Tarot Huyền Bí Blog thủ thuật
10/10 1500 bình chọn

Archive by date

[Tarot Meeting] Hà Nội [11.2013]

item-thumbnail
Hình Ảnh Lưu Niệm











 
Đọc tiếp »

[Trích Đăng Hamvas Besla] Tinh Thần của The Fool

item-thumbnail
Dẫn: Đây là trích dẫn đoạn 8-9 trong tiểu luận triết học của Hamvas Besla, viết về tinh thần của lá the fool. Bài mang tính triết học, nên hơi khó hiểu. Tuy vậy, biết đâu sẽ cần cho ai đó, cho nên trích đăng lại để lưu trữ.



8.

Chúng ta có những ký ức không quên về Ai cập cổ. Hai mươi hai bức hình; cái ngày nay người ta dùng làm hai mươi hai con bài, hai mươi mốt tấm ảnh đánh dấu bằng chữ và con số từ một đến hai mươi mốt. Hai mươi hai tấm ảnh, con bài Tarot, thể hiện hai mươi hai mức độ nhập định của Ai cập cổ.
Những bức hình như: vua (quyền lực - vaulting ambition), bánh xe (bánh xe của số phận), sự may mắn (vòng quay tròn), nạn nhân, sự vượt ngưỡng (thần chết). Bức hình cuối cùng trong tập bài không chữ và con số là anh hề.

Anh hề, đúng vậy, không chữ và không số, phù hợp với một anh hề chính cống, thứ tự sau cùng, như một kẻ đứng ngoài cuộc chơi, kẻ không được tính đến, kẻ cần phải nhắc đến vì cảm hứng của cái toàn bộ, bởi chàng ta có mặt tại đây, không thể phủ nhận. Đấy là Arlequin-anh hề. Vẫn còn là tử tế, khi nhắc đến chàng ta. Ở Ai cập người ta vẫn còn coi trọng.

Tri thức về nhập định là linh hồn người khi đã đi hết con đường của tất cả các vương quốc có thể của số phận, sẽ cập bến không số, không chữ, sẽ đến một điểm ngoài cuộc chơi, chỉ còn gắn bó với toàn thể vì có thể cười lên tất cả.

Đấy là kẻ mà toàn bộ sự hiện hữu là midsummer madness- cơn điên giữa mùa hè. Có thể đây là một trò riễu cợt ác. Nhưng mọi giá kẻ này xử sự bằng một sự thiếu tôn trọng bất hủ và đủ khả năng để lật tẩy các nhà vua, để sàm sỡ với họ. Khi Stavrogin đang nói chuyện với vị tướng, bỗng đứng lên, đến gần và không báo trước, cắn ngay vào tai vị tướng.

Khi người ta nói với Arlequin-anh hề những điều thông thái ghê gớm, chàng ta rung chuông đính trên đỉnh mũ, và khi người ta hỏi, mi muốn gì để ta cho, chàng ta trả lời, tránh ra đừng che mất bóng nắng.

9.

Không chỉ những kẻ nhập định Ai cập nhắc nhở đến tri thức của Arlequin - anh hề. Phúc Âm gọi Arlequin - anh hề là một linh hồn nghèo. Phúc thay ai có linh hồn nghèo khó.

Tại sao anh hề lại đứng ở đỉnh cao nhập định của quân bài Tarot? Tại sao chàng ta không có ký hiệu, con số và chữ? Tại sao chàng ta đứng ngoài cuộc chơi mà vẫn, vẫn… tại sao vẫn mạnh nhất, mạnh nhất, hơn cả vua, hơn cả số phận hay thần chết?

Bởi vì mức độ điên của sự nhập định, mức độ thứ hai mươi hai, chỉ có Con Người đạt nổi, kẻ không bao giờ sợ hãi nữa. Không sợ: bị chết đói, bị bỏ rơi, bị sỉ nhục, bị chê cười, hay bị hành hạ, bị khóa trái tù ngục hay bị đánh vỡ đầu. Trong anh hề không có chút kính cẩn nào với hệ thống khen thưởng hoặc ban phát tiền bạc. Anh hề không sợ sự chửi mắng và những giấc mộng, không sợ những thí nghiệm, những áp phích những súng đã nạp đạn, không sợ sẽ chết sớm hơn thời gian phải chết.

