Tarot Huyền Bí Blog thủ thuật
10/10 1500 bình chọn

Archive by date

Hướng Dẫn Ngắn Về Prime Factor

item-thumbnail
Bộ Bài Khuyến Nghị: Tarot de Marseille, Tarot Waite
Phương Pháp Khuyến Nghị: Các kiểu cận đại
.
Tham Khảo chính:
Swami Panchadasi, Clairvoyance and Occult Powers. 1916.
Swami Panchadasi, The Mystic Sixth Sense.- Bản thảo viết tay
Swami Bhakta Vishita, Seership, a Practical Guide to Those Who Aspire to Develop the Higher Senses - Bản thảo viết tay.
Swami Bhakta Vishita, Seership, the Science of Knowing the Future.- Bản thảo viết tay.
Swami Bhakta Vishita, The Spiritual Laws Governing Seership.- Bản thảo viết tay.




 1. Sơ Đồ Prime Factor

Số nguyên tố là một tập các số chỉ chia được cho 1 và chính nó. Nguyên lý về số nguyên tố có lẽ là một trong những nguyên tắt số học được áp dụng trong huyền học sớm nhất. Có đến hàng trăm những mối liên hệ chằng chịt về quan hệ giữa số nguyên tố và huyền học, đặc biệt là trường phái Huyền Học Số của Pytago. Cho đến ngày nay, nó vẫn cuốn hút hằng trăm ngàn người tham gia nghiên cứu. 

Sơ đồ Prime Factor là sơ đồ gồm 22 nút với đặc tính: tổng hai nút nối nhau luôn có kết quả là một số nguyên tố. Đến nay, người ta chỉ duy nhất tìm được một sơ đồ với 22 nút. Nhiều nhà toán học vẫn đang tìm kiếm để hi vọng cho ra đời các sơ đồ Prime Factor với số nút nhiều hơn. Một số nhà toán học khác cố chứng minh sơ đồ này là duy nhất trong hệ thống.

Việc hình thành sơ đồ này khá mập mờ, dẫn chứng gần nhất cho rằng nó được thiết lập do Pytago, người luôn tôn sùng số nguyên tố và tìm hiểu về nó trong suốt cả đời. Tuy nhiên, văn bản gần nhất nhắc đến sơ đồ này là tác phẩm của Euclid, dù ông công nhận, nó ra đời trước ông. Việc tìm ra sơ đồ này thực sự chỉ mang lại lợi ích cho giới Huyền học, đối với toán học, nó gần như vô nghĩa. Ta không bàn thêm về lịch sử của nó.

Nhiều nhà huyền học, toán học trong khối châu âu, luôn tìm tòi về ý nghĩa số 22. Trong số đó có Marin Mersenne, một nhà toán học, triết học, huyền học của Pháp (Tk 17) đã phát triển lý thuyết huyền học về số 22 trong Hebrew. Cuối cùng, nhà huyền học William Walker Atkinson, hay được biết với tên Theron Q. Dumont (TK 19), đưa giả thiết về sự liên hệ giữa Tarot và Prime Factor, cũng như phát triển hệ thống suy luận.

2. Sơ Đồ Prime Factor và Tarot

Mô hình của ông đưa ra không thống nhất, trong một vài tác phẩm, ông liên hệ giữa 22 số nút trong sơ đồ và 22 ký tự Hebrew, một vài tác phẩm khác, là sự liên hệ trực tiếp 22 số nút và 22 lá bài. Ông mặc nhiên chấp nhận lá Fool là lá bài mang số 22 chứ không phải số 0. 

Khác với các học giả đương thời, ông đề xuất "Đoán với bản thân ngữ nghĩa của nó và chỉ chính nó mà thôi". Ông cho rằng, mỗi một hoàn cảnh là một sự tương ứng với một số nguyên tố (vô cùng lớn, và không xác định ), mà mọi giải thích hạn hẹp (tức có số lượng diễn giải nhỏ hơn số trường hợp diễn ra) đều dẫn đến sai lầm. Vì vậy, ông cho rằng mỗi lá bài, không được đoán riêng lẻ với nó, và được giải thích liên kết bởi người bói là không chính xác, mà phải dùng chính mối quan hệ có được giữa 2 lá bài đó.

