những ham muốn, dục vọng xuất phát từ bản năng của cơ thể và sở hữu một trí tuệ minh mẫn và ưu việt của những nhà hiền triết. Kết luận này của tôi có lẽ có liên hệ mật thiết với lá Strength vì theo như lý luận bộ 11 của Oswald Wirth, Majors 8 sẽ đối nghịch với Majors 15. Tôi đã tự ý áp dụng lý luận này vào trường hợp của RWS, và kết quả rất logic khi tôi thấy được sự đối nghịch giữa Strength (sự kiềm hãm ham muốn dục vọng) và Devil (ham muốn dục vọng). Ngoài ra, kết luận của tôi còn dựa trên tên gọi và mô tả về lá bài Lust (tình dục) trong bộ Thoth của Crowley. Tình dục là một trong những bản năng sống của con người do Freud đề xuất. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của lá Strength, tôi sẽ bàn về hình ảnh người phụ nữ và con sư tử.

Con sư tử trong giả kim thuật là Red Lion, đại diện cho đặc tính nam (cương mãnh, hung tợn). Người phụ nữ là Green Lion, đại diện cho đặc tính nữ (thụ động, uyển chuyển). Ý nghĩa giả kim của lá bài này theo Zalewsky là thể hiện sự hấp thụ và hoà vào làm một giữa Red Lion và Green Lion, đúng với câu phú đầu tiên của Book of Lamspring (Linh hồn và tâm linh phải hoà làm một trong cơ thể), thông qua sự điều khiển và lợi dụng sức mạnh to lớn của dục vọng, biểu thị bởi những bông hoa hồng.

Tổng hợp lại tất cả, ta thấy được rằng Strength là một lá bài nói lên việc sức mạnh có thể được đạt khi ta biết cách rèn luyện và mài dũa cảm giác của chúng ta trước những sự thay đổi trong cảm xúc đối với môi trường xung quanh. Thông qua đó, ta có thể biến dục vọng, ham muốn của bản thân thành một nguồn động lực vô cùng to lớn giúp chúng ta đạt được sức mạnh. Một cái đầu lạnh và một con tim nhiệt huyết sẽ mang lại thành công.


Bé Béo, thành viên Tarot Huyền Bí, một trong số ít người nghiên cứu về Kabbalah hay Golden Dawn. Bài viết mang quan điểm của tác giả.

DMCA.com Protection Status
Bài viết "Bàn Về The Strength và Book Of Lambspring " có bản quyền, được bảo vệ bởi DMCA. Bất kỳ hình thức sao chép lại ở các trang khác mà không tuân thủ các điều khoảng sử dụng của chúng tôi sẽ được thông báo đến DMCA để thực hiện gỡ bỏ khỏi hệ thống tìm kiếm của Google và Bing. Truy cập DMCA.COM để biết thêm về các biện pháp trừng phạt do vi phạm bản quyền nội dung số.
Trang chủ