Tarot Huyền Bí Blog thủ thuật
10/10 1500 bình chọn

Archive by date

[Tarot Meeting] Sài Gòn [06.2013]

item-thumbnail
Tarot Meeting Miền Nam

Nội dung:
- Thảo luận chuyên đề Thời gian kỳ 1.
- Nhận thẻ thành viên của group.
- Giao lưu giữa admin và thành viên.

Thời gian: 2h chiều Chủ Nhật, 30/06/2013














Đọc tiếp »

[Tarot Meeting] Hà Nội [08.2013]

item-thumbnail


Offline Ngày 08.2013 tại Hà Nội

Nội Dung:
- Họp mặt trao đổi về Tarot
- Chuyên Đề Quỷ Học




Đọc tiếp »

Huyền Học Trong Cách Chơi Bài Tarot

item-thumbnail
Dẫn: Cách chơi bài tarot được mô tả khá phổ biến, nó thường được kèm theo bộ bài Tarot ở Pháp. Tôi chỉ trích lượt lại phần này ở cuốn Tarot của Mathers. Sở dĩ chọn nó làm bản dịch cơ bản vì nó sẽ cho thấy ít nhiều cách mà Golden Dawn nhìn nhận về cách chơi ở thời điểm đó. Tôi tập trung phân tích một vài điểm thú vị cơ bản trong cách chơi để từ đó cho thấy những chú ý huyền học ẩn đằng sau cách chơi này. Bản dịch dưới đây được hiệu đính từ bản dịch gốc của Suong Lam, cộng tác viên của Tarot Huyền Bí. Chân thành gởi lời cảm ơn đến bạn vì sự hỗ trợ nhiệt tình cho cộng đồng.

Chú ý, nếu bạn không có ý định tìm hiểu sâu về cách chơi, bạn có thể bỏ qua phần Bản Dịch và xuống phần phân tích biểu tượng để đọc tiếp.



Chơi Tarot.
Nguồn: jouons-avec-les-cartes.blogspot.com


Bản Dịch:

CHƠI BÀI TAROT

Có thể xem Tarot như một bộ bài dùng để chơi một cách bình thường, cũng giống như việc dùng trong bói toán, đều có những nguyên tắc và cách thức để chơi. Bài Tarot có thể chơi với 2 hoặc 3 người. Nguyên bộ bài gồm 78 quân được xào và cắt bài theo cách thông thường. Nhà cái (ngươi chơi chính) chia bài chia ra 3 tay [3 tay này đều thuộc cùng một người chơi, mỗi người chơi 3 tay - Ghi chú thêm] với 5 quân cùng một lúc, và đặt 3 quân còn lại ở bên tay phải của mình. Như vậy sẽ có 25 quân ở mỗi 3 tay và 3 quân bên cạnh. Người chơi xếp bài của họ lại, và nhà cái ra quân xấu nhất trong bài của mình và đổi quân này với 3 quân được đề cập lúc nãy. Mỗi người chơi đều lần lượt ra bài theo vòng [và tiếp tục đổi với 3 quân ở dưới bàn]. Cách thức chia bài như nhau, dù 2 hay 3 người cùng chơi thì ván bài cũng sẽ được chia theo cách đó, nhưng nếu chỉ có 2 người chơi với nhau, thì tụ thứ 3 vẫn được chia bình thường nhưng cả hai bên đều không được đụng vào.
Điểm thắng cuộc là 100, có thể được tính trên bảng ghi điểm, trên giấy, hoặc bằng bản tính thông thường.

Trước khi bắt đầu ván bài, điểm của người chơi được tính như sau:
Không phải tất cả 22 quân bài hoa (Trumps) đều có ý nghĩa như nhau.
21, 20, 19, 18, 17, được gọi là 5 quân Trùm Lớn [Greater Trumps]
1, 2, 3, 4, 5, được gọi là  5 quân Trùm Nhỏ [Lesser Trumps]
[các lá còn lại gọi là Trùm]

Bất cứ ai có trong tay 3 quân Trùm Lớn hoặc Trùm Nhỏ ghi được 5 điểm; 10 điểm nếu người đó có 4 quân Trùm Lớn hoặc Trùm Nhỏ; và 15 điểm nếu giữ tất cả 5 quân Trùm Lớn hoặc Trùm Nhỏ. Nếu người chơi có trong tay 10 quân Trùm bất kỳ, họ sẽ ghi được 10 điểm, 13 quân Trùm thì được 15 điểm. Bất kể là 10 Trùm hay 15 Trùm thì cũng đều ghi được điểm; tất cả điểm số đều không phụ thuộc ở sự kết hợp. Hơn nữa, lúc tính điểm phải đưa ra cho đối thủ thấy những quân bài nào được ghi điểm; nguyên tắc này cần được tuân thủ trong tất cả các trường hợp. Người không chia bài [không phải nhà cái] ghi điểm và đi đầu tiên. Nếu có 3 người cùng chơi, người chơi ở bên trái nhà cái sẽ bắt đầu trước.

Đặc biệt với 7 quân bài Tarot Trùm có tên đặc trưng là:
The Universe (The World), 21; the Mat (The Fool), 0; the Magician, 1; the King of Sceptres; the King of Cups; the King of Swords; the King of Pentacles.

Nếu người chơi có 2 trong số các quân Tarot Trùm, người đó có thể yêu cầu đối thủ của mình đưa quân thứ 3; nếu người tiếp theo không có quân Tarot Trump thứ 3, người đầu tiên có thể ghi được 5 điểm; nhưng nếu người đó có quân thứ 3 thì phải đưa cho người yêu cầu, người yêu cầu vì thế sẽ không ghi được điểm, đồng thời người đó phải đổi lại cho người kia một trong số những quân bài nhỏ hơn trong bài của mình. Hễ ai đó nắm giữ 3 quân Tarot Trumps trong tay thì họ sẽ ghi được 15 điểm.

Cứ mỗi 4 quân trong bộ Trùm hay các quân bài cùng hoa với nhau được 5 điểm, cứ mỗi 7 quân được 10 điểm; cứ mỗi 10 quân được 15 điểm. Tất cả các quân bài theo dạng này khi ghi điểm cần phải được đưa ra cho đối thủ thấy.