Vì mỗi cặp số trong từ 1-22 tạo nên một số nguyên tố, tức là tạo nên một quan hệ, và quan hệ đó phải được giải thích bằng một lá bài khác, chứ không phải do người bói diễn giải. Ông đặt ra phương pháp tính lá bài quan hệ đựa vào một vài phép toán huyền học. Cuối cùng, việc giải đoán phải thực hiện thông qua 2 lá bài chủ, và các lá bài quan hệ.

Sự tương ứng giữa các nút sơ đồ và lá bài tarot theo 2 cách: cách 1, từ nút suy ra chữ hebrew, và từ chữ hebrew suy ra lá tarot, cách 2, từ nút suy thẳng ra lá tarot. Ông chưa từng đưa ra bảng liên hệ giữa hebrew và số nút, vì vậy ta có thể giả thiết, là ông sử dụng thứ tự hebrew của Golden Dawn. Trường hợp suy thẳng đến tarot thì ta có trực tiếp số lá của tarot và tương ứng nút, và Fool tương ứng số 22.

Ý nghĩa các lá bài chưa bao giờ được ông đề cập đến, tôi giả thiết là ông sử dụng hệ thống ý nghĩa của Etteilla hay Levi. Vì các hệ thống của Golden Dawn ra đời muộn hơn hoặc đồng thời với ông. Mặt khác, có thể dùng các thuộc tính Seph của Kabala để xem xét.

3. Phương Pháp Tính

Thuật Ngữ: 

Con đường (Road): đường nối giữa 2 nút bất kỳ.
Khúc (Path): con đường nối giữa 2 nút có thể không trực tiếp nối với nhau, mà nối lần lượt với các nút khác trước khi đến nút đích, mỗi đoạn gọi là 1 path, bao gồm 2 nút đầu cuối.
Con đường ngắn nhất (Shortest road): là con đường ngắn nhất với số Path nhỏ nhất. Do đặc tính thú vị của sơ đồ, người ta luôn tìm được con đường ngắn nhất là với số path có thể là 1,2,3.

Các phép toán sử dụng: 

Phép công số học (Sum Numeric: Sn) : cộng số học bình thường.

Phép cộng thành phần (Sum Component : Sc): cộng các chữ số trong số, vd: Sc(12) = 1+ 2 = 3, Sc(77) = 7+7 = 14 = Sc(14) = 1+ 5 = 5.

Phép lấy dư (Modular Arithmetic: Mod): lấy số dư của 2 số, vd: Mod(12,3) = 0 vì 12 chia 3 được 4 dư 0, Mod (17,2) = 1, vì 17 chia 2 được 8 dư 1.

Phép ngắn nhất (Shortest road: Sr): lấy số khúc ngắn nhất, vd: Sp(14,3) = 1, Sp (17,13) = 2. Trong sơ đồ nút, số khúc nối giữa 2 nút có thể tạo nhiều kết quả khác nhau, trong sơ đồ này, số khúc nối giữa 2 nút ngắn nhất chỉ có thể là kết quả 1,2,3.

Các thuộc tính:

+ Tính Seph của lá bài: kết quả là phép cộng thành phần của lá bài đó. Nó cho biết thuộc tính của lá bài đó theo Seph của Hebrew.
+ Tính Bậc (Grade) của 2 lá bài: kết quả là phép ngắn nhất Sp của 2 lá bài. Nó cho biết mức liên hệ giữa 2 lá bài.
+ Tính Liên Hệ (Relationship) của 2 lá bài: Tổng lần lượt của từng cặp nút của Path trong con đường nối giữa 2 lá bài gốc. Mỗi tổng là một số nguyên tố. Dùng phép Mod cho 22 để tính lá bài liên hệ.

4. Nguyên Tắc Giải Đoán
+ Bậc của bài chỉ sự liên kết cao hay thấp.
+ 2 lá bài gốc ám chỉ câu hỏi, đối tượng, sự việc, tình trạng ...
+ Các lá bài quan hệ là câu trả lời.
+ Số lượng rút là từng cặp lá bài, tùy vào câu hỏi, sự việc, đối tượng tương ứng phức tạp hay đơn giản mà thay đổi số cặp rút.
+ Ý nghĩa: dùng bản ý nghĩa từng lá hoặc dùng Seph để tra (Đề xuất của tôi). 