Mức độ cao nhất của nhập định- Tarot là anh hề, kẻ không bao giờ sợ hãi bởi bất cứ cái gì nữa. Và Arlequin- anh hề không sợ vì, như Powys viết, đứa trẻ Pantagruel thưởng thức cảm hứng ngất ngây của đời sống không sợ sệt và không ngượng ngùng, và không cho người khác làm phiền nó đang thưởng thức. Những đứa trẻ Mealosaurus như thế không có nhu cầu đến cái gọi là khoa học và sự thông thái.

Phúc thay cho những linh hồn nghèo khó, những kẻ hạnh phúc vì nghèo khó nhưng lại có nhu cầu khao khát tinh thần, thứ tinh thần trực tiếp và trong sạch, chứ không phải khoa học và sự thông thái. Thứ mà họ sống từ đó, cho họ sức mạnh từ đó: sự tươi tỉnh, sáng sủa, vui tươi, khỏe khoắn, say mê.

Tinh thần không phải là triết học và các lý thuyết. Tinh thần không phải là tri thức và sự thông thái. Tinh thần là sự thanh bạch của thế gian, được biểu hiện như sự vô tư, không sợ hãi, như lòng tin cậy, tình yêu thương, như sự hồn nhiên của đứa trẻ.

Nếu ai muốn nhìn thấy sự nghèo khó trong tinh thần, hay nói đúng hơn muốn nhìn thấy một con người sống trong nhu cầu tinh thần lành mạnh, hãy chiêm ngưỡng Velazquez Pablillos de Valladolid, hoặc Don Juan d’ Austria, hoặc đứa bé Hallecas, hoặc Geografus. Rất xứng đáng để chiêm ngưỡng.

Trên khuôn mặt này sẽ nhận ra anh hề của vua Lear và toàn bộ các anh hề của Shakespeare, bao gồm đến tận Touchstone, sẽ thấy Pantagruel, Diogenes, Till Ulenspiegel, Hodzsa Nasreddin, thậm chí sẽ nhận ra sự điên rồ của Romeo và Hămlet, sẽ thấy Timon ở Athen và sẽ hiểu ra logic nghịch lý của sự tồn tại, và sẽ hiểu luôn tại sao những kẻ sống trong nhu cầu tinh thần lành mạnh lại hạnh phúc.

Nếu có một kẻ đã đạt được đến nỗi hết sợ, hay nói đúng hơn, một kẻ chẳng bao giờ có thể giật mình vì bất kỳ điều gì, kẻ đó một mình y đã tự hạnh phúc.

Tự do tuyệt vời! Vô tư tuyệt vời! Không run rẩy và lo âu, không hoảng sợ từ bất kỳ bạo lực hoặc vũ khí nào. Nhưng chưa hết. Arlequin - anh hề không sợ hãi, ngoài ra luôn luôn sống trong một nhu cầu tinh thần, và từ một cội nguồn bí ẩn liên tục nhận được nỗi vô tư, lòng tin cậy, cùng sự tươi tỉnh và hồn nhiên, hay nói cách khác nhận được tinh thần.

Một con người như vậy đối với sự điên rồ quyền lực quả là hoàn toàn vô dụng. Kẻ đó có nói bất kỳ câu gì và làm bất kỳ điều gì cũng chỉ gây ra một vụ bê bối; như những điều Hămlet và Romeo và Timon, Pantagruel, Touchstone và Till Ulenspiegel đã làm. Đưa ai nấy vào tình huống khó xử.