Trong một ván bài, quân 0 hay The Foolish Man là thấp nhất, nó không thuộc bộ hoa nhưng lại có thể chọi với một quân bất kỳ thuộc bộ hoa. Ví dụ như, nếu đối thủ đánh quân King, và trong tay bạn chỉ giữ mỗi quân Queen thuộc bộ hoa, và một quân 0, bạn có thể ra quân này thay vì quân Queen, như thế, bạn sẽ giữ được quân Queen. Hễ ai đánh ra một quân King sẽ được tính 5 điểm. Trong một bộ hoa thì quân King là cao nhất, sau đến là quân Queen, Knight, Knave, Ten, Nine, etc., cuối cùng thấp nhất là quân Ace, quân này chỉ có bắt được quân 0. Trumps được tính từ quân cao nhất là 21 đến quân thấp nhất là 1. Nếu có thể, bạn cần phải bắt bộ hoa, nếu không thì bạn có thể ra quân bài chủ. Nên giữ riêng lẻ mỗi nước bài để tính về sau. Đương nhiên, quan trọng nhất là người chời nên giữ lại các quân bài quan trọng của mình, và bắt các quân quan trọng của đối thủ. Người bắt một nước sẽ đi tiếp. Khi tất cả các cửa đều ra quân, các nước bài mỗi bên được tính như sau:

Cứ mỗi nước bài có  một quân Tarot Trump được ghi 5 điểm (điểm của quân 0 được tính cho người giữ nó đầu tiên, trong khi đó, đối với quân Pagad, người bắt sẽ ghi được 1 điểm). Mỗi nước bài đi quân Queen sẽ được 4 điểm, đi quân Knight được 3 điểm, đi quân Knave được 2 điểm, mỗi nước khác được 1 điểm.

Khi kết thúc mỗi ván bài, điểm số của mỗi người chơi được tính riêng biệt, khi đó điểm thấp hơn được bù từ điểm cao hơn, và chi có những điểm phụ của người chơi may mắn mới được ghi vào. Tương tự như vậy ở mỗi ván bài, người chơi nào ghi được 100 điểm đầu tiên theo cách này sẽ là người thắng cuộc.

Để tiện cho người đọc, tôi có kèm theo một bảng điểm được ghi lại như sau:

Giữ trong tay 3 quân Greatter Trumps bất kỳ=5
Giữ trong tay 4 quân Greater Trumps bất kỳ=10
Giữ hết trong tay 5 quân Greater Trump=15
Giữ trong tay 3 quân Lesser Trump bất kỳ=5
Giữ trong tay 4 quân Lesser Trump bất kỳ=10
Giữ hết trong tay 5 lá  Lesser Trumps=15
Giữ trong tay 10 quân Trump bất kỳ=10
Giữ trong tay 13 quân Trumps bất kỳ=15
Có 2 quân Tarot-Trumps bất kỳ chưa có ai đáp lại=5
Giữ hết trong tay 3 quân Tarot-Trump bất kỳ=15
Có mỗi bộ 4 quân=5
Có mỗi bộ 7 quân=10
Có mỗi bộ 10 quân=15

Tách quân King=5
Mỗi nước bài có một Tarot Trump=5 
Mỗi nước bài có quân Queen  =4
Mỗi nước bài có quân Knight   =3
Mỗi nước bài có quân Knave=2
Mỗi nước có 2 quân thường=1

Nếu 3 người chơi cùng tranh thắng thua, đương nhiên người chơi thứ 3 sẽ  nghĩ ra một phần thêm vào trong trò chơi. Như vậy, khi cả 3 cùng so sánh điểm số trong cùng một ván bài, chỉ người đó có số điểm cao nhất, và với số điểm ấy, người đó vượt trội hơn người về nhì. Những người chơi khác hoàn toàn không ghi được điểm.

Phân Tích:

Tôi chú ý vài đặc điểm huyền học cơ bản thông qua mô tả này. Bắt đầu với cách chia, ta thấy nó liên hệ trực tiếp đến số 28. Mỗi người chơi được 25 quân ở mỗi tay và 3 quân lẻ ngoài tức là 28 lá bài. Số 28 hoàn toàn không phải ngẫu nhiên trong huyền học. Số 28 là tổng chữ cái của dòng đầu tiên trong kinh thánh, trong cuốn Sáng Thế Ký, dấu hiệu thiêng liêng đầu tiên. Số 28 là số năm của vòng tròn Nhật Kỳ, khi mặt trời trở về với chính nó. Cứ mỗi 28 năm, người Do Thái lại tổ chức buổi lễ tạ ơn Birkat Hachama để tạ ơn Thiên Chúa, lần gần nhất là 8 tháng 4 năm 2009 (tức là ngày 14 tháng Nisan năm 5769 theo lịch Do Thái. Số 28 là biểu hiện của 28 nhịp vòng quay của sao Thổ, được coi là vòng quay của định mệnh, Wheel Of Fortune.

Ngoài ra, Số 28 là số hoàn thiện (Perfect Number) thứ 2 và là số hoàn thiện gần gũi nhất với hệ đếm con người (Số hoàn thiện thứ 1 là 6 và số hoàn thiện tiếp sau là 496, gần như không được sử dụng trong huyền học nói chung). Số 28 là tổng phi hàm (Totient Function) của 9 số nguyên đầu tiên. 28 là số điều hòa (Harmonic Number) thứ 3 gần gũi với hệ đếm con người (số điều hòa đầu tiên là 1, 6 và kề sau nó là 140, quá lớn để dùng trong huyền học). 28 lá số tam giác, số lục giác ( và cũng "trái của cây sự sống").
Bộ ba lá bài quyền lực.
Nguồn: www.tarotservices.eu

Một đặc điểm liên quan tarot đáng chú ý chính là 28 tương đương 1/2 của bộ Minor, và trong vài truyền thuyết bằng 1/3 của Tarot (Ghi chú thêm: trong khá nhiều truyền thuyết, số lượng Major được cho là bị thiếu, và số đủ của Major là 28 lá bài, tương ứng 28 trạng thái theo như dòng đầu tiên của kinh thánh). Chú ý thêm trong phần cách chơi, bộ tarot bắt buộc phải chia 3 người, cho dù số lượng người chơi là 2, nghĩa là trọn bộ tarot phải là 84 lá bài, hiện tại là 78 lá thiếu. Cho dù truyền thuyết này theo tôi là không đáng tin, nhưng ý nghĩa huyền học của nó không phải hoàn toàn vô ích, nhất là khi phân tích sự phân bố 3 trục tarot lên cây sự sống, điều này ta sẽ bàn ở bài khác.


