Tổng Hợp Biểu Tượng Trong The Hierophant của Dreaming Way Tarot

Lá The Hierophant chỉ tất cả những người lãnh đạo tôn giáo, không chỉ Giáo hoàng và mục sư Công giáo, mà còn bao gồm cả shaman nữa. Trên thực tế, nó chỉ tất cả những cá nhân lớn tuổi có sự thông tuệ để chia sẻ cho những người trẻ hơn. The Hierophant dẫn dắt những người mới bắt đầu tạo thành nhóm, tổ chức, định chế và cấu trúc nên hệ thống đức tin.

Hierophant trong Dreaming Way Tarot. Ảnh: Internet


Theo Biểu Tượng của Tử Đinh Hương “Chiếc chìa khóa – hình ảnh tượng trưng cho người lãnh đạo, nguwoif làm chủ, người đề xướng – tất cả những ai nắm quyền quyết định và trách nhiệm, chiếc chìa khóa là biểu tượng của quyền lực và sự chỉ huy tối cao. Tại Nhật Bản, chiếc chìa khóa là biểu tượng của sự phồn thịnh bởi thời xa xưa nó thường được dùng để mở kho thóc, kho gạo. Người ta cũng cho rằng vị Thủ lĩnh, Mặt trời, Thượng đế là ba chìa khóa vĩ đại. Thượng đế là chìa khóa của sự sáng chế và của thế giới. Mặt trời là chìa khóa của ngày và nó mở ra khi mọc lên và đóng lại khi lặn xuống. Còn Thủ lĩnh là “chìa khóa” của bộ tộc bởi chỉ có ông ta mới có quyền quyết định thực hiện hoặc hủy bỏ công việc. Trong các truyện cổ và truyền thuyết, người ta rất hay nhắc đến ba chiếc chìa khóa. Chúng lần lượt dẫn vào bên trong ba hàng rào hoặc ba phòng bí mật. Đó là ba bước đến gần cái bí ẩn. Những chìa khóa bằng bạc, bang vàng hoặc kim cương ấy đánh dấu những giai đoạn thanh tẩy và khai tâm. Chìa khóa ở đây là biểu tượng của cái bí ẩn phải khám phá, của câu đố phải giải, của hành động khó khăn phải thực hiện, tóm lại là những bước đường dẫn tới sự giác ngộ và phát minh. 



Hình ảnh chòm chìa khoá trong lá bài này tham chiếu đến huyền tích về thánh Phê rô. Xin trích dẫn từ wikipedia những chi tiết về cuộc đời của thánh. 

Thánh Phêrô (Tiếng Hy Lạp: Πέτρος, Pétros "Đá", Kephas hoặc thỉnh thoảng là Cephas) là tông đồ trưởng trong số mười hai Tông đồ của Chúa Giêsu. Thánh Phêrô được Chúa trao cho quyền cai quản Hội Thánh. Ông là con trai của Gio-na và là anh em ruột của Anrê, một vị Thánh khác trong 12 Tông đồ của Chúa Giêsu. Nguồn sử liệu chính giúp chúng ta tìm hiểu về cuộc đời của ông là sách Tân ước mà chủ yếu là bốn sách Phúc Âm và sách Tông đồ Công vụ. Tân ước nhắc đến Phêrô khoảng 154 lần, dưới danh xưng Hy Lạp Petros, thường gắn liền với tên Do Thái Simêon (đọc theo kiểu Hy Lạp là "Simon"). Tên khai sinh của ông là Simon, và tên của cha là Gioan. Danh xưng tiếng Hy lạp "Petros" gốc từ "petra" có nghĩa là "đá", do Chúa Giêsu đặt cho ông; trong tiếng Aram là Kêpha (xuất hiện trong các thư của Thánh Phaolô). 

