Carl Jung - Nhà Hiền Triết Của Những Biểu Tượng Tâm Lý Học

“Rốt cuộc những sự kiện duy nhất đáng nói tới trong đời tôi là những lúc thế giới bất diệt đi vào thế giới phù du này..Mọi ký ức khác về những chuyến đi , con người và cảnh vật xung quanh đã trở nên lu mờ bên cạnh những sự kiện bên trong ấy... Những gặp gỡ với thực tại “khác”, những vật lộn với vô thức đã khắc vào ký ức không thể phai mờ. Cảnh giới ấy luôn là sự phong phú vô cùng, mọi thứ khác so với nó điều mất đi tầm quan trọng.” (Tự truyện – Carl Gustav Jung )



Tìm hiểu thêm về Tarot và Tâm Lý Học trong cuốn Tarot và Tâm Lý Học - Vài Luận Đề


Carl Gustav Jung một nhà khoa học tâm lý mở rộng phạm vi của tâm lý học sang đị hạt của tâm linh và những bí truyền cổ xưa. Ông đã không ngừng nghiên cứu để minh chứng tâm lý học không mang tính thuần túy cơ học, nó là những bí ẩn vô cùng phong phú và luôn tạo ra sự tò mò cho mọi thời đại. 

Cuộc đời với nhiều biến cố và những nỗ lực không ngừng đã gắn Carl Jung với “Tâm lý học phân tích” (Analytical psychology), là trường phái tâm lý do chính Jung sáng lập. Nó được lấy tên là “Tâm lý học phân tích” để phân biệt “Phân tâm học” của S. Freud. Nhiều người còn gọi trường phái tâm lý học của Jung là “Tâm lý học chiều sâu” hay “Tâm lý học tâm linh” với tên gọi này nó cũng nói lên phần nào những luận đề xung quanh quan điểm tâm lý của Carl Jung. 

Sự cống hiến cả một cuộc đời với nhiều thăng trầm, và những biến đổi tâm lý phải tự vượt qua của mình, Carl Jung đã để lại cho những thế hệ sau một nền tảng tâm lý thực nghiệm có liên quan đến vấn đề tâm linh. Ngày nay, trường phái tâm lý học của Carl Jung được nhiều nhà trị liệu tâm ý áp dụng trong phương pháp trị liệu. Nó minh chứng cho tính đúng đắng và giá trị những nguyên cứu của ông. 

Carl Jung từng viết “Cuộc sống đối với tôi luôn có vẻ như một cái cây sống trên thân rể của nó. Phần xuất hiện trên mặt đất chỉ tồn tại trong một mùa hè. Rồi khô héo và chết đi – một sự xuất hiện phù du... Nhưng tôi chưa bao giờ mất đi cảm giác về một thứ gì đó sống động và trường tồn bên dưới những chiến dịch bất tận. Điều chúng ta thấy là là hoa tàn. Thân rễ vẫn còn lại” (Tự truyện – Carl Gustav Jung ). Đúng như những gì Jung viết, mọi thứ ông đã dày công tìm kiếm vẫn còn tồn tại và được sinh sôi từ cái thân rễ cốt lỗi ông để lại. Và phần lớn những hiểu biết về cuộc đời của Carl Gustav Jung được tìm thấy trong chính tự truyện của ông. Một cuộc đời không mấy êm ả mà ta có thể điểm qua như sau.

Ngày 26 tháng 7 năm 1875 đánh dấu sự chào đời của Carl Gustav Jung trong một gia đình giáo sĩ vùng nông thôn thuộc làng Kesewil, Thụy Sĩ. Nơi ghi nhận sự chào đời của Jung là phía bờ Thụy Sĩ của hồ Constan nơi giao nhau của Đức, Áo và Thụy Sĩ. Thụy Sĩ cũng là một trong những quốc gia sử dụng ngôn ngữ phong phú trên thế giới, với việc người Thụy Sĩ nói 4 thứ tiếng Pháp, Đức, Ý và Romansh. Đặc điểm về nguồn gốc này cũng phần nào giải thích được sự lĩnh hội một cách phong phú những tinh hoa của thế giới của Carl Jung.

Một điểm khác trong tiểu sử của Jung ta có thể nói đến là Carl Gustav Jung là tên được đặc theo tên thánh của ông nội ông, một nhà vật lý sau này trở thành hiệu trưởng trường đại học Basel Thụy Sĩ và là đại sư của Ban lãnh đạo hội Tam Điểm Thụy Sĩ. Còn ông ngoại của Carl Jung là Sameul Preiswerk, một nhà thần học nỗi tiếng nhưng lập dị, dành cả cuộc đời mình cho việc nguyên cứu tiếng Do Thái Cổ với niềm tin là đây là ngôn ngữ được nói ở thiên đường. Ta cũng có thể thấy rằng có lẽ một phần nào đó tư duy phân tích của Carl Jung chịu sự ảnh hưởng của các luồn tư tưởng về thần học và khoa học từ phía những người thân nỗi tiếng của ông ngay từ bé.