Ví dụ 1:
Rút bài: được 2 lá Fool (22) và World (21).
Tính Bậc, Path: Road tứ 22 đến 21 có 1 path, vì vậy bậc của cặp bài là 1 (Tương ứng cao). 
Tính Seph: lá 22 có Seph là 2+2 = 4, tương ứng Chesed, lá 21 có Seph là 2+1 = 3 tương ứng Binah.
Tính lá liên hệ: ta có 21 -- 22, nên LLH = 21+22 = 43 là số nguyên tố. 43 chia 22 được 1 dư 21 nên Mod của 43 và 22 = 21. Tương ứng là lá World.


Ví dụ 2:
Rút bài: được 2 lá Fool (22) và Sun (20).
Tính Bậc, Path: Road tứ 22 đến 20 có 2 path, vì vậy bậc của cặp bài là 2 (Tương ứng trung bình).  Có 2 road: 20 -- 9 -- 22 và 20 -- 21 -- 22.
Tính Seph: lá 22 có Seph là 2+2 = 4, tương ứng Chesed, lá 20 có Seph là 2+0 = 2 tương ứng Chokmah.

Tính lá liên hệ: ta có 20 -- 21 -- 22, nên LLH1 = 21+22 = 43, LLH2 = 20+21 = 41 là số nguyên tố. 43 chia 22 được 1 dư 21 nên Mod của 43 và 22 là 21. Tương ứng là lá World. 41 chia 22 được 1 dư 21. Tương ứng là lá World. Ta cũng có road 20 -- 9 --22, nên LLH3 = 20+9 = 29, LLH4 = 9+22 = 31 là số nguyên tố. 29 chia 22 được 1 dư 7 nên Mod của 29 và 22 là 7. Tương ứng Chariot. 31 chia 22 được 1 dư 9 nên Mod của 31 và 22 là 9. Tương ứng lá Hermit.

5. Nhận Xét:

Quá phức tạp trong tính toán, nó khiến cho các nhà bói toán nãn lòng. Sự chú giải mập mờ, và không có tác phẩm giải thích trực tiếp khiến nó trở nên xa lạ với hầu hết người tham gia tarot. Chỉ những người thuộc nhóm Huyền Học Số mới quan tâm ít nhiều đến nguyên lý của ông. Ông chỉ chú tâm đến Tâm Lý Học, khi mà ông để lại gần hết di sản của mình ở lĩnh vực này. Sự nghiên cứu, và đề cập về tarot một cách hiếm hoi và  khiêm tốn của ông khiến cho sự tin tưởng kém hẳn.


Phillippe NGO, tác giả Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp.

Đọc tiếp »

Bàn Về Các Gọi Tên Thương Mại của Tarot

item-thumbnail

1. Giới Thiệu Chung

Bài này sẽ không nói về cách phân loại theo lịch sử, mà chỉ bàn về cách gọi tên tarot nói chung. Vì việc mua bộ bài tarot hiện nay đã phổ biến, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các bộ tarot ấy. Vì vậy, tôi viết bài này nhằm hướng dẫn sơ lượt về các khái niệm cơ bản trong việc mua bán tarot.

2. Vấn đề về Số Lượng lá bài:

Bài Tarot thông thường 78 lá bài, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy. Bạn có thể gặp những bộ Tarot 22 lá bài hay số lượng ít nhiều hơn tùy trường hợp.Các bộ bài này có thể mang tên Tarot hoặc không mang tên Tarot. Vì lý do lịch sử nên sự phân loại này khá là phức tạp. Vd bộ Minchiate có 40 lá bài, chỉ bao gồm Arcana nhưng vẫn được xếp vào Tarot. Bộ 52 lá có cấu trúc giống với Tarot thì lại không được xếp vào nhóm Tarot. Vậy đâu là nguyên lý ?

Một bộ bài được coi là Tarot khi đảm bảo điều kiện: nó phải chứa lá hình (Atout hay Trumps). Nếu nó chỉ chứa lá hình thôi thì ngta gọi là Oracle Decks. Nếu số lượng lá hình có 22 lá thì gọi là Arcana Major Card, hay Tarot Oracle Deck. Nếu nó không chứa lá hình thì không được xếp vào Tarot. Ngay cả khi có lá hình và số, nó cũng cần có sự liên hệ với các lá bài chuẩn của tarot 78 lá để có thể xếp vào/ bác bỏ là một Tarot deck. Ta có vài bộ chung như sau:

+ Tarot: 78 lá (gồm Hình [Trump]+Mặt [Face]+Số [Pip])
+ Tarot Arcana Major: 22 lá. (gồm Hình [Trump])
+ Minchiate: 96 lá (gồm Hình [Trump] + Mặt [Face]+Số [Pip])
+ Oracle: thường là từ 20 đến 100 lá. Vd Gypsy Deck có 35 lá, Triade có 55 lá. (gồm Hình [Trumps])
+ Card Deck : 52 lá (gồm Mặt [Face]+ Số [Pip])

3. Vấn đề về Tên của bộ Tarot:

Ngoài cách gọi thông thường theo số lá, người ta có thể kèm theo, hoặc không kèm theo các gọi theo tên. Có vài nhóm: gọi theo tên tác giả, gọi theo tên nhà huyền học, gọi theo tên nhà xuất bản, gọi theo tên nhà sưu tập, gọi theo tên nhà sử dụng, tên của hội kín, đôi khi là tên địa danh và năm. Các dùng này đôi khi kết hợp, hoặc riêng lẻ tùy hứng, đôi khi gây lầm lẫn.

Ví dụ khi ta nói Tarot de Camoin hay Tarot de Grimaud, ta phải hiểu là bộ tarot này của nhà in Camoin hay Grimaud ấn hành (mặc dù nhà in này in rất nhiều bản tarot khác nhau). Khi ta nói Waite Tarot, Crowley Tarot, ta hiểu là bộ tarot này thiết lập theo nhà huyền học Waite, hay Crowley (Thông thường họ chỉ có 1 bộ mẫu tarot thôi, có thể do nhiều nhà in, hay một nhà in, có thể nhìu bản theo năm ...). Khi ta nói B.O.T.A Tarot hay Golden Dawn Tarot, ta hiểu đó là bộ tarot của hội BOTA hay Golden Dawn (có thể hội này có nhiều bộ tarot khác, hoặc do nhà huyền học này đó ấn hành)... và nhiều ví dụ khác. 

Đây là cách gọi thường được dùng nhất trên mạng hay các trang bán hàng. Việc dùng tên với sự đa dạng và rất dễ gây lầm lẫn này chính là một khó khăn cho người chơi tarot. Ví dụ như cùng bộ Tarot Waite ta có thể nói Tarot Waite-Rider (cách gọi ghép tên nhà huyền học với nhà phát hành), Tarot Rider (tên nhà phát hành), Tarot Rider-Waite-Smith, Waite-Smith, Waite-Colman Smith ... Đôi khi kèm theo năm phát hành, Tarot Waite 1980, Tarot Waite 2010 ...

4. Vấn đề về cách phát hành:

Đây là các gọi dựa trên phương thức ấn hành. Có 4 loại: Original (nguyên gốc), Reprint (in lại), Reproduce (tái bản), Renew (Làm mới hoàn toàn), Restore (phục hồi). Ogirinal là ám chỉ bộ tarot gốc nguyên bản được xuất bản ngay chính thời điểm ra đời: tức là bộ nguyên thuỷ đầu tiên, ấn bản đầu tiên của tarot (thường là đồ cổ và thuộc các nhà sưu tập hay bảo tàng). Reprint là in lại, tức là làm trong thời hiện đại, nhưng với các bản khuôn gỗ ngày xưa, hoặc in mộc theo cách cổ, chủ yếu do các nhà in danh tiếng vẫn còn lưu giữ được bản in cổ., phát hành với số lượng cực kỳ ít, để bổ sung cho các nhà sưu tập, vì số lượng các ấn bản Original là cực kỳ hiếm. Reproduce là tái bản, làm mới, tức là giữ nguyên hình ảnh cổ, nhưng in lại với kỹ thuật in hiện đại, phát hành hàng loạt, tuy nhiên giá đôi khi cũng đắt đỏ do vấn đề bản quyền. Renew là tarot được vẽ với hình ảnh mới, chẳng hạn những bộ tarot theo phong cách manga (như bộ Manga Tarot) hay tarot theo phim (Như Tarot Lord of the Ring). Restore là phục hồi, tức là những bộ cổ không còn giữ được khung in gỗ, và thậm chí mất một số lượng lá nhất định (Vd như bộ Visconi chỉ giữa dc 72 lá, mất 6 lá), và được người đời sau thêm vào cho đủ bộ, hoặc người ta chỉnh sửa lại cho chi tiết khác đi một chút về khung, kích thước ....