Kế tiếp chú ý cấu trúc 25x3 + 3 = 78 ở phần chia bài, chú ý thêm ở phần "Đặc biệt với 7 quân bài Tarot Trùm có tên đặc trưng là: The Universe (The World), 21; the Mat (The Fool), 0; the Magician, 1; the King of Sceptres; the King of Cups; the King of Swords; the King of Pentacles.", ta nhận rõ ra 3 lá đặc biệt khác biệt với các lá còn lại là 21 The World, 0 The Fool, 1 The Magician. Cách phân  chia tay theo bộ ba không phải là một lý thuyết mới, ta có thể thấy nó ở lý luận của Michael J. Hurst trong "Exoteric Layers of Tarot de Marseille", Tom Tadfor Little trong "The Triadic Structure of the Tarot", John D. Blakeley trong "The Mystical Tower of the Tarot"(được Mary K. Greer trích dẫn trong "Tarot For Your Self"hay Oswald Wirth trong "Le Tarot, des Imagiers du Moyen Age". Mặc dù cách bố trí và lý luận không đồng nhất, ta vẫn đồng ý rằng hệ số 3 dường như ảnh hưởng lớn đến việc giải nghĩa các lá bài tarot. Hurst cho là tarot được phân thành bộ nhóm ba với ý nghĩa lần lượt là Chủ Động - Bị Động - Trung Gian, còn Tadfor Little thì gáng thành Tính Dương - Tính Âm - Tâm Linh, Blakeley (và Greer ? ) giới thiệu mô hình này với sự phân thành các tầng trên một tháp. Wirth phân thành Chủ Động - Trung Gian - Bị Động.

Điều đáng phân tích tiếp theo là đoạn "Trước khi bắt đầu ván bài, điểm của người chơi được tính như sau: Không phải tất cả 22 quân bài hoa (Trumps) đều có ý nghĩa như nhau. 21, 20, 19, 18, 17, được gọi là 5 quân Trùm Lớn [Greater Trumps]. 1, 2, 3, 4, 5, được gọi là  5 quân Trùm Nhỏ [Lesser Trumps] [các lá còn lại gọi là Trùm]". Ta thấy rõ sự phân biệt bố cục của 22 ẩn chính. Như vậy, ta có 4 nhóm như sau:
- Nhóm 1 - Trùm Fool: 0 The Fool (hay The Mat hay The Foolish Man)
- Nhóm 2 - Trùm Nhỏ: 1, 2, 3, 4, 5. 
- Nhóm 3 - Trùm Thường: 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16
- Nhóm 4 - Trùm Lớn: 17, 18, 19, 20, 21.

Giống như các nhà huyền học Tarot khác, tôi luôn bị cuốn hút bởi ý tưởng rằng, 22 lá Tarot được đặt trong một cấu trúc thần thánh nào đó, đạt đến sự hợp lý hoàn mỹ. Vì vậy, việc phân tách cấu trúc này luôn là một trong những đề tài quang trọng. 

The Foolish Man. 
Nguồn: fr.academic.ru
Hãy xét nhóm đầu tiên: The Fool. Tôi chú ý đến chi tiết ý nghĩa lá The Fool: "Trong một ván bài, quân 0 hay The Foolish Man là thấp nhất, nó không thuộc bộ hoa nhưng lại có thể chọi với một quân bất kỳ thuộc bộ hoa. ". Điều này thú vị ở chỗ nó chứng tỏ, trong quan niệm của bản thân Tarot, The Fool là sự tổng hợp của tất cả các tính chất mà các lá bài khác có, mặc dù nó chẳng chứa gì. Một cách nói khác, nó là sự hóa thân của tất cả các lá bài còn lại, hay nó có thể trở thành bất cứ gì nó muốn. Mô típ thấp nhất thành mạnh nhất tồn tại ở hầu hết các kiểu trò chơi cũng như quan niệm trong triết học và huyền học. Nó là một dạng Ouroboros ẩn. Tôi thích lấy ví dụ về con chốt trong bộ cờ vua làm ví dụ: con chốt là con cờ thấp nhất, nhưng nó lại có thể trở thành bất kỳ con gì trong bộ cờ nếu nó vượt qua được nấc cuối cùng của bàn cờ. Cái giới hạn đó, cái mà nhiều triết gia gọi là "giác ngộ", "Enlightenment", "illuminati", "Divine light, "Open Mind" hay bất cứ ngôn từ nào diễn tả sự thay đổi mà ở đó con người đạt đến trạng thái hiểu biết đầy đủ. Đó là hành trình chàng khờ, hành trình tri thức, trong ngôn ngữ thường dùng của giới Tarot. Nó cho phép một nhân vật tượng trưng cho bản ngã con người tìm đến tri thức và lĩnh hội nó trọn vẹn. 

Adam Kadmon và 4 thế giới. 
Nguồn www.portalhineni.com.ar
Nhóm Trùm Nhỏ bao gồm các lá The Magician, The Papess, The Empress, The Emperor, The Pape. Đặc điểm chung của các lá này là đều ám chỉ các ngã rẽ của tri thức. Tôi chú ý lý luận "Ferrara Order" của Gertrude Moakley trong "The Tarot Cards Painted by Bonifacio Bembo for the Visconti-Sforza Family", và lý luận của Michael Dummett trong việc phân chia nhóm 1. Nhóm thứ nhất bao gồm the Magician, the Empress, the Emperor, the Popess, the Pope (Moakley thêm The Lovers vào nhóm này). Theo giáo sư Andrea Vitali trong "The Order of Triumphs: In ancient tarot cards and in XVIth century documents" thì bộ 5 này ám chỉ một cá nhân mang tính chất chung nhất về học thuật (the Magician) được hướng dẫn bởi 2 luồng tư tưởng về sức mạnh (biểu hiện bởi the Emperor và the Empress) và tâm linh (biểu hiện bởi the Pope và the Popess). Tôi chú ý cả đến khái niệm Olamot của Kabbalah và mối liên hệ với 4 thế giới (hoặc 5 thế giới) trong quan niệm của Do Thái Giáo. Lấy lại phân tích trong Kinh Thánh Isaiah 43:7, "Every one that is called by My name and for My glory (Atzilut), I have created (Beriah), I have formed (Yetzirah), even I have made (Asiyah). Tôi xin lượt dịch lại sau đây, vì bản dịch tiếng việt Kinh Thánh không dịch chính xác đoạn này từ kinh Do Thái: "Chúng nhân gọi bởi danh vị và vinh quang của ta (khởi kiến), ta tạo ra tất cả (khởi tạo), ta dựng hình tất cả (khởi hình), ta xây dựng tất cả (khởi động)".  Bốn thế giới đó chính là Atzilut (khởi kiến), Beriah (khởi tạo), Yetzirah (khởi hình), Asiyah (khởi động) dành cho Adam Kadmon (chúng nhân). Adam Kadmon chính là the Magician, Atzilut chính là the Papess, Beriah chính là the Empress, Yetzirah chính là the Emperor, Asiyah chính là the Pape. Tìm hiểu thêm với từ khoá Quy Trình Khởi Dựng Vũ Trụ - Seder hishtalshelus. Hình ảnh the Magician chính là biểu hiện của Adam Kadmon, người đi tìm chân lý, trung tâm của vũ trụ, con người nguyên thuỷ.



