Tarot và Mối Quan Hệ với Thần Thoại Hi-La - Phần 2: THE MAGICIAN



Lời Nói Đầu

Ý tưởng của mối quan hệ với Hi Lạp - La Mã (trong bài viết này, về sau gọi là Hi La cho gọn), thực ra không phải mới ... - Xem thêm tại phần I.


Phần 2. THE MAGICIAN

1. Sự Tương Ứng The Magician và Hermes

Khác với sự dễ dàng ở lá The Fool, khi lý luận của tôi có sự hỗ trợ của lý luận Adeline thì trong lá bài này, tôi gần như chưa có sự hỗ trợ gì.  Một số lý luận đáng chú ý mà tôi đọc trong thời kỳ này gồm có lý luận của  Bill Butler trong Dictionary of the Tarot về hình ảnh trò chơi ảo thuật "cốc và banh" (cups and balls) trong lá này; một nghiên cứu của Autorbis về tarot và nguồn gốc Daphne năm 2003 (hiện vẫn còn lưu trữ trên trionfi); một nghiên cứu về nguồn gốc tarot Hermes trong trường phái Pythagorean của John Opsopaus năm 1996 (xuất bản thành The Pythagorean Tarot do LL ấn hành); một lý luận ngắn trên trionfi, và Wiki gợi ý về Hermes Trismegistus (Latin: Mercurius ter Maximus). Một số tranh luận về sách Libellus và Achemy trên History of Tarot. Những gợi ý này không hoàn toàn dẫn chứng thuyết phục. 

Khi tìm sự tương ứng này, tôi cố gắng xem xét ở 3 điểm chính sau: hình dạng mũ của The Magician khá đặc biệt rất đặc trưng, sự tổng hợp giữa ống nghiệm thuốc, ly, túi, dao trong cùng một chủ thể, và sự liên quan đến ma thuật. Hermes, là một người bảo trợ cho ma thuật, bưu chính. Trong văn hóa La Mã, ông còn là người bảo trợ cho ảo thuật, y thuật, và nghề móc túi. 

Xét tổng thể thì các hình ảnh trên lá bài Magician chỉ thỏa mãn một phần của lý luận: những di  tích của Hi Lạp thỏa mãn về hình ảnh cái nón, khá đặc trưng và tin tưởng. Các hình ảnh về cái cốc và trái banh có thể giải thích nhờ lý luận của Bill. Hình ảnh vô cực ở lý luận Papus có thể giải thích được bằng hình ảnh cây gậy. Hình ảnh cái cốc và cây dao xuất hiện tương đối trong mô típ này.

Hình ảnh cái túi khiến tôi mất ngủ vài đêm; vì dù rằng Hermes bảo trợ cho trộm cắp nhưng lại không có tranh ảnh nào trong bộ sưu tập mà tôi có lại thỏa mãn hình ảnh này, thật may là một người bạn đã gợi ý tôi tìm đến mô típ tượng La Mã trong vài bộ sưu tập lẻ và tôi tìm được không chỉ một mà là hàng chục tượng có mô típ này. Vấn đề còn lại là sự tổng hợp các hình ảnh dụng cụ và cái bàn. Không một hình ảnh nào tìm thấy trùng khớp với mô típ này. Cuối cùng, lý luận và minh họa của trường phái Pytago đã chỉ ra mô típ phù hợp. Ơn chúa ! Hoàn thành lý luận này. Trong lý luận của tôi, cần phân biệt hai Hermes : một Hermes cổ đại Hi La, và một Hermes của giả kim thuật. Một biểu tượng của lá bài Magician, có thể đồng thời giải thích ở cả hai hình tượng Hermes, hoặc có thể không.