Làm gì với anh hề bây giờ? Khinh bỉ? Chàng ta cười. Đánh đập? Chàng ta cười. Tống vào nhà tù? Chàng ta cười. Chàng ta không sợ. Chàng ta không thi hành những chuẩn mực cuộc chơi. Những lúc đó cần phải run sợ mới hợp lý? Chàng ta đứng bên ngoài cuộc chơi, không chữ, không số đánh dấu.
Không ngang ngửa dao động, bởi chàng ta đã quẳng hết thứ bấu víu. Đã hoàn toàn trao mình cho sự không chắn chắn, bởi theo logic nghịch lý của sự tồn tại thì đứng trên những nguyên tắc vững như bàn thạch cũng thế.

Con người chỉ là quyền lực khi nó chả là cái gì. Một vị trí đáng nguyền rủa. Tất nhiên, không phải đối với Arlequin - anh hề, mà đối với thế gian. Thật là khủng khiếp sống như vậy, nếu một kẻ trong bất cứ khoảnh khắc nào cũng có thể đứng lên, không vì lý do gì ngoạm vào tai ngài hội đồng một cái. Thậm chí tai ngài giáo chủ cũng thế mà thôi.

Thật khủng khiếp cái nghịch lý phép thuật này của sự tồn tại. Kẻ điên - anh hề. Giống như là thằng ngu, ít nhất điều này thể hiện trên nét mặt kẻ điên-anh hề. Đây là kẻ nghèo khó trong tinh thần. Nhưng luôn luôn cười, luôn luôn vô tư và thiên đường là của chàng ta.

Nguồn: Dân Luận
Đọc tiếp »

Tản Mạn Búp Bê Ma Annabelle và The Devil

item-thumbnail
Dẫn: Dạo gần đây, phim Conjuring làm mưa làm gió trên màn ảnh rộng. Nhân đó mới phát hiện ra vài thứ liên quan tarot. Có ai để ý thấy lá bài The Devils được dán trên vị trí ổ khóa của hộp đựng búp bê ma không ?


Búp bê Annabelle hiện được trưng bài ở Bảo Tàng Huyền Bí Warren với lá bài The Devil dán trên cửa.


Đầu tiên là kể lại câu chuyện có thật rùng rợn này đã:

Annabelle là búp bê được làm theo nhân vật Raggedy Ann trong bộ truyện dành cho thiếu nhi của nhà văn Johnny Gruelle. Năm 1970, một bà mẹ đã mua Annabelle từ cửa hàng để làm quà tặng cho cô con gái Donna lúc đó đang là sinh viên. Donna ở cùng một người bạn tên Angie trong căn phòng nhỏ, họ đang chuẩn bị lấy bằng tốt nghiệp đại học. Ban đầu, hai cô gái không để ý nhiều tới Annabelle cho tới khi họ nhận ra những sự thay đổi khác thường: Annabelle dường như có thể chuyển động được mặc dù không đáng kể. Cho tới một ngày, hai cô gái hoảng hốt khi thấy Annabelle nằm trên giường của Donna trong khi trước đó, cô đã đặt Annabelle ở phòng khách.

Một tháng sau sự việc, Donna bắt đầu nhìn thấy những dòng chữ viết tay có nội dung lạ, Donna nghi ngờ những mẩu tin nhắn này là do Annabelle viết. Một hôm khác, Donna phát hiện ra trên người Annabelle có một chất lỏng màu đỏ như máu. Sợ hãi, cô tìm đến một nhà ngoại cảm và được người này làm công việc "kết nối" với Annabelle. Theo nhà ngoại cảm, con búp bê bị một linh hồn ám là Annabelle Higgins - một cô bé 7 tuổi từng sống trong căn phòng mà Donna và Angie đang ở. Vì thích thú với hai vị khách mời nên linh hồn cô bé quyết định trú ngụ trong con búp bê, để ở cùng với họ. 

Tuy nhiên, không như những gì mà nhà ngoại cảm kia chuyển lời từ Annabelle, con búp bê này sau đó đã tấn công Lou - một người bạn của Donna thường ghé qua thăm. Lou không thích sự có mặt của Annabelle và nhiều lần cảnh báo Donna rằng con búp bê này chính là ma quỷ nhập vào. Lou bị con búp bê tấn công, trên người anh có những vết máu kèm theo 7 vết cào cứa khắp người. Khi được đưa tới bệnh viện, các vết thương gần như liền lại ngay lập tức và biến mất hẳn sau hai ngày.