Truyền thống công giáo cho rằng, ông là Giám mục của Rôma và là vị giáo hoàng đầu tiên của Giáo hội Công giáo. Đối với cộng đồng tín hữu Công giáo, bằng chứng quan trọng cho thấy Thánh Phêrô là lãnh đạo của Giáo hội do chúa Giêsu thiết lập được tìm thấy trong Kinh Thánh, chương Mátthêu 16:17-39 và Gioan 21: 15-17.Cụ thể, khi đến vùng kế cận thành Caesarea Philippi (Xê-da-rê Phi-líp-phê) ông là người đã tuyên xưng Giê-su là Con Thiên chúa. Và cũng chính tại đây, ông đã được Chúa Giê-su đặt là người đứng đầu tuyên bố tính thiên sai của Chúa Kitô và làm nền móng cho Giáo hội: “ Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy ” —Tin mừng Mát thêu, 16,18-19. Đó là lý do lá bài mang những ngữ nghĩa: bài học, nghi thức, chỉ dạy, quan hệ truyền thống...

Do đó, sử dụng hình ảnh thánh Phêrô, lá bài muốn nhắc đến vai trò dẫn dắt tâm linh của nhân vật. Ngoài hình ảnh chìa khoá nước trời, còn có hình ảnh mũ Zucchetto cũng có cùng ý nghĩa.

Mũ Zucchetto (đôi khi còn gọi là Mũ Sọ) là loại mũ đội đầu nhỏ hình bán cầu, dành cho các giáo sĩ trong Giáo hội Công giáo Rôma, Anh giáo cũng như vài giáo hội Chính Thống giáo Đông phương. Trong truyền thống Công giáo, mũ zucchetto thường được làm bằng lụa tơ tằm hoặc vải polyester, từ tám mảnh hình tam giác ghép lại tạo thành hình bán cầu. Trên đỉnh mũ có một núm nhỏ để tạo sự thuận tiện khi sử dụng. Về nguyên tắc, tất cả những ai có chức thánh trong Giáo hội Công giáo Rôma đều có đặc quyền đội mũ zucchetto màu đen (nếu họ được thăng chức cao hơn sẽ mang mũ màu khác) và chỉ được đội mũ zucchetto khi có mặc áo Cassock hoặc áo lễ (dù rằng rất hiếm khi giáo sĩ đội mũ zucchetto màu đen). Giám mục có thể đội mũ zucchetto màu tím, hồng y đội màu đỏ, và màu trắng chỉ dành riêng cho giáo hoàng. Mũ Zucchetto luôn là mũ đội trong cùng nếu đội kèm các loại mũ khác như mũ Mitre, mũ Biretta. Một giáo sĩ đang đội mũ zucchetto sẽ phải cởi mũ này ra khi gặp một giáo sĩ ở chức cao hơn. Tất cả các giáo sĩ phải cởi mũ zucchetti của mình ra khi gặp giáo hoàng, trừ khi ông cho phép họ tiếp tục đội. Mũ Zuccetto chính là biểu hiện của người lãnh đạo giáo đoàn và tâm linh. Hình ảnh nguười tu sĩ bất lực nhìn cuộc sống thể hiện ý nghĩa khác của lá bài này: hy sinh quá nhiều để đi theo truyền thống, những nghi lễ vô nghĩa, bất lực trong tâm linh ...