Quan Niệm về Thế Giới của Aristotle Trung Cổ (Theo Dante)
Nguồn: Dante's World

Nhóm Trùm Lớn bao gồm các lá : The Sun, The Moon, The Star, The Judgement, The World. Bộ 5 này liên quan trực tiếp đến quan niệm của trường phái Aristotle Trung Cổ về vũ trụ theo Vitali. Giáo sư Andrea Vitali từng phân tích về cấu trúc nhóm này trong "The Order of Triumphs: In ancient tarot cards and in XVIth century documents", trong đó ông bao gồm cả the Tower và the Devil. Trong quan niệm của Aristotle (xem hình), vũ trụ gồm dưới mặt đất - địa ngục (the Devil), mặt đất bao quanh bởi vòng lửa phân cách (the Tower - The Lighting), sau đó là mặt trời (The Sun), mặt trăng (The Moon) và các vì sao (The Star), cuối cùng là Empyrean bao gồm các thiên thần trú ngụ (The Judgement - The Angel), bao quanh tất cả là 4 trụ đỡ của các thánh và dưới ánh sáng thiên chúa (The World). Tôi nhấn mạnh về quan niệm này của Aristotle Trung cổ, bị biến đổi và công nhận bởi giáo hội, gồm phần quan niệm của ông phù hợp với quan niệm của giáo hội. Nó sẽ tương đối ít nhiều sai khác so với quan niệm của Aristotle Cổ Đại. Tuy nhiên, giáo sư Andrea Vitali đã lần lẫn một chút khi gán cấu trúc này cho Aristotle Cổ Đại, mô hình với cấu trúc liên hệ với địa ngục và thiên đàn này có lẽ do ảnh hưởng của Dante Alighieri trong "Divine Comedy". Aristotle chỉ giới hạn thế giới từ mặt đất đến tầng sao, còn lưới lửa phân cách, vòm Empyrean và địa ngục là quan niệm của Thiên Chúa Giáo được mô tả theo Dante, dù đôi khi bị gáng cho Aristotle. 

Kết Luận:

Mặc dù việc phân tích biểu tượng trong cách chơi bài tarot mang tính ước đoán cao, nhưng không vì vậy mà sự phân tích này tỏ ra kém thuyết phục. Đây dường như là bài phân tích duy nhất về cách chơi bài cho đến nay về yếu tố huyền học. Thật đáng ngạc nhiên khi gần hai trăm năm tarot huyền học có mặt tại châu âu, không hề có một tài liệu nào phân tích đặc điểm này.

Phillippe NGO, tác giả Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp.

Đọc tiếp »

The Devil - Ác Quỷ Trong Tarot

item-thumbnail
Với nhiều người lá bài này luôn tạo nên một cảm giác sợ hãi nhất định. Bản thân từ devil, trong hầu hết nền văn hóa đều mang đầy cảm giác khó chịu, nó xuất hiện hầu như trong mọi câu nguyền rủa, trù ếm. Hôm nay, ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về lá bài này, coi những gì ẩn chứa biên trong biểu tượng của lá bài.


Trước hết, hãy xem về thế nào là The Devil. Lá bài vốn có tên gốc là Diabo (Tiếng Ý) hay Le Diable (Tiếng Pháp). Từ "Le diable", gốc từ tiếng Latin là diabolus, gốc từ tiếng Hi Lạp Διάβολος có nghĩa là "người có thể tiên đoán" hoặc "người đi hủy diệt". Gốc ban đầu của nó là động từ διαβάλλω "diabállô" nghĩa là tiên tri, nó cho thấy khái niệm ban đầu của The Devil gắng liền với các đấng linh thiêng. Trong Tarot, lá bài Ác Quỷ chưa bao giờ được đề cập chính xác. Trong nhiều tài liệu luận giải, người ta đánh đồng tất cả những Ác Quỷ như là một thứ duy nhất, phân tích một cách hời hợt, chắp vá các khái niệm và quan điểm sai lệch. Và rồi những cuốn sách đó, tiêu thụ với số lượng hàng triệu bản và tạo ra hàng triệu người ủng hộ nó mà chẳng biết đúng sai. Để phân biệt, hãy chú ý cặp sừng của nó, đôi cánh, và cẳng chân. Hãy điểm qua các hình ảnh The Devil ở những bộ bài quan trọng. Xem thêm ở Chuyên Đề Ảnh : The Devil - Le Diable - Di Diablo trong danh mục bài viết.

Nhìn chung, chúng ta có thể phân ra thành các nhóm tính chất lớn:
- Kiểu cặp sừng: sừng dê, sừng cừu, sừng pan (dê nhỏ), sừng hưu, không có sừng
- Kiểu đôi cánh: cánh lông, cánh dơi, không có cánh.
- Kiểu thân mình: đa diện, đơn diện
- Giới tính: nam (không vú), nữ (có vú)
- Mặt: người, quái vật, thú (dê)
- Dương vật: có, không có.
- Chân: chân guốc (dê), chân người, chân chim (5 ngón, 4 trước-1 sau), chân chim (4 ngón, 3 trước-1 sau)
- Gậy: gậy trơn, gậy lửa, lửa
- Rắn quấn bụng: có, không có.

Dựa vào mô tả quỷ học, ta thấy rõ có 10 loài quỷ được mô tả chính xác trong lá các Ác Quỷ được trình bày ngay bên dưới đây. Vì lý do có những kiến thức không nên truyền bá rộng rãi, trong chừng mực nhất định của bài viết này, tôi sẽ dùng các ký hiệu *** để thay thế một số từ hay thuật ngữ nên được giữ kín, các cái tên có *** ám chỉ là đã được đổi tên.