5. Vấn đề về ngôn ngữ phát hành:

Cùng một bộ tarot (cùng hình ảnh và chi tiết), được in dưới các hệ thống ngôn ngữ khác nhau sẽ là những bộ tarot khác nhau, điều này làm tăng thêm mức phức tạp của việc phân định. Một bộ tarot có thể có ngôn ngữ gốc là Ý, lại có thể có bộ làm lại (có thể là Refresh hay Restore) theo tiếng Pháp , hay Anh. Cách đặt tên cũng rất khó phân biệt: bộ Tarot de Marseille được phát hành tại Anh có tên là Marseille Tarot, được phát hành tại Tây Ban Nha có tên là Tarot Marsella... Chưa kể người ta có thể đổi tên các lá bài (giữ lại hình ảnh trong lá bài) từ Le Mat, Le Fou, Le Fov, Il Matto, The Fools ... Tất cả tạo nên một mớ hỗn độn các tên bộ bài.

6. Vấn đề về Bản gốc: 

Một vấn đề cực kỳ khó phân biệt là sự trộn lẫn cách gọi các kiểu phát hành. Ví dụ một bộ Tarot de marseille làm lại từ bộ Tarot de Marseille cổ (phát hành thế kỷ 16) và được phát hành vào thế kỷ 17. Ta sẽ gọi nó là 1 bộ Original ? (không được vì nó không phải bản gốc ban đầu), hay ta sẽ gọi là Reprint ? (không được vì nó không phải in vào thời hiện đại), hay gọi là Refresh ? (không đúng vì nó làm vào thế kỷ 17: là đồ cổ), và tất nhiên không phải New Tarot hay Restore. Mặc dù nó là bản làm lại, nhưng lại làm vào thế kỷ 17, thì khi bán nó ta vẫn có quyền xếp vào nhóm Original (vì là đồ cổ), cũng có thể gọi là reprint (vì nó y hệt bản gốc ban đầu) ...

7. Nhận xét và Kết Luận:

Đây là một vấn đề gây lầm lẫn rất nhiều: chẳng hạn khi ta nói mua bán 1 bộ Tarot de Jean Noble (gặp rất nhiều kiểu rao như thế này trên amazon hay ebay), thì đó là một cách nói thiếu chính xác. Ta phải nói rõ: Tarot de marseille, bản của Jean Noble, và phải nói rõ đây là dạng Original, hay Reprint hay Refresh ... Chính vì điều này làm cho các bạn sưu tập tarot rất thiếu thông tin.

Thông thường dạng Original bán theo từng lá bài (ít khi người ta giữ được trọn vẹn 1 bộ bài sau gần 300 400 năm). Dạng Reprint phát hành số lượng cực kỳ ít và hiếm, và chỉ dành cho hạng nhà sưu tập chuyên nghiệp. Cuối cùng thông thường, ta chỉ mua được 3 loại:  refresh, new tarot, hay restore. 


Đối với tarot của hệ thống Golden Dawn (từ 1900 đến 1950) thì thường là bản Refresh và giá tương đối: lý do là thời kỳ này khoảng đầu thế kỷ 20, kỹ thuật in đã đạt mức tương đối hoàn chỉnh, chứ không dùng các khuôn in bằng gỗ nữa, vấn đề bản quyền cũng không được xem là quá quan trọng, số lượng bộ bài của hệ thống này chỉ khoảng hơn chục bộ (chủ yếu là bộ Waite, Thoth, BOTA), nên phần lớn lưu hành theo dạng Reproduce.  Tuy nhiên có nhiều ấn bản tương tự cho nhiều ngôn ngữ khác nhau.


Đối với tarot ra đời sau năm 1950, thì đa số đã dùng kỹ thuật hiện đại, in hàng loạt, và giá cả rẻ vô cùng và đều thuộc dạng Renew. 


Đối với Tarot de Marseille (gồm các bản của Pháp, Ý, Tây Ban Nha ...) thì tồn tại ở dạng Original, Reprint, và Reproduce, phần lớn người ta không vẽ lại các bộ Marseille nữa (vì hình ảnh và chi tiết đã được xác định chuẩn mực) nên rất hiếm các bộ dạng New Tarot, Chủ yếu các bản mua được ở châu âu là Reproduce. Các nhà in Camoin hay Grimmaud vẫn còn giữ được khung in cổ nên họ cũng phát hành một số lượng nhất định các bản Reprint, cuối cùng là vì Pháp Ý Tây Ban Nha là một trong những nơi khai sinh tarot nên số lượng bản cổ của Tarot cũng không ít, nên cũng tồn tại cả bản Original. Người ta cũng in lại các bản này theo nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Đôi điều về vấn đề gọi tên, hi vọng các bạn nắm được những cốt yếu để khi giao dịch mua bán, chọn được đúng bộ tarot mà mình tìm kiếm.


