Carl Jung - Carl Jung, Tarot và Những Biểu Tượng trong Tâm Lý Học


“Biểu tượng là khái niệm cơ bản cho mọi sự hoán đổi năng lượng giữa các tầng ý thức của cuộc sống” – Willian Gray, trích trong cuốn Magical Ritual Methods.



Biểu tượng luôn có một sức hút mê hồn đến nhiều nhà huyền học, những nhà tâm lý học và những người nghiên cứu về Tarot. Rõ ràng, ta thấy rằng có một sự tương quan giữa biểu tượng và tâm linh. Biểu tượng giữ một vị trí quan trọng trong quá trình tiên đoán, cũng như nó giúp nhà tâm lý định hình những cốt lỗi tâm lý của thân chủ.
Đọc thêm về Tarot và Tâm Lý Học, trong cuốn Tarot và Tâm Lý Học - Vài Luận Đề

Nếu như ở bài trước chúng ta đã thông qua những cơ bản về sự gắn kết từ tiểu sử cuộc đời Carl Jung, những quan niệm tâm lý học của ông với những quân bài Tarot huyền ảo. Ở kỳ này ta tiếp tục hành trình đến với những quan niệm cũng như xoay quanh những trùng khớp về ý nghĩa biểu tượng học của những quân bài Tarot với những lý thuyết về tâm lý của Carl Jung.

Carl Jung nói “ Cơ chế tâm lý cho việc chuyển đổi năng lượng là biểu tượng”- Carl Jung – trích cuốn Pychic Energy. Theo quan điểm này của Jung ta thấy được sự quan trọng của biểu tượng đối với việc chuyển đổi của những trạng thái, những ý thức hay bản ngã của một thực thể tâm lý. Một bản ngã cũng có thể sẽ được mã hóa bằng biểu tượng.

Trong khi đó ta có thể thấy gắn kết giữa Carl Jung, Tarot và biểu tượng một cách rất huyền diệu. 

Bởi ngay từ khóa “Biểu tượng” được hiểu như những hình ảnh mang ý nghĩa. Mà theo Carl Jung thì biểu tượng có thể mã hóa cho bản ngã, cho một năng lượng tâm linh, để giúp chuyển đổi năng lượng tâm lý trong một cá nhân. Và ngôn ngữ biểu tượng giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong Tarot. “Tarot về bản chất là môn biểu tượng học, chúng có cùng ngôn ngữ và ký hiệu” – A.E. Waite, trích trong Pictorial Key To Tarot. Ta thấy một sự đáp ứng qua lại giữa ý niệm biểu tượng của Carl Jung và Tarot. 

Mặt khác, biểu tượng là vấn đề then chốt như là cầu nói để gắn kết Carl Jung với Tarot. Biểu tượng giúp ông đưa tâm lý tâm linh đến với mọi người gần hơn, cũng như biểu tượng ẩn chứa trong Tarot giúp con người đến với những tri thức cổ, những kinh nghiệm huyền bí của vũ trụ và đời sống tâm linh.

Carl Jung còn nói:“Chúng ta gọi là biểu tượng, một danh từ, một tên gọi hay một hình ảnh tuy đã quen thuộc với ta hằng ngày, nhưng còn gợi lên những ý nghĩa khác thêm vào ý nghĩa ước định hiển nhiên của nó. Biểu tượng gợi lên cái gì mờ mịt, xa lạ hay tàng ẩn đối với ta” - Carl Jung, trích trong Thăm Dò Tìm Thức.
Đọc thêm: Carl Jung và Tarot và mô hình tâm lý học MBTI trong Tarot của Philippe Ngo.
Một lần nữa Jung đã mang ý niệm “Biểu tượng” những hình ảnh mang ý nghĩa. Để khẳng định một sự nhất quán trong lập trường tư tưởng của ông về tác động của biểu tượng đến tâm lý của con người. Nếu như có một liên tưởng nào đó ở đây, tôi xin được liên tưởng về sự gần gũi giữa lý thuyết của Jung đến với những ý nghĩa biểu tượng của bài Tarot. Ta thấy rằng, những người giải bài sẽ thông qua những biểu tượng được mang đến từ các lá bài để gợi nên hay tạo một sự kết nói, và đạt được những tiên lượng chính xác vào ngữ cảnh tham gia giải bài để tìm râ được cái để cần giúp đỡ. 

Và nếu như đứng trên một quan điểm cá nhân hạn hẹp và những hiểu biết còn non kém, tôi thấy rằng có một sự liên quan rất mật thiết giữa Carl Jung và những lý thuyết của ông về tâm lý, tâm thần, hay tâm linh với những lá bài Tarot. Có thể đã có một sự học hỏi nào đó từ Tarot để xây dựng nền tảng cho những học thuyết của Carl Jung. Hay có thể, từ những học thuyết của Carl Jung về những thần bí trong tâm lý con người, trong biểu tượng, giúp cho ý nghĩa của Tarot được sáng tỏ hơn.