Trước hết, xin trình bày quan điểm của tôi về cấu trúc của quỷ học. Như đã bàn nhiều ở bài Tarot và Quỷ Học (Phần IPhần II), tôi xin lượt bỏ những kiến thức đó trong bài này, mà không trình bày lại. Trong 4 nhóm Đấng Linh Thiêng, nhóm Demon được coi là hữu hiệu nhất dành cho các tu sĩ Tarot. Có nhiều cách phân loại như hệ thống theo Legion của TLKoS***, hệ thống phân tính theo 4 nguyên tố, hệ thống phân loại theo cấp bậc phong kiến, nhưng tôi vẫn cho rằng muốn có cách nhìn toàn diện và trên bật cao nhất, nên nhìn nhận theo hệ thống "cuộc chiến trăm ngày" hay còn gọi là phân loại theo Khải Huyền. Trong hệ thống đó, người ta phân loại thành:

- Những thiên thần sa ngã : là những thiên thần tham gia chống thiên chúa trong cuộc chiến trăm ngày, đã rũ bỏ bộ cánh lông và thay bằng bộ cách da (thường gọi là cánh dơi) để nhận biết trong cuộc chiến. Đặc điểm của những thiên thần này là trên mình sẽ có đôi cánh dơi và đầu sẽ có sừng nhọn.

- Những thiên thần lãnh cảm: là những thiên thần không tham gia bất kỳ phe nào trong cuộc chiến trăm ngày. Những thiên thần này sau cuộc chiến trăm ngày vẫn bị trừng phạt bởi thiên chúa, vì vậy, họ không được ở nơi thượng giới mà ở lẫn vào trong trần gian. Tuy nhiên, vì không tham gia vào phe của Lucifer nên vẫn giữ được bộ cánh thiên thần.

- Những thiên thần hối lỗi: là những thiên thần, tham gia hay không tham gia vào cuộc chiến trăm ngày, sau khi bị trừng phạt, chấp nhận mất đi đôi cánh (lông hoặc da) để đổi lấy sự tha thứ của chúa trời. Đặc điểm của nhóm này là hoàn toàn mất đi dấu vết đôi cánh.

- Những quái thần: những thiên thần bị chết trong lúc chiến đấu ở cả hai phe khi rơi xuống tìm được bộ áo của thú vật để tạm thay thế cho thân thể. Luôn háo hức máu, thường được nhận diện bởi các đặc tính của động vật, một phần hay toàn bộ cơ thể bị biến đổi theo động vật mà nó mượn ngay lúc rơi xuống. 

Satan là một trường hợp ngoại lệ duy nhất, theo những hiểu biết mới nhất và được công nhận rộng rãi, Satan được cho là sinh ra đồng thời với Chúa Trời, nó là cái nghịch lại với Chúa Trời. Khác với Lucifer là một linh thần do Chúa Trời tạo ra, Satan hoàn toàn độc lập với Chúa Trời trong chừng mực nào đó. Ai mới là người vua của Quỷ Dữ ? Ai là người thật sự nắm giữ chìa khóa Địa Ngục ? Đây vẫn còn là câu hỏi đang tranh cãi giữa Lucifer và Satan. Trong nhiều truyền thống và sách vở, đôi khi người ta gán Satan và Lucifer là một, dù theo tôi là không phải vậy. Trong cuộc chiến trăm ngày, Satan là tạo vật đã hỗ trợ những thiên thần bị chết tìm được cái xác tạm, vì vậy, nó là ân nhân của hầu hết các demon hiện tại, điều đó giải thích vì sao quyền lực của Satan lại lớn như vậy.  Lucifer là vị thủ lĩnh thất bại của demon, nhưng hầu hết demon và angel đều thua sức mạnh của Lucifer vì Lucifer là linh thần mạnh nhất do Chúa Trời tạo ra để cai quản các linh thần khác. Sau này Giáo Hội đã thay đổi nhiều thông tin về điều này, bằng việc đưa thánh Michael, người lãnh đạo và kẻ giết Lucifer thành người mạnh nhất, nhưng hầu như những tài liệu cổ đại đều không nói vậy. Một số tài liệu cho rằng Lucifer được Satan cho mượn bụng để trú ngụ vì không tạo vật nào trong trần gian chịu đựng nổi ngọn lửa hận thù của Lucifer đối với Chúa Trời, tất cả đều bốc cháy ngay khi Lucifer chui vào. Một số tài liệu được tìm thấy ngày nay cho rằng lửa địa ngục vốn do Lucifer mà cháy (thực ra là lửa của Thiên Chúa đấy chứ !). Tức là Địa Ngục là của Satan, nhưng Lucifer thêm lửa vào nên gọi là Hỏa Ngục. Rút cuộc không biết Lucifer và Satan là hai hay là một. Điều này giải thích rõ vì sao người ta hay lầm lẫn giữa 2 khái niệm này.

Các nhóm trên, đều được gọi là Demon theo quan điểm hẹp, dù một số được xếp lẫn vào các nhóm khác như God, Angel... Các chi tiết dưới đây được phân loại theo quan điểm này. Các hình minh họa sẽ gồm 2 phần, bên tay phải là hình của quỷ được trích từ các sách quỷ học và bên tay trái là hình lá bài tarot chứa mô típ của con quỷ đó.


Quỷ Linh Dương Rufruf***

1. Quỷ Linh Dương Rufruf*** (hình bên trên)

Đặc trưng của nhóm này trong Tarot là hình ảnh bộ sừng linh dương có nhiều nhánh ở trên đầu của nhân vật chính, cũng như hai nô lệ bên dưới, cánh dơi xòe cao, vú đôi khi được mô tả dạng phụ nữ, đôi khi không. Quỷ Linh Dương được cho là bảo hộ cho rừng rú. Dù những mô tả đôi khi coi quỷ linh dương là những vị thần, nó thực sự không phải vậy. Nhóm này thuộc nhóm Quái Thần, linh hồn của vị thần này được mượn bởi xác của linh dương. Được cho là nắm giữ 29 đội quân địa phủ. Có 3 con quỷ linh dương thường hay lầm lẫn lẫn nhau, và đôi khi được coi là một. Rufruf*** là tên gọi của con quỷ linh dương trong bộ Tarot với đôi cánh trong khi Anigimas*** không có cánh, còn Rufruf*** thì có đến 3 đầu linh dương. TLKoS** mô tả quỷ linh dương là một vị thần của tình yêu, điều này không đúng vì sự thật là nó thèm khát phụ nữ đến mức điên loạn, và người phụ nữ bị quyến rũ bởi người đàn ông thật sự đã chết và đội lốt bởi quỷ linh dương. Nó cũng được cho là có thể tạo sấm sét hay bão gió. Thợ săn là một trong những con mồi của nó. Hai nô lệ trong lá bài đuề mang hình ảnh của quỷ linh dương. Một đặc điểm nhỏ không hoàn toàn trùng khớp là chân của quỷ linh dương dạng chân guốc, trong khi chân của quỷ linh dương trong lá The Devil là chân chim. Một điểm cần lưu ý nữa là chân của các nô lệ chỉ có 3 ngón, trong khi chân của quỷ linh dương có 4 ngón.

