Carl Jung và Tarot


Tiểu dẫn: Bài này có một phần được dịch từ trang nhà của Mary.K.Greer tập trung chủ yếu về các trích dẫn của Jung liên quan đến Tarot, cũng như các lập luận của ông. Phần dịch được thực hiện bởi  Nicholas Famel (cộng tác viên của Tarot Huyền Bí) và hiệu đính bởi tác giả Tarot Huyền Bí. Chân thành cảm ơn đến  Nicholas Famel vì đã dành thời gian quý báu của bản thân để giúp đỡ cộng đồng Tarot.

Bài chia thành 3 phần. Phần đầu là Jung và Tarot, được dịch từ bài "Carl Jung and Tarot" của Mary.K.Greer, phần này có thể nói là tập hợp đầy đủ nhất các tư liệu liên quan đến Jung và tarot, là nguồn tham khảo chính nếu muốn đi sâu vào quan điểm của Jung về Tarot. Phần hai là Tư tưởng của Jung, là phần tổng hợp các ý niệm chính của Jung liên quan Tarot và bói toán nói chung do tôi viết. Cuối cùng là phần Kết luận. 

Chú ý rằng phần đầu tiên là các đoạn trích dẫn của Jung có liên quan Tarot, nói thẳng ra là tương đối khó hiểu, ngay cả với các sinh viên ngành tâm lý. Vì vậy, bạn có thể bỏ qua để xem lại sau khi coi phần hai. 

Phần hai là phần tổng hợp quan điểm do tôi viết và tôi cố tình viết một cách tương đối hệ thống và dễ hiểu nhất có thể. Đặc biệt là trong phần này, tôi ghi rõ ra các luận điểm chính của Carl Jung trong huyền học nói chung và kèm theo cả dẫn chứng trong Tarot cho từng luận điểm. Dù đã cố gắng giảm tải và tóm gọn nhất các tư tưởng của Carl Jung, các ý vẫn không phải hoàn toàn dễ hiểu, vì vậy cần ít nhiều cố gắng của đọc giả. Đọc giả sau khi hiểu rõ các luận điểm này, có thể quay lại các đoạn trích ở phần một để hiểu rõ hơn ý khai triển của Carl Jung.

Hi vọng sau bài này, các bạn sẽ không còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến trường phái Carl Jung và Tarot.

1. Jung và Tarot

Dù cho nhiều chuyên gia Tarot đã áp dụng phương pháp tâm lý Jung trong việc nghiên cứu Tarot của mình, nhưng có một vấn đề thú vị đặt ra là liệu chính Jung có biết bất cứ gì về Tarot hay không ?. Thực tế là ông biết và dù chỉ dành ra được vài tiếng trong một ngày nhưng ông vẫn tìm hiểu khá sâu về nó. Đây là một vài bài trích tham khảo của ông về các lá bài, dù cho kiến thức về Tarot của ông, mang tính lịch sử thời đó, có một chút thiếu sót.


Carl Jung (1875-1925)

Ghi chú: tôi đã thêm vào các bản ghi chép ngắn gọn của Jung về Major Arcana.

Vào ngày 16 tháng 9 năm 1930, Jung đã viết cho bà Eckstein:

“Vâng, tôi biết về Tarot. Theo như tôi biết đó là một kiểu bài cổ xưa đầu tiên được lịch sử ghi nhận lại và từng được người dân du mục ở Tây Ban Nha sử dụng. Chúng còn được dùng cho mục đích bói toán.”

Jung không phải lúc nào cũng đúng: Các nghiên cứu lịch sử ngày nay không ủng hộ việc các lá bài được người dân du mục (Gypsy) sử dụng đầu tiên, cũng như các lá bài Tarot là thứ cổ xưa nhất từng được biết đến. Cái bàn dùng để chơi bài truyền thống (có nhiều loại)  xuất hiện trước Tarot khoảng 50 đến 75 năm. Tarot lần đầu tiên có mặt ở miền Bắc nước Ý vào khoảng năm 1440.] 