Chứng kiến những sự kiện kinh khủng đang diễn ra, Donna liên lạc cho một vị linh mục, người này tìm tới hai vợ chồng Ed - Lorraine Warren để xin giúp đỡ. Sau khi tìm hiểu, Ed và Lorraine đi đến kết luận: Annabelle bị thao túng bởi một hồn ma độc ác và linh hồn này đang tìm cách xâm nhập vào một chủ thể khác. Các linh hồn không thể ở lâu trong những đồ vật vô tri giác như đồ chơi, nhà cửa… nên chúng phải tìm kiếm chủ thể con người. Hồn ma này đã sắp đặt để đến được căn phòng của Donna, khiến cô thương cảm, cho phép sống cùng nhà và cuối cùng có cơ hội tấn công Lou.

Để bảo vệ Donna và người thân bạn bè, vợ chồng Warren đã lấy Annabelle nhốt vào bảo tàng riêng của họ, Viện bảo tàng huyền bí Warren, thuộc làng Moodus, thị trấn East Haddam, bang Connecticut, Mỹ hoàn toàn cách ly Annabelle với thế giới loài người.

Căn nhà ma ám trong The Conjuring (Ám ảnh kinh hoàng) chứa đựng rất nhiều bí ẩn, trong đó có câu chuyện về búp bê Annabelle - một trong những "tang vật" mà vợ chồng nhà ngoại cảm Ed và Lorraine Warren có được sau khi điều tra một vụ việc kỳ bí vào đầu những năm 1970. Họ đã viết riêng về Annabelle trong cuốn sách The Demonologist.

Khi thực hiện bộ phim The Conjuring dựa theo những tư liệu của vợ chồng Ed - Lorraine Warren, Annabelle đã được đưa vào như một đạo cụ gây ám ảnh tới người xem. Annabelle được tạc khuôn và đúc bằng sứ, được thiết kế đôi mắt, miệng và đầu sao cho có thể di chuyển được. Trang phục của búp bê là bộ váy cưới năm 1940 và không dùng mạng che mặt để khán giả nhìn rõ gương mặt đáng sợ.

James Wan - người cầm trịch cho The Conjuring thú nhận: "Annabelle của chúng tôi là con búp bê khá rách rưới, tồi tàn. Có một thứ gì đó kinh khủng về con búp bê này. Thực sự tôi không muốn ở cùng Annabelle trong căn phòng mà nó nhìn chằm chằm vào mình".

Về lá bài The Devil. Lâu nay The Devil thường diễn tả một khái niệm rất xấu liên quan ma quỷ. Hình ảnh The Devil thường tham chiếu đến hình ảnh thực của các con quỷ. Đọc thêm bài The Devil - Ác Quỷ Trong Tarot ( http://www.tarothuyenbi.info/2013/06/the-devil-ac-quy-trong-tarot.html ). Đây là lần đầu tiên, một lá bài tarot được sử dụng như một bùa trấn giữ cửa. Thật là đáng ngạc nhiên.




Đọc tiếp »

[Tarot Meeting] Sài Gòn [10.2013]

item-thumbnail
 Hình Ảnh Lưu Niệm










 
Đọc tiếp »

Ý Nghĩa Số 8 Trong The Strength

item-thumbnail
Dẫn: Bài viết này mạng quan điểm cá nhân của mình (Fleur de Lis). Dạo này lười nên làm biếng đọc sách. Tóm tắt thôi. Quy tắc đầu tiên khi phân tích ý nghĩa huyền học của một lá bài mà Papus [*] đề cập đến là phân tích ý nghĩa số học của lá bài đó. Số 8 là một con số cực kì quan trong trong kinh thánh. Mình sẽ liệt kê các ý nghĩa của nó ra trước.