Nếu ta phân tích học thuyết của Carl Jung dưới cái nhìn của Tarot ta sẽ thấy rõ hơn về mối tương đồng và tác động qua lại giữa Carl Jung và Tarot thông qua ngôn ngữ biểu tượng. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là sự tương đồng ở mức độ như thế nào? 

Đầu tiên, khi nói đến học thuyết của Carl Jung ta sẽ thấy ông chia tâm thức con người ra thành 3 phần. “Phần đầu tiên là cái tôi, trong đó Jung cho là bộ phận ý thức của tinh thần. Phần thứ hai có liên hệ rất chặt chẻ với cái tôi là cỏi tiềm thức cá nhân, bao gồm tất cả những gì không xuất hiện nhưng thuộc về bộ phận ý thức, và khi cần sẽ có thể trở thành một phần của ý thưc. Cõi tiềm thức cá nhân bao gòm ký ức được truy cập một cách tương đối dễ đàng dù đôi lúc được chôn rất sâu.” – Nguyễn Thơ Sinh, trích trong Các Học Thuyết Tâm Lý Học Nhân Cách. Nếu như sử dụng Tarot như một công cụ biểu tượng, thì rõ ràng ta thấy Tarot sẽ có tác dụng rất lớn đối với tiềm thức cá nhân, thông qua ngôn ngữ biểu tượng. Ta đây có một sự liên kết giữa biểu tượng trong bài Tarot đến sự khơi gợi ở cõi tiềm thức cá nhân để những điều được cất trong sâu thẩm tâm trí mỗi cá nhân sẽ được thông hành lên ý thức một cách dễ dàng. Việc mang những điều được cất giấu lên trên bề mặt của ý thức mang một ý nghĩa quan trọng giúp mỗi cá nhân định vị được tâm thức của mình, hiểu rỏ điều mà sâu thẩm mình đang cần. Từ đó đưa ra những lựa cho đúng nhất cho mình. Nếu như nhận định này là đúng thì ta thấy được một phần nào đó sự gắn kết của biểu tượng trong Tarot với học thuyết của nhà tâm lý. Nhưng sự gắn kết không chỉ nằm ở đó nó còn thể hiện nhiều hơn nữa, bởi vì chúng ta chỉ mới bước vào khởi đầu của học thuyết tâm lý Carl Jung mà thôi. Bởi theo kết cấu của Carl Jung tâm thức sẽ gồm ba phần ta vừa mới chỉ đề cập đến hai phần vậy còn phần thứ ba thì như thế nào?

“Jung đã đưa vào một đại lượng thứ 3 khiến cho thuyết của ông gây được sự chú ý của mọi người đó là cõi vô thức tập thể. Hiện nay nhiều người gọi cõi vô thức tập thể là tâm thức di truyền, vốn là một bể chứa rất lớn, cất giữ trong đó tất cả những kinh nghiệm chung của một chủng loại, một dạng kiến thức mỗi chúng ta sau khi sinh ra đã được trang bị. Tuy nhiên những kiến thức này thường không hiện lên trên bề mặt của ý thức.”- Nguyễn Thơ Sinh, sách đã dẫn. Ở ý niệm này ta cũng sẽ bắt gặp sự trùng khớp với quan niệm hình ảnh mang tính chất huyền bí, những những bí mật cỗ xưa, của nhiều thế hệ, của vũ trụ, của tôn giáo được ẩn dấu dưới dạng biểu tượng của những lá bài Tarot. Điều này không có nghĩa Tarot mang cấu trúc của tâm lý, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng khi ta xét về mặt biểu tượng của Tarot giúp việc tìm về vô thức tập thể (như theo quan niệm của Carl Jung), của một chủng loại, của những thế hệ đi trước. Để tìm về một cõi tâm linh được truyền lại của tổ tiên. Qua đây ta thấy được sự gắn kết một cách chặt chẽ của “biểu tường”, “Tarot” và “ Học thuyết của Carl Jung”

Những điều trên cũng chỉ là giả thuyết, những phân tích, suy niệm mang tính chất cá nhân. Bởi “Tarot” có vô vàng những điều huyền bí. Carl Jung và những học thuyết của ông vẫn mang trên nó nhiều trường ý nghĩa khác nhau. Nhưng tôi vẫn đặt niềm tin và hy vọng vào những suy niệm nhỏ nhoi của bản thân, để có thấy được sự gắn bó, sự liên kết mật thiết giữa “Tarot”, “Học thuyết của Carl Jung” và “Biểu Tương”.
Huỳnh Dương, thành viên Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Sài Gòn. Bài viết đăng tải cùng sự cho phép của tác giả. Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả.
DMCA.com Protection Status
Bài viết "Carl Jung - Carl Jung, Tarot và Những Biểu Tượng trong Tâm Lý Học" có bản quyền, được bảo vệ bởi DMCA. Bất kỳ hình thức sao chép lại ở các trang khác mà không tuân thủ các điều khoảng sử dụng của chúng tôi sẽ được thông báo đến DMCA để thực hiện gỡ bỏ khỏi hệ thống tìm kiếm của Google và Bing. Truy cập DMCA.COM để biết thêm về các biện pháp trừng phạt do vi phạm bản quyền nội dung số.
Trang chủ