Vào ngày 1 tháng 3 năm 1933, Carl Jung đã nhắc đến Tarot trong buổi hội thảo, ông đã phân tích hình ảnh của nó dựa trên việc kích hoạt trí tưởng tượng, điều đó chứng minh rằng ông quen thuộc với các hình ảnh này hơn chúng tôi đã nghĩ trước đó. Đây là một bản sao lại những lời ông từng nói:

“Một trong những khái niệm kỳ lạ dựa trên các kinh nghiệm huyền bí trong Tarot, đó là nó  luôn chứa đựng tính lưỡng tính (sự họp nhất của hai mặt trái ngược nhau trong một cá thể lá bài - từ gốc là hermaphrodite). Đó là một bộ các lá bài, ban đầu được dân Gypsy sử dụng. Nếu tôi nhớ không lầm thì những lá bài hiện đang được trưng bày ở Tây Ban Nha có nguồn gốc từ thế kỉ 15. Những lá bài này chính là nguyên mẫu của bộ bài chúng ta sử dụng ngày nay, trong đó có hai màu đỏ và đen đại diện cho sự đối lập, và chia ra làm bốn phần – chuồn, pích, rô, và cơ – cũng có liên quan đến các biểu tượng riêng lẽ mang tính tượng trưng. Chúng là các hình ảnh, ký hiệu tâm linh gắn liền với chính người chơi, giống như là tiềm thức của người đó đang đùa giỡn với những hình ảnh bên trong lá bài. Chúng kết hợp lại theo cách nào đó, và các kiểu kết hợp khác nhau tương ứng với sự phát triển qua các sự kiện chính trong lịch sử nhân loại. Các lá bài nguyên thủy của Tarot bao gồm các lá bài truyền thống, the king (nhà vua), the queen (hoàng hậu), the knight (hiệu sĩ), the ace (Ách), v.v… - chỉ có các hình ảnh khác biệt nhau đôi chút – và bên cạnh đó còn có 21 lá bài chứa các biểu tượng, hình ảnh mang tính tượng trưng cho các tình huống khác nhau.Ví dụ, biểu tượng mặt trời, hay biểu tượng người đang ông bị treo ngược với  hai bàn chân ở phía trên, tòa tháp bị sấm sét đánh vào, hay vòng quay định mệnh, v.v… Những hình ảnh nguyên mẫu đó, cùng với việc mô tả tính chất khác biệt nhau, gắn kết nó với các yếu tố có sẵn trong tiềm thức, và qua đó nó có thể áp dụng phương phát trực quan nhằm thấu hiểu dòng chảy sinh mệnh, thậm chí có thể dự đoán các sự kiện xảy ra ở tương lai, dựa vào các nghiên cứu về sự bổ túc giữa nó với tình thế hiện tại. Đây là phương thức tương tự như I Ching (Kinh Dịch), phương pháp bói toán của người Trung Hoa ít nhất cũng cho phép nghiên cứu chính xác hoàn cảnh thực tại. Bạn thấy đó, con người luôn cảm thấy phải tìm cách để thâm nhập vào tiềm thức của mình để tìm ra được ý nghĩa của hoàn cảnh thực tế, bởi luôn có một sự sắp đặt tương tự , thậm chí giống hệt nhau giữa hoàn cảnh phổ biến có thể gặp và tiềm thức chung của nhân loại."


Lá bài Le Diable

“Bây giờ là một hình ảnh trong Tarot được gọi là Le Diable (Ma quỷ) thể hiện sự lưỡng tính của tư tưởng. Đó là thời hoàng kim trong giả kim thuật. Nói theo cách khác, đó là một nổ lực ma quái muốn hợp nhất các mặt đối lập hiện diện trong tâm trí người Kito giáo, cái gì đó xấu xa đến nỗi không được phép hiện diện, cái gì đó thuộc về ma thuật hắc ám.”