Nhóm này được mô tả chính trong các bộ dòng Tarot De Marseille, đặc biệt quang trọng là bộ Nicolas Conver được thừa kế khá nhiều sau này. Hầu hết các bộ Tarot De Marseille ấn hành tại Pháp đều dùng *Rufruf** cho hình ảnh của The Devil.



Quỷ Dương Ngưu Nihtab***

2. Quỷ Dương Ngưu Nihtab*** (hình bên trên)

Đặc trưng của nhóm này trong hình ảnh Tarot là cái sừng cong nhưng phẳng, không xoắn khúc, hay chẻ thành nhánh. Nó có cánh, tay cầm ngọn lửa hỏa ngục, chân dùi đầy lông được vẽ lan đến tận ngực.  Trong các mô típ, người ta không thể xác định được nó là bò, ngựa hay dê. Nihtab là một demon ít được đề cập đến trong sách. Người ta cho là nó có đuôi rắn, thân ngựa (hoặc bò dê), sừng cong lên trên. Nó được xếp hàng Công Tước theo hệ thống phân loại phong kiến của Munomead Aihcranomoduesp***, là bậc thầy của nghệ thuật ma dược (Severus Snape chắc là học trò của ông này =)) ), và thống trị 30 quân đoàn. Một cái kính được tẩm máu của nó được cho là giúp nhận biết đâu là đá quý thật hay giả. Những chuyến tàu buôn đá quý và khoáng chất, thường tạc hình của nó để phù hộ. Dù vậy, một số tài liệu lại gáng cho nó thuộc tính khí chứ không phải đất. Nó thuộc nhóm những con quỷ ương ngạnh của những thiên thần sa ngã.

Quỷ Dương Ngưu thường xuất hiện trên các bộ Tarot De Marseille sản xuất tại các nước Đức và Thụy Sĩ, thường gắng liền với nhà điêu khắc Claude Burdel. 

Quỷ Kiềm Dương Lezaza***

3. Quỷ Kiềm Dương Lezaza***

Một con quỷ nổi tiếng, được trích dẫn ngay trong Kinh Thánh Levicus 16:8-10, và được xuất hiện trong Cuộn Giấy Biển Chết ở Enoch 1. Nó được cho là nằm trong nhóm Grigori, những thiên thần lạc lối cưới người trần gian dưới sự lãnh đạo của thiên thần Samyaza. Nó được coi là thầy dạy của nghệ thuật chiến tranh, cách dùng các khí cụ giết người và vị thần của nghệ thuật hóa tranh và tranh trí. Nó từ bỏ đôi cánh để nhận được sự khoang hồng của thượng đế. Nó hiếm khi bị coi là nguy hiểm tuy vài trường hợp hi hữu được liên quan đến Lezaza. Cụ thể là nữ bá tước khát máu Bathory Elizabeth đã giết chết hơn 500 người trinh nữ để lấy máu bảo quản nhan sắc theo lời chỉ dẫn của Lezaza. Dù sao thì đúng là Bathory đã trở thành người đàn bà đẹp nhất châu Âu thời kỳ đó dù bà đã ở tuổi 60. Theo hệ thống phân loại của Rabbins thì nó được xếp vào 4 vị vua quỷ cùng với Leamas***, Leaza***, Leazaham***. Thế nhưng trong TLKoS*** thì nó lại bị loại khỏi vị trí các quỷ.

Nó được tìm thấy trong duy nhất vài bộ bài cổ của Ý, dòng Tarot De Marseille sản xuất tại Serravalle Sesia, Ý năm 1880. Nó dường như được khắc năm 1835 bởi Carlo Dellarocca tại Lombardy. Nó từng được tái bản bởi Lo Scarabeo và UsGames.Inc.

Quỷ Vương Natas***

4. Quỷ Vương Natas***

Nổi tiếng nhất, quỷ vương Natas là con quỷ rùng rợn nhất, tàn ác nhất, đáng sợ nhất đối với giáo dân Thiên Chúa Giáo. Được mô tả như một con quỷ xảo quyệt, luôn mang nụ cười và nói những câu trí tuệ. Nó làm lung lai bất cứ vị hiền sĩ nào, thúc giục họ làm điều ác, bảo lãnh cho họ dưới hỏa ngục. Nó thách thức Jesus trong kinh thánh (như Matthew 4:1-11). Điều thú vị là cho dù nó được coi là quỷ vương thế nhưng hầu như mô típ của nó chỉ được thể hiện duy nhất trong một bộ bài. Có thể rằng, người ta đã vẽ một hình ảnh mà người ta biết để coi đó là The Devil, hơn là xác định một ai đó cho đối tượng. Nó xứng đáng được đánh tên lên lá The Devil với đầy đủ phẩm chất của lá này. Nó được thờ chính thức trong Satanism với đầy đủ các nghi lễ cấp cao. Quyền lực tối thượng của nó cho phép nó nằm ngoài sự trừng phạt của thượng đế trong cuộc chiến trăm ngày.

Nó xuất hiện trong lá The Devil của bộ Tarot Classic do Stuart Kaplan xuất bản, dựa trên bản khắc của Claude Burdel (Thụy Sĩ). 