Lời bàn: Đã hiệu đính bởi tác giả Tarot Huyền Bí. Tác giả Tarot Huyền Bí đã đổi lại tên bài viết và nhiều phần trong bài viết trên cơ sở hiệu đính và cố gắng giữ lại phần lớn tư tưởng của Fleur de Lis. Chân thành cảm ơn Fleur de Lis cho bài viết tương đối hoàn chỉnh của mình. Tôi chia phần trình bày của Fleur de Lis vào hai phạm trù cơ bản để phân tích: một là Cựu Ước và mối liên hệ giữa sự giao ước, bắt đầu giao ước; hai là Tân Ước và mối liên hệ giữa sự phục sinh và sự rửa tội.
Lá The Strength trong Waite Tarot.
Nguồn: Wikipedia.com

A. Từ Cựu Ước (Do Thái Giáo) - Sự Giao Ước và Sự Bắt Đầu Giao Ước

Giao ước với Thiên Chúa  trong Sáng Thế Ký 17:10-12: "Đây là giao ước Ta mà các ngươi phải giữ, tức giao ước giữa Ta với ngươi và với dòng dõi ngươi sau này: Mỗi người nam của các ngươi phải được cắt bì. Các ngươi sẽ cắt bỏ phần da bọc quy đầu, và đó sẽ là dấu của giao ước giữa Ta với các ngươi. Trải qua mọi thế hệ, trong vòng các ngươi, hễ ai sinh con trai, khi đứa trẻ được tám ngày, các ngươi phải cắt bì cho nó, bất kể nam nô lệ sinh ra trong nhà ngươi, hoặc nam nô lệ do ngươi bỏ tiền mua về từ dân tộc khác, không thuộc dòng dõi ngươi.". 

Từ "Cầu Vồng" (קשת, qeshe) với các kí tự Latin ở trên có trị Gematria [**] là 800. Giá trị số 800 này trong tiếng Hy Lạp tương ứng với từ "Lord" (Chúa Tể) và "Faith" (Đức Tin). Nó còn là giá trị của OMEGA, kí tự cuối cùng trong bản chữ cái của Hy Lạp. Trích Sáng Thế Ký 9:13 : "Ta đặt cầu vồng của ta trên từng mây, dùng làm dấu chỉ sự giao ước của ta với đất..". Ngoài ra 888 là giá trị số của tên Chúa trong tiếng Hy Lạp. Nó tương ứng với cụm từ "Yeshoth Elohenu", tức sự cứu rồi của Chúa. Trong lý luận của The cube in the Holy of Holies: Bởi về 8=2x2x2, tức là một hình lập phương. Và hình lập phương này xuất hiện trong the Holy of Holies, nằm trong Solomon Temple (cả 1 bài viết dài ơi là dài về cái này [***]). Phép Gematria còn cho phép một sự liên hệ giữa Jesus & Lucifer: Gía trị số của 2 cái tên này đều là 444, nên Jesus+Lucifer = 444+444 = 888, một lần nữa, ta lại thấy được trị số của cụm từ "Sự cứu rỗi của Chúa".

Lời bình [****]: Số tám trong cựu ước thường được tham chiếu đến số bảy, mà đặc biệt là số bảy đầu tiên xuất hiện trong cựu ước: ngày thứ 7, ngày nghỉ ngơi, ngày cuối cùng trong công việc sáng thế (Sáng Thế Ký 2:2 ). Ngày thứ 8 được coi là sự khởi đầu của trần tục, trong khi 7 ngày đầu được coi như sự tiếp nối của thánh thần. Ngày số 1 được coi là sự khởi đầu của tạo lập, ngày số 8 được coi là sự khởi đầu của hành sự. hãy tưởng tượng thế này: ngày số 1 là ngày xin giấy phép lập công ty, ngày số 7 là ngày ký giấy phép và ngày số 8 là ngày khai trương công ty. Số 8 là sự giao ước bắt đầu hiệu lực.