Hai đoạn trên trích từ Visions: Notes of the Seminar given in 1930-1934 [ dịch Ảo ảnh: Các ghi chú trong buổi hội thảo được đưa ra năm 1930 – 1934)]  của C. G. Jung, được biên tập bởi Claire Douglas. Tập 2. (Princeton NJ, Princeton University Press, Bollingen Series XCIX, 1997), trang 923.

Trong The Archetypes of the Collective Unconscious (Nguồn gốc tiềm thức chung) (CW, Tập 9:1, đoạn 81), Jung viết:

“Nếu muốn thấy rõ bức tranh toàn cảnh tái hiện quá trình tượng trưng hóa, thì tập hợp các hình ảnh trong giả kim thuật là ví dụ tiêu biểu. . . . Dường như tập hợp hình ảnh trong các lá bài Tarot có nguồn gốc xa xôi gắn liền với các sự chuyển đổi nguyên thủy, một quan điểm của tôi trong bài thuyết trình rất rõ ràng được duyệt bởi giáo sư [Rudolph] Bernoulli. Quá trình tượng trưng hóa là sự thử thách bên trong các hình ảnh và thuộc về các hình ảnh. Sự phát triển của nó thường thể hiện lối kết cấu  enantiodromian*  giống như các trích dẫn trong I Ching, và qua đó thể hiện một  nhịp điệu biến đổi lẫn nhau về xấu và tốt, mất và còn, tối và sáng.” [*một thuật ngữ của người Hy Lạp được Jung sử dụng để chỉ ‘những thứ có khả năng lật ngượt lại và trở thành mặt đối lập của chúng.’].

Giải thích thêm của tác giả Tarot Huyền Bí: thuật ngữ này ám chỉ sự chuyển biến từ một mặt đối lập tăng trưởng đến khi biến thành mặt đối lập của chính nó, nó chỉ ra khả năng rằng một biểu tượng không chỉ biểu trưng cho chính nó mà còn biểu trưng cho mặt đối lập của chính nó]

Dierdre Bair kể lại chi tiết trong cuốn “Jung: A Biography” (Tiểu sử về Jung) (Nhà xuất bản Little Brown, 2003, trang 549) rằng trong năm 1950 Jung đã lần lượt giao cho bốn thành viên trong Câu lạc bộ Tâm lý học của ông các phương pháp nghiên cứu “trực quan, phương pháp đồng bộ hóa’. Hanni Binder đã nghiên cứu về Tarot và dạy ông cách bói bài. Họ đã xác định rằng bộ bài Ancien Tarot de Marseille của nhà Grimaud  “là bộ bài duy nhất sở hữu những đặc tính và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về biểu tượng học được ám chỉ đến các đoạn trích do ông lượm nhặt được từ trong giả kim thuật.”  Công trình nghiên cứu của Hanni Binder không có ý nghĩa nhiều với Jung và có thể thấy được điều này qua bài thuật lại của bà được lưu trữ tại Viện Nghiên Cứu Jung ở New York. Nhóm nghiên cứu giải tán vào khoảng năm 1954.



Marie-Louise von Franz

Điều gì nằm ở phía sau nổ lực của Jung khi thu thật tất cả cái tài liệu này? Marie-Louise von Franz đã thuật lại trong Psyche and Matter (Tinh Thần và Vật Chất) (1988) vào những năm cuối đời của ông:

“Jung đã đưa ra gợi ý cho cuộc nghiên cứu rằng trong nhiều trường hợp cá biệt, các lớp biểu tượng vô thức cần phải được tập hợp lại để giải nghĩa – ví dụ như sau một tai nạn nghiêm trọng, hay ở giữa tình trạng xung đột và li dị -  do có sự mong muốn của người hỏi  tham gia vào quá trình tiên tri: I Ching, bài Tarot, lịch bói toán của người Mexico, lá số tử vi hay phong thủy. Nếu giả thuyết của Jung chính xác thì kết quả của tất cả các quá trình này cần phải được tổng hợp lại. . . [*một thuật ngữ của Jungian có nghĩa là 'các yếu tố gắn liền với nhau trong tiềm thức vì vậy chúng  tạo ra một khuôn mẫu có ý thức dễ dàng nhận biết được liên quan đến các mối quan hệ.' Christine Houde thêm vào, "Những vấn đề quan trọng khi tập họp lại sẽ được kích hoạt trong tâm trí của mỗi cá nhân, nơi nó cố gắng biến thành kinh nghiệm về điều gì đó] Giải thích của tác giả Tarot Huyền Bí, khái niệm này ám chỉ sự nối kết giữa các lớp biểu tượng tiềm thức, mà dựa vào mong muốn cá nhân, các biểu tượng tiềm thức đó được kết hợp có chủ ý (dù là trong tiềm thức và không thể khống chế), từ đó tạo nên các kinh nghiệm giả. Nó khác với sự kết hợp tự nhiên giữa các lớp này và dòng chảy nhân loại, tạo nên các kinh nghiệm có thực trong đời sống.

“[Cuộc điều tra này gồm] việc nghiên cứu các tai nạn bằng cách nghiên cứu sự hội tụ . . . của các phương thức khác nhau, nhờ đó chúng tôi có thể tìm hiểu xem cái “suy nghĩ cá nhân”(từ gốc là Self “thought”) trong tai nạn cụ thể này là gì. . . . Các phương pháp mơ hồ khác nhau trong kỹ thuật bói toán giống như việc tìm kiếm trong “các đám mây nhận dạng biểu tượng” (từ gốc là “clouds of cognition”), theo Jung, chính là hình thành nên “nguồn tri thức thuần khiết. (từ gốc là absolute knowledge)”.

Von Franz giải thích thêm rằng “các đám mây nhận dạng biểu tượng” của Jung đại diện cho phần thông tin nhận thức được trong một hỗn hợp to lớn các thông tin nhiễu  trong tiềm thức, được gọi là “nguồn tri thức thuần túy”, nằm bên trong tập hợp tiềm thức chung. Những hình ảnh này, dựa trên quan điểm về “sự nhận thức cái tôi nhiều hay ít,” trở nên thiếu trọng tâm và chi tiết. Như vậy, tư tưởng thật sự được coi là “ một kinh nghiệm sống ảnh hưởng đến tình cảm lẫn suy nghĩ”. Bà tiếp tục:

“Những hình ảnh về mộng tưởng thuở ban sơ và các hình ảnh về những câu chuyện thần thoại thoại vĩ đại và tôn giáo vẫn còn liên quan đến chúng [là các kinh nghiệm sống đã nói ở trên], dù là một phần nhỏ trong vô vàng các kiến thức thuần khiết chúng ta nhận được hằng ngày, nhưng lại luôn chứa đựng nhiều hơn rất nhiều so với những gì chúng ta nghĩ, trừ khi giải thích thật chi tiết. Chúng luôn giữ lại một lượng kiến thức rất lớn và đầy bí ẩn dường như luôn cố tình để lộ ra nhiều ảnh hưởng hơn chúng ta biết.”

Vào ngày 9 tháng 2 năm 1960, một năm trước khi chết, Jung đã viết thư cho ông A. D. Cornell kể về điều thất vọng khiến cho cuộc thí nghiệm vĩ đại của ông phải kết thúc:

“Dưới các điều kiện hiện nay, chúng ta có thể thử nghiệm các nguyên mẫu : như  “thí nghiệm chiêm tinh học” của tôi chẳng hạn. Thực tế đây là một mục đích chính yếu khi chúng tôi tiến hành các thí nghiệm tại Viện Nghiên Cứu C. G. Jung ở Zurich, bằng cách sử dụng các kiểu bói trực quan được biết đến trong lịch sử, ví dụ như các phương thức dùng phương thức đồng bộ hóa (như chiêm tinh học, thuật phong thủy, các lá bài Tarot, và I Ching). Nhưng chúng tôi lại có quá ít cộng sự và thiếu thốn các phương tiện, nên chúng tôi không thể tiếp tục và buộc phải dừng lại.”