Hermes trong thần thoại Hi La nói chung không thật sự nổi bật. Nhưng thời kỳ Hellenistic thì Hermes được nêu lên như là người bảo trợ cao nhất của thuật giả kim với danh xưng Hermes Trismegistus (Hermes ba biểu hiện - Xem tại đây). Sau đó thì đến thời kỳ trung cổ giả kim thuật, Hermes lại được nêu lên như là đại diện của phép giả thuật thần bí với trường phái mang tên ông Hermetica (xem tại đây). Trong lý luận này, hình tượng thần Hermes của Hi La không đậm nét bằng hình tượng Hermes thời Hellenic và Giả Kim Trung Cổ. 

2. Lý Luận 

Hình ảnh cái nón: Hình ảnh cái nón được chứng minh qua hình ảnh cái nón của Hermes, rất đặc trưng cho giới buôn bán và tượng trưng cho sự giao thương. Hình ảnh cái nón rộng vành này hầu như ít gặp trong các hình tượng cổ đại. Nó gần như là đặc trưng của Hermes trong các đồ họa cổ. 

Hình ảnh cái ống gậy: Một mặt nó là hình ảnh rút gọn của cây gậy Caduceus của Hermes, đại diện cho y học và thuốc ma thuật. Hình ảnh Caduceus của Hermes còn đôi khi được mô tả bằng hình ảnh cầm đuốc. Mặc khác có thể coi nó như hình ảnh ống nghiệm khi coi Hermes như thầy giả kim. Một vài bản khắc in vẫn có dấu hiệu này.  

Hình ảnh vô cực: hình ảnh số tám ngang biểu hiện của vô cực diễn tả trên đầu của Magician thông qua cái nón chéo của Papus. Điều này được Waite hiện thực hóa bằng ký hiệu trên đầu Magician. Đặc trưng này được tôi tìm thấy trên gậy của Hermes, điều đó càng khẳng định được hình tượng trong lá bài này chính là Hermes. 

Hình ảnh con rắn: trong một số lý luận về nguồn gốc Ấn Độ, một lý luận khá thú vị, hình ảnh cây gậy của Magician thực ra là ống sáo, còn cái dãy lụa lòi ra ngoài cái túi trên bàn thực ra là con rắn. Hình ảnh các tu sĩ ấn thường biểu diễn về rắn và ống sáo là một hình ảnh khá quen thuộc. Ở đây, nếu ta áp dụng cách hiểu này, thì hình ảnh con rắn đó có thể tham chiếu đến cây gậy Caduceus của Hermes. Có lẽ hình tượng rắn cắn đuôi của Waite cũng xuất phát từ hình tượng con rắn quấn quanh gậy của Hermes trong lá bài này. 

Hình ảnh cốc và trái banh: với dẫn chứng về trò "cốc và banh", đây hẳn là hình tương Hermes khi đại diện cho ảo thuật và ma thuật. Trò cốc và banh có nguồn gốc từ ai cập, được xem là trò ảo thuật cổ nhất còn được biết đến. Xem thêm ở đây. Clip về trò ảo thuật này tại đây. Mô típ này xuất hiện thời Trung Cổ. Hình ảnh àny phù hợp với hình ảnh rắn-sáo mà tôi lý luận bên trên, đại diện cho ngành ảo thuật và trò tiêu khiển xuất hiện từ các nghệ sĩ nghèo thời trung cổ. 

Hình ảnh cốc và đồng tiền vàng: trong lý luận Giả Kim, vàng đại diện cho sự bất tử, của thần thánh, còn chì đại diện cho trần tục và cái chết. Nếu người ta biết cách xây dựng quy trình biến chì thành vàng, thì cũng sẽ biết cách xây dựng quy trình biến người thành thần. Các đồng tiền chì và vàng này, giống như cốc và ống nghiệm, chính là các dụng cụ chính trong giả kim thuật. 

Hình ảnh cái túi: Hermes thời La Mã được mô tả với hình ảnh túi tiền trong tay, vì ông là đại diện của buôn bán và cả trộm cắp ! hình ảnh túi tiền trên bàn hẳn là sự biến đổi của hình tượng này. Hình tượng này còn có thể được hiểu là túi đựng rắn trong lý luận tôi đã bàn bên trên. 