Phải chăng trong do thái giáo, số 8 biểu hiện cho sự bắt đầu của các thế lực trần tục ở The Strength (Sức Mạnh) cho đến The Temperance (Sự Biến Đổi), thay thế cho các thế lực siêu nhiên ở lá The Magician (Tư Tế) đến The Chariot (Cỗ Xe), và chuẩn bị báo trước cho chu kỳ của các thế lực suy vong ở The Devil (Ma Quỷ) cho đến The World (Thế Giới) trước khi bắt đầu sự khởi đầu mới ở The Fool.

Lý luận ba chu kỳ dường như được hiện hữu ở đây: Chu kỳ I (từ lá số 1 đến 7), chu kỳ II (từ lá số 8 đến 14), chu kỳ 3 (từ lá số 15 đến 21) và cuối cùng ở 0 The Fool. Đây là lý luận bộ bảy của Osward Wirth: chu kỳ 1 là tâm linh, chu kỳ 2 là tâm hồn, chu kỳ 3 là thể xác. Trong đó lá số 8 được coi là sự bắt đầu của yếu tố tâm hồn trần tục sau chu kỳ của các yếu tố tâm linh thánh thần và trước khi đến cuối cùng của chu kỳ suy vong trong tarot, chu kỳ của thể xác suy đồi.


B. Tân Ước (Thiên Chúa GIáo) - Sự Phục Sinh và Sự Rửa Tội

Một vài chi tiết trong tân ước được nêu ra đây có mối liên hệ với sự khởi đầu trong lá số 8 The Strength. 
Một chi tiết quan trọng bắt đầu từ sự ra đời của Jesus như là sự khởi đầu của thiên chúa qua phép cắt bì của Do Thái Giao. Joseph và Mary đã tuân theo giao ước cắt bì: Trích Lu Ca 2:21: "Đến ngày thứ tám, là ngày phải làm phép cắt bì cho con trẻ, thì họ đặt tên là Jêsus, là tên thiên sứ đã đặt cho, trước khi chịu cưu mang trong lòng mẹ."
The Strength trong bộ Papus Tarot.
Nguồn: queenoftarot.com

Phép Báp Têm còn được nhắc đến nhiều trong kinh thánh ám chỉ sự khởi đầu mới của một linh hồn: trích Phê-rô 3:18-24: "Vả, Đấng Christ cũng vì tội lỗi chịu chết một lần, là Đấng công bình thay cho kẻ không công bình, để dẫn chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời; về phần xác thịt thì Ngài đã chịu chết, nhưng về phần linh hồn thì được sống. Ấy bởi đồng một linh hồn đó, Ngài đi giảng cho các linh hồn bị tù, tức là kẻ bội nghịch thuở trước, về thời kỳ Nô-ê, khi Đức Chúa Trời nhịn nhục chờ đợi, chiếc tàu đóng nên, trong đó có ít người được cứu bởi nước, là chỉ có tám người. Phép báp-tem bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em, phép ấy chẳng phải sự làm sạch ô uế của thân thể, nhưng một sự liên lạc lương tâm tốt với Đức Chúa Trời, bởi sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng đã được lên trời, nay ngự bên hữu Đức Chúa Trời, các thiên sứ, các vương hầu, các quyền thế thảy đều phục Ngài."

Sự hồi sinh (Resurrection) của thiên chúa cũng gắng liền với ngày thứ 8 sau khi chết. Trích từ Gia iêng 20:26 [*****]: "Cách tám ngày, các môn đồ lại nhóm nhau trong nhà, có Thô-ma ở với. Khi cửa đương đóng, Ðức Chúa Jêsus đến, đứng chính giữa môn đồ mà phán rằng: Bình an cho các ngươi!".