Mục đich của thí nghiệm này được Jung mô tả trong cuốn Journal of Parapsychology (Hành trình tìm đến các hiện tượng tâm lý học) (Tháng 3 năm 1998): trong bài viết mang tên “The Rhine-Jung letters: distinguishing parapsychological from synchronistic events – J.B. Rhine; Carl Jung” (Những lá thư của Rhine-Jung: phân biệt những hiện tượng tâm lý từ các sự kiện đồng nhất) bởi  Victor Mansfield, Sally Rhine-Feather, James Hall. Các tác giả này đưa ra kết kết luận:

“Một thí nghiệm phù hợp với tiêu chí của chúng tôi : không ràng buộc, kiểm soát hay thao túng, cho thấy những khó khăn của riêng nó. Ví dụ, làm sao chúng tôi thuyết phục mọi người rằng bói bài là quy trình hội tụ, rằng các chủ đề đã bị chọn lựa ngay khi các nguyên mẫu tụ hội lại, rằng cho dù nội dung bị mất đi vẫn không làm sai lệch lời tiên tri, và rằng mọi yếu tố khác (ngoài tiềm thức) đều không làm thay đổi kết quả bói toán? Những vấn đề này không phải không thể khắc phục được, nhưng cần phải thực hiện nhiều thứ còn hơn cả việc “đi tuyên truyền để cải đạo”, thí nghiệm này hay bất kỳ cái nào khác đều phải được hoàn thành đầy đủ và chặc chẽ để đảm bảo rằng các nhà khoa học sẽ hài lòng với tất cả dữ liệu, phân tích nội dung và vân vân.”


Art Rosengarten và Eden Gray

Vào năm 1984, Art Rosengarten (xin chỉ ra ở đây cùng với tác giả của bộ Tarot, Eden Gray) đã tiến hành một cuộc thí nghiệm - tương tự như như cuộc thí nghiệm đã được Jung mô tả khi so sánh về Tarot, TAT và việc giải thích giấc mơ - để phục vụ cho đề tài nghiên cứu trong luận án tiến sĩ của ông. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cuộc thí nghiệm này trong quyển sách của ông, Tarot and Psychology: Spectrums of Possibility (Tarot và Tâm lý học: Tập hợp những điều có thể xảy ra) Tôi nghĩ Jung chắc sẽ hài lòng.

Vậy Chúng ta phải làm gì với tất cả vấn đề này?

Dù không phải là trọng điểm trực tiếp trong nghiên cứu của Carl Jung. Tuy nhiên,  Tarot đã được công nhận như các nguyên mẫu biến đổi (dịch từ archetypes of transformation) giống như điều ông đã tìm thấy trong các truyện thần thoại, các giấc mơ và thuật giả kim, và cũng như có hiểu được các đặc điểm riêng biệt của việc tiên tri tương tự với I-Ching và chiêm tinh. Điều quan trọng nhất, Jung tin con người có thể sử dụng “khả năng trực giác” để hiểu – qua việc Tarot phản ánh các tiềm thức chung thành một “đám mây tri thức” – có ý nghĩa trong điều kiện thực tại ngày nay.

Nhìn qua các lời hồi đáp của Jung về Major Arcana ở đây.

Đây là một chút trong cuộc phỏng vấn Jung về giả kim thuật và tiên đoán tương lai: “Chúng ta có thể tiên đoán tương lai khi chúng ta biết được cái cách khoảng khắc hiện tại phát triển từ quá khứ.”



2. Tư Tưởng của Jung

Phần trước là tập hợp các trích dẫn của Jung liên quan tarot, dù vậy, nó không thể nói rõ ý tưởng chính của ông trong vấn đề này. Phần này thể hiện tư tưởng của Jung theo cách nhìn mang tính cá nhân của Tác Giả Tarot Huyền Bí. Nó có thể không phải là quan điểm phổ biến, được công nhận rộng rãi. Nó là cách nhìn thông qua sự nghiên cứu của tác giả về Carl Jung.