Quỷ Thông Thái Paag***
5. Quỷ Thông Thái Paag***

Là thầy dạy của tất cả các phù thủy, và là hoàng tử của bóng tối trong phân loại theo cấp bậc phong kiến. Nó được coi là con quỷ thông thái nhất trong số những con quỷ hay tiếp cận loài người. Được cho là thống lãnh 66 binh đoàn, là và người dẫn đường cho 4 quỷ vương bóng tối, nó có quyền lực vô hạn với con người. Hoàn toàn mang hình dáng con người và vô cùng thông thái, nó cũng là một trong các con quỷ ương ngạnh nhất chống đối thượng đế và là một trong số con quỷ hiếm hoi sống sót khỏi trận chiến trăm ngày (quá thông thái mà còn gì mà lo). Nó là đấng thường được gọi nhất trong số các con quỷ, và cũng là con có nhiều giao ước với lòai người nhất. Nó hầu như đáp ứng mọi thỉnh cầu của con người với các giao ước nhanh nhất. Nó sống dưới mặt nước và chỉ xuất hiện khi mặt trời đã nằm ở phương nam. Nó được coi là con quỷ thuộc hệ nước và có mối quan hệ mật thiết với các thủy quái nói chung. Cùng với Laileb, Hteleb, Iadomsa, nó tạo thành bộ tứ quyền lực của bóng tối theo sách TLKoS***. Nó được cho là đấng linh thiêng thường được triệu gọi khi bói toán (đến 80% lời triệu gọi các nhà bói toán là triệu gọi binh đoàn của Paag). Nó được cho là có mối quan hệ với Qủy Vương Nomyama***, chủ của phương Đông.Còn theo sách Munomead Aihcranomoduesp***, nó bảo trợ cho các nhà gọi hồn.

Nó hầu như chỉ xuất hiện trong các bộ Visconti-Sforza của Ý, tiền thân của các bộ Tarot. Những bộ này ra đời vào đầu thế kỷ 15.


Quỷ Xà Vương Htoratsa***

6. Quỷ Xà Vương Htoratsa***

Một trong những con quỷ cổ nhất từng được biết tới trong cổ thư của Lưỡng Hà. Xuất hiện cả trong văn tự Babylon và cổ thư Suman, nó được nhận diện thông qua con rắn cầm trên tay hay quấn quanh cơ thể. Thường có một con rồng đi theo. Trong cuộc chiến trăm ngày, nó dường như là đối thủ của thánh Bartholomew. Nó thường truyền dạy toán học và tiên tri, và cũng là một trong các con quỷ đươc triệu gọi nhiều nhất, dễ dàng nhất. Nhà phân loại quỷ học Sebastien Michaelis đưa nó lên vị trí đầu tiên trong bản danh sách các vị thần mạnh nhất liên quan đến tính lười biếng, cẩu thả, trong khi nhà phân loại quỷ học Francis Barrett đưa nó quyền năng của những người phá án hay tìm ra bí mật. Nó được cho là một vị thần bảo trợ việc giải mật nhất là các kho báu và những điều xấu xa. Nó cũng được coi là liên quan kiện cáo. Những việc thường được triệu gọi nó bao gồm việc tìm kiếm đồ bị mất, giải câu đố, khai thác bí mật của người khác. Không được đến gần Htoratsa*** quá ba bước vì hơi thở của nó có độc. Nhà huyền thuật khi triệu gọi nó thường dùng vật phép thuật của mình đặt trước mũi. Một cách khác thường được nhắc đến là dùng Ruby hay Garnet đặt trước mũi. Nó được cho là ở cấp bậc công tước và lãnh đạo 40 binh đoàn theo TLKoS***. Nó được xếp trong các thiên thần sa ngã.

Dành cho những ai thích bộ truyện Harry Potter, những kẻ dùng xà ngữ đều là học từ Htoratsa***.

Nó được mô tả trong lá The Devil của các bộ Minchiate ra đời vào tk 16 đến 18. Điểm dễ nhận ra nhất là hệ thống rắn quấn quanh thân nhưng trong các mô típ này thường thiếu mũ miện.

Quỷ Hiền Triết Calov***

7. Quỷ Hiền Triết Calov

Là một con quỷ hiếm hoi sở hữu đôi cánh thiên thần. Trong trận chiến trăm ngày, nó là một trong những thiên thần khoang tay đứng nhìn hai bên đánh nhau. Trong mô típ thể hiện, nó thường hiện ra với hình hài một em bé đáng yêu hay một cụ già minh triết. Nó cũng là một trong số ít quỷ không có đuôi hay cánh dơi, và cũng không có sừng (những kẻ cùng phe với Lucifer chống lại Chúa Trời). Một số mô típ sai lầm khi vẽ sừng hay vẽ cánh dơi cho Calov***. Nó thường cưỡi một con rồng hai đầu. Một đặc điểm thú vị nữa là Calov toàn vẹn một con người, có nghĩa là tất cả bộ phận của nó giống hệt con người và đặc biệt là bàn chân: một bàn chân con người. Hầu hết các quỷ đều không có đặc điểm này. Những nhà khiển rắn bằng kèn hay sáo được cho là do Calov*** dạy. Nó cũng là một trong các con quỷ dễ triệu gọi và nó sẽ trả lời thành thật tất cả câu hỏi nếu được trả đầy đủ như nó muốn. Nó là toàn quyền ở địa ngục và tùy theo sách mà nó lãnh đạo từ 30 đến 38 binh đoàn.

Chỉ có 1 bộ duy nhất mang hình ảnh Calov trên lá The Devil, đó là bộ Sola Busca ra đời vào thế kỷ 15. Mô típ không hoàn toàn dễ nhận ra, người đàn ông già mang cánh dơi chứ không phải cánh thiên thần, nhưng đôi nhân nhô ra cho thấy một bàn chân con người, cùng với hình ảnh thiên thần trên gậy cho phép kết luận được nhân vật trong lá bài.


