Hướng Dẫn Ngắn Về Red Rose




I. Phần Lý Luận

1. Red Rose:

Sự nghiên cứu về mặt cắt, và các khái niệm giao nhau đã được nghiên cứu từ lâu trong hệ thống toán học. Nhiều công trình vẫn được gọi tên ngày nay như biểu đồ Vien để biểu thị tập hợp. Trong những giời gian cổ đại, khái niệm mặt cắt phân chia mặt phẳng đã được Euclid nghiên cứu trong Elements suốt thời kỳ trung cổ và còn nhiều nghiên cứu nữa trong văn hóa Arap, sau đó Leonardo Fibonacci's cũng nghiên cứu đề tài này với tác phẩm Practica Geometriae

Trong thế kỷ 20, với sự quan tâm của nhà khoa học, giáo sư R. C. Archibald vào những năm 1900 đã khơi gợi lại sự chú ý đối với đề tài này. Những năm 1920, với sự xuất hiện của Huyền Học có khuynh hướng ảo giác không gian được hình thành, đặc biệt là các tác phẩm huyền học không gian của M.C.Esher (Cực kỳ nỗi tiếng, lên google seach). Cuối cùng là đóng góp của Konhauser, một nhà toán học mỹ chuyên nghiên cứu khoa học không gian. Ông là người đã gợi ý về sự chia vùng ảnh hưởng cũng như hình thành sơ đồ Red Rose (Hình đầu tiên)

2. Red Rose và Tarot

Cấu trúc Red Rose là sự giao nhau của 5 vòng tròn (5 cánh hoa). Về lý thuyết hình học, 5 vòng tròn giao nhau sẽ phân chia mặt phẳng thành 22 phần. Các phần này không giao nhau, và thể là sự giao giữa 5 cánh hoa. Mỗi phần được đánh số từ 1 đến 22. (Hình đầu tiên). Sự đánh số này theo chiều trái kim đồng hồ. Số 1 ở giữa đầu tiên, số 22 cuối cùng và là mặt phẳng ngoài.

Tương ứng cấu trúc của Tarot, 22 lá bài này tương ứng 22 phần trong sơ đồ. Lá Fool là số 1, lá 21 The World là số 22. Tức là Chỉ số của mỗi lá thêm một sẽ là chỉ số của phần sơ đồ tương ứng. Ông không giải thích rõ vì sao lại thư vậy. Ta mặc nhiên chấp nhận.

3. Các Khái Niệm

Đường xoắn ốc (Road): Đường đi từ 1 đến 22 tuân thủ đường xoắn ốc ngược kim đồng hồ. Ông cho rằng sự phát triển của Fool bắt đầu từ trung tâm và đi theo xoắn ốc, tức là lập đi lập lại vòng đời theo mỗi bước 5. Nếu ai có nghiên cứu triết học, chắc hiểu rõ khái niệm về vòng phát triển xoắn ốc. (Lenin cũng từng dẫn câu nói này, ai học triết mác lê nin chắc còn nhớ) - Hình dưới


Bốn Tầng Thế Giới (4 World): Ông nhận định 4 hình ngũ giác cho 4 chu kỳ của đường xoắn ốc tương đương 4 thế giới của Kabala. Vị trí số 1 (tức là lá số 0) và vị trí thứ 22 (tức là lá 21) là ngoài 4 thế giới. Lần lượt 5 thế giới là (từ nhỏ đến lớn): Briah, Atsilutb, Yetzirah, Assiah. - Hình dưới


Năm Cánh Hoa (5 Soul): Ông cho rằng mỗi thành phần thuộc cánh hoa là tương ứng 1 soul. Tất cả vùng mang số nào thuộc soul nào thì cũng mang tính chất soul đó. Lần lượt từ cánh hoa trên cùng theo chiều ngược kim đồng hồ: Jechidah, Chiah, Neschamah, Ruach, Nephesch. Hình thứ nhất

Sephiroth: Trong sơ đồ, các cặp số cùng hướng trong ngũ giác mang một dấu hiệu Seph, có tất cả 10 hướng tương ứng 10 seph. Xem hình dưới


Vùng Ảnh Hưởng (Area Relative): ÔNg cho rằng mỗi một lá tarot đều chịu ảnh hưởng của soul chứa nó và World chứa nó, trừ lá số 22 (tức là vùng 1 và vùng 22).



4. Giải Đoán:

Khi rút được một lá bài nào đó cần xem xét ảnh hưởng của  các thuộc tính lên nó. Đồng thời xem xét ảnh hưởng về vị trí của nó đối với sơ đồ. Vị trí của 2 lá bài (hoặc nhiều lá) có thể có các quan hệ:
+ Cùng Soul: tác động của soul lên lá bài
+ Cùng World: tác động của world lên lá bài
+ Lân Cận: ảnh hưởng trực tiếp
+ Đối Xứng: ảnh hưởng gián tiếp

Trong tác phẩm của mình, ông không đề ra một kiểu trải bài nào cụ thể, cũng như không giải thích sâu hơn. 

5. Nhận Xét:

Hệ thống của ông không xây dựng dựa trên bí thư Yetzirah, nên không được sự ủng hộ của giới huyền học do thái. Tuy nhiên công bằng mà nói, cấu trúc của ông đã giải quyết được trọn vẹn cái mâu thuẫn mà Cube of space hay tree of life mắc phải. Đây có thể coi như một sơ đồ hoàn chỉnh giải quyết các vấn đề. Điều khiếm khuyết là ngoài những giải thích về sơ đồ, ông không có một chỉ dẫn chính xác nào dành cho việc bói bài. Vì vậy việc nghiên cứu về hướng này vẫn phải trông chờ vào tương lai.


II. Cách Trải Bài (Tirage )

Bộ Bài Khuyến Nghị: Tarot de Marseille
Phương Pháp Khuyến Nghị: Trải bài tự do
.
Tham Khảo chính:
Indiana School Mathematics J. 14, No 4, 1979.
Konhauser, J. D. E.; Velleman, D.; and Wagon, S. Which Way Did the Bicycle Go? And Other Intriguing Mathematical Mysteries. Washington, DC: Math. Assoc. Amer., 1996.
Problem Q736. Parabola 24, 1988.
R. C. Archibald, Euclid's Book On Divisions of Figures, Cambridge University Press, 1915
Conway, J. H. and Guy, R. K. "How Many Regions." In The Book of Numbers. New York: Springer-Verlag, 1996
Weisstein, Eric W., "Circle Division by Chords" from MathWorld.

Phillippe NGO, tác giả Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp.
DMCA.com Protection Status
Bài viết "Hướng Dẫn Ngắn Về Red Rose" có bản quyền, được bảo vệ bởi DMCA. Bất kỳ hình thức sao chép lại ở các trang khác mà không tuân thủ các điều khoảng sử dụng của chúng tôi sẽ được thông báo đến DMCA để thực hiện gỡ bỏ khỏi hệ thống tìm kiếm của Google và Bing. Truy cập DMCA.COM để biết thêm về các biện pháp trừng phạt do vi phạm bản quyền nội dung số.
Trang chủ