Phillippe NGO, tác giả Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp.
Đọc tiếp »

Hướng Dẫn Ngắn Về Cube Of Space

item-thumbnail
Bộ Bài Khuyến Nghị: B.O.T.A Tarot. (The Rider Waite Tarot)
Phương Pháp Khuyến Nghị: Các kiểu cận đại.
Tham Khảo chính:
Paul Foster Case, The Highlights of Tarot (1931)
Paul Foster Case, Tarot Fundamentals 4 volumes (1936)
Paul Foster Case, Tarot Interpretations 4 volumes (1936)
Paul Foster Case, The Tarot: A Key to the Wisdom of the Ages (1947)






1. Cube Of Space:

Khái niệm Cube of Space là khái niệm ra đời muộn hơn nhiều so với Tree of Life. Một số học giả của Golden, đặc biệt là Paul Foster Case nhận ra rằng, thay vì đọc bí thư Yetzirah theo Tree of Life thì người ta có thể đọc bí thư này theo khối. Sự biến đổi từ Yetzirah và Tarot tạo nên nhiều điểm dị biệt và không tương thích, đồng thời tạo nhiều vấn đề khó hiểu về quan hệ (chẳng hạn vấn đề về Path Bis, vấn đề 10 seroph và 4 world). Mặc khác, sự biến đổi Tarot theo Cube of Space lại phù hợp một cách hoàn toàn. Sự lý luận trở nên chặc chẽ.
Vì vậy ông thành lập Builders of the Adytum (B.O.T.A) và đề xuất B.O.T.A Tarot để sửa chữa những sai lầm của Wait trong vấn đề huyền học.

2. Tarot và Cube Of Space:

Gồm 1 trung tâm, 3 trục, 6 mặt,  12 cạnh của khối. Tương ứng với 22 lá tarot (1+3+6+12= 22). Sự liên hệ trong quan hệ không gian cũng chính là sự liên hệ các lá bài. Ông bác bỏ việc sử dụng lá mặt và lá số trong cube of space. Tuy nhiên, các người kế thừa ông đề xuất dùng lá mặt để mô tả yếu tố con người, và lá số để mô tả mức ảnh hưởng. Một số tài liệu khác của ông lại cho thấy, ông sử dụng cả các kiểu spread và giải nghĩa theo Golden Dawn và Waite dù có những khác biệt.

Trung Tâm:

Cube Letter Planet Tarot Key
Center Tav Saturn The World

3 Trục: 

Cube Axis Letter Aspect Tarot Key
Above-Below Aleph Air The Fool
East-West Mem Water The Hanged Man
North-South Shin Fire Judgement

6 Mặt của khối:

Cube Letter Planet Tarot Key




Above Beth Mercury The Magician
Below Gimel Moon The High Priestess
East Daleth Venus The Empress
West Kaph Jupiter Wheel of Fortune
North Peh Mars The Tower
South Resh Sun The Sun

12 Cạnh:

Cube Edge Letter Zodiac Sign Tarot Key
North-East Heh Aries The Emperor
South-East Vav Taurus The Hierophant
East-Above Zain Gemini The Lovers
East-Below Cheth Cancer The Chariot
North-Above Teth Leo Strength
North-Below Yod Virgo The Hermit
North-West Lamed Libra Justice
South-West Nun Scorpio Death
West-Above Samekh Sagittarius Temperance
West-Below Ayin Capricorn The Devil
South-Above Tzaddi Aquarius The Star
South-Below Qoph Pisces The Moon

3. Tính Chất của Cube Of Space tương ứng trong Hebrew

Tính Chất Mặt và Trung Tâm:

Face Tarot Key Hebrew Letter Planet Colour Metal Seal
Above 1 - The Magician ב Beth Mercury     Yellow Mercury יהו
Below 2 - The High Priestess ג Gimel Moon     Blue Silver יוה
East 3 - The Empress ד Daleth Venus     Green Copper היו
West 10 - The Wheel of Fortune כ Kaph Jupiter     Violet Tin והי
North 16 - The Tower פ Peh Mars     Red Iron הוי
South 19 - The Sun ר Resh Sun     Orange Gold ויה
Centre 21 - The World ת Tav Saturn     Blue-Violet Led

