Tổng Hợp Biểu Tượng Trong Lá The High Priestess Của Dreaming Way Tarot

Lá The High Priestess thường ám chỉ một người phụ nữ trẻ tuổi (20-40 tuổi), xinh đẹp, biết chăm sóc bản thân. Bầu không khí đứng đắn và riêng biệt của mình làm nàng có vẻ xa cách và khó tiếp cận, nhưng nàng có một trái tim ấm áp. Khi còn độc thân, nàng rất được nam giới yêu thích nhưng sau khi kết hôn nàng lại trở nên kín đáo và thụ động.


The high priestess trong Dreaming Way Tarot. Ảnh: Internet
Đầu tiên là biểu tượng Măt Trăng. Theo Từ Điển Biểu Tượng của Tử Đinh Hương: Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất, phản chiếu ánh sáng của Mặt Trời và chiếu sáng Trái Đất về ban đêm; hình dạng quan sát được thay đổi dần từng ngày từ khuyết đến tròn và ngược lại. Hình lưỡi liềm là ký hiệu của Mặt Trăng. Mặt Trăng là biểu tượng của biến đổi, sinh trưởng, tuần hoàn, tính nữ, các nhịp điệu sinh học, mang thuộc tính âm và đối lập với Mặt Trời. Mặt Trăng cũng là biểu tượng của thời gian lưu chuyển, thời gian sống động, cuộc chuyển tiếp từ sự sống sang cái chết và từ cái chết trở lại sự sống. 

Trong văn hóa Châu Á, từ ngàn xưa, người nông dân đã dựa vào chu kì biến đổi của Mặt Trăng mà đặt ra lịch(nông lịch, nguyệt lịch), rồi theo đó, tính toán thời vụ gieo trồng, gặt hái.Với họ, Mặt Trăng là biểu tượng của sự sinh sôi và là nơi trú ngụ của thần tiên. Chẳng hạn với người Trung Hoa, lễ hội Tết Trăng – Rằm Trung Thu hàng năm vẫn gợi nhắc câu chuyện cổ tích Hằng Nga (nữ thần Mặt Trăng) gắn liền với mùa gặt hái. Người Trung Hoa còn cho rằng trên Mặt Trăng có con Ngọc Thố - Thỏ Ngọc dung cối giã thuốc, bào chế ra thuốc trường sinh.

Còn người Việt Nam thì cho rằng trên cung trăng không chỉ có chị Hằng và thỏ ngọc mà còn có thằng bé con hay nói dối tên Cuội. Xưa kia, Cuội ở dưới trần gian nhưng vì quá nghịch ngợm nên cuối cùng đã phải bay lên cung trăng cùng với cây đa. Giờ đây, ở Mặt Trăng ấy, vào những ngày trăng sáng, người trần gian vẫn thấy "thằng cuội ngồi gốc cây đa….". Với nhiều dân tộc như Ấn Độ, Do Thái, A Rập….Mặt Trăng thậm chí còn được coi chính là nơi diễn ra cuộc chuyển tiếp từ sự sống đến cái chết hệt như ở chốn âm ti. Theo một số tín ngưỡng, linh hồn được viễn du lên Mặt Trăng hay được an nghỉ vĩnh viễn trên Mặt Trăng, sau cái chết ở cõi trần là đặc ân chỉ dành riêng cho những nhân vật cao quý như vua chúa, anh hùng….

Trên mảnh trăng lưỡi liềm có người con gái ngồi tĩnh lặng ở đó, cô cứ ngồi yên lặng từ trên cao, khuôn mặt không có biểu cảm nhưng đôi mắt dường như bao quát cả thế gian. Cô tượng trưng cho sự nữ tính, mềm mại pha nét bí ẩn, khó hiểu nhưng trong tay người con gái đó lại cầm cuốn kinh Torah, dường như nắm bắt được tất cả bí mật cả thế giới này. Torah (tiếng Hebrew: תּוֹרָה, "Hướng dẫn", "Dạy dỗ"), hoặc những gì thường được dịch là Ngũ Thư, là khái niệm trung tâm trong truyền thống Do Thái giáo. Năm sách này trình bày về công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa, sự hình thành quốc gia Israel, sự kiện cả dân tộc Israel được giải phóng ra khỏi Ai Cập, những luật lệ, những vấn đề lớn có liên quan đến lịch sử Israel...Có rất nhiều ý kiến về sự ra đời của kinh Torah, nhưng được đánh giá cao nhất chính là sự kiện khải hoàn của Mose trên núi Sinai. Dựa trên sự nghi chép lại ngày tháng của các giáo sĩ Do Thái chính thống, xảy ra khoảng vào năm 1312 trước Công Nguyên, cón có số liệu khác cho rằng là vào năm 1280 trước Công Nguyên.

Nó có một loạt các ý nghĩa: nó có thể đề cập tới 5 cuốn sách đầu tiên trong 24 cuốn sách của bộ Tanakh; nó thường bao gồm thêm trong đó các bài chú giải rabbi; từ Torah có nghĩa là hướng dẫn và chỉ ra một cách sống cho những người theo nó; nó có thể mang nghĩa là câu chuyện tiếp tục từ Sáng Thế Ký đến cuối của Tanakh; thậm chí nó có thể có nghĩa là toàn bộ các giáo huấn, văn hóa và tục lệ Do Thái giáo.Nói chung, Torah bao gồm các câu chuyện nền tảng của người Do Thái: lời gọi của Thiên Chúa để hình thành nên dân tộc họ, những thử thách và đau khổ của họ, và giao ước của họ với Thiên Chúa, trong đó bao gồm việc tuân giữ cách sống được hiện thực hóa trong một tập hợp các nghĩa vụ tôn giáo và luân lý cũng như các luật pháp dân sự (halakha). Ngũ Thư là năm quyển sách đầu tiên trong Kinh thánh Hebrew, bao gồm: Sách Sáng thế, Sách Xuất hành, Sách Lêvi, Sách Dân số và Sách Đệ nhị luật. Trong Do thái giáo, Ngũ Thư được gọi là Torah, và là phần đầu của Tanakh; trong khi đó với Kitô giáo, đây là phần đầu của Cựu Ước [Theo Wikipedia]. Hình ảnh quyển sách cùng người con gái trang nhã, cho thấy nền tảng tri thức có tổ chức, được giáo dục và có tư cách đường hoàng.

Xuôi: chăm sóc tốt bản thân, tao nhã, có tổ chức, kiên nhẫn, được giáo dục tốt, rộng lượng, có gia giáo, giáo viên.

Ngược: buông thả, cuộc sống tình dục đầy đam mê, nghi ngờ đối phương.


Xem tất cả bài viết trong cuốn Dreaming Way Tarot: Con Đường Mơ Mộng của Hằng Phí.
Hằng Phí, thành viên Tarot Huyền Bí, quản trị viên của Dreaming Way Tarot Việt Nam và trang Dreaming Way Tarot. Bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn và mang quan điểm của tác giả.
DMCA.com Protection Status
Bài viết "Tổng Hợp Biểu Tượng Trong Lá The High Priestess Của Dreaming Way Tarot" có bản quyền, được bảo vệ bởi DMCA. Bất kỳ hình thức sao chép lại ở các trang khác mà không tuân thủ các điều khoảng sử dụng của chúng tôi sẽ được thông báo đến DMCA để thực hiện gỡ bỏ khỏi hệ thống tìm kiếm của Google và Bing. Truy cập DMCA.COM để biết thêm về các biện pháp trừng phạt do vi phạm bản quyền nội dung số.
Trang chủ