Hình ảnh cây sồi hay rừng sồi mang ý nghĩa khác. Theo Biểu Tượng của Tử Đinh Hương “Thân hình cao lớn và vạm vỡ, tán cành trải rộng sum sê và có thể sống hàng trăm năm tuổi, cây sồi (tên gọi chung một số cây to cùng họ với dẻ, cành non có long, lá hình trái xoan dài nhọn đầu, gỗ dùng trong xây dựng, có nhiều ở phương Tây) trong nhiều nền văn hóa, đặc biệt văn hóa phương Tây, là một loài cây linh thiêng, biểu tượng của sự uy nghi, sức mạnh, trí tuệ hiền minh và quyền lực. Với người Châu Âu, cây sồi còn là biểu tượng của hạnh phúc, sức khỏe và sức sống dẻo dai. Không những thế, người ta còn tin rằng cây sồi linh thiêng sẽ ban tặng cho con người sức mạnh vĩ đại cùng những ước mơ phóng khoáng. Huyền thoại cổ xưa của nhiều nước Châu Âu cho rằng, thân hình vạm vỡ của những cây sồi chính là những cánh cửa ngăn cách thế giới con người với những thế giới thần linh khác. Cánh cửa – thân sồi sừng sững ấy sẽ thôi đóng im ỉm nếu như có một ai đó mở được nó ra và người đó sẽ tìm thấy đường đến với những thế giới kì diệu chưa từng biết đến. Đối với nhiều bộ lạc cổ xưa ở nước Đức, cây sồi còn có khả năng tiêu trừ sự ngu dốt và tăm tối. Truyền thuyết của người Hy Lạp cũng kể rằng, cây sồi là hiện thân của thần Zeus, vị thần đứng đầu trên đỉnh Olympus. Trong tâm thức của người Châu Âu từ xưa đến nay, cây sồi luôn là một loài cây thần thánh. Họ tin rằng nếu mang một hình ảnh cây sồi(hoặc lá, quả sồi) như một thứ bùa bên mình thì sẽ luôn gặp may mắn, tự tin, lạc quan yêu đời và có đủ nghị lực để đương đầu với nguy hiểm khó khăn. Và đó cũng là lí do vì sao trên các đồ thêu, thảm len, gốm sứ, trang sức, lưu niệm….của người phương Tây thường có họa tiết cây sồi, lá sồi hoặc quả sồi. Không ít quốc gia trên thế giới chọn cây sồi là biểu tượng của dân tộc mình như : Cộng hòa Síp, Anh, Estonia, Đức, Ireland, Italy, Moldova, Serbia, Mĩ, Xứ Wales…”Cây là một đại diện của cuộc sống. 

Đây là dây liên kết giữa trời và đất , là sổ đăng ký của con người và miền đất của Thiên Chúa. Với chuyển đổi hình ảnh cái cây liên quan đến các mùa, cây gợi lên cuộc sống với sự ra đời , trưởng thành và cái chết. Nó ám chỉ sự tuần hoàn của vũ trụ và sự bất tử. Là đại diện cho cái cây trong mùa xuân, là sự phục sinh sau chết chóc. Nó là niềm an ủi người sống về sự ra đi yên bình của người chết sẽ được phục sinh ở thế giới bên kia. Nó ám chỉ sự hồi sinh.Cũng như vậy cây sồi nếu ngọn cây bị cắt, nó có ý nghĩa giống với hình ảnh cây bị cắt ngon. Tuy nhiên, cây sồi với sự rắn rỏi của nó ám chỉ vị trí lãnh đạo của người dưới mộ. Nếu được mô tả ở phần chéo của cây (chạc cây) nó biểu hiện tinh hoa và sức mạnh của người đã mất với thế giới.Dưới chân thập giá, cây sồi ám chỉ một sự từ chối phát triển. Nếu được mô tả với các chồi mới nhú, nó hứa hẹn mùa xuân tương lai. Một là nó ám chỉ sự vĩnh cữu của thời gian, hai là nó ám chỉ người dưới mộ chết vào mùa xuân. – Theo bài viết Cái Chết, Sự Bất Tử và Sự Hồi Sinh (Phục Sinh) của tác giả Philippe Ngo

Xuôi: bài học, nghi thức, chỉ dạy, hôn nhân, quan hệ truyền thống, phong tục, tạo ra sự ăn khớp, có trí tuệ nhưng không có quyền lực. 

Ngược: hy sinh quá nhiều để đi theo truyền thống, những nghi lễ vô nghĩa, hối lộ, bại hoại.

Xem tất cả bài viết trong cuốn Dreaming Way Tarot: Con Đường Mơ Mộng của Hằng Phí.
Hằng Phí, thành viên Tarot Huyền Bí, quản trị viên của Dreaming Way Tarot Việt Nam và trang Dreaming Way Tarot. Bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn và mang quan điểm của tác giả.
DMCA.com Protection Status
Bài viết "Tổng Hợp Biểu Tượng Trong The Hierophant của Dreaming Way Tarot" có bản quyền, được bảo vệ bởi DMCA. Bất kỳ hình thức sao chép lại ở các trang khác mà không tuân thủ các điều khoảng sử dụng của chúng tôi sẽ được thông báo đến DMCA để thực hiện gỡ bỏ khỏi hệ thống tìm kiếm của Google và Bing. Truy cập DMCA.COM để biết thêm về các biện pháp trừng phạt do vi phạm bản quyền nội dung số.
Trang chủ