Tính Chất Cạnh:

Edge Tarot Key Hebrew Letter Zodiac Element Colour Alchemical Process
North-East 4 - The Emperor ה Heh Aries Fire     Red Calcination
South-East 5 - The Hierophant ו Vav Taurus Earth     Red-Orange Congelation
East-Above 6 - The Lovers ז Zain Gemini Air     Orange Fixation
East-Below 7 - The Chariot ח Cheth Cancer Water     Yellow-Orange Separation
North-Above 8 - Strength ט Teth Leo Fire     Yellow Digestion
North-Below 9 - The Hermit י Yod Virgo Earth     Yellow-Green Distillation
North-West 11 - Justice ל Lamed Libra Air     Green Sublimation
South-West 13 - Death נ Nun Scorpio Water     Blue-Green Putrefication
West-Above 14 - Temperance ס Samekh Sagittarius Fire     Blue Incineration
West-Below 15 - The Devil ע Ayin Capricorn Earth     Blue-Violet Fermentation
South-Above 17 - The Star צ Tzaddi Aquarius Air     Violet Dissolution
South-Below 18 - The Moon ק Qoph Pisces Water     Red-Violet Multiplication

Tính Chất Trục:

Dimension Tarot Key Hebrew Letter Planet Element Colour Metal
Above-Below 0 - The Fool א Aleph Uranus Air     Yellow Uranium
East-West 12 - The Hanged Man מ Mem Neptune Water     Blue Neptunium
North-South 20 - Judgement ש Shin Pluto Fire     Red Plutonium

4. Tương ứng với Tree of Life:

Externals/Directionals



Externals/Letters


Directionals/Letters  


5. Dựng Hình Cube Of Space

Bước 1: dựng trục

Bước 2: dựng mặt

Bước 3: dựng cạnh

Bước 4: dựng Seroph

 6. Giải Đoán Theo 4 nguyên tắc:

- Cạnh ảnh hưởng bởi cạnh liền kề, cạnh đối, hướng của cạnh. Cạnh ảnh hưởng bởi mặt, trục chứa cạnh đó và các cạnh liền kề.
- Mặt ảnh hưởng mởi mặt liền kề, mặt đối, hướng của mặt. Mặt ảnh hưởng mởi cạnh chứa nó, trục chứa nó.
- Trục ảnh hưởng bởi mặt chứa trục, cạnh chứa mặt chứa trục.
- Mỗi trục, cạnh, mặt lại bị ảnh hưởng bởi vị trí Seroph và Path của nó và của bạn nó.

7. Mở Rộng Cube of space:

Cube of space là một mô hình nằm trong hệ thống Platonic Solid. Hệ thống này gồm 5 khối tương ứng với 5 trạng thái soul. 5 khối này là: khối tứ diện, khối lục diện, khối bát diện, khối thập nhị diện, và khối nhị thập diện. Cube of Space là khối lục diện, đã được Paul Foster Case áp dụng cho Tarot. Ông cũng chỉ ra rằng có phương pháp thực hiện cho các khối còn lại. Khối bát diện cũng đã được các môn đệ của ông xây dựng thành công. Hãy để tương lai cho các khối còn lại. Hình dưới là khối bát diện của tarot.


Link ngoài:
http://shadowtheatre13.com/cubeofspace.html
http://www.tarotpedia.com/wiki/Cube_of_Space
http://www.hermetics.org/gd/GD-4.html
http://www.psyche.com/psyche/cube/cube.html
http://www.virtuescience.com/zzcube.html
http://spacecollective.org/nagash/4529/Cube-of-Space
http://ifdawn.com/esa/cube.htm
http://et-custosi-tutelae.org/corpus/orientations-of-sigils-cube-of-space/
http://www.astrocye.com/tarot.htm Tarot BOTA
http://www.jwmt.org/v2n17/gurney.html
http://www.jwmt.org/v2n17/kupperman.html  hay
http://www.scribd.com/doc/23837408/David-Allen-Hulse-The-Cube-of-Space
http://joyousworld.com/qabalah/geometry/cube/cubecon/index.html
http://joyousworld.com/qabalah/geometry/CO/index.html 


Phillippe NGO, tác giả Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp.
Đọc tiếp »
Trang chủ