Carl Jung sinh năm 1875, mất 1925, là nhà tâm lý học nổi tiếng. Ông là người khai sinh ra ngành tâm lý học phân tích, và là nhà tâm lý học đầu tiên hoạt động tâm lý trong lĩnh vực huyền học: biểu tượng giấc mơ, giả kim thuật, chiêm tinh, I Ching...

Lý thuyết của ông đối với khoa học huyền bí theo tôi được tóm gọn như sau: "Quá trình cá nhân hóa là quá trình biến đổi mà ở đó các nền tảng vô thức của cá nhân và cộng đồng được chuyển thành hữu thức [có ý thức] thông qua các biểu tượng nghĩa của giấc mơ, các hoạt tưởng [các hành vi huyền bí và thần thoại nói chung, dịch từ chữ active Imagination], các tự huyễn [dịch từ chữ free association], từ đó trở thành tính cách con người. Đó là quá trình hoàn toàn tự nhiên để tâm lý được kết cấu nên. Quá trình cá nhân hóa là phương thuốc thần thánh, hiệu quả cho sức khỏe của bất kỳ cá nhân nào, dù ở phương diện tâm hồn hay thể xác" - Trích cuốn Symbols of Transformation: An analysis of the prelude to a case of schizophrenia;1962. 

Nguyên văn tiếng Anh: "Individuation is a process of transformation whereby the personal and collective unconscious is brought into consciousness (by means of dreams, active imagination or free association to take some examples) to be assimilated into the whole personality. It is a completely natural process necessary for the integration of the psyche to take place. Individuation has a holistic healing effect on the person, both mentally and physically. "- Symbols of Transformation: An analysis of the prelude to a case of schizophrenia (Vol. 2, R. F. C. Hull, Trans.). New York: Harper & Brothers; 1962.

Chú ý là tôi tập trung vào tư tưởng của ông liên quan đến huyền bí học, chứ không tập trung vào tư tưởng của ông liên quan đến tâm lý học; vì vậy, câu trên không phải là phần tóm gọn của tư tưởng tâm lý Carl Jung, mà chỉ là phần tóm gọn của tư tưởng tâm lý Carl Jung cá biệt trong huyền bí học.


Quy trình giả kim trong Ramon Llull

Luận điểm của Jung trong huyền bí học được thể hiện ở các tiêu đề luận như sau:

Thứ nhất, Sự biến đổi từ vô thức cá nhân (personal unconscious) và vô thức cộng đồng (collective unconscious) thành ý thức thực tại (consciousness). Trong đó, thần bí học, tâm linh học, huyền bí học nằm trong phần vô thức cộng đồng. Quá trình đó được thực hiện thông qua các liên tưởng biểu tượng: giấc mơ, hoạt tưởng và tự huyễn. Tarot, cũng như giả kim, hay chiêm tinh nằm trong nhóm hoạt tưởng. Với ông, quá trình giả kim, quy trình chiêm tinh, hành trình chàng khờ chính là quá trình biến đổi của nhân cách. Xét riêng trong Tarot, mỗi một phân đoạn trong quá trình nhân cách tương ứng với một phân đoạn trong hành trình chàng khờ, hay nói cách khác, tương ứng với một lá bài (hoặc một nhóm lá bài).