Quỷ Đa Diện Eedomsa***

8. Quỷ Đa Diện Eedomsa***

Là một trong những quỷ vương đáng sợ nhất, và là thiên thần sa ngã hung hãn nhất trong đội quân chống chúa. Cơ thể bị đánh nát trong trận chiến trăm ngày, nó phải mượn vô số cơ thể động vật để lắp vào thân mình. Đây là một trong những con quỷ được trích dẫn nhiều nhất trong các sách và cũng là một trong những con quỷ đầu tiền được nói đến. Đối thủ của nó là thánh John, người đã đánh tan xác Eedomsa trong trận chiến. Một trong những con quỷ hùng mạnh nhất chỉ sau Lucifer, nó lãnh đạo đến 72 binh đoàn và được mang cấp bậc một trong 4 vua quỷ dưới quyền Lucifer. Hình dạng của Eedomsa*** là một cơ thể có khuôn mặt khác nhau: một của người, một của cừu, một của bò; có chân của gà và đuôi của rắn, cưỡi trên một con rồng đầu sư tử có cánh. Trong hệ thống phân loại của Binsfeld, nó là một trong 7 con quỷ mạnh nhất với biểu hiện của Lust. Nó cũng được trích dẫn nhiều trong kinh thánh Tobit. Theo truyền thống Kabbalah, nó được coi là cao quý hơn tất cả các con quỷ khác vì nó mang dòng máu của vua David và một nữ quỷ. Nó không có cánh, nhưng nó được xếp vào nhóm thiên thần sa ngã do cánh bị đánh rụng bởi thánh John chứ không phải do hối lỗi. Ngoài Eedomsa, còn có một quỷ đa diện nữa đó là Leab***, cũng là một quỷ vương đáng sợ khác, nhưng Leab*** có thân mình là một con nhện.

Nó được tìm thấy rải rác trong mô típ các lá Tarot de Marseille và Visconti. Đặc biệt là có nhiều mô típ phối hợp giữa quỷ đa diện Eedomsa*** và quỷ linh dương Rufruf***. Đặc điểm nhận diện trong lá bài khá rõ ràng với các khuôn mặt đầy trên thân thể của Devil.


Quỷ Khổng Tước Hcelemarda***

9. Quỷ Khổng Tước Hcelemarda***

Hcelemarda nhận diện qua bộ cánh sặc sỡ của con công, hoặc đôi khi là vẹt. Đầy màu sắc sặc sỡ, nhưng ngoài đôi cánh, nó còn có cả tay. Trên đầu có nhúm lông đủ màu, đôi khi người ta vẽ có sừng hoặc đôi khi không có sừng. Người ta không chắc chắn về hình ảnh của nó, và lý do vì sao nó hok có cánh hoặc đuôi, dù nó có biểu hiện chống chúa rõ ràng như trong các kinh II Kings 17:31, II Kings 19:37, hay Isaiah 37:38. Theo nhà quỷ học Collin de Plancy, nó là thống lãnh của quỷ, thống chế của địa ngục và quản lý quân phục cho Satan. Nó được cho là có ham muốn với trẻ con, thường ám ảnh cha mẹ để giết con của họ, hoặc đem đốt để hiến tế cho nó. Nó đôi khi được coi là nguồn gốc của trẻ em bị mất tích, hoặc cả chứng ấu dâm. Nó đôi khi được gán với một con quỷ khác tên Heolom*** vì cùng một dấu hiệu liên quan đến trẻ em. Không có tài liệu nào cho thấy nó thuộc nhóm thiên thần hối lỗi.

Nó được tìm thấy duy nhất trong lá The Devil của bộ Grand Etteilla Tarot của nhà huyền học Etteilla sáng tạo vào thế kỷ 18.





Quỷ Dương Vương Baphomet


10. Quỷ Dương Vương Baphomet

Vốn là một con quỷ tương đối cổ, được trích dẫn từ khá lâu, nhưng nó trở nên vô cùng nổi tiếng nhờ tác phẩm của nhà huyền học Levy và liên quan mật thiết đến Tarot. Baphomet kể từ thế kỷ 19 trở đi, trở thành biểu hiện của Satan, là chúa quỷ cao nhất. Trong tarot, nó được tôn thờ bởi Hội Golden Dawn, bởi Hội Tam Điểm, bởi Hội Thập Tự Hồng Hoa, bởi Chủ Nghĩa Sa Tăng, và bởi nhiều tổ chức tôn giáo huyền bí khác. Nó là tượng thờ chính của Đền Sa Tăng. Nó được nhận diện nhờ đặc điểm duy nhất riêng nó là ngôi sao ở trán hay kết cấu tạo thành ngôi sao năm cánh ngược trên đầu. Nó được vẽ là một đấng có đầu dê mang sừng cao, hai cánh dơi xòe rộng, cơ thể là thân người. Tuy nhiên, có một chú khác biệt trong mô típ và quan điểm của nó. Các trường phái đồng hóa Baphomet và Satan vẽ Baphomet với các đặc điểm Satan như chân guốc, điển hình là các trường phái của Pháp, Đức như Hội Tam Điểm, Hội Thập Tự Hồng Hoa, Hội Satan ở các bộ Papus Tarot, Oscar Wirth Tarot... giống như mô típ mà Levy đã chỉ ra. Trong khi các trường phái khác chỉ coi nó là một quỷ có quyền lực mạnh mẽ thì vẽ nó mang đôi chân của thú, chủ yếu là Hội Golden Dawn như bộ BOTA Tarot của Case, Rider Waite Tarot của Waite, Golden Dawn Tarot của Wang... Đến Waite, do ánh hưởng của William Butler Yeats, đã đổi sừng của Baphomet thành sừng con cừu.

Dễ dàng nhận ra các bộ huyền học đều có chung đặc điểm ở lá The Devil. Nhất là khi bộ Waite được sao chép và biến đổi thành vô vàng những bộ tarot khác.

11. Những Lầm Lẫn

Một số mô típ thể hiện không thể xác định được con quỷ một cách chính xác. Lý do là người vẽ có thể dựa vào một chỉ dẫn sai lầm, hoặc một chỉ dẫn không còn được sử dụng. Con quỷ đó có thể đươc phối hợp từ nhiều con quỷ, tùy theo trí tưởng tượng của họa sĩ, vì không phải mọi họa sĩ đều nắm được các thông tin quỷ học chuẩn xác.

Hai trường hợp mà tôi ghi nhận ở đây là ở các lá The Devil của bộ Visconti Sforza và một vài nhóm bộ ở Tarot De Marseille. Trường hợp thứ nhất, có lẽ do họa sĩ kết hợp giữa Natas*** và Rufruf***. Mô típ thể hiện một con quỷ có cánh dơi, đầu sừng và có chân guốc, trong khi Natas*** thì không có cánh, còn Rufruf*** thì là chân thú chứ không phải chân guốc. 

Phillippe NGO, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu Tarot tại Pháp.
Đọc tiếp »

[Tarot Meeting] Sài Gòn - 02.06.2013

item-thumbnail
Buổi Mini Meeting tại Sài Gòn 
Ngày 02.06.2013

 Hình Ảnh Kỷ Niệm




Đọc tiếp »
Trang chủ