Lời bình [****]: Khác với Cựu Ước, Tân Ước dường như chú trọng hơn đến khía cạnh sự phục sinh và rửa tội, mặc dù phép cắt bì được thay thế bởi phép rửa tội, nhưng vẫn có chung một khởi nguồn giao ước (dù có sự khác biệt giữa cũ và mới). Cả hai đều bắt đầu của sự trần tục (hay tâm hồn theo Wirth), vẫn thấy rõ được tính chất "không thần thánh" khác hẳn nhóm lá thần thánh từ 1 đến 7, nhưng cũng không đến mức suy đồi như ở các lá từ 15 đến 21. Trong khi đó, sự phục sinh của Jesus có lẽ ám chỉ đến lá số 0 hơn lá số 8. Fleur de Lis có lẽ không hiểu được cách diễn đạt ẩn ý của kinh thánh, không phải ngẫu nhiên mà cụm từ "Ngày thứ nhứt trong tuần lễ" được nhắc đi nhắc lại hai lần (Gia êng 20:1 và 20:19), trước khi nói đến con số 8. Đó là vì ngày thứ tám sau tuần lễ, tức là ngày thứ 7 sau  ngày phục sinh, ngày thứ 8 sau ngày bị đóng đinh. Ngày này là ngày của sự khởi đầu mới - The Fool. Dù vậy, tôn trọng cách lý luận của Fleur de Lis, nên vẫn để nguyên sự hồi sinh trong mục phân tích số 8 này.

C. Lời Bình Chung [****]

Ngoại trừ vấn đề về sự phục sinh của Jesus có thể chưa thoả đáng, những chi tiết còn lại khả dĩ đáng tin cậy. Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng, ý nghĩa của vị trí số 8 này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trước nhất, nó dành cho các bộ bài thuộc họ Golden Dawn, vì sự cải biến vị trí số 8 và 11 giữa 2 lá The Strengh và The Justice, do đó phần phân tích này có lẽ không phù hợp với các bộ bài cổ họ Marseille. Thứ hai là nó dành cho các lý luận gần gũi với sự phân chia bộ 7 như Wirth, và chịu ảnh hưởng của các trường phái này. Cuối cùng là sự chấp nhận ảnh hưởng của Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo trong sự tác động lên nghĩa của lá bài. Tác giả Fleur de Lis còn lầm lẫn giữa phân tích gematria của cựu ước trong Do Thái Giáo vốn không được Thiên Chúa Giáo chấp nhận khi gộp chung cả hai phần trong tựa đề cũ, dù vậy, đây là sự lầm lẫn không quá quang trọng.

Chú thích hình ảnh

Người đàn bà và con sư tử trong hình khiến mình liên tưởng đến 2 chòm sao liên nhau là Xử Nữ và Sư Tử. Sở dĩ mình liên tưởng như thế vì 2 chòm sao này gắn liền với hình ảnh Nhân Sư của Ai Cập, vốn sở hữu khuôn mặt và ngực phụ nữ và thân thể sư tử. Alice Bailey viết về Nhân Sư như sau: "Virgo and Leo together stand for the whole man, for the God-man as well as for spirit-matter".

 Ghi chú:
 [*] Fleur de Lis không nói rõ, có lẽ là cuốn Tarot of the Bohemians của Dr. Papus
[**] Không thấy dẫn chứng của Fleur de Lis.
[***] Đọc thêm bài Gematria ngay trong trang này. http://www.tarothuyenbi.info/2011/09/ban-ve-phep-dien-giai-so-hoc-than-thanh.html 
[****]: Lời bình của tác giả Tarot Huyền Bí, thêm vào bài gốc của Fleur de Lis.
[*****] Trong bài gốc, Fleur de Lis nhầm lẫn là trích dẫn John 20:14 mà đúng ra phải là John 20:26. Hiệu chỉnh bởi tác giả Tarot Huyền Bí.  

Nguồn:
http://www.esotericastrologer.org/Newsletters/53%20LeoVirgo%20Sphinx.htm
http://www.biblestudy.org/bibleref/meaning-of-numbers-in-bible/8.html
http://www.vietchristian.com/kinhthanh/
http://www.jesusbelievesinevolution.com/888_jesus_christ_prophecy_numerology.htm


Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp. 
Fleur de Lis, thành viên Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Mỹ.
Đọc tiếp »
Trang chủ