Thứ hai, quá trình biến đổi này được phân thành 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn tượng trưng bằng một nguyên mẫu (archetype). Mỗi nguyên mẫu là một hình ảnh tiêu biểu cho ham muốn và nhu cầu của mỗi giai đoạn, và nó nằm trong vô thức cộng đồng và vô thức cá nhân. Vô thức cộng đồng là các kiến thức hoặc định kiến có sẵn, hoặc thông qua kinh nghiệm, nhưng "trong suốt" đối với nhận thức. Vô thức cá nhân là các kiến thức hoặc định kiến có sẵn bởi chính cái "tôi" hay "siêu tôi" thúc giục. Năm nguyên mẫu đó là: The Seft (biểu thị bằng biểu tượng mặt trời, hình vuông,...), The Shadow (biểu tượng bằng hình ảnh Satan hay Devil...), The Anima và The Animus (biểu tượng bằng Hemes, Eva, Adam, Mẹ Maria...), The Senex (biểu tượng bằng hình ảnh Hiền triết, hòn đá phù thủy, thằng khờ...). The Senex cũng đồng thời là The Seft. Phần ý nghĩa biểu tượng và ý nghĩa của sự biến đổi biểu tượng sẽ nói ở bài khác (vì quá dài dòng). Trong riêng Tarot, 5 hình mẫu này đại diện cho các lá bài, mỗi lá bài có thể chứa đồng thời, hay duy nhất một hình mẫu. Ví dụ: lá The Sun thể hiện The Seft, lá The Devil thể hiện The Shadow, lá High Priestess thể hiện The Anima, lá The Fool hay The World thể hiện The Senex... Một phần quà bất ngờ cho ai nói đúng được cả 78 lá bài.

Thứ ba, quá trình biến đổi này được thực hiện thông qua sự tổng hợp và kết chồng các lớp biểu tượng tùy thuộc vào ảnh hưởng của từng nguyên mẫu trong các lớp biểu tượng đó. Jung tin rằng trái tim của tôn giáo là hành trình biến đổi (dịch từ chữ "journey of transformation"), và tôn giáo hay thần bí học đều mang mục đích chung là làm cho chúng ta tốt hơn ("well-being"). Điều đó dẫn đến khái niệm rằng: "cái phù hợp" được coi là hành vi được tạo nên bởi sự kết hợp của tiềm thức cộng đồng và tiềm thức cá nhân.   Cá nhân sẽ hạnh phúc nếu hành vi của người đó luôn thỏa mãn được cái tiềm thức cộng đồng (quan niệm của cộng đồng) và tiềm thức cá nhân (quan niệm của cá nhân). Hành vi "phù hợp" đó chính là sự tiến hóa của The Senex (cũng đồng thời là The Seft).  Đó là cuộc hành trình để chạm đến cái "tôi" và đồng thời chạm đến cái "tiên tri" (Dịch từ "It is a journey to meet the self and at the same time to meet the Divine"). Nói cách khác, tiên tri là hình thức tổng hợp của tiềm thức cá nhân và tiềm thức cộng đồng thông qua các biểu tượng. Lời giải đoán không gì khác hơn chính là hình ảnh mơ hồ của "cái phù hợp". Nếu người được bói nghe theo lời giải đoán, chính là thực hiện theo "cái phù hợp"; và vì thực hiện theo cái phù hợp, nên người đó hạnh phúc vì cái phù hợp sẽ thỏa mãn được cái tiềm thức cá nhân và tiềm thức cộng đồng.

3. Kết Luận

Bài viết tương đối dài, nhưng trong này, đã tổng hợp hết các vấn đề liên quan giữa Jung và Tarot cũng như bói toán nói chung. Đây là phần tổng hợp tương đối hoàn chỉnh nhất về quan điểm và tư tưởng của Jung áp dụng trong tarot.

Dự định viết bài này mãi, đến hôm nay mới trình bày được kỹ lưỡng và đầy đủ. Sau này bất kỳ ai có thắc mắc về vấn đề này thì cứ đọc kỹ lại bài viết là được.

Tham khảo thêm: 




Phillippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot tại Pháp.


DMCA.com Protection Status
Bài viết "Carl Jung và Tarot" có bản quyền, được bảo vệ bởi DMCA. Bất kỳ hình thức sao chép lại ở các trang khác mà không tuân thủ các điều khoảng sử dụng của chúng tôi sẽ được thông báo đến DMCA để thực hiện gỡ bỏ khỏi hệ thống tìm kiếm của Google và Bing. Truy cập DMCA.COM để biết thêm về các biện pháp trừng phạt do vi phạm bản quyền nội dung số.
Trang chủ