Hình ảnh ngọn lửa: hình ảnh này vẫn còn đang tranh cãi. Theo papus thì đó là hình ảnh ngọn lửa, còn camoin thì cho rằng đó là hình ảnh âm hộ phụ nữ ... Trong lý luận này, tôi cho rằng đó là hình ảnh ngọn lửa của lò nung thí nghiệm, một công đoạn không thể thiếu trong quá trình luyện giả kim. Hình ảnh này còn có thể liên tưởng đến cánh chim trên đôi giày của Hermes. 

Hình ảnh con dao: hình ảnh con dao với 2 kiểu dáng khác nhau được xem như dao phẫu thuật, là đại diện của y học và cả giả kim. Mặc khác, trong một số mô típ của thần Hermes, có mô típ thần Hermes chiến đấu bằng dao, rất thường gặp trong đĩa sứ Hi Lạp. 

Hình ảnh cái bàn ba chân cùng dụng cụ: hình ảnh này mô tả cái bàn ba nguyên lý của thuật giả . Đồ họa này đã được trích trong các tác phẩm Hermetica trung cổ, và cả trong sách thời Hellenic. Tôi sử dụng hình ảnh minh họa của Salzman trích từ "December in the Calendar of 354". 

3. Hình Ảnh Minh Họa 

- Hình Ảnh Hermes Hi Lạp:





























- Hình Ảnh Cái cốc xuất hiện trong Hermes Hi Lạp:






- Hình ảnh Cây Dao xuất hiện trong Hermes Hi Lạp:






- Hình ảnh con rắn cắn đuôi xuất hiện rõ nét trong mô típ này:








- Hình ảnh Hermes La Mã : với cái ống nghiệm và túi tiền












- Hình ảnh Hermes Trismegistus trong thuật giả kim trung cổ:








- Hình ảnh các dụng cụ giả kim thời bấy giờ :




- Hình ảnh Hermes trong sách Libellus trong thời kỳ Hellenic: 






4. Kết Luận 

Trong lý luận này của tôi, những biểu tượng không đồng thời xuất hiện trong cùng một mô tip. Các biểu tượng này cũng không xuất hiện trong cùng thời kỳ. Nhưng tổng hợp lại những ý tưởng này, có thể khẳng định sự liên hệ giữa hình ảnh lá này và biểu tượng của Hermes.

Lời cảm ơn: để hoàn thành phần công việc này, tôi đã sử dụng rất nhiều kiến thức trong các nghiên cứu sâu sắc về Thuật Giả Kim Hermetica và trường phái Số Học Thần Bí Pythagorean từ Bruce MacLennan, phó giáo sư ngành Công Nghệ Thông Tin của Đại Học Tennessee. Hình như ai học ngành trí tuệ nhân tạo cũng đam mê về huyền học nhỉ :).

Nguồn:
http://fr.wikipedia.org/wiki/Le_Bateleur
http://trionfi.com/daphne-in-tarot
http://forum.tarothistory.com/viewtopic.php?f=11&t=655&p=10615
http://web.eecs.utk.edu/~mclennan/BA/PT/M1.html
http://www.atelier-st-andre.net/en/pages/aesthetics/byzantine_perspective.html
http://forum.tarothistory.com/viewtopic.php?f=11&t=603&p=8987
http://forum.tarothistory.com/viewtopic.php?f=23&t=384&p=6870&hilit=inverse#p6870
http://forum.tarothistory.com/viewtopic.php?f=11&t=655&p=10615
DMCA.com Protection Status
Bài viết "Tarot và Mối Quan Hệ với Thần Thoại Hi-La - Phần 2: THE MAGICIAN" có bản quyền, được bảo vệ bởi DMCA. Bất kỳ hình thức sao chép lại ở các trang khác mà không tuân thủ các điều khoảng sử dụng của chúng tôi sẽ được thông báo đến DMCA để thực hiện gỡ bỏ khỏi hệ thống tìm kiếm của Google và Bing. Truy cập DMCA.COM để biết thêm về các biện pháp trừng phạt do vi phạm bản quyền nội dung số.
Trang chủ