Những ghi nhận của Carl Jung với tuổi thơ là sự đam me khảo cổ và sinh học. Và ông được học tiếng Latin năm 6 tuổi một sự đầu tư rất sớm về ngôn ngữ từ phía gia đình cho ông.

Ngược lại với sự đầu tư và những ảnh hưởng lớn từ cái bóng của những thành viên trong gia tộc thì cậu bé Carl Jung luôn cảm thấy chán đi học và bị xa lánh bởi những bạn bè và những con người bên trong mình. Một trong những yếu tố làm Jung trở nên rối loạn hơn trong giai đoạn này là những san chấn tâm lý, những tổn thương về mặt tâm lý phải chịu từ phía thầy giáo và bạn bè. Jung viết “Tôi cô độc với những ý nghĩ của mình. Nhìn chung tôi thích điều đó nhất. Tôi chơi một mình, mơ mộng học tản bộ trong rừng và có một thế giới bí ẩn của riêng tôi.” (Tự truyện – Carl Gustav Jung ).
Đọc thêm: Carl Jung và Tarot và mô hình tâm lý học MBTI trong Tarot của Philippe Ngo.
Mọi thứ sẽ được coi như một sự bù đấp của tạo hóa, bởi chính sự cô đơn và lẽ loi một mình của Jung đã mang lại cho ông một thế giới khác, một thế giới thuộc về sự tưởng tượng. Chính thế giới của sự tưởng tượng hình thành trong ông những kinh ngiệm để hiểu về những lý luận tâm lý sau này của ông. Ví dụ như trò chơi thông qua trí tưởng tượng của ông ngày bé khi ngồi trên một tảng đá lớn trong vườn. Ông sẽ ngâm nga một mình rằng “ Mình đang ngồi trên đỉnh tảng đá này và nó ở bên dưới”, lúc này tảng đá tảng đá sẽ đối đáp lại rằng “Tôi đang nằm đây trên chỗ dốc này, và cậu ấy đang ngồi lên tôi” những kinh nghiệm dạng này tạo tiền đề cho sự hiểu biết của Carl Jung về phóng chiếu và nó góp phần trong những lý luận về mặt lý thuyết tâm lý học của ông.

Cũng chính những cô đơn giai đoạn ấu thơ và tuổi dậy thì vì không tìm được ai hiểu mình, ông đã chuyển niềm cô đơn đó sang niềm đam mê văn học, triết học, lịch sử và tôn giáo. Điều này góp phần tạo nên sự hiểu biết phong phú của ông trong cuộc đời của mình. Người ta còn ghi nhận rằng Carl jung có khả năng đọc được ngôn ngữ văn viết thời cỗ xưa, kể cả kinh phạn, ngôn ngữ bản gốc của kinh thánh và Ấn giáo. 

Và thời gian thì vẫn tiếp tục trôi để sau khi vượt qua những năm tháng tuổi thơ không mấy êm đềm như những đứa trẻ khác Carl Jung bước vào đại học, đánh dấu một bước chuyển mới, đồng thời cũng đánh dấu sự xuất hiện của một tên tuổi lớn trong học thuật về tâm lý học, lúc bấy giờ và sau này.

Carl Jung viết “ giờ đây, tôi bắt đầu biểu lộ sự say mê ở mọi phương diện. Tôi biết mình muốn gì và theo đuổi nó. Tôi cũng trở nên dễ gần và cởi mở hơn nhiều” (Tự truyện – Carl Gustav Jung ). Có lẽ đây là lý do khiến Jung chuyển từ ngành khảo cổ sang nghề thuốc ở đại học Basel. Nhưng cũng chính sự chuyển hướng này giúp đã giúp ông cảm thấy mình tốt hơn. Để rồi vào năm 1902 Carl Jung trình luận văn tiến sĩ y khoa với đề tài “Góp phần nghiên cứu về tâm lý học và bệnh học đối với những hiện tượng gọi là huyền bí”. Sau khi tốt nghiệp công tác tại bệnh viện tâm thần Burghoeltzlity ở Zurich. Là một người say mê khám phá những điều kỳ bí, đặc biệt liên quan đên tâm trí con người nên Carl Jung cũng có một thời gian học về thôi miên. 

Vào năm 1903 Carl Jung kết hôn với Emma Rauchenbach con gái của một thương gia, vợ của ông được nhìn nhận là một người phụ nữ hiền diệu và có học thức. Cuộc sống vợ chồng của Jung khá êm đềm bởi vợ của ông là một người sống vì gia đình, trong khi Jung là người theo chủ nghĩa đa thê. Đây cũng là một trong những điểm nhấn trong tư tưởng của Carl Jung.

Trong sự nghiệp của Carl Jung một trong những điểm nhấn quan trọng ta phải kể đến là 6 năm gắn bó với Sigmund Freud nhà Phân tâm học nỗi tiếng của mọi thời đại. Jung còn từng được Freud đánh giá là người kế thừa xứng đáng nhất của ông trong địa phận của Phân tâm học. Hai người đã giành cho nhau những ấn tượng tốt đẹp nhất trong học thuật ở những lần gặp gỡ đầu tiên. Nhiều tài liệu ghi nhận lại rằng Jung và Freud đã có một cuộc trao đổi hơn ba giờ đồng hồ trong lần gặp đầu tiên của hai người. 

Chính học thuyết Phân tâm học phần nào giúp sáng tỏ những điều hoài nghi nơi Jung. Nhưng với một tư tưởng và những hiểu biết rất Carl Jung đã hình thành những biện luận của riêng ông, từ đó gay nên những rạn nứt với Freud. Để rồi, dẫn đến sự chia tay của hai nhà tư tưởng lớn. Trong những lá thứ Carl Jung từng viết cho Freud có đoạn: “Trứng khôn hơn vịt là điều cả gan. Nhưng những gì trong trứng phải có được sự dũng cảm để bò ra”. Hay trong một bức thư khác ông viết “Trò mãi là trò thì sẽ không đền đáp được ơn thầy”.

Nhiều lập luận cũng cho rằng Jung đã từng tìm thấy ở Freud hình ảnh của một người cha mà ông mong muốn. Để khi những rạn nứt và sự chính thức chấm dứt những trao đổi với người cha, người thầy ông từng gắn bó tạo một nỗi đau vô cùng to lớn về mặt tâm lý với ông. 

Carl Jung từng chia sẽ sau khi chia tay Freud ông rơi vào một trạng thái “mất phương hướng” nhưng cũng chính nhờ vào biến cố này mà Jung đã tạo ra những sáng tạo rất mảnh liệt để bù đấp cho những nỗi đau tâm thần. Jung gọi là giai đoạn “dương đầu với vô thức”.

Những ghi chép sau này cho thấy sau chiến tranh thế giới thứ I, ông đi du lịch nhiều nơi trên thế giới, thăm viến, nghiên cứu rất nhiều về văn hóa và tôn giáo. Vốn là người có kiến thức uyên thăm cộng với sự miệt mài nghiên cứu nên tìm thấy những ý tưởng đặc sắc nơi thần thoại, thuật giả kim ... và Jung là cũng là người có một chiều sâu tâm linh vũng chắc. 

Chính những trãi nghiệm của cuộc đời mình mà Carl Jung đã vượt qua được những khó khăn nơi chính ông, để hình thành nên những lý thuyết tạo nền tảng cho thế hệ sau này. Ông đã lao động không ngần nghỉ ở những năm cuối đời và để lại hơn 20 tác phẩm tâm lý giá trị. 

Có rất nhiều những biến cố lớn nhỏ để hình thành nên tư tưởng một một nhà tâm lý đi cùng năm tháng. Để rồi ông nhìn nhận lại trong những ngày cuối đời mình : “Trong trường hợp của tôi, chắc chắn một thôi thúc say mê đối với hiểu biết đã khiến tôi ra đời, bởi lẽ đó là yếu tố mạnh nhất trong bản chất con người tôi” (Tự truyện – Carl Gustav Jung)

Carl Gustav Jung chia tay thế giới này vào ngày 6 tháng 6 năm 1961 tại Kusnacht.
Huỳnh Dương, thành viên Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Sài Gòn. Bài viết đăng tải cùng sự cho phép của tác giả. Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả.
DMCA.com Protection Status
Bài viết "Carl Jung - Nhà Hiền Triết Của Những Biểu Tượng Tâm Lý Học " có bản quyền, được bảo vệ bởi DMCA. Bất kỳ hình thức sao chép lại ở các trang khác mà không tuân thủ các điều khoảng sử dụng của chúng tôi sẽ được thông báo đến DMCA để thực hiện gỡ bỏ khỏi hệ thống tìm kiếm của Google và Bing. Truy cập DMCA.COM để biết thêm về các biện pháp trừng phạt do vi phạm bản quyền nội dung số.
Trang chủ